Đến nội dung

Hình ảnh

Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Báo VietnamNet có bài viết này.

Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học


21:35' 08/05/2005 (GMT+7)
(VietNamNet) - Mỗi năm, có gần 1 triệu thí sinh đâm đơn vào ĐH, CĐ. Trong khi, chỉ tiêu dành cho cả hệ ĐH, CĐ chỉ dao động trong hơn 200.000. 3/4 các em còn lại "rớt ĐH" sẽ bắt đầu tương lai của mình như thế nào?

Trong tâm thức mỗi cô cậu học trò, cái đích duy nhất của những năm học phổ thông là thi đỗ ĐH. Sinh viên là 2 từ đẹp đẽ. Và không đỗ ĐH thì "thà chết đi cho rồi". Cũng có số ít nhận thức được khả năng của mình hạn chế và muốn tìm một hướng đi khác. Nhưng, hoặc vì bố mẹ không muốn, hoặc vì, nếu không học ĐH thì cũng chưa biết làm gì. Là một học sinh, đã bao giờ bạn xác định tương lai cho mình không phải bắt đầu từ hai chữ Đại học?

Tâm lý phải có tấm bằng ĐH mới ngõ hầu tìm được việc đè nặng lên những vị phụ huynh có con em đang vào mùa thi cử. Thực tế, đây là nhu cầu chính đáng, khi mà một nền kinh tế chưa đủ đáp ứng nhu cầu về sức ép việc làm khá lớn. Không ít trường hợp, nhất quyết "chỉ ĐH, nếu trượt, ôn lại năm nữa, năm nữa...cho bằng được. Bạn, là phụ huynh liệu có dám dũng cảm nhìn lại đúng năng lực của con em mình để, thay vì ép "mọi con đường đều dẫn đến ĐH" sẽ tìm một cách vào đời khác cho các em?

Lãnh đạo nhiều công ty khi trả lời phỏng vấn có nói rằng: điều quan trọng không phải là bằng cấp, mà là năng lực của cá nhân. Thế nhưng, trong hầu hết các thông tin tuyển dụng, đều có yêu cầu: tốt nghiệp ĐH trở lên. Vậy, bạn, với vai trò là người sử dụng lao động, liệu có dám bỏ qua dòng thông tin quen thuộc này khi tuyển dụng?

Trường dạy nghề, trường THCN thì than thở số phận "hẩm hiu" vì không được sự quan tâm và chú ý của người học. Thực ra, có phải như vậy? Bởi hiện nay, cũng đã có một số ít trường nghề, trường trung cấp thu hút được đông đảo học sinh và tỷ lệ cạnh tranh trong thi cử để chiếm được một suất vào đây học cũng không dễ dàng gì. Có phải vì đó là những trường đào tạo ngành "ngon ăn" hay vì nhà trường năng động, biết làm thương hiệu tốt cho trường, và tạo việc làm cho học sinh - sản phẩm đào tạo của mình?

Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học có phải là điều dở đối với các học sinh? ....

(Nguồn: http://www.vietnamne...005/05/423471/)

Mọi người nghĩ thế nào? Thử thảo luận xem có sôi nổi hơn bên VNN không? Nhưng nhớ thảo luận chân thành trên tinh thần xây dựng hợp tác, không phải chat chit, phán bừa, cãi bướng đấy nhé :neq
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#2
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Hiện nay, khi mà áp lực bằng cấp rất nặng trên vai học sinh, và tấm bằng bị "rớt giá" thì việc vào đời với tấm bằng ĐH luôn là ưu tiên hàng đầu của các học sinh.
Bên tây thì không như vậy. Họ có vẻ lười học ĐH, đa số là học nghề. Họ mau có việc làm hơn, mau tự lập hơn. Xã hội cũng không đặt áp lực nhiều cho họ.
Nhưng nhìn lại cũng phải hỏi, nếu không có bằng ĐH thì còn những con đường tiến thân nào nữa không ?

#3
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.
Người cha quay đầu đi và lặng lẽ thở dài.

-"... cho ăn học thế tốn kém bao nhiêu cuối cùng chẳng nên cơm cháo gì ..." .
Lại một tiếng thở dài của một người mẹ khác.

Ở trường hợp thứ nhất cô bé chạy sang cầm tay người cha mỉm cười tự tin vì cô bé đó xác định mình muốn gì và quyết tâm thực hiên< tuy nhiên trong con mắt của mọi người "con bé này" hình như có vấn đề.Bởi lẽ cô bé đó có thể được tuyển thẳng vào một trường đại học nào đó>>
Cô bé thứ 2 đi vào phòng khóc lặng lẽ.
Áp lực luôn đè nặng lên những sĩ tử . Để giải tỏa áp lực về tấm bằng đại học phải làm gì? Có lẽ không có gì hơn là phải bắt đầu từ giáo dục . Mảng hướng nghiệp trong giáo dục hiện nay chỉ mang tính chất hình thức . Vì thế các trung tâm, các trường hướng nghiệp dậy nghề ở phổ thông hoạt động không có hiệu quả . Có những nơi mở ra như một cứu cánh để có công ăn việc làm cho GV không muốn đi xa nhà dạy học và những cậu ấm cô chiêu không đủ điểm vào học hệ A của Ptth. Nếu phát huy tốt mảng này có lẽ áp lực sẽ giảm đi rất nhiều. Mở rộng tuyên truyền đến các bậc phụ huynh để họ "hiểu" sẽ phải làm gì .
Trên thực tế ở các khu chế xuất , các khu công nghiệp lớn thu hút rất nhiều công nhân có tay nghề bậc cao hoặc những lao động phổ thông có trình độ văn hóa ptth.
< bác nào viết tiếp cho em với>

Một cây làm chẳng nên non

#4
mathsbeginner

mathsbeginner

    Trung sĩ

  • Founder
  • 120 Bài viết

[b]-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :(. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :pm

#5
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết

Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ?

Từ nhỏ, cô bé đã từng chứng kiến cảnh anh chị mình học đầu tắt mặt tối để rồi... thi trượt Đại học. Nỗi buồn của anh, niềm khổ của chị, cô không muốn trải qua. Cô không hiểu vì sao cha mẹ lại có thể mê một mảnh bằng đến mức đó. Quan sát xung quanh mình, cô thấy hình như cha mẹ nào cũng vậy cả. Cái áp lực xã hội đó, cô không chấp nhận, vì không có ai chứng minh được nó một cách chặt chẽ, thuyết phục cho cô.

Không biết có phải cô thật tình thích dạy các em thiếu nhi cấp 2 chăng, nhưng điều chắc chắn là cô vừa sợ, vừa ghét mức độ cạnh tranh gắt gao của các cuộc tuyển thi. Cô quyết không học chuyên toán, chuyên văn, hoặc bất cứ một thứ chuyên gì khác. Đã có lúc, cô nghĩ đến việc... đi tu, nhưng xét lại, cô thấy chán đời không phải là một động cơ xứng đáng để xuất gia. Vậy thì còn một lối thoát : cô sẽ tự đặt cho mình một mục đích tương đối dễ đạt được, bằng cách thu nhỏ ước vọng nghề nghiệp của mình lại. Vâng, cô tự nhủ, nhắm CĐSP thôi thì nhất định không vẻ vang bằng ĐHSP rồi, nhưng xác suất thành công cao hơn, xác suất bị tổn thương tâm hồn nhỏ hơn. Cũng đủ để hy vọng tìm việc làm, kiếm đồng lương, không ăn bám ai hết.

Trên đây là lời chẩn đoán của bác sĩ tâm thần nghiệp dư TSTS :( Không biết chính bác sĩ ấy có vấn đề không, nhưng ông khẳng định rằng ông thấu hiểu được cô bé :rose
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#6
Quest

Quest

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết

-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.
Người cha quay đầu đi và lặng lẽ thở dài.

...Bởi lẽ cô bé đó có thể được tuyển thẳng vào một trương đại học nào đó>>

Học cao đẳng cũng "mệt" như học đại học, cô bé ạh.

Nếu tốt nghiệp ĐH, thì ước mơ trở thành cô giáo cấp II vẫn trở thành hiện thực được mà.

Cô bé này nghĩ cái gì vậy nhỉ ?

#7
mathsbeginner

mathsbeginner

    Trung sĩ

  • Founder
  • 120 Bài viết

Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ?

Từ nhỏ, cô bé đã từng chứng kiến cảnh anh chị mình học đầu tắt mặt tối để rồi... thi trượt Đại học. Nỗi buồn của anh, niềm khổ của chị, cô không muốn trải qua. Cô không hiểu vì sao cha mẹ lại có thể mê một mảnh bằng đến mức đó. Quan sát xung quanh mình, cô thấy hình như cha mẹ nào cũng vậy cả. Cái áp lực xã hội đó, cô không chấp nhận, vì không có ai chứng minh được nó một cách chặt chẽ, thuyết phục cho cô.

Không biết có phải cô thật tình thích dạy các em thiếu nhi cấp 2 chăng, nhưng điều chắc chắn là cô vừa sợ, vừa ghét mức độ cạnh tranh gắt gao của các cuộc tuyển thi. Cô quyết không học chuyên toán, chuyên văn, hoặc bất cứ một thứ chuyên gì khác. Đã có lúc, cô nghĩ đến việc... đi tu, nhưng xét lại, cô thấy chán đời không phải là một động cơ xứng đáng để xuất gia. Vậy thì còn một lối thoát : cô sẽ tự đặt cho mình một mục đích tương đối dễ đạt được, bằng cách thu nhỏ ước vọng nghề nghiệp của mình lại. Vâng, cô tự nhủ, nhắm CĐSP thôi thì nhất định không vẻ vang bằng ĐHSP rồi, nhưng xác suất thành công cao hơn, xác suất bị tổn thương tâm hồn nhỏ hơn. Cũng đủ để hy vọng tìm việc làm, kiếm đồng lương, không ăn bám ai hết.

Trên đây là lời chẩn đoán của bác sĩ tâm thần nghiệp dư TSTS :( Không biết chính bác sĩ ấy có vấn đề không, nhưng ông khẳng định rằng ông thấu hiểu được cô bé :rose

Bác sĩ lại không chịu đọc kĩ "bệnh án" rồi. Cô bé này có khả năng được tuyển thẳng vào một đại học nào đó (trong hoàn cảnh hiện tại thì tương đương với việc cô đã đạt giải quốc gia :pm ) thì vào ĐHSP không phải là điều gì khó khăn mấy đâu :D

#8
phuongle

phuongle

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :(. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :pm

Theo mình biết, CĐ khi ra trường sẽ dạy các em THCS còn với ĐH thì dạy các em ở PTTH, mục đích của thanhbinh là rõ ràng, muốn dạy các em cấp hai vì thế lựa chọn CĐ, điều đó hoàn toàn bình thường, nếu là mình mình cũng làm như thế. Thường thì nếu trong 10 người mà có tới 9 người không bình thường theo đúng nghĩa thì người thứ 10 mới là người không bình thường theo cách xã hội nhìn nhận. Bạn Mathsbeginner nói em ấy không bình thường vì cái mác ĐH nó to hơn CĐ nhưng thực tế ở Vn nói riêng về chương trình đào tạo và tính hiệu quả thì còn "đồng thau lẫn lộn" lắm, nên không dám nói. Bạn thanhbinh chắc không phải là thích học CĐ đâu, điều mà bạn ấy thích là được dạy những đứa trẻ phải không nhỉ ?

#9
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Nó gặp chị trong một buổi dạ tiệc < Ba dắt nó theo để làm quen với mọi người >. Nó vốn sống lặng lẽ không thích sự ồn ào nên nó chọn chỗ ngồi gần cửa sổ . Chị đặc biệt thu hút nó ngay từ đầu buổi tiệc, một khuôn mặt thanh tú, dáng người nhỏ <hình như là quá nhỏ >. Chị có tên gọi thật dễ thương Hồng Khanh. Nó có cảm giác chị thật nhanh , chững chạc, tự tin và đặc biệt ở chị luôn tóat lên một sự tinh tế một sự tinh tế mà ai cũng cảm nhận được qua sự giao tiếp. Thấy nó như bị cuốn vào chị Ba nó cười và hỏi : Cô bé ấy gây được ấn tượng tốt với con phải không mèo con. Khi trở về nhà nó hỏi thì Ba kể. Hồng Khanh là trợ lý giám đốc một công ty lớn của nước ngoài, chị là một trợ lý tài ba . Có một điều đặc biệt chị chưa bao giờ tốt nghiệp một trường đại học nào . Kích thích trí tò mò nó tìm hiểu về chị thì được biết chị xuất thân từ một gia đình cha nghiện hút <sau này mãi mói cai được >, mẹ làm thuê cho một tiệm bán sách, nhà có 3 chị em, Hồng Khanh là chị cả. Tốt nghiệp ptth không thi vào ĐH chị theo học lớp anh văn và vi tính vào các buổi tối còn ban ngày thì đi làm thuê để phụ mẹ nuôi 2 em cùng người cha suốt ngày chỉ biết nằm nhà trách móc cuộc đời. Rồi chị đi dạy kèm thêm tiếng anh cho các em bé , chị nhận dạy tiếng anh cho những người lớn tuổi và con em của chuyên gia chị dạy giỏi nên càng ngày uy tín càng tăng.Năm 22 tuổi vượt qua hơn 400 người chị vào làm cho một tập đoàn dầu khí của nước ngoài tại việt nam với mức lương tương đối cao và khi nó gặp thì chị đã được tín nhiệm giữ vai trò trợ lý giám đốc của một công ty lớn và được mọi người rất vị nể. Năm nay chị 25 tuổi .
Không phải ai cũng vào đời bằng tấm bằng đại học phải không nào?

Một cây làm chẳng nên non

#10
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết

Bác sĩ lại không chịu đọc kĩ "bệnh án" rồi. Cô bé này có khả năng được tuyển thẳng vào một đại học nào đó (trong hoàn cảnh hiện tại thì tương đương với việc cô đã đạt giải quốc gia :D ) thì vào ĐHSP không phải là điều gì khó khăn mấy đâu :D

Ôi, đúng là bác sĩ "nghiệp dư", như đã thông báo ! Thôi, xin giải nghệ từ đây, tiếp tục hành nghề không giấy phép sẽ có hại cho sức khoẻ công chúng :D
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#11
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết

-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :D. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :D

[b]Có lẽ với cô bé đó " Những bước đi gần sẽ nâng ước mơ xa". Cô bé muốn viết lên "bài ca ước mơ xanh" của riêng mình .
Một cây làm chẳng nên non

#12
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Nói một cách nghiêm túc thì ở Xã hội nào đi nữa nếu không có một tấm bằng thì sẽ rất khó khăn để tìm được chỗ đứng vững chắc, tất nhiên mọi chuyện đều không thể tuyệt đối hóa lên được chẳng hạn như cô gái trong câu chuyện của thanhbinh hay tiêu biểu hơn là tấm gương của Bill Gates. Vấn đề muôn thủa vẫn là nhân tố con người thế nhưng với một nền văn hóa chú trọng đến ý thức cá nhân như phương Tây thì những việc làm theo kiểu "tự ý" sẽ dễ dãi hơn nhiều nhất là khi trong người Việt luôn tồn tại một thói xấu là tư tưởng cào bằng luôn muốn đồng nhất mọi thứ. Khi tương lai không bắt đầu từ Đại học thì trong suy nghĩ của phần đông họ không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng !
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#13
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

-Ba ơi con không học ĐHSP con muốn học CĐSP thôi , con rất thích dạy những học trò ở lứa tuổi cấp 2.

Trong mắt tớ thì cô bé này có vấn đề thật đấy :P. Sao dạy học sinh cấp 2 lại chỉ cần học CĐSP thôi nhỉ? Tớ không biết về đào tạo kĩ năng sư phạm thì ở CĐSP khác ĐHSP như thế nào, nhưng về kiến thức thì chắc chắn là học không sâu bằng rồi. Sao cô bé lại thích học CĐSP thế nhỉ :lol:

[b]Mình nghĩ là cũng có cái hơn chú.Vì mỗi lứa tuổi tâm lí khác nhau, ở CĐSP chắc sẽ học nhiều về đặc điểm tâm lí tuổi thiếu niên.Vả lại thời gian đào tạo ngắn hơn 1 năm, sẽ sớm được đi làm hơn, sớm có ích hơn, đỡ tốn kém hơn.Ngày xưa, chị bạn mình không thi ĐH, không thi CĐ, vì thích trở thành cô giáo dạy trẻ nên chỉ thi trung cấp.Giờ thỉnh thoảng gặp chị trên TV cùng các cháu.
Còn dĩ nhiên, quá trình tự đào tạo sau này còn phụ thuộc vào bản thân từng người, không thể nói người tốt nghiệp ĐH kiến thức sâu hơn người tốt nghiệp CĐ được. :D

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#14
phamvanchanh

phamvanchanh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
CHA ME NAO CHA MUON CON CAI MINH THANH DAT
NEN CHUYEN BAT EP CON HOC LA CHUYEN THUONG TIBNH
TOICUNG DANG PHAI CHIU HOAN CANH TUONG TU NHUNG BIET LAM SAO DAY
LUC HOC CUA MINH THI TOI BIET RO RANG NEU THI NHUNG TRUONG CAO DIEM THI CHAC CHAN LA O DO ROI
NHUNG NEU THI NHUNG TRUONG THAP DIEM THI BO ME LAI O THICH
BO ME TOI CHO RANG BAO NHIEU TIEN CUA CHO MAY DEI AN HOC CUOI CUNG DE MAY CHANG LAM NEN TRO TRONG GI CA
TOI BUON LOAM CAC BAN AH

#15
phudu

phudu

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Thực ra thì,nếu đã thực sự thích cái gì thì đố ai mà cản được, bố mẹ rồi sẽ phải đồng ý thôi.Còn nếu bạn mới chỉ thấy hơi thích thôi thì cứ theo ba mẹ là tốt nhất.Còn nếu cảm thấy không thể đáp ứng được yêu cầu của bố mẹ thì nên nói chuyện nghiêm túc, con không đủ sức,bố mẹ sao ép được?
...Tại vầng trăng, tại em hay tại anh?
Tại sang đông không còn hoa sữa,
Tại nhiều lắm, tại gì không biết nũa,
Tại con bướm vàng có cánh nó bay...

#16
huongnhai

huongnhai

    Phía trước là bầu trời

  • Thành viên
  • 44 Bài viết
theo mình, nếu đủ khả năng vào đại học(bằng năng lực) thì vẫn tố hơn là học cao đẳng, chuyện bằng cấp mọi người nói nhiều rồi mình không nói nữa, nhưng mình thấy học đại học sẽ đem đến cho người ta nhiều cơ hội học tập và khám phá hơn, nếu không như vậy tại sao nhà nước lại cứ khuyến khích cho cán bộ đi học tại chức(mà như thế thì nhà nước sẽ tốn kém hơn), nhiều người học cao đảng, tcấp, thậm chí chẳng học gì vẫn làm việc tốt, người ta nói"đại học không phải là con đường duy nhất đẻ vào đời " nhưng có lẽ xét một cách chung nhất thì"đại học là con đương nhanh nhất, ngắn nhất và tốt nhất để vào đời"(chỉ là suy nghĩ cá nhân mình thôi)
mong bình yên luôn đến với những người bạn của tôi...

#17
logichoc2000

logichoc2000

    vì một tương lai tươi sáng

  • Thành viên
  • 192 Bài viết

đại học không phải là con đường duy nhất đẻ vào đời " nhưng có lẽ xét một cách chung nhất thì"đại học là con đương nhanh nhất, ngắn nhất và tốt nhất để vào đời


Em đồng ý với ý kiến nây`củ chị NHÀI .
Nếu em nhó không nhầm thì có 1 lần khi BIN GATE trả lời phỏng vấn có 1 câu hỏi đại ý như sau : "ông ( chỉ BINGATE ) từng bỏ ngang việc học đại học và đã có được thành công này , vậy ông có lời khuyên gì cho giới trẻ (về việc bỏ học đại học ) " và BIN GATE trả lời rằng ông không khuyến khích bỏ đại học cho dù ông đã từng bỏ đại học

Trên báo Hoa học trò ( số bao nhiêu thì em không nhớ ,nhưng em dọc nó cũng phải gần 1 năm rùi ) có đăng 1 bài viết của 1 học sinh ( hoc chuyên ) về lý do vì sao hs này ( tạm gọi tên hoc sinh này là A ) không muốn thi đại học . Đó là bài viết khá hay với đại ý nhu sau : Bố mẹ của A muốn con mình thì vào trường ĐH ,gây áp lưc cho A nhưng A thì không muốn vào ĐH vói lý do :học ĐH để thêm tự tin , mà sụ tự tin thì A luôn tự tin , đầy quyết tâm rùi vì vậy A xin phép không thi ĐH và có nói nếu sau này thực sụ cần thì A sẽ thi ĐH

Việc thi ĐH ( cả học nữa ) nhiều khi bố ,mẹ can thiệp vào quá nhiều . Em có 1 đứa em ( vừa thi ĐH xong ) muốn lên HN học thế nhưng cô chú thì không muốn --> bắt no thi ở HP ---> nó không còn con đường nào nữa .

Hay như thằng bạn em . Năm ngoái muốn lên HN thì bố mẹ không cho đành phải thi ở HP , năm nay bố mẹ cho phép thì lại thi không tốt --> trượt --->..........
Mãi mãi một tình yêu

#18
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Tặng các bạn bài này từ dân trí
Thi rớt đại học vẫn thành công!
Hình đã gửi

Vũ Khắc Trị
Vỡ mộng khi cố thi vào đại học, Vũ Khắc Trị đành phiêu lưu với ngành Công nghệ thông tin ở Trường SaigonTech. Tại đây, cậu học sinh bình thường ngày nào đã dần tỏa sáng.


Trị được FPT Software (FSOFT) tuyển vào nhóm dự án ngay khi chưa nhận bằng, hiện làm việc tại Nhật trong dự án làm phần mềm quản lý sản xuất cho hãng máy in Epson. Phóng viên đã phỏng vấn người bạn trẻ này qua e-mail.



Có những người chọn hướng tìm học bổng để học lên cao nữa, vì sao bạn chọn hướng lập nghiệp?



Kiến thức là vô tận. Mình cũng muốn được học tiếp để nâng cao trình độ, cũng đã nghĩ đến việc tìm học bổng. Nhưng học bổng thì có hạn, mà người săn học bổng thì vô hạn. Hơn nữa, tốt nghiệp SaigonTech, nếu muốn học cao hơn phải ra nước ngoài vì hiện nay VN chưa có chương trình liên thông, chuyển tiếp và như thế thì vấn đề kinh tế là một trở ngại rất lớn đối với mình. Nên mình chọn hướng đi làm để lấy kinh nghiệm, sau này sẽ tính tiếp.



Trị có ý định xin ở lại học, làm việc tiếp hay sẽ trở về VN sau khi kết thúc dự án?



Có một số người khuyên cố gắng tìm cơ hội ở lại làm việc. Tuy nhiên, mình nghĩ không đâu bằng quê hương, vì ở đó có gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.



Bạn có lo rằng khi trở về, môi trường làm việc ở VN sẽ không phát triển được tài năng?



Ngược lại, mình hoàn toàn không lo chút nào. VN là một nước có nền CNTT đang phát triển, tiềm năng còn rất lớn. Vì thế, VN đang rất cần những người có khả năng và nhiệt huyết để xây dựng nó.



Về lĩnh vực phần mềm, nước mình có nguồn nhân lực cần cù với giá lao động rẻ nên chắc chắn sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư trong tương lai gần. Vấn đề của chúng ta là làm sao giải quyết được nạn sao chép và dùng phần mềm không có bản quyền. Nếu giải quyết được vấn đề này, mình tin rằng VN sẽ sớm trở thành một cường quốc về CNTT.



Theo Trị, các bạn sinh viên VN ngành CNTT hiện nay đang cần những gì từ môi trường đào tạo trong nước?



Ở các trường đại học, đặc biệt các khối về KHTN, CNTT, các bạn rất giỏi về thuật toán, có thể giải quyết vấn đề nhanh. Tuy nhiên, đa số lại rất yếu ngoại ngữ. Đây là một bất lợi lớn vì phần lớn các phần mềm, tài liệu CNTT đều bằng tiếng Anh.



Ngoài ra, các bạn thường thiếu tự tin vào bản thân mình trong khi sự tự tin đóng vai trò rất quan trọng khi nộp đơn, phỏng vấn xin việc sau khi ra trường. Chính vì vậy, môi trường đào tạo bằng ngoại ngữ với các chương trình mở đòi hỏi suy nghĩ độc lập sẽ hỗ trợ các bạn rất nhiều trong tư duy và nghiên cứu cũng như trang bị sự tự tin cho họ khi bước vào môi trường làm việc.



Bí quyết thành công của bạn là gì?



Thất bại là mẹ thành công. Ngoài ra, sự đam mê, yêu thích công việc cũng đóng vai trò rất quan trọng. Bạn chỉ làm việc tốt khi thực sự yêu thích công việc mà bạn đang làm. Mình có một điều muốn gửi đến các bạn sinh viên, những người sắp ra trường hay đang trên đường tìm việc: những người thành công là những người đã từng thất bại nhiều lần. Vì vậy hãy tự tin vào bản thân. Bạn sẽ thành công!



Theo Thanh Niên




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh