Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HSG VÒNG 2 TỈNH ĐỒNG THÁP


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 34 trả lời

#1
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2008
(Thời gian làm bài:180 phút, không được sử dụng bất kì loại máy tính nào?)

Bài 1: Giải hệ phương trình sau:

$x_1+x_2.x_3.x_4=2$
$x_2+x_3.x_4.x_1=2$
$x_3+x_4.x_1.x_2=2$
$x_4+x_1.x_2.x_3=2$.

Bài 2: Cho điểm $M$ nằm trong tam giác $ABC$. Gọi $R_a,R_b.R_c $lần kuợt là khoảng cách từ $M$ đến các đỉnh $A,B,C $và $d_a,d_b,d_c$ lần lượt là khoảng cách từ $M$ đến $BC,CA,AB$. Chứng minh rằng:

$R_a+R_b+R_c \geq 2(d_a+d_b+d_c).$

Bài 3: Cho trước số nguyên dương $k$ lớn hơn $ 1$. Tìm tất cả các số nguyên dương$ n $sao cho:

$A=n^4+4k^4$ là số nguyên tố.

Bài 4: Cho dãy số $U_n$ xác định bởi:

$U_1=1$
$U_{n+1}=\sqrt{U_n(U_n+1)(U_n+2)(U_n+3)+1} $ với $n=1,2...$

Đặt $S_n= \sum\limits_{i=1}^{n}\dfrac{1}{U_n+2}$

Tính $lim S_n$ khi $n $tăng vô hạn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi t_toan: 18-11-2007 - 12:45

Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#2
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Bài 5: Cho hai tập hợp:
$F={f(1),f(2),..,f(n),..} $và $G={g(1),g(2),..,g(n),..} $ thoả:
$F \cup G =N*$
$F \cap G=\phi$
$f(1)<f(2)<...<f(n)<....$
$g(1)<g(2)<...<g(n)<...$
$g(n)=f(f(n))+1,$ $ \forall n=1,2.....$

Tính $f(91)?$

Bài 6: Tìm tất cả các đa thức $P(x)$ thoả: $x.P(x-1)=(x-2007).P(x).$

Bài 7: Cho điểm $M $ nằm trong hình chữ nhật $ABCD$ (kể cả biên), hình chữ nhật $ABCD$ có độ dài hai cạnh là $a$ và $b$. Tính giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu thức:

$S=MA+MB+MC+MD.$

Nguễn Đức Tuấn 11T THPT TX Cao Lãnh.
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#3
phandung

phandung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 252 Bài viết

ĐỀ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI CẤP QUỐC GIA NĂM 2008
(Thời gian làm bài:180 phút, không được sử dụng bất kì loại máy tính nào?)

Bài 1: Giải hệ phương trình sau:

$x_1+x_2.x_3.x_4=2$
$x_2+x_3.x_4.x_1=2$
$x_3+x_4.x_1.x_2=2$
$x_4+x_1.x_2.x_3=2$.

Bài 2: Cho điểm $M$ nằm trong tam giác $ABC$. Gọi $R_a,R_b.R_c $lần kuợt là khoảng cách từ $M$ đến các đỉnh $A,B,C $và $d_a,d_b,d_c$ lần lượt là khoảng cách từ $M$ đến $BC,CA,AB$. Chứng minh rằng:

$R_a+R_b+R_c \geq 2(d_a+d_b+d_c).$

Bài 3: Cho trước số nguyên dương $k$ lớn hơn $ 1$. Tìm tất cả các số nguyên dương$ n $sao cho:

$A=n^4+4k^4$ là số nguyên tố.

Bài 4: Cho dãy số $U_n$ xác định bởi:

$U_1=1$
$U_{n+1}=\sqrt{U_n(U_n+1)(U_n+2)(U_n+3)+1} $ với $n=1,2...$

Đặt $S_n= \sum\limits_{i=1}^{n}\dfrac{1}{U_n+2}$

Tính $lim S_n$ khi $n $tăng vô hạn.

Bai2 la bat dang thuc Edot Bai nay co nhieu cach giai C1 goi AD BF CG la 3 duong phan giac cua 3 goc A B C lay M doi xung qua 3 duong phan giac do rui bien doi rui ap dung bat dang thuc $ \dfrac{x}{y}+ \dfrac{y}{x} \geq 2
$
C2 Ap dung cong thuc lep nit
Bai3 Ta dua A=$ (n^2+2k^2-2nk)(n^2+2k^2+2nk)$ la so nguyen to $ \Leftrightarrow $1 cai nguyen to 1 cai =1 Den day giai he
Bai4 thi qua quen thuoc rui Ta bien doi dua ve dang sau
$U_n+1=(U_n)^2+3U_n+1$ dua ve dang quen thuoc rui
Tam thoi lam the cai da hoi nua nghi tiep
@ The lan nay chon doi tuyen chinh thuc a

#4
tanpham90

tanpham90

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 218 Bài viết
Bài 1 thì trừ từng phương trình cho nhau là OK , bài 2 là BDT Edos rồi , bài 3 thì làm như trên , bài 4 thì đây là bài tổng quát :
Cho $a,b,c, \alpha \in R \alpha \neq c-b$ . 2 dãy $u_{n};v_{n}$ được cho bởi :
$u_{1}=a ;u_{n+1}=\dfrac{u_{n}^{2}+b.u_n}{c} ; v_n= \sum\limits_{i=1}^{n} \dfrac{u_k}{u_{k+1}+b-c} (\forall n >1)$
Cho$ \lim_{n\to\infty}u_{n}= \alpha$ tìm $\lim_{n\to\infty}v_{n}.$
Gợi ý : Tách : $\dfrac{u_k}{u_{k+1}+b-c}=\dfrac{c}{u_k+b-c}-\dfrac{c}{u_{k+1}+b-c}$ Rồi suy ra $\lim_{n\to\infty}v_{n}=a-\dfrac{c}{\alpha +b-c$ Xong ! :)
Bài 5 là IMO 1976 :D
Bài 6 thì bài tổng quát : $(x-b)P(x)=xP(x-a)$ với $b=ka \forall a,b \in Z k\in N$
kết quả là : $P(x)=Cx(x-a)(x-2a)....(x-(k-1)a)$ . Bài 7 hoặc dùng BDT tam giác hoặc dùng tọa độ là ra ngay thôi , kết quả là M trùng tâm hình chữ nhật !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanpham90: 18-11-2007 - 18:41

Chuyên toán ----- ĐHSP-TPHCM ----- 05-08

#5
tanpham90

tanpham90

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 218 Bài viết

Bài 1 thì trừ từng phương trình cho nhau là OK , bài 2 là BDT Edos rồi , bài 3 thì làm như trên , bài 4 thì đây là bài tổng quát :
Cho $a,b,c, \alpha \in R \alpha \neq c-b$ . 2 dãy $u_{n};v_{n}$ được cho bởi :
$u_{1}=a ;u_{n+1}=\dfrac{u_{n}^{2}+b.u_n}{c} ; v_n= \sum\limits_{i=1}^{n} \dfrac{u_k}{u_{k+1}+b-c} (\forall n >1)$
Cho$ \lim_{n\to\infty}u_{n}= \alpha$ tìm $\lim_{n\to\infty}v_{n}.$
Gợi ý : Tách : $\dfrac{u_k}{u_{k+1}+b-c}=\dfrac{c}{u_k+b-c}-\dfrac{c}{u_{k+1}+b-c}$ Rồi suy ra $\lim_{n\to\infty}v_{n}=a-\dfrac{c}{\alpha +b-c$ Xong ! :)
Bài 5 là IMO 1976 :D
Bài 6 thì bài tổng quát : $(x-b)P(x)=xP(x-a)$ với $b=ka \forall a,b \in Z k\in N$
kết quả là : $P(x)=Cx(x-a)(x-2a)....(x-(k-1)a)$ . Bài 7 hoặc dùng BDT tam giác hoặc dùng tọa độ là ra ngay thôi , kết quả là M trùng tâm hình chữ nhật !

Ặc , post nhầm hai lần :pe , các anh MOD xóa dùm nhé :wub: !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tanpham90: 18-11-2007 - 18:42

Chuyên toán ----- ĐHSP-TPHCM ----- 05-08

#6
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Đề Đồng Tháp đúng là có truyền thống toàn lấy cho học sinh làm những bài có tên tuổi ko hix hix :) coi bộ đề dễ quá tiếc là mình chả được đi thi
Bài 2 mở rộng ra với mọi $ \alpha \in (0;1] $ CMR:

$ R_a^{\alpha}+R_b^{\alpha}+R_c^{\alpha} \geq 2^{\alpha}(d_a^{\alpha}+d_b^{\alpha}+d_c^{\alpha}) $ .......

Đề này chú Tuấn ko đậu chắc là đang ở chiêu "tự sát"

P/s : Bài 5 đâu phải IMO 1976 đâu anh Tân

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 19-11-2007 - 05:42


#7
vo thanh van

vo thanh van

    Võ Thành Văn

  • Hiệp sỹ
  • 1197 Bài viết

bài 2 là BDT Edos rồi

Nhắc đến BDT Edos thì em mới nhớ ra là vẫn chưa có câu trả lời cho BDT mạnh hơn nó,đó là có thể thay $d_{a},d_{b},d_{c}$ bằng các đường phân giác hay là các đường trung tuyến của các tam giác $MBC,MCA,MAB$ được không?
Câu trả lời với đường phân giác thì okie,còn đường trung tuyến thì em cũng còn nhiều điều phân vân.Mấy bạn vào đây trao đổi tiếp cho vui
Quy ẩn giang hồ

#8
phandung

phandung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 252 Bài viết
Bài 7 nè Tìm min
Ta dựng hệ trục tọa độ với M(0,0) sau đó viết độ dài đoạn thăng MA MB MC MD và áp dụng bất đẳng thức Minkosski ta được min=$2 \sqrt{a^2+b^2} $
Tìm max
Ta chứng minh bổ đề sau
Cho hình chữ nhât ABCD với điểm N$ \in AB$ thì ta có NC+ND$ \leq AD+AC$ {chứng minh bổ đề này không khó } dấu bàng xảy ra khi N trung A or B
trơ lại bài toán qua M kẻ EF GH lần lượt song song với BC và AB áp dụng bổ đề này 3 lần suy ra đuọc S$ \leq a+b+ \sqrt{a^2+b^2} $ dấu = xảy ra khi M trùng 1 trong 4 đỉnh
Bài 6 Từ giả thiết suy ra được P(0)=0 P(1)=0....P(2006)=0 nên đặt P(x)=x(x-1)(x-2).....(x-2006)Q(x)
Thay vào giả thiết suy ra đc Q(x)=Q(x-1) vói mọi x suy ra Q(x)=C hay ra tìm dc P(x) như anh Tanpham
@:my love is .....Bạn học lớp mấy rùi
Bai3 thì k>1 hay là $k \geq 1$ Bác nào làm bài 5 rùi thì post lên đi

#9
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Bài 3: Mình dự đoán rằng: "Nếu $n$ không chia hết cho $5$ và $k$ không chia hết cho $10$ thì $A$ luôn chia hết cho $5$"! Chứng minh điều này cũng dễ thôi. Còn trường hợp $n$ chia hết cho $5 $và $k$ chia hết cho $10$ nữa là ok thế mà không kịp giờ mới chết.
Bài 7: Thì mình sai trầm trọng. $MA+MC \leq AC ???? $bó tay luôn, làm lộn dấu nên sai cả bài, buồn gê. Chắc tiêu quá.
Bài 1: Thì lam theo cách trâu bò, "chia để trị" mà "trị" quá "cực".
Bài 4: Bài này thì cũng không khó. Kết quả 1/2.
Bài 6: Cũng quen rồi.
Bài 5: Nhìn vô chẳng thấy hướng gì cả. Ai biết cách giải hoặc giải được thì post lên giùm nghe.
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#10
phandung

phandung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 252 Bài viết

Bài 3: Mình dự đoán rằng: "Nếu $n$ không chia hết cho $5$ và $k$ không chia hết cho $10$ thì $A$ luôn chia hết cho $5$"! Chứng minh điều này cũng dễ thôi. Còn trường hợp $n$ chia hết cho $5 $và $k$ chia hết cho $10$ nữa là ok thế mà không kịp giờ mới chết.
Bài 7: Thì mình sai trầm trọng. $MA+MC \leq AC ???? $bó tay luôn, làm lộn dấu nên sai cả bài, buồn gê. Chắc tiêu quá.
Bài 1: Thì lam theo cách trâu bò, "chia để trị" mà "trị" quá "cực".
Bài 4: Bài này thì cũng không khó. Kết quả 1/2.
Bài 6: Cũng quen rồi.
Bài 5: Nhìn vô chẳng thấy hướng gì cả. Ai biết cách giải hoặc giải được thì post lên giùm nghe.

Thế tình hình chung của toàn trường thì sao hả tuấn mà ở tỉnh bạn trương chuyên là trương nào vậy

#11
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết

Thế tình hình chung của toàn trường thì sao hả tuấn mà ở tỉnh bạn trương chuyên là trương nào vậy

Tỉnh mình không có trường chuyên, khối chuyên còn phải ăn nhờ ở đậu ở trường ko chuyên. Tội ngịp tui mình lắm. À mấy bạn khác thì cũng như mình, hình như có rất ít người giải được bài 5. Ai biết lời giải post gấp giùm nhé. Mình cảm ơn nhiều!
Kết quả của mình chắc không tốt rồi, hơi tiêc thôi!
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#12
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Bài 1 là bài Thi HSG Quốc Tế Lần 7 1965 đó nha xét đến 7 trường hợp Oh my God

Bài 3 wen quá rùi:
$ n^4+4k^4= (n^2+2k^2)^2-4n^2k^2=(n^2+2k^2-2nk)(n^2+2k^2+2nk) $
Bài 5 mình giải cũng ra rùi nhưng ko biết có sai ko hix hix ( theo mình 2 tập đó hợp là N* và giao là rổng -> các phần tử chúng khác nhau ( $ f(i) \neq g(j) $ và sẽ phân bố xen kẽ giữa $ f ,g $ )
Hướng mình là tìm sự phân bố ấy , hơi lằng nhằng tí :)
Bài hình học cuối tọa độ là đẹp nhất kaka.........
tình hình đội tuyển trường Sa đéc ko tốt lắm ku Khánh Hưng trường tui (giải nhất) nghe nói bỏ 2,3 bài và mấy ku khác làm ăn vừa ẩu vừa ko ra và bài 5 chả thằng nào giải ra vì lạ quá , bài 3 là bài thầy vừa cho thế mà tụi nó toàn suy luận theo cách chia hết gì ko à ... Tóm lại đề này ai làm được 4 câu là đậu được vòng 2
Ku Tuấn ráng đậu nha; mình ko may làm mấy bài vòng 1 cách lạ và khó hiểu nên trừ hết điểm => rớt , khối 11 trông chờ vào you đó :D

P/s phandung: Mình học 11T tên Quốc Dũng chắc bạn ko biết đâu vô danh tiểu tốt mà ^ ^

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 20-11-2007 - 14:13


#13
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Uh, bài 1 mình xét nhiều trường hợp quá! Sợ bị trừ điểm muốn chết.
Còn bài 3 thì mình chỉ có hướng là đi chứng minh A luôn là hớp số thôi. Chỉ tiết là bài 7 dễ mà ko lấy điểm được. 2 điểm đối với đề này cũng quý lắm, hic!!!
Bài 5: Mình nghĩ 2 hàm số thỏa mãn là f(x)=x và f(x)=2x+1. Vẫn chưa kiểm chứng.
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#14
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
1 bài phát triển từ bài 6
Cho $ P(2006)=2006! $
$ xP(x-1)=(x-2006)P(x) $
CMR $ [P(x)]^2+1 $ bất khả wi

#15
phandung

phandung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 252 Bài viết
Bài của Quôc Dũng đưa ra trên báo THTT mà có giải chi tiết đó

#16
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Mình xin pót lại ĐỀ THI HSG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2007-2008 TỈNH ĐỒNG THÁP ở đây nha, các bạn cùng thảo luận.

(Chú ý không cho sử dụng bất kì loại máy tính nào?!)

Bài 1:
a) Tìm tất cả các số nguyên m sao cho pt $x^2+(m^2-m)x-m^3+1=0$ có 1 nghiệm nguyên.

b) Giải bất phương trình $sqrt{(log_2(\sqrt2-1)^x+3)^2}+\sqrt{(1-log_2(\sqrt2+1)^x)^2} \geq 2$

Bài 2:
a) Giải phương trình $4sin^25x-4sin^2x+2(sin6x+sin4x)+1=0$

b) Cho các số thực $x_1,x_2,...,x_n$ thỏa mãn $sin^2x_1+2sin^2x_2+...+nsin^2x_n=a$, với n là số nguyên dương, a là số thực cho trước, $0 \leq a \leq \dfrac{n(n+1)}{2} $. Xác định các giá trị của $x_1,x_2,...,x_n $sao cho tổng $S=sin2x_1+2sin2x_2+...+nsin2x_n$ đạt GTLN và tìm GTLN này theo a và n.

Bài 3:
a)Cho 3 số thực a,b,c thỏa mãn $abc=1$. Chứng minh:
$\dfrac{1}{a^6(b^2+c^2)}+\dfrac{1}{b^6(c^2+a^2)}+\dfrac{1}{c^6(a^2+b^2)} \geq \dfrac{3}{2}$

b) Cho tam giác ABC thỏa mãn điều kiện:
$\dfrac{cotA(cotA+2cotB)}{2cot(\dfrac{A+B}{2})+cotB}=2.cot(\dfrac{A+B}{2})-cotB$
Chứng minh rằng tam giác ABC cân tại C.

Bài 4: Cho tam giác ABC, trên các cạnh BC,CA,AB lần lượt lấy các điểm A',B',C' sao cho AA',BB',CC' đ?#8220;ng qui tai điểm M. Goi $S_1,S_2,S_3$ lần lượt là diện tích của các tam giác $MBC,MCA,MAB $và đặt $\dfrac{MA'}{MA}=x$, $\dfrac{MB'}{MB}=y$ , $\dfrac{MC'}{MC}=z.$

Chứng minh rằng: $(z+y-1).S_1+(x+z-1).S_2+(x+y-1).S_3=0$.

Bài 5: Cho dãy ${U_n}, n$ là số nguyên dương, xác định như sau: $U_1=1$,
$U_(n+1)=\dfrac{\sqrt{1+U_n^2}-1}{U_n} $và $U_n>0.$

a) Tính số hạng tổng quát $U_n.$

b) Chứng minh rằng: $U_1+U_2+...+U_n \geq 1+\dfrac{\pi}{4}.[1-\dfrac{1}{2^{n-1}}]$

Bài 6: Cho đa thức $f(x)=x^3+ax^2+bx+b$ có 3 nghiệm $x_1,x_2,x_3$ và đa thức $g(x)=x^3+bx^2+bx+a$. Tính tổng : $S= g(x_1)+g(x_2)+g(x_3)$ theo a,b.


(Nguyễn Đức Tuấn 11T - THPT TX CL)
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#17
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HSG VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2007 - 2008 TỈNH ĐỒNG THÁP

Bài 1:

a) Biến đổi: $x(x+m^2)-m(x+m^2)=-1$
$\Leftrightarrow (x+m^2)(x-m)=-1$
Vậy: $(x+m^2=1$ và $x-m=-1)$ hoặc $(x+m^2=-1$ và $x-m=1)$
Giải hai hệ phương trình trên được $m=1$ hoặc $m=-2.$

b) Biến đổi $\sqrt{({log_2(\sqrt{2}-1)^x}+3)^2}+\sqrt{({log_2(\sqrt{2}+1)^x-1})^2} \leq 2$
Vì $log_2(\sqrt{2}-1)^x+3+log_2(\sqrt{2}+1)^x-1=2$
Lại có $\sqrt{A^2}+\sqrt{B^2} \geq \sqrt{(A+B)^2}$
nên $(log_2(\sqrt{2}-1)^x+3)(log_2(\sqrt{2}+1)^x-1) \geq 0$
$\Leftrightarrow (-log_2(\sqrt{2}+1)^x+3)(log_2(\sqrt{2}+1)^x-1) \geq 0$
$\Leftrightarrow 1 \leq log_2(\sqrt{2}+1)^x \leq 3$
Vậy $log_{\sqrt{2}+1}2 \leq 3log_{\sqrt{2}+1}2$

Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#18
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Cho tớ ké cái nha Tuấn đây là lời giải bài hình của mình ( cách này hình như ko chấp nhận trong khi chấm về bài của mình )
Công nhận nó dài
Ta có $ \dfrac{S_1}{S}+\dfrac{S_2}{S}+\dfrac{S_3}{S}=1 <=> \dfrac{x}{x+1}+\dfrac{y}{y+1}+\dfrac{z}{z+1}=1 <=> 2xyz+xy+yz+xz=1 $
Mặt $ (z+y-1)\dfrac{S_1}{S}+(x+z-1)\dfrac{S_2}{S}+(x+y-1)\dfrac{S_3}{S} = \dfrac{S_1}{S}(y-x)+(\dfrac{S_1}{S}+\dfrac{S_2}{S})(z-y)+(\dfrac{S_1}{S}+\dfrac{S_2}{S}+\dfrac{S_3}{S})(x+y-1)= \dfrac{x(y-x)}{x+1}+\dfrac{z-y}{z+1}+(x+y-1) = \dfrac{2xyz+xy+yz+xz-1}{(x+1)(z+1)}=0 $ (đpcm)
Hix đúng là hơi lằng nhằng tí thế mà cho đi lun bài này tức điên người biết thế giải theo tụi kia là ko bị gì rùi hix
Bài 5 : 2 hàm cậu đưa ra ko thỏa đâu .........

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 22-11-2007 - 13:15


#19
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Bài 2:

a)Biến đổi $4sin^25x+1-sin^2x+4sin5x.cosx=3sin^2x$
$\Leftrightarrow 4sin^25x+4sin5x.cosx+cos^2x=3sin^2x $
$\Leftrightarrow (2sin5x+cosx)^2=3sin^2x$
$\Leftrightarrow 2sin5x+cosx= \pm \sqrt{3}sinx$
$\Leftrightarrow sin5x= \pm \dfrac{\sqrt{3}}{2}.sinx-\dfrac{1}{2}.cosx$

$\Leftrightarrow \left\{\begin{array}{l}sin5x=sin(x-\dfrac{\pi}{6})\\sin5x=sin(x-\dfrac{5\pi}{6})\end{array}\right. $

Vậy nghiệm của phương trình là: $x=-\dfrac{\pi}{24}+k\dfrac{\pi}{2}$ hoặc $x=-\dfrac{5\pi}{24}+k\dfrac{\pi}{2}$ hoặc $x=\dfrac{7\pi}{36}+k\dfrac{\pi}{3}$ hoặc $x=\dfrac{11\pi}{36}+k\dfrac{\pi}{3}$.

b) Biến đổi: $S=2(sinx_1.cosx_1+\sqrt{2}.sinx_2.\sqrt{2}.cosx_2+...+\sqrt{n}sinx_n.\sqrt{n}cosx_n)$
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki, ta có:
$S \leq 2\sqrt{(sin^2x_1+2sin^2x_2+...+nsin^2x_n)(cos^2x_1+2cos^2x_2+...+ncos^2x_n)} \Leftrightarrow S \leq 2\sqrt{a(1+sin^2x_1+2-2sin^2x_2+...+n-nsin^2x_n)}=2\sqrt{a[\dfrac{n(n+1)}{2}-a]$
Dấu $ "=" $ xảy ra khi và chỉ khi $\dfrac{sinx_1}{cosx_1}=\dfrac{\sqrt{2}sinx_2}{\sqrt{2}cosx_2}=...=\dfrac{\sqrt{n}sinx_n}{\sqrt{n}cosx_n}$.
Hay:
$tanx_1=tanx_2=...=tanx_n$
$sin^2x_1+2sin^2x_2+...+nsin^2x_n=a$
$sin2x_i>0$
Hay:
$x_1=x_2=...=x_n$
$\dfrac{n(n+1)}{2}sin^2x_i=a$
$0 \leq 2x_i \leq \pi$

Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#20
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Uh, hình như mình nhằm! Tiết cho Dũng quá! Mình cũng thú thật là mình cũng rất ẩu. Bài 4 dễ thế mà mình có đụng vô đâu, hic, dở hình học lắm, mà cũng hổng thích nữa, gặp hình học là mình ngán rồi. Không biết kết quả vòng 2 thế nào, chắc mình tiêu rồi,,,,,,,,,,,,,,,,..
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh