Đến nội dung

Hình ảnh

Hero TVƠ Y An Forever

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

Bài toán


Cho hàm số $f$ : $R -> R$ thỏa mãn $|f(x)| \leq 1$ với mọi $x$ thuộc $R$



Và $f(x) + f(x+ \dfrac{13}{42}) = f(x+ \dfrac{1}{6}) + f(x+ \dfrac{1}{7}) $ với mọi $x$ thuộc $R$


Chứng minh rằng : $f(x)$ là hàm số tuần hoàn




TVƠ


Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#2
mai quoc thang

mai quoc thang

    Thắng yêu Dung

  • Thành viên
  • 251 Bài viết
Đây là một bài toán không quá khó về hàm tuần hoàn.Xin được làm như sau:
Đặt $\ a=\dfrac{1}{6};b=\dfrac{1}{7};a+b=\dfrac{13}{42}$.
Lần lượt thay x bởi x+a,x+2a,x+3a,...,x+5a rồi cộng các phương trình này lại có
f(x+1+b)+f(b)=f(x+1)+f(x+b).
Lại thay x bởi x+b,x+2b,...,x+6b như trên.
Từ các điều trên dễ dàng suy ra f(x+2)+f(x)=2f(x+1) hay f(x+2)-f(x+1)=f(x+1)-f(x).
Đặt A=f(x+1)-f(x),quy nạp theo n dễ chứng minh được f(x+n)-f(x)=nc với mọi n.
Nếu A $\neq$0 thì f(x+n) không bị chặn trái với /f(x)/ $\leq $1 với mọi x.Vậy A=0 và f(x+1)=f(x) .Suy ra ĐPCM.

#3
dtdong91

dtdong91

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1791 Bài viết
Một số bài toán khác về hàm tuần hoàn
CHo hàm số f(x)=asin(ux)+bcos(vx) xác định trên R và a,b,u,v là các số thực khác 0
CMR f(x) là hàm tuần hoàn khi và chỉ khi $ \dfrac{u}{v}$ hữu tỉ
12A1-THPT PHAN BỘI CHÂU-TP VINH-NGHỆ AN

SẼ LUÔN LUÔN Ở BÊN BẠN

#4
mai quoc thang

mai quoc thang

    Thắng yêu Dung

  • Thành viên
  • 251 Bài viết
mình cũng xin giải như sau:
*Thuận:giả sử f(x) là hàm tuần hoàn có chu kỳ t $\neq $0,vậy f(x+t)=f(x) với mọi x.
cho x=0,có f(t)=f(0) hay là asin(ut)+bcos(vt)=b
cho x=-t,có f(0)=f(-t) hay -asin(ut)+bcos(vt)=b
cộng hai vế lại có cos(vt)=1 hay vt=kt$\pi$ (k:số nguyên khác không)
trừ hai vế có sin(ut)=0 hay ut=h$\pi$(h:số nguyên khác không)
Từ hai điều trên có $\ frac{u}{v}=\dfrac{h}{2k}$ là số hữu tỉ.
*đảo:giả sử $\dfrac{u}{v}=\dfrac{m}{n}$(m,n là các số nguyên khác 0)
Chọn $\ t=\dfrac{2m\pi}{u}=\dfrac{2n\pi}{v} \neq 0 $có :
f(x+t)=asin(u($\ x+\dfrac{2m\pi}{u}$))+bcos(v($\ x+\dfrac{2n\pi}{v}))$
=asin(ux)+bcos(vx)=f(x) với mọi x,vậy f(x) là hàm tuần hoàn chu kỳ t khác không.
Sau đây mình cũng xin đưa ra một bài về hàm tuần hoàn cho supermember và các bạn làm thử:Cho hàm f:N--->R thõa mãn điều kiện : f(n+1)+f(n-1)=kf(n)(với mọi n thuộc N).
Hãy tìm tất cã các giá trị của k để f là hàm tuần hoàn?????????????? ^_^ (bài này có vẻ hơi dễ nhỉ^_^ ^_^)


#5
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Bài này anh nghĩ nên có điều kiện hàm $f$ không đồng nhất bằng $0$ thì mới chặt.

Khi đó ta có

Đặt $a_n=f(n)$ suy ra $a_{n+1}=ka_n-a_{n-1}$

Suy ra $a_n=a.t_1^n+b.t_2^n(a^2+b^2 \neq 0)$ với $t_1,t_2$ là $2$ nghiệm phân biệt của phương trình $x^2-kx+1=0$

Nếu $|t_i| \neq 1 ,i=1,2$ thì khi đó dãy $a_n$ không thể tuần hoàn ( vì nếu $a,b \neq 0$ thì do $|t_1|>1,|t_2|<1$ nên $a_n -> \infty$ còn nếu $a=0$ hoặc $b=0$ thì $a_n=p.q^n$ với $p \neq 0, |q| \neq 1$ cũng sẽ không tuần hoàn)

Do đó $|t_i|=1$ và $k=2,-2$

Khi đó lần lượt chỉ ra các hàm hằng và hàm $f(n)=(-1)^n$ thỏa mãn từng giá trị của $k$

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#6
quangvinht2

quangvinht2

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Hình như mọi người đang bàn nhau về mấy bài cũ rích đã có lời giải từ lâu.

#7
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

Hình như mọi người đang bàn nhau về mấy bài cũ rích đã có lời giải từ lâu.

Nghe cái giọng....Thích bài mới hử.Bài cũ đây này,làm đi em.

Cho $2n+1$ số vô tỉ.Chứng minh có thể chọn được $n+1$ số trong chúng sao cho tổng các phần tử của bất cứ tập con nào của tập $n+1$ phần tử đó đều là số vô tỉ.

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#8
ctlhp

ctlhp

    Đức Thành

  • Thành viên
  • 375 Bài viết

Nghe cái giọng....Thích bài mới hử.Bài cũ đây này,làm đi em.

Cho $2n+1$ số vô tỉ.Chứng minh có thể chọn được $n+1$ số trong chúng sao cho tổng các phần tử của bất cứ tập con nào của tập $n+1$ phần tử đó đều là số vô tỉ.


@ tanlsth: Hình như trên kia là thầy giáo chứ ko phải là học sinh. Nhưng mà cũ người mới ta, bài cũ rích có lời giải từ lâu thì sao đâu thầy? chẳng lẽ thầy bắt tụi em tấn công những bài open problems ???!!! Em ko hiểu nếu mà thầy vào lớp có hs đứng lên bảo "toàn bài cũ rích lời giải từ lâu rồi, em về đây" thì thế nào??!!


Gọi $ k\leq n+1$ là "tốt" nếu mà mọi tập con $ k$ phần tử nào của tập ban đầu cũng chứa 1 tập con của nó mà tổng là hữu tỉ. thì ta thấy là tồn tại tổ hợp tuyến tính mà các hệ số nguyên ko đồng thời bằng ko $ k$ phẩn tử sẽ là hữu tỉ. xét $ a_{1},...,a_{k-1}$ bất kỳ và ta viết các tổ hợp tuyến tính hs nguyên của nó với $ k+1\leq 2n+1-(k-1)$ phần tử trong đám còn lại.tất cả đều là hữu tỉ theo giả sử. điều này dẫn đến tồn tại tổ hợp tuyến tính hs nguyên $ k-1$ phần tử này cũng hữu tỉ nốt tức là $ k-1$ cũng "tốt" điều này dẽ dẫn đến vô lý (vì 2n+1 số ban đầu là vô tỉ ko thể kéo dài mãi cái quá tình này đc)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ctlhp: 27-04-2008 - 08:40





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh