Đến nội dung

Hình ảnh

Đề thi Olympic 30-4 môn Toán lớp 11


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Bài 1: Giải hệ phương trình:

$2^x-2=3y-3^y$
$3^x-3x=2-2^y$

Bài 2: Cho dãy số ${U_n}$ được xác định bởi:

$(\sqrt{n+1}+\sqrt{n})U_n=\dfrac{2}{2n+1}$ với $n \in N*$

Chứng minh rằng:

$U_1+U_2+U_3+...+U_{2008}<\dfrac{1004}{1005}$

Bài 3: Cho tứ diện OABC vuông tại O. M là điểm thuộc miền tam giác ABC. Tìm GTNN của:

$\dfrac{MA^2}{OA^2}+\dfrac{MB^2}{OB^2}+\dfrac{MC^2}{OC^2}$

Bài 4: Cho phương trình:

$x+2x^2+3x^3+...+nx^n=\dfrac{3}{4}$

a) Chứng minh rằng phương trình có nghiệm duy nhất $x_n>0$.
b) Chứng minh tồn tại $limx_n$ hữu hạn. Tìm giới hạn đó.

Bài 5: Cho hàm số f: Z --- $R^+ $thỏa mãn:

$f(m-1).f(m)+f(m).f(m+1) \geq 2f(m-1).f(m+1)$

Tìm tất cả các hàm $f(x)$ thỏa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi t_toan: 08-04-2008 - 12:16

Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#2
MyLoveIs4Ever

MyLoveIs4Ever

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 441 Bài viết
Solve bài hình nào ........... Bài 1 ko có gì

xét hệ trục $ Oxyz $ với $ A(a,0,0); B(0,b,0); C(0,0,c) $ và $ M(x_0,y_0,z_0) $
H là chân đường vuông góc kẻ từ $ O $ đến $ (ABC) $ khi đó $ H $ là trực tâm $ ABC $...

pt mặt phẳng của $ ABC $ là $ \dfrac{x}{a}+\dfrac{y}{b}+\dfrac{z}{c} =1 $

Vì $ M \in (ABC) => \dfrac{x_0}{a}+\dfrac{y_0}{b}+\dfrac{z_0}{c} =1 $
áp dụng ta có
$ \sum \dfrac{MA^2}{OA^2} = (x_0^2+y_0^2+z_0^2)(\dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{z^2}) +1 $ ...... mà $ \dfrac{1}{a^2}+\dfrac{1}{b^2}+\dfrac{1}{c^2} = \dfrac{1}{OH^2} $

Nên $ VT = \dfrac{OM^2}{OH^2}+1 \geq 2 $

Dấu "=" xảy ra khi $ M \equiv H $

Bài 2: thì CM $ u_n < \dfrac{1}{\sqrt{n}}-\dfrac{1}{\sqrt{n+1}} $
Bài 4 :
Xét $ f(0).f(1) < 0 $
$ f $ đồng biến
$ VT = \dfrac{x-(n+1)x^{n+1}+nx^{n+2}}{(1-x)^2} $
$ a= limx_n $ => $ \dfrac{a}{(1-a)^2} = \dfrac{3}{4} <=> a= \dfrac{1}{3} $

Hê ku bài 5 ko rõ đề

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi MyLoveIs4Ever: 06-04-2008 - 23:20


#3
duca1pbc

duca1pbc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 190 Bài viết
thật trùng hợp là bài hình ko gian thứ 3 lớp mình cũng kt hôm thứ 7.Ko bik duyên số thế nào nữa :D
Cách giải of me: áp dụng định lý hàm số sin cho tam giác OAM:
$AM^2=OA^2+OM^2+2OA.OM.cosAOM$
tương tự cho các tam giác OBM và OCM
$BM^2=OB^2+OM^2+2OB.OM.cosBOM$
$CM^2=OC^2+OM^2+2OC.OM.cosCOM$

Khi đó: $ \sum \dfrac{AM^2}{OM^2}=3+\dfrac{OM^2}{OA^2}+\dfrac{OM^2}{OB^2}+\dfrac{OM^2}{OC^2}-2\dfrac{OM}{OA}cosAOM-2\dfrac{OM}{OB}cosBOM-2\dfrac{OM}{OC}cosCOM$
Chú ý là: $cos^2{AOM}+cos^2{BOM}+cos^2{COM}=1 $.Khi đó ta có Min=2

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi duca1pbc: 06-04-2008 - 23:47


#4
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Bài 4:
a. Đặt $f_n(x)=x+2x^2+...+nx^n$. Xét phương trình $f_n(x)=\dfrac{3}{4}$, ta có: $f_n(0)=0<\dfrac{3}{4}\<f_n(1)=1$ nên phương trình đã cho có nghiệm $x_n>0$ (đpcm).
b. Ta có: $f_n(x_n)=f_{n+1}(x_{n+1})=\dfrac{3}{4} \Rightarrow x_n+2x_n^2+...+nx_n^n=x_{n+1}+2x_{n+1}^2+...+(n+1)x_{n+1}^{n+1} \Rightarrow x_{n+1}<x_n$
Vậy $(x_n)$ là dãy giảm và bị chặn dưới bởi $0$ (theo câu a), suy ra $(x_n)$ hội tụ.

Tìm giới hạn như anh MyLoveIs4Ever là đúng rồi ^o^

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mashimaru: 06-04-2008 - 23:53

Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#5
ctlhp

ctlhp

    Đức Thành

  • Thành viên
  • 375 Bài viết
bài hàm gọi $ n_{0}$ sao cho $ f(n_{0})$ min thì ta có $ f(n+1)=f(n)=f(n-1)$ nên hằng ??!!

#6
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

Có lẽ bài hệ bị sai đề


Thường thì mấy đề thi Hsg ko cho vô nghiệm

Ta có 2 phương trình

$ 2^{x} + 2 = 3y - 3^{y} (1)$

Và $ 3^{x} + 3x = 2 - 2^{y}(2)$

Xét hàm $f(y) = 3y - 3^{y}$


$ f '(y) = 3 - ln3 . 3^{y} < 0 $ với mọi $y \geq 1$


Suy ra với $y \geq 1$ thì $f(y) < f(1) = 0 <2^{x} + 2 $

Suy ra $y<1$


Với $y \leq 0$
$ 2^{x} + 2 > 0 >3y - 3^{y}$ ( Do $3y \leq 0 , 3^{y} > 0$ ) (Tính Chất hàm mũ)


Vậy $0 < y < 1$


Nhưng với $0 < y < 1$ thì $ 3y - 3^{y} < 3.(1) - 3^{0} = 2 < 2^{x} +2 $



Nên hệ vô nghiệm



Y An Forever $ +\infty $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi supermember: 07-04-2008 - 00:50

Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#7
phi1991

phi1991

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
bài pt hàm hình như có vấn đề

#8
ctlhp

ctlhp

    Đức Thành

  • Thành viên
  • 375 Bài viết
uh có thể ko có min. thế thì ta làm thế này dễ thấy $ g(n)=\dfrac{1}{f(n)|$ thỏa mãn $ 2g(n)\geq g(n+1)+g(n-1)$. dễ cm hàm thỏa vây mà dương là tăng/ tức $ f(n)$ giảm.mà thấy kỳ tại vì ko có câu hỏi :D ko biết cho xong làm j ^__^

#9
H.Quân- ĐHV

H.Quân- ĐHV

    An-tôn Páp-lô-vích Sê-Khốp

  • Thành viên
  • 530 Bài viết

Bài 4 :
Xét $ f(0).f(1) < 0 $
$ f $ đồng biến
$ VT = \dfrac{x-(n+1)x^{n+1}+nx^{n+2}}{(1-x)^2} $
$ a= limx_n $ => $ \dfrac{a}{(1-a)^2} = \dfrac{3}{4} <=> a= \dfrac{1}{3} $

bài này quá quen rồi !

thực ra $ f_n(\dfrac{1}{3} ) <0 $ nên $x_{n} \in (\dfrac{1}{3} , 1) .$
xét $| f_n( x_n) - f_n(\dfrac{1}{3} ) | = |x_n - \dfrac13 | f'(m) $ mà $|f_n( x_n) - f_n(\dfrac{1}{3} )| $= $\dfrac{ 2n+ 3}{2 3^n}.$ và$ f'(m) > 1 $ , lim $\dfrac{ 2n+ 3}{2 .3^n}= 0.$ vậy $lim x_n = \dfrac13$
I hope for the best

Chẳng có gì đáng giá bằng nụ cười và tình yêu thương của bạn bè

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

#10
t_toan

t_toan

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 202 Bài viết
Tui sửa cái đề lại rồi đó. Hi.
Lên diễn đàn toán học ta phải ghi lại những bài toán hay,bài toán khó đem về nhà để cố gắng tìm tòi ra .....những quyển sách có những bài tương tự mà chép lời giải rồi post lên diễn đàn !???

#11
phi1991

phi1991

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
bai hpt khong phai vo nghiem dau ban oi
Đay là bài giải của mình
dau tien chuyen cac ẩn x,y về các vế ròi cộng vế theo vế
hàm đồng biến suy ra x=y
suy ra 2^x+3^x=3x+2
neu x :D 1 hoac x :D 0 thi VT :D VP
con neu x lon hon 0 be hon 1 thi VT be hon vp
den day dùng BĐt becnuli suy ra x=1 hoac x=0
vay nghiem là (0;0) ;(1;1)

#12
phi1991

phi1991

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
ai solve bai pt hàm đi

#13
ctlhp

ctlhp

    Đức Thành

  • Thành viên
  • 375 Bài viết
giai roi do.ham sao cho 1/f thoa cai bdt va giam+ duong

#14
H.Quân- ĐHV

H.Quân- ĐHV

    An-tôn Páp-lô-vích Sê-Khốp

  • Thành viên
  • 530 Bài viết

thật trùng hợp là bài hình ko gian thứ 3 lớp mình cũng kt hôm thứ 7.Ko bik duyên số thế nào nữa :D
Cách giải of me: áp dụng định lý hàm số sin cho tam giác OAM:
$AM^2=OA^2+OM^2+2OA.OM.cosAOM$
tương tự cho các tam giác OBM và OCM
$BM^2=OB^2+OM^2+2OB.OM.cosBOM$
$CM^2=OC^2+OM^2+2OC.OM.cosCOM$

Khi đó: $ \sum \dfrac{AM^2}{OM^2}=3+\dfrac{OM^2}{OA^2}+\dfrac{OM^2}{OB^2}+\dfrac{OM^2}{OC^2}-2\dfrac{OM}{OA}cosAOM-2\dfrac{OM}{OB}cosBOM-2\dfrac{OM}{OC}cosCOM$
Chú ý là: $cos^2{AOM}+cos^2{BOM}+cos^2{COM}=1 $.Khi đó ta có Min=2

cách gì mà khủng thế !


lời giải


đặt $OA =a , OB = b ,OC = c $ khi đó $OA ^2 = AB ^2 + AC^2 - BC^2 $.
gọi$ H$ là trực tâm của tam giác $ABC$ thế thì $ \sum \dfrac{ \vec{HA} }{ AB ^2 + AC^2 - BC^2 } = 0$
dùng đl lepnhip là đc
I hope for the best

Chẳng có gì đáng giá bằng nụ cười và tình yêu thương của bạn bè

Trên bước đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh