Đến nội dung

Hình ảnh

Tổ chức học tập theo nhóm?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
dungtron

dungtron

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Ở địa phương Tôi ,có nguời cho rằng tổ chức một tiết dạy bằng " làm việc theo nhóm" của học sinh là một phương pháp giảng dạy có tính chất đổi mới.các bạn có ý kiên trao đổi vấn đề trên như thế nào ?Nhất là các chuyên gia giáo học pháp cho ý kiến chỉ giáo . dungtron

#2
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Ở địa phương Tôi ,có nguời cho rằng tổ chức một tiết dạy bằng " làm việc theo nhóm" của học sinh là một phương pháp giảng dạy có tính chất đổi mới.các bạn có ý kiên trao đổi vấn đề trên như thế nào ?Nhất là các chuyên gia giáo học pháp cho ý kiến chỉ giáo . dungtron

"Làm việc theo nhóm" là một ý tưởng tốt nhưng lạm dụng nó thì lại không tốt. Trong đợt tập huấn cho GV cốt cán các tỉnh thành vừa qua, đa số mọi người đều có chung ý kiến: chỉ nên cho làm việc theo nhóm những bài xứng đáng, cần được thảo luận..., còn những bài đơn giản, thuộc dạng củng cố, làm quen công thức... mà tự mỗi học sinh có thể làm được sau khi suy nghĩ nên cho làm theo cá nhân.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#3
dungtron

dungtron

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Tôi đồng ý với QUOTE , không phải bài dạy nào cũng phải cho học sinh làm
việc theo nhóm .Không nên lạm dụng hình thwc này quá .
dungtron

#4
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Có lần tôi thử nghiệm dạy theo hình thức này, đó là hồi mới tốt nghiệp, trong đầu còn chứa đầy những "đổi mới phương pháp giảng dạy" và "những hình thức dạy học mới", phát huy tính tích cực học tập của học sinh...., nhưng thực sự chưa biết dạy theo nhóm nghĩa là sao. Tôi làm theo ý mình, và hy vọng sẽ được học sinh ủng hộ.
Đó là một ngày nóng bức, học sinh đang căng ra với những kế hoạch ôn tập kiểm tra học kỳ các môn. Thấy học sinh có vẻ mệt mỏi, tôi bảo: hôm nay mình sẽ học theo cách mới. Tôi chia lớp thành 8 nhóm, cho 2 bàn quay lại với nhau. Tôi đổi chỗ một vài em để lực lượng trong mỗi nhóm cân bằng, có em giỏi, khá, trung bình, yếu.Các em làm bài tập ra giấy, cuối giờ tôi sẽ thu lại để đánh giá hiệu quả làm việc của từng nhóm. Ai cũng phải làm bài.Các em sẽ nhận đề cho từng bài. Trong quá trình làm bài, các em khá có thể hỗ trợ các bạn khác để các bạn cũng có thể hoàn thành bài làm của mình. Khi nào tất cả các thành viên trong nhóm đã hoàn thành bài làm sẽ được nhận đề bài mới. Nhóm nào tất cả các thành viên trong nhóm hoàn thành đầu tiên được cử 2 thành viên trong nhóm lên giải(tự phân chia công việc).Và các thành viên khác trong nhóm sẽ hỗ trợ thành viên đó nếu cần. Những mỗi lần hỗ trợ sẽ bị trừ 0,5 điểm.Sau mỗi bài,sau khi bạn trên bảng đã hoàn thành bài làm trên bảng, 2 nhóm gần nhau trao đổi bài của các thành viên cho nhau và chấm điểm, chữa lỗi cho nhau.(Dĩ nhiên là khi cả lớp cùng nhận xét góp ý bài làm trên bảng , tôi đưa ra biểu điểm cụ thể cho từng bước) Sau đó sẽ chuyển qua bài mới. Và lặp lại quy trinh như vậy.Điểm cuối buổi học là trung bình cộng của điểm các bài. Nhóm xong đầu tiên, thứ 2 được cộng cho mỗi bạn 0.5 điểm.
Bài tập đưa ra là bài tập có tính tổng hợp, ôn tập gần như toàn bộ kiến thức định lý đảo về dáu của tam thức bậc hai.Mỗi bài gồm 2 câu.Bữa đó học sinh học liền 2 tiết không ra chơi (Vì các em không muốn); (Làm được 3 bài tập tương đối , dĩ nhiên là kiến thức cơ bản thôi) nhưng bữa đó mình được một mẻ đau đầu vì trong quá trình làm bài, các em trao đổi ý kiến, tranh luận, vì ai cũng làm việc khẩn trương vì đều mong nhóm mình về nhất, nhì.Trong lúc học sinh làm bài, tôi quan tâm đến các em học yếu và quan sát hoạt động của các em.CÁc em dường như không muốn mình cản trở thành tích của nhóm nên cũng chăm chú nghe các bạn trao đổi, hỏi han và cố gắng hoàn thành bài làm, dĩ nhiên với sự giúp đỡ của bạn. Trong khi chữa lỗi, học sinh có vẻ khá khó tính trước các lỗi trình bày của bạn. (Tôi nói cuối buổi sẽ thu lại để đánh giá các em chấm điểm có công bằng không).
Vì đây là buổi ôn tập, tôi nghĩ điều quan trọng là các học sinh, bằng mọi cách hiểu được cách giải của mỗi loại bài tập, thông qua các bài cụ thể. Còn có thể bài giải đó là em tự làm, hoặc bạn giúp em làm, không quan trọng. Vì các em phải hiểu để còn chữa lỗi và chấm điểm cho bạn.
Các em có vẻ vui và hào hứng. Nhưng tôi thì mệt, vì lớp học ồn ào, phải luôn nhắc nhở các em khi có chiều hướng quá đà.(Và phải xin lỗi cô giám thị :) )
Đó là lần đầu tiên tôi dạy học theo nhóm và chưa thử lại lần nào nữa, dù sau bữa đó học sinh muốn được học một bài khác như vậy. Đem ra để góp thêm vào topic cho xôm chuyện thôi, vì tôi thấy thực sự làm vậy chưa ổn lắm. Mọi người thêm ý kiến nhé! :beer

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#5
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Học nhóm khi thực hiện tốt luôn khơi dậy tiềm năng của người học trong lĩnh hội kiến thức.Học sinh sẽ được tranh luận, trao đổi với nhau ,bổ sung kiến thức cho nhau, tạo kĩ năng làm việc hợp tác và giao tiếp . Tuy nhiên nhiều giáo viên tổ chức nhóm không thành công vì bản thân giáo viên chưa hình dung hết và hiểu thế nào là làm việc theo nhóm và vai trò của người giáo viên trong việc tổ chức dạy học theo nhóm phải làm gì. Một số giáo viên quan niệm đổi mới công tác dạy học nhất định trong tiết dạy phải có thảo luận nhóm.
Để thực hiện nhóm có kết quả tốt theo em phải :
+Cung cấp cho học sinh những dữ liệu cần thảo luận.
+Cung cấp đầy đủ phương tiện cần thiết cho việc thảo luận
+Chuẩn bị tâm thế tích cực ,chủ động cho học sinh bước vào thảo luận
+Giáo viên khi đặt câu hỏi cho hs cần hướng vào một số mục đích chủ yếu<Giúp học sinh nhìn rõ vấn đề hoặc sự kiện, gợi nguyên nhân của vấn đề và các giải pháp cụ thể>
+Chú ý chia nhóm thích hợp
+Giáo viên phải có thời gian để nhận xét đánh giá thống nhất các vấn đề cầ rút ra, cần nhận thức.
Với học sinh:
+Nắm vững vấn đề cần thảo luận
+Phân biệt kiến thức cần huy động
+Xây dựng nhanh các phương án trả lời
+Hợp tác tích cực cá nhân với nhau và cá nhân với giáo viên.
<Lần sau em sẽ kể về một tiết ôn tập chương mà cô giáo của em đã dạy theo phương pháp chia nhóm này.>

Một cây làm chẳng nên non




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh