Đến nội dung

Hình ảnh

Tập giải tích và vành mầm hàm chỉnh hình

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
pmht

pmht

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Topic này với mục đích để thảo luận, nghiên cứu về tập giải tích. Hơn nữa nó là topic thiên về giải tích vì vậy đại số giao hoán sẽ chỉ như là một công cụ để nghiên cứu tập giải tích theo phương pháp đại số. Mọi khái niệm của đại số sẽ chỉ xuất hiện để nghiên cứu tập giải tích. Tôi sẽ nói sơ qua các khái niệm và tính chất cơ bản:
Một vài định nghĩa: Tập giải tích A trên đa tạp phức X về mặt địa phương là giao không điểm của một họ các hàm chỉnh hình.
Vành mầm hàm chỉnh hình tại 0 là các lớp tương tương các hàm chỉnh hình trên lân cận tạo 0. (Kí hiệu O_n).
1) Phương pháp giải tích phức: Cho tập giải tích A. Sử dụng phép chiếu xuống (z',z_n)\to z', quy nạp theo số chiều ta chỉ ra được tập các điểm Reg A mà lân cận của nó là đa tạp là tập trù mật trong A. Hơn nữa tập điểm kì dị, tại đó không là đa tạp là tập giải tích có số chiều nhỏ hơn số chiều của A. Ta gọi số chiều tại a là limsup của những điểm chính quy RegA. Bằng quy nạp ta chỉ ra được định lý về chiều: dim (A\cap B)\geq dim A+dimB-n. Sử dụng phủ \pi: C^{n+1}\{0}\to CP^n để chỉ ra mọi tập giải tích trong xạ ảnh CP^n là tập đại số....
2) Phương pháp đại số (ý tưởng và cách làm tương tự như dùng tính chất đại số của vành đa thức để nghiên cứu tập đại số): Bằng quy nạp và định lý chia Wiertrass ta chỉ ra được O_n là vành Nothe, phân tích được, có biểu diễn đều địa phương nghĩa là nếu I là Ideal của O_n được sinh bởi f_1,...,f_n thì tồn tại 1 lân cận U của 0 sao cho với mọi f chỉnh hình trên U và mầm f thuộc I thì f=g_1g_1+...+g_nf_n trên U. (từ đây ta suy ra mọi Ideal của O_n là đóng theo tô pô Frechet). Do tính Nothe và biểu diễn đều địa phương của vành O_n nên giao vô hạn có thể thay bởi giao hữu hạn trong định nghĩa của tập giải tích. Về mặt địa phương, mỗi tập giải tích A tại 0 cho ta một Ideal căn idA của O_n. Ta dễ thấy A bất khả quy khi và chỉ khi idA là Ideal nguyên tố. Mỗi Ideal đều là giao hữu hạn của các Ideal bất khả quy, mà O_n là Nothe nên các Ideal bất khả quy là nguyên sơ. Do đó id A là giao gữu hạn của các Ideal nguyên tố, suy ra mầm A tại 0 là hợp hữu hạn của các thành phần bất khả quy. Từ đó ta chứng minh được ánh xạ: mầm A tới idA là song ánh từ mầm của tập giải tích tới Ideal căn của O_n. Từ đó ta định nghĩa số chiều của tại 0 của A qua idA ....
3) Phương pháp current: Mỗi tập giải tích p chiều là curent dương, đóng bậc (p,p). Nghiên cứu về current sẽ cho ta các hệ quả về tập giải tích.
Mong các bạn yêu Toán giúp mình xây dựng lý thuyết về tập giải tích.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pmht: 16-12-2007 - 15:08


#2
motivic_cohomology

motivic_cohomology

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Chào htspmu/pmht.

Tôi thử đưa ra đây về cách xây dựng không gian giải tích nhé. Trước hết 1 không gian vành là $(X,\mathcal{O}_X)$, với X là 1 không gian topo, $\mathcal{O}_X \in \underline{Sh}_{/\mathbb{C}}(X)$ là 1 bó của $\mathbb{C}$-algebra sao cho tại mỗi điểm thì stalk $\mathcal{O}_{X,x}$ là 1 local ring và với mỗi tập mở $U \subset X$ và 1 lát cắt $s \in \mathcal{O}_X(U)$ thì reduction của nó $Red_U(s):U \rightarrow \mathbb{C}, \quad x \rightarrow s(x)= eval(s_x).$ là 1 ánh xạ liên tục (tức là ta xác định lát cắt tại mỗi điểm như là evalue mầm của nó.

Chú ý rằng với không gian vành thường chúng ta cho phép cả các không gian không giản ước (non-reduced), tức là vành địa phương của mầm hàm có thể chứa các nilpotent elements. 1 cấu xạ giữa 2 không gian vành là 1 cặp $(f,f'): (X,\mathcal{O}_X) \rightarrow (Y,\mathcal{O}_Y)$, với f là 1 ánh xạ liên tục giữa các không gian topo và $f':\mathcal{O}_Y \rightarrow f_{\star}\mathcal{O}_X$, điều này có nghĩa $f': \underline{Sh}_{/\mathbb{C}}(Y) \rightarrow \underline{Sh}_{/\mathbb{C}}(X)$ là 1 functor từ phạm trù bó các đại số phức trên Y vào phạm trù bó các đại số phức trên X.

Bây giờ chúng ta chuyển qua mô hình địa phương (local model). Gọi $D \subset \mathbb{C}^n$ là 1 miền bất kỳ, gọi $f_1,...,f_k \in \mathcal{O}_{\mathbb{C}^n}(D)$. Đặt $\mathcal{F}=\mathcal{O}_D f_1 +...+ \mathcal{O}_D f_k$. Đặt $N = \{x \in D : f_1(x) = ... = f_k(x) = 0\}$ (ta chọn ký hiệu N vì trong tiếng Đức N được xem như là viết tắt của Nullstellengebiet (miền các không điểm)). Dễ thấy cặp $(N,\mathcal{O}_D/\mathcal{F}_{|N})$ làm thành 1 không gian vành. Chứng minh không khó lắm, nhìn vào stalk.

1 không gian vành được gọi là mô hình địa phương (local model) nếu bó cấu trúc của nó đẳng cấu với $\mathcal{O}_D/\mathcal{F}_{|N}$. Mỗi 1 lát cắt trên 1 tập mở U của $N$ sẽ được gọi là 1 hàm chỉnh hình trên U. Hãy lấy 1 ví dụ tường minh để hiểu hơn về local model (trên thực tế thì học sơ qua cuốn Hartshorne rồi thì mấy cái này trở nên trivial).

Ví dụ: Xét Neil parabola, cho $U \subset \mathbb{C}^2$, xét hàm $f(z,w)=w^2-z^3$, local model tương ứng với nó là $V = V(f)$ được gọi là Neil parabola. Chúng ta thử dùng pp giải tích tính thử vành mầm hàm địa phương của Neil parabola tại (0,0) xem sao, để thấy đại số hiệu quả và đơn giản hơn giải tích. First of all the stalk is given by $\mathcal{O}_{V,(0,0)} = \mathbb{C}\{z,w\}/(w^2-z^3)$. Xét ánh xạ $\varphi: \mathbb{C}\{z,w\} \rightarrow \mathbb{C}\{t\}, \quad z \rightarrow t^2, w \rightarrow t^3$. Trước hết ánh xạ này cảm sinh 1 ánh xạ đơn ánh $\mathbb{C}\{z,w\}/(w^2-z^3) \rightarrow \mathbb{C}\{t\} $ với ảnh của nó được cho bởi $\{\sum_{k\geq 0}a_kt^k, a_k \in \mathbb{C}, a_1 = 0\}$. Chứng minh điều này không khó. Dễ thấy $w^2 - z^3 \in Ker(\varphi)$ do đó $\{\sum_{k\geq 0}a_kt^k, a_k \in \mathbb{C}, a_1 = 0\}$ là ảnh của ánh xạ này. Chỉ cần chứng minh $Ker(\varphi) \subset (w^2-z^3)$.

Lấy 1 hàm số $f(w,z) \in Ker(\varphi)$, viết nó dưới dạng $f(w,z)= g(z,w)(w^2-z^3)+a_0(z)+a_1(z)w$. Chỉ cần chứng minh $a_0(z)+a_1(z)w = 0$. Giả sử điều này không phải vậy thì rewrite $a_0(z)+a_1(z)w = z^k(b_0(z)+b_1(z)w)$ với $(b_0(0),b_1(0)) \neq (0,0)$. Thay lại vào $\varphi$, khai triển ra dễ dàng nhận được 1 contradiction với assumption là hàm f(w,z) thuộc vào hạch của ánh xạ $\varphi$.

Bây giờ chuyển lại qua lý thuyết. Ta định nghĩa 1 không gian phức (complex space) là 1 không gian vành $(X,\mathcal{O}_X)$ sao cho không gian topo nền là Hausdorff, ứng với mỗi điểm trong không gian tồn tại 1 tập mở U sao cho U cùng với bó cấu trúc của X giới hạn lên U làm thành 1 local model $(U,\mathcal{O}_X|U$. Mỗi 1 lát cắt trên 1 miền mở U được gọi là 1 hàm chỉnh hình trên U. Nếu X là 1 không gian phức, vậy thì mầm hàm tại mỗi điểm sẽ là $\mathcal{O}_{X,x} \simeq \mathbb{C} \{z_1,...,z_n \}/\mathfrak{a}$ với $\mathfrak{a} \subset \mathbb{C}\{z_1,...,z_n \}$ là 1 ideal hữu hạn sinh. 1 đại số như được gọi là đại số giải tích (analytical algebras, hay local algebras, hay Stellenalgebren...).

Cấu xạ giữa các không gian phức được gọi là ánh xạ chỉnh hình. Tập các ánh xạ song chỉnh hình (biholomorphic) của 1 không gian phức được gọi là nhóm các tự đẳng cấu trên không gian này, ký hiệu là $Aut_{\mathcal{O}}(X)$. Cũng giống như lý thuyết về lược đồ trong hình học đại số, giải tích phức cũng xây dựng các các không gian phức con đóng và mở tương tự như lược đồ con đóng mở. Tuy nhiên giải tích phức đơn giản hơn nhiều.

Chuyển qua về tập giải tích (analytical subset), của 1 không gian phức X là 1 tập con A sao cho tồn tại 1 không gian phức con Z của X để A = sp(Z), i.e. A làm thành không gian topo nền của không gian phức Z. Do đó 1 tập con của 1 không gian phức được gọi là tập giải tích nếu nó là 1 tập con đóng, với mỗi điểm nằm trong A tồn tại 1 tập con mở U của X sao cho A giao với U được mô tả bởi tập các không điểm của hữu hạn các hàm chỉnh hình.

1 không gian phức được gọi là chuẩn tắc (normal space) nếu tại mọi điểm x, đại số giải tích của nó $\mathcal{O}_{X,x}$ đóng nguyên trong trường các thương. 1 kết quả của Grauert cho ta biết, nếu không gian X chuẩn tắc vậy thì $dim_x X - dim_x Sing(X) \geq 2$. Tương tự như Schemes theory, chúng ta cũng có khái niệm các cấu xạ proper, finite..., tích thớ trong phạm trù $\underline{Complxsp}$ cũng được define như trong phạm trù $\underline{Schm}/S$.

1 thuật ngữ hay dùng trong giải tích phức đó là Modification mà tương ứng với bên hình học đại số gọi là nổ, tôi không muốn trình bầy lại ở đây, nên chỉ nhắc sơ qua, gọi X là 1 không gian phức, Y là 1 không gian con được xác định bởi ideal sheaf $\mathcal{I}_Y$, vậy thì modification trong trường hợp này tương ứng với $Bl_Y(X) = Proj(\oplus_k \mathcal{I}_Y^k$. Về chi tiết ví dụ như universal property... có thể xem Hartshorne, hoặc EGA. Trong giải tích phức còn 1 khái niệm nữa về hàm meromorphic và meromorphic maps, hoàn toàn tương ứng với hình học đại số nếu thay bởi rational, nên tôi cũng không nói đến cái này.

Bài sau tôi sẽ cố gắng trình bầy về dạng vi phân trên không gian phức (differential forms), không gian Kähler..., nên nhớ rằng chúng ta đang làm việc với những không gian rất tồi tệ, rất nhiều singularity, nhiều nilpotent, vậy nên chúng ta cũng phải tìm hiểu cách lấy tích phân các dạng vi phân trên các không gian này. Sau đó tôi sẽ trình bầy về cấu xạ phẳng (flat morphism) và phủ giải tích (analytical coverings) trong giải tích phức tương ứng với bên hình học đại số là cấu xạ etale và phủ etale.

Và cuối cùng hy vọng sẽ tiến tới được không gian giải tích, 1 khái niệm tương tự như algebraic cycles, Chow motives,... nhưng cái này là phần sau, chưa có tham vọng trình bầy hết cả vào đây. Riêng về Integration trên không gian phức cũng đã mất rất nhiều thời gian, vì nó sẽ refer sang 1 kết quả của Lelong.

Giải tích phức cũng có cách xây dựng Hilbert Schemes Hilb(X) như Grothendieck xây dựng trong FGA, thông qua cái gọi là Douady spaces. Đây là điểm cơ bản khi nghiên cứu nhóm các tự đẳng cấu trong giải tích phức, điều mà dẫn đến $Aut_{\mathcal{O}}(X)$ phải là 1 nhóm Lie phức. Đến đây thì lý thuyết biểu diễn nhóm Lie phức nhập cuộc.

#3
toilachinhtoi

toilachinhtoi

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 343 Bài viết
Về tập giải tích giải quyết bằng phương pháp giải tích phức thì có một cuốn khá hay là "Analytic sets" của Chirka.
There is no way leading to happiness. Happiness is just the way.
The Buddha

#4
Kakalotta

Kakalotta

    Thèm lấy vợ

  • Thành viên
  • 805 Bài viết
Ở đây có ai biết cách làm intersection theory/ Chow group cho Algebraic stack không? Tôi mới hiểu được một chút về intersection theory cho moduli space của các holomorphic curves, mà theo một nghĩa nào đó thì trong trường hợp này thì cũng là giải tích phức và it leads to quantum cohomology thoery, mặc dù hiểu chưa đủ sâu.
Tuy nhiên đó là một trường hợp nhỏ, còn cho các Artin stack, với các stabilizer group vô hạn thì tôi cũng chưa hiểu, thậm chí ngay cả trường hợp rất cổ điển là cho các đa tạp phức.
Nói mấy cái này vui hơn, chứ mấy cái kiểu hsptmu thì để cho các em sinh viên năm thứ 3 đại học thảo luận.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Kakalotta: 17-12-2007 - 13:45

PhDvn.org

#5
motivic_cohomology

motivic_cohomology

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

Ở đây có ai biết cách làm intersection theory/ Chow group cho Algebraic stack không? Tôi mới hiểu được một chút về intersection theory cho moduli space của các holomorphic curves, mà theo một nghĩa nào đó thì trong trường hợp này thì cũng là giải tích phức và it leads to quantum cohomology thoery, mặc dù hiểu chưa đủ sâu.
Tuy nhiên đó là một trường hợp nhỏ, còn cho các Artin stack, với các stabilizer group vô hạn thì tôi cũng chưa hiểu, thậm chí ngay cả trường hợp rất cổ điển là cho các đa tạp phức.
Nói mấy cái này vui hơn, chứ mấy cái kiểu hsptmu thì để cho các em sinh viên năm thứ 3 đại học thảo luận.


Về Chow group cho Artin Stacks thì tôi không biết, nhưng (higher) Chow group (in sense of Bloch) bản chất chính là motivic cohomology, mà tôi đã nêu ra các axioms của nó trong topic Artin Stacks. Tuy nhiên tôi không hề biết thế nào là 1 cohomology theory của Stacks.

#6
etale_cohomology

etale_cohomology

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Hôm nọ nghe mấy người nói chuyện với nhau bảo là ở US họ quan tâm nhiều tới quantum cohomology, Gromov-Witten-invariant, Mirror Symmetry, Moduli spaces of pseudo-holomorphic curves..., ở bất kể 1 hội nghị nào về Hình học đại số /Giải tích phức đều có những cái này. Trong khi đó những mảng này ở EU không phát triển mạnh mấy. Thế nên đúng là đi US mà không học những món này thì quả là quá phí.

Ở Eu thì bên Pháp quá mạnh rồi, tôi không rõ, nhưng nghe nói ở Đức họ quan tâm tới rational points nhiều hơn. Chính vì bài toán rational points nên phải học nhiều thứ cohomology theories như vậy. Nhưng đồng ý với motivic_cohomology, tôi cũng không biết 1 cohomology theory nào cho Artin/algebraic Stacks. Cái này vượt ngoài tầm hiểu biết của tôi.

#7
l-adic_cohomology

l-adic_cohomology

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Search google thấy có bài báo của Kresch về Chow groups / Cycle group của Artin/algebraic Stacks. Ông này đang là Prof. ở Zürich, cũng ok lắm, tuy nhiên dạo gần đây không hiểu tính tình thay đổi thế nào, lần nào giảng bài ở summer school ai hỏi cũng tuyên bố "I dont know, i just copy this from Gabber.... blah blah blah,...", rồi toàn tự lẩm nhẩm nói 1 mình, đến cuối giờ thì chào bằng cách "i m sorry for my existence". Ông ý đây http://www.math.uniz...s...&no_cache=1

KK xem thử paper của ông ý xem, có thể hữu ích cho KK đấy, về Intersection cũng như Chow groups for Artin Stacks.

#8
etale_cohomology

etale_cohomology

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Có lẽ nên tiếp tục với cái topic này bằng Diff-form/complx sp. First of all i want to give here some Diff-sheaves. A very good book is "Kähler Differential" of Kunz.

Let $A \in \underline{Ring}$, (by a ring i will mean a comm ring with $1 \neq 0$), let $A \rightarrow B$ be a A-alg. and $M \in \underline{Mod}/A$. We denote $Der_A(B,M)$ the set of A-derivations. Keep in mind that for any B-mod M one has $Hom_B(\Omega^1_{B/A},M) \simeq Der_A(B,M)$, which due to the universal property of $\Omega^1_{B/A}$ (rel. Diff-forms of degree 1).

The first ex. sequ.: Let $(A \rightarrow B \rightarrow C) \in \underline{Ring}$, then the sequ. $\Omega^1_{B/A}\otimes_B C \Omega^1_{C/A} \rightarrow \Omega^1_{C/B} \rightarrow 0$ is exact in $\underline{Mod}/C$. (Hartshorne/Matsumura).

The second ex. sequ.: Let $(A \rightarrow B) \in \underline{Alg}/A$, $I \subset B$ Ideal, $C = B/I$. Khi đó trong phạm trù $\underline{Mod}/C$ dãy sau khớp: $I/I^2 \rightarrow \Omega^1_{B/A} \otimes_B C \rightarrow \Omega^1_{C/A} \rightarrow 0$ (Hartshorne/Matsumura).

Terminology: let $X \in \underline{Schm}/k$. K some function field /k. The extension K/k is sep. if K fin. sep. / purely trans. ext. of k. If K = some funct. field of some $X \in \underline{Var}/k$, the is equiv. to saying that X geom. reduced. So let K/k sep. with trdeg(K/k) = n. Then $\Omega^1_{K/k} \in \underline{Vect}/K$ and $dim_K \Omega^1_{K/k} = n$.

On Schm., one can glue Diff-forms / affine subsets --> it defines sheaf or rel. Diff-forms. Let $f:X\rightarrow Y$ morph/schm. Vậy thì tồn tại duy nhất chính xác tới 1 đẳng cấu 1 bó tự nhất quán on X, sao cho với mọi $Spec B \subset Y$, mọi $Spec A = f^{-1} Spec B \subset X$, với mọi $x \in Spec A$, ta có
$\Omega^1_{X/Y}|Spec A \simeq \Omega^1_{\mathcal{O}_X(Spec A)/\mathcal{O}_Y(Spec B)}$ và on stalk one has $(\Omega^1_{X/Y})_x \simeq \Omega^1_{\mathcal{O}_{X,x}/\mathcal{O}_{Y,f(x)}}$.

Trên thực tế (see Hartshorne), one can take the diff. Mod. $\Omega^1_{X/Y} \simeq \Delta^*(\mathcal{I}/\mathcal{I}^2)$, where $\Delta: X \rightarrow X \times_Y X$ là cấu xạ đường chéo. Example, if we take the affine space $X = \mathbb{A}^n_Y$, the $\Omega^1 \simeq \mathcal{O}^n_X$.

Tất cả các algebraic works on Diff-mod can be taken lên Diff-Sheaves. Next time tôi sẽ cố gắng nói về Diff-forms trên smth morph. rồi chuyển qua ứng dụng. Maybe we should discuss on Fano varieties, which mean the canonical sheaf $\omega_{X/k} = \textrm{Det} (\Omega^1_{X/k}) $ is ample (bó giàu). For our arithmetical interests we will consider the case $k = \mathbb{F}_p$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi etale_cohomology: 30-12-2007 - 07:32





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh