Đến nội dung

Hình ảnh

KÌ THI THPT QG 2009

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Sao_bang_lanh_gia

Sao_bang_lanh_gia

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Kì thi THPT Quốc gia sẽ bắt đầu vào năm 2009


(Ảnh: Việt Hưng)
(Dân trí) - Chiều hôm qua (28/3), tại buổi làm việc về đề án đổi mới thi và tuyển sinh, Thứ trưởng Thường trực Bành Tiến Long cho biết: ìNếu được Chính Phủ thông qua thì bắt đầu từ năm 2009 sẽ tổ chức kì thi THPT Quốc gia vào tháng 6 hàng năm”.


Kết quả kỳ thi được dùng để công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào ĐH, CĐ, trung cấp.


Theo đó, Trong kỳ thi THPT quốc gia, tổ chức thi nhiều môn. Trước mắt trong ba năm đầu, tổ chức thi 08 môn (của cả hai kỳ thi hiện nay) gồm Ngữ văn, Ngoại ngữ, Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.

Để được công nhận tốt nghiệp thí sinh phải thi 06 môn, bao gồm 03 môn thi bắt buộc cố định (Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ), 01 môn bắt buộc do Bộ GD&ĐT quy định từng năm, đảm bảo cho học sinh học toàn diện; 02 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn còn lại của 08 môn.


Thí sinh không được học môn Ngoại ngữ (hoặc học môn Ngoại ngữ không đủ thời gian quy định) sẽ được thi môn thay thế môn Ngoại ngữ.

Các môn thi Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ ra đề theo hình thức trắc nghiệm; môn Toán thi 90 phút, các môn khác mỗi môn thi 60 phút; môn Ngữ văn thi 02 phần: phần tự luận 90 phút và phần trắc nghiệm 30 phút. Để tăng tính khách quan, số phiên bản đề thi trắc nghiệm mỗi môn ít nhất bằng 1/2 số thí sinh trong phòng thi.

Trong đề thi có khoảng 60% số điểm ứng với nội dung ra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng THPT để xét tốt nghiệp và khoảng 40% số điểm ứng với các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

Trước năm 2010, khi chương trình BT THPT chưa tương đương chương trình chuẩn THPT: trong đề thi, 60% số điểm để xét tốt nghiệp cho thí sinh học chương trình BT THPT ứng với nội dung nằm trong chương trình BT THPT, 40% số điểm vẫn là các câu hỏi trong chương trình THPT nhưng khó hơn, để phân hóa trình độ, xét tuyển sinh.

Xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN như thế nào?

Một năm trước kỳ thi, căn cứ vào Khung xét tuyển do Bộ GD&ĐT quy định, trường ĐH, CĐ, TCCN công bố các yêu cầu tuyển sinh do trường đề ra đối với từng ngành đào tạo như sau: 02 môn văn hóa đối với trường ĐH, CĐ (trong đó có ít nhất 01 trong các môn: Toán hoặc Ngữ văn hoặc Ngoại ngữ) và 01 môn văn hoá đối với các trường TCCN. Đối với các ngành năng khiếu, ngoài việc lấy kết quả thi như trên, các trường sẽ tự ra đề và tổ chức thi môn năng khiếu.

Trước kỳ thi, thí sinh đăng ký những môn dự thi trên cơ sở lựa chọn những môn thi tuỳ theo mục đích của mình:

- Thí sinh dự thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT phải thi 6 môn quy định.

- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT dự thi chỉ để được xét vào ĐH, CĐ, TCCN chỉ phải thi các môn theo yêu cầu xét tuyển của từng trường.

- Thí sinh dự thi để vừa được công nhận tốt nghiệp THPT, vừa được xét vào ĐH, CĐ, TCCN phải chọn các môn thi sao cho đồng thời thoả mãn các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp và đáp ứng được yêu cầu xét tuyển của các trường ĐH, CĐ, TCCN. Mỗi thí sinh không nhất thiết phải thi cả 8 môn trong kỳ thi.

Nếu mục đích thi chỉ để được công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh được miễn phí. Nếu mục đích thi để xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, TCCN hoặc vừa công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển thì thí sinh phải đóng lệ phí theo số môn ngay từ khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi.

Riêng các ngành có yêu cầu đặc biệt như Sư phạm, Ngoại ngữ, Báo chí, Đối ngoại..., các trường căn cứ vào điểm ở kỳ thi THPT Quốc gia để sơ tuyển thí sinh và tổ chức thi tự luận, vấn đáp, thực hành.... một môn theo đề của trường để xét tuyển thí sinh. Số thí sinh được chọn tham dự có điểm từ điểm sàn trở lên, tối đa bằng 1,5 lần số chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành;

Đối với từng ngành, chỉ tổ chức thi tối đa 02 môn, trong đó 01 môn đặc thù ngoài 08 môn đã thi;



Mỗi người học (học sinh THPT, học viên BT THPT) được gán một mã số thí sinh, xác định theo cơ sở giáo dục (giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên) nơi người học học xong lớp 12.

Thí sinh đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục mà thí sinh học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc trong những năm trước.Sau khi điểm thi được công khai trên mạng, người tốt nghiệp THPT được cấp 3 giấy báo kết quả thi để đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ và 5 giấy báo kết quả để tuyển trung cấp.


Sau khi đã được công nhận tốt nghiệp THPT và đã có kết quả thi các môn tuyển sinh đáp ứng yêu cầu tuyển sinh của trường, thí sinh gửi đăng ký xét tuyển vào trường ĐH, CĐ, TCCN; đăng ký xét tuyển vào trường của thí sinh được coi là hợp lệ chỉ khi trường nhận được hồ sơ đăng ký, lệ phí xét tuyển do thí sinh nộp vào tài khoản của trường và được trường thông báo trên mạng.

Theo Thứ trưởng Bành Tiến Long thì việc xét tuyển và tổ chức nhập học vào các ĐH, CĐ, TC sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên do kì thi được tổ chức sớm hơn gần một tháng so với kì thi ĐH, CĐ hiện nay nên sẽ có đủ thời gian để các trường liên tục hạ điểm chuẩn cho tới khi có tối đa số người trong chỉ tiêu sẽ đáp ứng nhiều nguyện vọng và có lợi cho thí sinh.


Không biết các bạn nghĩ sao chứ nếu chỉ tổ chức 1 kì thì thì có lẽ chẳng bao giờ chọn người tài thực sự
CUỘC ĐỜI LÀ VÔ VÀN NHỮNG KHÓ KHĂN
CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN ĐÓ CHÍNH TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH

#2
Sao_bang_lanh_gia

Sao_bang_lanh_gia

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 120 Bài viết
Bạn nào HS lớp 12 chuẩn bị thi ĐH vào đây cho ý kiến đi nào
CUỘC ĐỜI LÀ VÔ VÀN NHỮNG KHÓ KHĂN
CHÚNG TA CẦN PHẢI BIẾT VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN ĐÓ CHÍNH TRÊN ĐÔI CHÂN CỦA MÌNH

#3
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Khá là thất vọng .
Học thì lấy cái khó làm thước đo , làm cho học sinh chùng bước nhưng cũng là cái hích để mọi người cố gắng cùng tiến bộ , làm đc cái này mới là giỏi , còn việc , lấy ước mơ của học sinh làm thước đo rồi thi nhau kéo lên hạ xuống điểm chuẩn thì việc này hơi bị phi khoa học .
Với tôi thì 1 kỳ thi kô nói lên cái gì hết , kô chọn ra ai là giỏi thật sự cả . 1 người có thể thi quốc gia đạt giải 1 đến 2 lần cũng chưa chắc bằng 1 người thi mà rớt , vì cái dùng để đo thật sự là quá trình học tập và nghiên cứu của họ , ngày nay tôi rất thik kiểu cách là đầu vào thì cho ồ ạt nhưng quá trình học tập khắc khe để loại dần , loại dần những ai kô thik ứng đc cách học như vậy , quá trình học như thế sẽ chọn ra ai giỏi thật sự .

#4
Nguyễn-Dũng-TN

Nguyễn-Dũng-TN

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Các trường ĐH chắc cũng ko tin tưởng kết quả này lắm, có thể chỉ lấy điểm thi này làm điểm
xét vào như kiểu điểm sàn, rồi lúc vào trường vẫn thi như bình thường thôi!

#5
*Quang_Huy*

*Quang_Huy*

    Là ai ko quan trọng !

  • Hiệp sỹ
  • 652 Bài viết

Khá là thất vọng .
Học thì lấy cái khó làm thước đo , làm cho học sinh chùng bước nhưng cũng là cái hích để mọi người cố gắng cùng tiến bộ , làm đc cái này mới là giỏi , còn việc , lấy ước mơ của học sinh làm thước đo rồi thi nhau kéo lên hạ xuống điểm chuẩn thì việc này hơi bị phi khoa học .
Với tôi thì 1 kỳ thi kô nói lên cái gì hết , kô chọn ra ai là giỏi thật sự cả . 1 người có thể thi quốc gia đạt giải 1 đến 2 lần cũng chưa chắc bằng 1 người thi mà rớt , vì cái dùng để đo thật sự là quá trình học tập và nghiên cứu của họ , ngày nay tôi rất thik kiểu cách là đầu vào thì cho ồ ạt nhưng quá trình học tập khắc khe để loại dần , loại dần những ai kô thik ứng đc cách học như vậy , quá trình học như thế sẽ chọn ra ai giỏi thật sự .

mình ko ko nghĩ vậy ! minh đang học 11 ! rất ủng hộ việc đó ! gộp 2 kì thi làm 1 là việc rất hay !
đỡ tốn công sức của học sinh ! ko phải lo nghĩ nhiều ! tổ chức 1 kì thi cho học sinh sẽ tiết kiệm thời gian chi phí (thi tại trường tốt cho gia đình học sinh ko phải ra thành phố phát sinh nhiều vấn đề ) hơn nữa. học sinh tự chọn môn thi ngoài 3 môn bắt buộc làm cho học sinh có thể chủ động ôn thi !
thi trắc nghiệm các môn sẽ nhằm giúp học sinh ko học tủ học lệch kiến thức sẽ trải rộng hơn!
mình ko thích 1 môn do bộ quy định ! nên cho học sinh chủ động chọn 3 môn còn lại!
mình mon mọi người ủng hộ đề án này !

Chẳng bao giờ em đến được với anh.
Chỉ một lần ... một lần thôi và mãi mãi
Vần thơ em vẫn nhuốm màu dang dở
Một nửa anh...một nửa em..nửa dại khờ.
Chẳng bao giờ ta đến được với nhau...
Phút yêu thương chỉ là trong mộng tưởng
Cố gạt lòng...dừng nhớ lại nhớ thêm...


 


#6
LEONARDO DA VINCI

LEONARDO DA VINCI

    DĐTH PhD Candidate

  • Thành viên
  • 105 Bài viết
Mình cũng học lớp 11, khá là lo lắng trong vấn đề này. Gộp hai kì thì làm một thì đúng là học sinh đỡ vất vả trong việc ôn thi và tiền của của Nhà nước cũng tiết kiệm được rất nhiều, nhưng phương pháp tuyển sinh có vẻ quá lằng nhằng, và các trường đại học thì có vẻ như là không có một cơ sở chắc chắn nào để bấu víu vào để chọn ra những tài năng cho trường mình.
Hơn nữa, thi trắc nghiệm nước ngoài đã bỏ lâu rồi, vì sao giờ mình lại áp dụng? Nói thực thì bây giờ bảo mình làm luận tiếng Anh hay làm tự luận Hóa, Lý thì chịu chết :D. Còn Toán nếu mà thi trắc nghiệm 100% thì chắc các lớp chuyên Toán giải tán xừ cho xong.
Những việc làm cho người chết chỉ là để cho người sống xem thôi!

#7
*Quang_Huy*

*Quang_Huy*

    Là ai ko quan trọng !

  • Hiệp sỹ
  • 652 Bài viết

Mình cũng học lớp 11, khá là lo lắng trong vấn đề này. Gộp hai kì thì làm một thì đúng là học sinh đỡ vất vả trong việc ôn thi và tiền của của Nhà nước cũng tiết kiệm được rất nhiều, nhưng phương pháp tuyển sinh có vẻ quá lằng nhằng, và các trường đại học thì có vẻ như là không có một cơ sở chắc chắn nào để bấu víu vào để chọn ra những tài năng cho trường mình.
Hơn nữa, thi trắc nghiệm nước ngoài đã bỏ lâu rồi, vì sao giờ mình lại áp dụng? Nói thực thì bây giờ bảo mình làm luận tiếng Anh hay làm tự luận Hóa, Lý thì chịu chết :D. Còn Toán nếu mà thi trắc nghiệm 100% thì chắc các lớp chuyên Toán giải tán xừ cho xong.

cũng ko hẳn thế đâu ! nếu thi toán trắc nghiệm mà lớp chuyên toán giải tán thì các lớp chuyên sinh chuyên lí và hóa sao chưa giải tán
'thi trắc nghiệm nước ngoài đã bỏ lâu rồi" hình như là ngược lại hay sao ý ?????
Nói thực thì bây giờ bảo mình làm luận tiếng Anh hay làm tự luận Hóa, Lý thì chịu chết :Rightarrow
mình cũng nói thực ! mỗi kiểu thi có 1 ưu nhược điểm !

Chẳng bao giờ em đến được với anh.
Chỉ một lần ... một lần thôi và mãi mãi
Vần thơ em vẫn nhuốm màu dang dở
Một nửa anh...một nửa em..nửa dại khờ.
Chẳng bao giờ ta đến được với nhau...
Phút yêu thương chỉ là trong mộng tưởng
Cố gạt lòng...dừng nhớ lại nhớ thêm...


 


#8
mathnd

mathnd

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Theo tôi thì không nên gộp hai kỳ thi vào một, nếu như thế thì tiêu cực ở bậc phổ thông càng nhiều. Mình không thể bắt trước theo nước ngoài được, vì nước ngoài nền giáo dục ở bậc THCS và THPT nghiêm tức không có tiêu cực và họ thắt rất chặt ở đầu ra chứ không như nền giáo dục Việt Nam. Tôi không hiểu bộ giáo dục của mình nghĩ gì và hình như họ không nhìn vào thực tế nền giáo dục của nước nhà mà cứ bắt trước theo nước ngoài. Nền giáo dục ở nước ngoài nghiêm túc từ gốc đến ngọn, còn ông Việt Nam mình thì thối từ rễ thối lên đến ngọn nhưng khi thay đổi thì chỉ thay đổi ngọn còn rễ thì vẫn giữ nguyên thử hỏi như thế thì được gì chứ??? theo tôi nghĩ các ông ở bộ giáo dục làm chỉ để cho có việc,và để bịt mắt những người không làm về giáo dục, chứ thực ra sự đổi mới của các ông đó chỉ càng ngày càng làm hỏng cả một thế hệ trẻ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi mathnd: 01-06-2008 - 12:37

T

#9
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
quan điểm của mình là thế nào cũng đc :lol: Nhưng mà gộp thành 1 lần sẽ giúp bớt lo lắng thành nhiều đợt :D thi tốt nghiệp xong lại lo thi đại học. Thôi thi 1 lần cho nhẹ nợ :D

#10
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Vậy là năm nay vẫn chưa gộp 2 kỳ thi THPT và ĐH thành một.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ tổ chức vào ngày 2, 3 và mùng 4/6 với 6 môn thi: Văn, Toán, Ngoại ngữ, Vật lý, Sinh học, Ðịa lý.
Kỳ thi ĐH thì vẫn tổ chức như hàng năm, tức là có 2 đợt trong tháng 7.
Thi hai lần nhưng kỳ thi ĐH vẫn nghiêm hơn, sát sao hơn, đúng thực chất hơn. Thi 1 lần ở trường THPT thì thật khó để kiểm soát được tình trạng "con ông, cháu cha", ... nhiều tệ nạn sẽ phát sinh. Hơn nữa, các trường ĐH cũng chưa chắc tin tưởng vào kết quả này mà xét tuyển.

Với tình trạng như nước ta hiện nay, đa phần mọi người vẫn thích thi ĐH tách rời với thi tốt nghiệp THPT. :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Direction: 24-04-2009 - 08:03

<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#11
vd_tan

vd_tan

    Chuyên toán

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Theo mình không nên gộp lại vì nư thế sẽ xảy những điều mà các bạn đã nói ở phía trên công thêm việc tiêu cực nhiều lúc sẽ xảy ra (chắc chắn). Một kì thi và với cách thi trắc nghiệm sẽ không đánh giá đươc gì cả và chưa kể là học sinh chuyên sẽ thiệt thòi :)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Direction: 25-04-2009 - 11:56


#12
k30101201

k30101201

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết
Uh!Như vậy cũng đúng mà nhưng có nhiều lí do khách quan lắm...
À quên, nêu các bạn có đề thi thì post lên nhé!
Tri thức là nền tảng cho mọi thành công của bạn!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh