Đến nội dung

Hình ảnh

giải thử 2 bài pt nghiêm nguyên xem

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
hunghien

hunghien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Giải 2 pt nghiệm nguyên với ẩn x,y,z sau:
1) $3^x+4^y=7^z$
2) $7^x+12^y=13^z$

#2
number

number

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết

Giải 2 pt nghiệm nguyên với ẩn x,y,z sau:
1) $3^x+4^y=7^z$
2) $7^x+12^y=13^z$

Bài 2 : :D
Dễ thấy tìm nghiệm nguyên của pt tương đương với tìm nghiệm ko âm.
Xét x=0. phương trình tương đương 13^z=12^y+1
*$y=0$.Vô nghiệm ;$ y=1$ có nghiệm $(0;1;1) * y>=2$ thì $z \ge 2$.
${\rm{13}}^{\rm{z}} \equiv 1(\bmod 12)$.Bậc của $13 (mod12)$ là 2 $\to z \vdots 2$.Đặt$ z = 2k(k \ge 1).$
$13^{2k} = 12^y + 1 \Leftrightarrow 12^y = (13^k - 1)(13^k + 1) $ mà 13^k+1-(13^k-1)=2 và 13^k-1,13^k+1 chẵn $\to 2 \vdots d \to d{\rm{ = 2}} $với ${\rm{d = (13}}^{\rm{k}} + 1,13^k - 1)$
Vậy $13^k - 1 = 2$ và $13^k +1 =2^{2y - 1}.3^y$ (vô nghiệm) hoặc 13^k - 1=2.3^y và 13^k+1=$2^{2y - 1} $ với y>=5(vì khi đó$2^{2y - 1} $>2.3^y).Với 2<=y<5 thử trực tiếp thấy không thỏa mãn.
13^k+1-(13^k-1)=2 nên $2^{2y - 1} $-2.3^y =2.Mặt khác y>=5 thì $2^{2y - 1} $>2.3^y+2.Vậy
trường hợp này pt vô nghiệm.
xét $y=0.x=0;1$ vô nghiệm
$x \ge 2 \to z \ge 2 \to 7^x = 13^z - 1 \vdots 12 $ (vô lí)
$* 7^x \equiv -( - 1)^y (\bmod 13)$
y lẻ.$7^{x} \equiv 1(\bmod 13)$ Bậc $7(mod 13)$ là 12 nên$ x \vdots 12 $
y chẵn. $7^{2x} \equiv 1(\bmod 13) \to x \vdots 6$
vậy$ \to x \vdots 6$ với cả 2 TH
$*5^y \equiv 7^x + 12^y \equiv 13^z \equiv ( - 1)^z (\bmod 7)$
tương tự ta có bậc $5(mod 7)$ là 6 nên $y \vdots 3$
$*x \vdots 3.x = 3x_1 (x_1 \ge 2);y = 3y_1$ .
$7^x \equiv 7^{3x_1 } \equiv 7^3 \equiv 1(\bmod 9) and 12^y \equiv 12^{3y_1 } \equiv 12^3 \equiv 0(\bmod 9)$
$ \to 13^z \equiv 1(\bmod 9)$ .Vậy $z \vdots 3$ do bậc 13(mod9) là 3
đặt $z = 3z_1 ,x = 3x_1 ;y = 3y_1 (x_1 > 1;y_1 ,z_1 \ge 1 )$
$(7^{x_1 } )^3 + (12^{y_1 } )^3 = (13^{z_1 } )^3$ (vô nghiệm vì là pt Ferma với n=3)

pt đầu có nghiệm duy nhât $(0;1;1)$
:Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi number: 16-04-2008 - 00:12


#3
number

number

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
giải pt nghiệm nguyên dương
x!+y!+z!=5n!

#4
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
x!+y!+z!=5n!
Bài này có n/xét là nếu tồn tại 1 trong các số x,y,z lớn hơn n
giả sử là x=>$ x < 5$ =>$ x,y,z <5$
Thử chọn cho nhanh
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#5
hunghien

hunghien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
gợi ý cho mọi người bài 1: $3^x+4^y=5^z$. Dễ dàng cm được y=1. bài toán quy về việc GPT: $3^x+4=7^z$. Chúc các bạn thành công trong bài toán này!

#6
hunghien

hunghien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Bài 2 thì quá dễ rồi nhá. Bài 1 thì dễ dàng chứng minh được y=1. Nhiệm vụ bây giờ là việc giải quyết phương trình: $3^x+4=7^z$. Xin đc giới thiệu lời giải của 1 người bạn tôi tên là Trung ở Nam Định.
* Khi x=1 thì ta có z=1.
* Khi $x\geq 2$, dễ dàng có đc x,z là các số lẻ (bằng việc kiểm tra theo modulo 8)
$7^{3k}\equiv 1 (mod 9), 7^{z}\equiv 4 (mod 9)$
$\Rightarrow z\equiv 2 (mod 3)\Rightarrow 3^x=7^{3k+2}-4 \equiv 7 (mod 19)$
Gọi d là bậc của 3 modulo 19. Theo định lý Fermat, $3^{18}\equiv 1(mod 19)$, nhưng $3^9\equiv -1 (mod 19)$. Do đó d chẵn.
Mặt khác,$3^6\equiv 7 (mod 19) \Rightarrow 0\equiv 3^6. (3^{z-6}-1} (mod 19)
\Rightarrow 3^{z-6}\equiv 1 (mod 19)\Rightarrow z-6$ chia hết cho d, vậy z chẵn, trái với nhận định ban đầu.
Vậy PT chỉ có nghiệm duy nhất $x=z=1$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hunghien: 30-04-2008 - 10:03


#7
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

gợi ý cho mọi người bài 1: $3^x+4^y=5^z$. Dễ dàng cm được y=1. bài toán quy về việc GPT: $3^x+4=7^z$. Chúc các bạn thành công trong bài toán này!


Tại sao y = 1? Tôi không thấy dễ dàng gì cả!

#8
hunghien

hunghien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết
Em viết nhầm: phải là dễ dàng cm y=1 trong PT: $3^x+4^y=7^z (1)$(lỗi đánh máy). việc tìm nghiệm nguyên ta đưa về tìm nghiệm nguyên dương.
Theo modulo 4, x và z cùng tính chẵn lẻ. Theo modulo 10, lại có thêm x và z cùng lẻ.
Do đó $4^y\equiv 4(mod8)$ nên $y=1$.
Ngoài lời giải trên, bạn em còn nêu một lời giải khác, các bạn có thể tham khảo nó tại đây.

#9
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Đối với dạng pt nghiệm nguyên này thì ta thưởng sử dụng phương pháp "lựa chọn module". Cái này thì được nhắc tới khá nhiều trong quyển 5 Phương trình nghiệm nguyên trong chùm sách về số học của thày Phan Huy Khải.
Dạng pt này thì cũng khá nhiều: Ví dụ như giải pt nghiệm nguyên:
$3^x+3^y=6^z,3^x-2^y=1, x^y+1=z,3^x+4^y=5^z$
Ngay cả bài trên cũng nằm nốt trong sách nên mình chả thú vị lắm khi dùng những từ ngữ như "đố", "thách thức",etc... Mong bạn chú ý hơn :geq

#10
hunghien

hunghien

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 25 Bài viết

Đối với dạng pt nghiệm nguyên này thì ta thưởng sử dụng phương pháp "lựa chọn module". Cái này thì được nhắc tới khá nhiều trong quyển 5 Phương trình nghiệm nguyên trong chùm sách về số học của thày Phan Huy Khải.
Ngay cả bài trên cũng nằm nốt trong sách nên mình chả thú vị lắm khi dùng những từ ngữ như "đố", "thách thức",etc... Mong bạn chú ý hơn.

Một điều hiển nhiên ai cũng biết bài toán trên nằm trong cuốn sách của Phan Huy Khải nhưng mong anh hãy xem kĩ, lời giải trong đó đã bỏ qua trường hợp giải PT: $3^x+4=7^y$ mà em vừa trình bày, đó là lí do em đưa bài toán này lên để thảo luận vì đó là trường hợp hay nhất nhưng lại bị bỏ qua.

#11
hocmai273

hocmai273

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Ai mà lại đưa bài thầy Đáng lên vậy? Lại còn giới thiệu Vũ Trung nữa.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hocmai273: 03-05-2008 - 17:17


#12
quangpbc

quangpbc

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 132 Bài viết

Một điều hiển nhiên ai cũng biết bài toán trên nằm trong cuốn sách của Phan Huy Khải nhưng mong anh hãy xem kĩ, lời giải trong đó đã bỏ qua trường hợp giải PT: $3^x+4=7^y$ mà em vừa trình bày, đó là lí do em đưa bài toán này lên để thảo luận vì đó là trường hợp hay nhất nhưng lại bị bỏ qua.

Trên ML có mấy cái topic thế này rồi đấy :).

How can i know what the love mean ?





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh