Đến nội dung

Hình ảnh

Toan OLIMPIC cho sinh viên - Tập 2


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
toanA37

toanA37

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Trong cuốn tập 2 - Đại số cũng có khá nhiều bài hay. Các bài toán trong kỳ thi cũng biến tấu từ trong này ra nhiều. Anh em có bài nào chưa làm được hay có cách giải hay thì post lên cùng thảo luận. Làm thử 3 bài này nha!

P1. Cho A, B là các ma trận vuông cấp n. thỏa mãn:
$AB=BA, A^{1997}=E, B^{1998}=E$
Chứng minh rằng $A+B+E$ khả nghịch

P2. Cho $A_{1}, A_{2}, ..., A_{n+1}$ các ma trận vuông cấp n. Chứng minh rằng luôn tồn tại các số: $x_{1}, x_{2}..., x_{n+1}$ sao cho ma trận
$x_{1}A_{1}+x_{2}A_{2}+...+x_{n+1}A_{n+1}$ suy biến

P3. Giả sử $A= (a_{ij})$ là ma trận vuông cấp p+q với $a_{ij}=0$ khi i, j thuộc {1, 2, .., p} hoặc {p+1, p+2, ...p+q}. Chứng minh rằng nếu m là giá trị riêng của A thì -m cũng là giá trị riêng của A.

#2
2007vmo

2007vmo

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
P1:
xét $(A+B)^{4001}=0 $ do khi khai triển ta có các số hạng: $A^i $.$B^j=0$,do trong đó $i>1999$hoặc $j>1999$
:D$I+(A+B)^{4001}=I$
từ đó $I+A+B$ khả nghịch do sử dụng gt AB=BA,ta có khai triển thành tích

:D
ZARATHUSTRA đã nói như thế (NIETZSCHE)

#3
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

P1:
xét $(A+B)^{4001}=0 $ do khi khai triển ta có các số hạng: $A^i $.$B^j=0$,do trong đó $i>1999$hoặc $j>1999$
:D$I+(A+B)^{4001}=I$
từ đó $I+A+B$ khả nghịch do sử dụng gt AB=BA,ta có khai triển thành tích

:D

Sai rồi. Bài này cần chứng minh $A+B+E$ không có trị riêng bằng $0$. Sử dụng tính nguyên tố của đa thức là ok

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#4
2007vmo

2007vmo

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
ta có $I+X^{4001}=(I+X)(I-X+...+X^{4000})=I$;
từ đó $(I-X+..+X^4000)$ là ma trận nghịch đảo của $I+X $

em thấy đúng mà, anh giải thích cụ thể được không :D
ZARATHUSTRA đã nói như thế (NIETZSCHE)

#5
2007vmo

2007vmo

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
ui,ngai quá,em nhin nhầm đề bài,các huynh bỏ quá

p3:

sử dụng kết quả detA=0 với A bậc lẻ có tính chất:$ a_ij=0$ với i,j thuộc {1,...,p}hoặc i,j thuộc {p+1,...,n}
và kết quả det(A-tI) có hệ số của (-t)^k là tổng tất cả các định thức con cấp k đối xứng qua đường chéo

:D hi vọng không sai nữa
ZARATHUSTRA đã nói như thế (NIETZSCHE)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh