Đến nội dung

Hình ảnh

Thách Thức

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 27 trả lời

#1
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
BàiTT.a)Cho $a,b,c$ là các số thực dương và $a+b+c=1$
Cmr $\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+a}+2abc \geq\dfrac{247}{54}$
b) Tìm số thực dương k lớn nhất sao cho B.Đ.T
$\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+a}+kabc \geq\dfrac{9}{2}+\dfrac{k}{27}$ đúng với mọi a,b,c là các số dương và $a+b+c=1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi vuthanhtu_hd: 20-12-2008 - 14:08

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#2
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Mình thì bỏ làm bdt rồi, dù vẫn còn nhiều hứng thú với trò này. Chỉ tại cái tên topic hơi "ngông" nên mình mới đánh liều làm xem có ra ko. Nhưng mà thấy chán vì nó ko xứng với cái tên thách thức !!! (những bài thách thức của anh Hùng năm xưa mới đáng để gọi tên như vậy!) vì vậy mình khuyên bạn nên đặt tên chủ đề khiêm tốn hơn 1 chút :gamma

Về bài toán trên thì mình làm thử câu a còn câu b nói sau (thực ra đây chỉ là dạng đối xứng và dấu bằng đạt đc tại 2 thằng bằng nhau nên ko quá khó khăn để xử lí chúng). Đặt
$p=a+b+c=1,q=ab+bc+ca,r=abc$
Từ giả thiết $a+b+c=1$ suy ra $ q\le \dfrac{1}{3}$ đổi biến về dạng p,q,r như sau:
$f(q,r)=\dfrac{1+q}{q-r}+2r-\dfrac{247}{54}\ge 0$
Dễ thấy hàm này là một hàm đồng biến theo ra nên sử dụng bdt Schur bậc 2 ta có: $r\ge \dfrac{4q-1}{9}$
Suy ra:
$f(q,r)\ge f\left(q,\dfrac{4q-1}{9}\right)=\dfrac{(1-3q)( 227-80q)}{54(5q+1)}\ge 0,\forall q\in [0,1/3]$

Bài tìm k tốt nhất cứ cho $b=c=1/2,a=0 $ chắc sẽ tìm đc k tốt nhất thôi !

#3
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Giải luôn câu b. Cho $a=b=1/2,c=0 \to k=\dfrac{27}{2}$ ta sẽ chứng minh đây là hằng số tốt nhất để bdt trên là đúng! Tương tự như trên (thay số k tốt nhất vào) thì ta có:
Xét trường hợp $0\le q\le 1/4$ sử dụng bdt Schur bậc 1 ta có:
$f(q,r)\ge \dfrac{5(1-4q)(1-3q)}{2(5q+1)}\ge 0$
Xét trường hợp $1/4\le q\le 1/3$ sử dụng bdt Schur bậc 2 ta có:
$f(q,r)\ge \dfrac{(12q^2-5q+5)(4q-1)(1-3q)}{4(4q^2+q+1)}\ge 0$

Dấu bằng xảy ra tại 2 điểm là: $ a=b=c, a=b=1/2,c=0$

#4
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
zai zai cho hỏi schur bậc mấy thì chặt nhất
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#5
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
những dạng phải đánh giá abc>= .... mà cho giả thiết là a+b+c=... thì chỉ có cách dùng schur thôi
ko biết có cách hiện đại nào khác như dồn biến hay SOS ko,các bác chỉ em với
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#6
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Mấy câu hỏi này thì xem ra khó trả lời quá. Schur bậc mấy chặt nhất thì mình chả biết. Thông thường người ta chỉ sử dụng tới bậc 2 thôi và cũng phải tuỳ cơ ứng biến. Tuy nhiên cái nhận xét: "những dạng phải đánh giá abc>= .... mà cho giả thiết là a+b+c=... thì chỉ có cách dùng schur thôi" thì chả đúng đâu. Schur cũng mạnh và chặt nhưng nhiều bài nó ko thể giải quyết đc. (đây là điều mà trước kia mình ko hề nghĩ tới, cứ tưởng chặt lắm thì chia trường hợp nhưng sau này gặp nhiều bài Schur bó tay ngay bước 1) tuy nhiên vẫn có thể kết luận p,q,r giải đc gần như toàn bộ bdt đối xứng 3 biến nếu biết kết hợp với các bộ đề khác 1 cách linh hoạt và sáng tạo. Và bài toán trên là ko ngoại lệ.

#7
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
ko có cách cụ thể nào ah`
p,q,r thực chất cũng là sử dụng các BĐT cổ điển(chẳng qua là dễ nhìn hơn thôi)
mình nghĩ với BĐT đối xứng 3 biến thì cách tốt nhất là dùng TRÊ BƯ SEP sau khi đã chuẩn hóa
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#8
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Nhận xét này đúng và có cái ko đúng. Nếu chỉ nói riêng trong bdt đối xứng thì p,q,r so với Chebyshev là ko nên vì nó mạnh hơn nhiều lần. p,q,r ko chỉ giúp dễ nhìn hơn mà nó giúp ta hình thành tư tưởng qui đổi về hàm 1 biến (thay vì xét hàm 3 biến) bằng cách sử dụng các chặn của các đại lượng p,q,r. Đa số các pp hiện nay đều đc xây dựng theo kiểu đó. ABC, GLA,... đều là sử dụng ý tưởng đổi biến và cố định các đại lượng rồi xét hàm. Nói như vậy để thấy rằng p,q,r ko chỉ mang nét cổ điển mà nó còn mang nét hiện đại. Anyway, đó là 1 kĩ thuật đẹp mắt và thú vị hơn so với SOS (theo quan điểm của mình).

#9
Bùi Việt Anh

Bùi Việt Anh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 338 Bài viết
Quy đồng rồi đồng bậc ta cần tìm k sao cho :
$ \dfrac{[(a+b+c)^2+(ab+ac+bc)](a+b+c)}{(a+b+c)(ab+ac+bc)-abc} + \dfrac{kabc}{(a+b+c)^3} \geq \dfrac{9}{2} + \dfrac{k}{27} $
Ta thấy ngay nếu cố định a+b+c, ab+ac+bc thì VT đồng biến theo abc. Do đó ta chỉ phải xét 2 TH a=b và c=0. Từ đây dễ dàng tìm ra k tốt nhất.

@ ABC, pRr hay ở chỗ dễ dàng quy dược bài toán về 1 biến mà ko cần phép đánh giá nào. Đây cũng là lý do mình nói 1 bài có thể giải được bằng pqr thì cũng có thể giải được bằng ABC, pRr. Một PP mạnh hay không phụ thuộc rất nhiều vào người sử dụng. Cẩn đã làm rất tốt điều này khi tìm ra được 1 số bổ đề rất mạnh ứng dụng trong hoán vị.

#10
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
Em vẫn có một thắc mắc. Đơn cử 1 ví dụ điển hình là bài của Ji Chen rõ ràng pqr xử lí đc thông qua bổ đề hoán vị còn ABC hay GLA liệu có giải đc bài đó ko (Cái quan trọng là xử lí trực tiếp ko thông qua cái gì nữa!!! ). Ở những lý thuyết mà anh VA đã trình bày thì em chỉ thấy định lý ABC, GLA giải quyết đc những bài mà dấu bằng tại ít nhất 2 biến bằng nhau và ít nhất 1 biến bằng 0 và chưa hề nhắc tới trường hợp lệch nhau hoàn toàn. Như vậy liệu "bài có thể giải được bằng pqr thì cũng có thể giải được bằng ABC, pRr" có còn đúng ?!

#11
Bùi Việt Anh

Bùi Việt Anh

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 338 Bài viết
Về lý thuyết + phương pháp chung thì pqr ko mạnh. Nó mạnh khi nó được sử dụng bởi Cẩn vì Cẩn đã tìm ra nhiều bổ đề mạnh trong 1 số dạng hoán vị. Đó cũng là điểm hơn của pqr so với ABC, pRr. Nhưng khi áp dụng những bổ đề này thì việc giải phần còn lại của pqr như thế nào ABC, pRr đều giải được theo y hệt thậm chí ngắn hơn. Tên gọi khác nhau nhưng chúng đều xuất phát chung từ a+b+c, ab+ac+bc, abc mà. Vì thế kết hợp những định lý trong ABC, pRr và những bổ đề của Cẩn ta sẽ được 1 phương pháp cực mạnh.

#12
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
Cẩn là ai thế mấy ông anh nói em chẳng hiểu gì cả
ai có tài liệu về mấy cái định lí ABC với lại pRr thì chỉ cho mình với
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#13
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

Mình thì bỏ làm bdt rồi, dù vẫn còn nhiều hứng thú với trò này. Chỉ tại cái tên topic hơi "ngông" nên mình mới đánh liều làm xem có ra ko. Nhưng mà thấy chán vì nó ko xứng với cái tên thách thức !!! (những bài thách thức của anh Hùng năm xưa mới đáng để gọi tên như vậy!) vì vậy mình khuyên bạn nên đặt tên chủ đề khiêm tốn hơn 1 chút :leq


Cái tên topic mình đặt là ''thách thức'' không có mục đích gì khác,chỉ là để tạo ấn tượng và hấp dẫn mọi người,tất nhiên lần sau mình sẽ rút kinh nghiệm!

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#14
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

BàiTT.a)Cho $a,b,c$ là các số thực dương và $a+b+c=1$
Cmr $\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+a}+2abc \geq\dfrac{247}{54}$
b) Tìm số thực dương k lớn nhất sao cho B.Đ.T
$\dfrac{1}{a+b}+\dfrac{1}{b+c}+\dfrac{1}{c+a}+kabc \geq\dfrac{9}{2}+\dfrac{k}{27}$ đúng với mọi a,b,c là các số dương và $a+b+c=1$

Bài toán này mình đặt ra cách đây không lâu,câu b) thì mình chưa giải quyết được trọn vẹn,còn câu a) ngoài cách giải với p,q,r như của zaizai thì chúng ta hoàn toàn có thể dồn biến
$f(a,b,c) \geq f(a,\dfrac{b+c}{2}, \dfrac{b+c}{2}) \geq \dfrac{247}{54}$.Tuy nhiên việc tính toán hơi phức tạp :leq

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#15
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

Cẩn là ai thế mấy ông anh nói em chẳng hiểu gì cả
ai có tài liệu về mấy cái định lí ABC với lại pRr thì chỉ cho mình với

To shockmath_xayda: Cẩn mà anh Bùi Việt Anh nói tới chắc là anh VÕ Quốc Bá Cẩn ,đang là SV ĐH Y Dược Cần Thơ (Người có khá nhiều kết quả hay)
Bạn có thể tham khảo tại
http://diendantoanho...showtopic=34442
http://diendantoanho...showtopic=31519
http://diendantoanho...showtopic=29142
....:leq:D:D:D:D:D

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#16
zaizai

zaizai

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Thành viên
  • 1380 Bài viết
với những bài như thế này thì p,q,r lợi hại hơn dồn biến gấp vài lần vì tính toán rất rất đơn giản. Ý tưởng cố định p,q và xét r cũng là ý tưởng cơ bản hình thành EV, ABC hay GLA...
Các bạn hãy thử nghĩ xem tại sao với bài hằng số k tốt nhất tớ lại sử dụng Schur như vậy?! Đây là một kết quả đẹp dù ko khó :leq

#17
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
nếu dùng p,q r thực sự mạnh đến thế vậy nhờ anh zai zai giải hộ em bài này bằng PP đó nhé(trong PKH cũng có)
a,b,c>0 abc=1
c/m: (a+b)(b+c)(c+a) :lol: 4(a+b+c-1)
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#18
vịt con

vịt con

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 66 Bài viết

nếu dùng p,q r thực sự mạnh đến thế vậy nhờ anh zai zai giải hộ em bài này bằng PP đó nhé(trong PKH cũng có)
a,b,c>0 abc=1
c/m: (a+b)(b+c)(c+a) :lol: 4(a+b+c-1)

Bài này dùng p,q,r hoàn toàn dễ dàng,tương tự như bài của Vasc:
Cho a,b,c là các số thưc dương thỏa mãn $abc=1$.Chứng minh rằng: $(a+b)(b+c)(c+a)+7\ge 5(a+b+c)$

#19
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
làm đi nói thế có thánh mà biết được
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#20
vo thanh van

vo thanh van

    Võ Thành Văn

  • Hiệp sỹ
  • 1197 Bài viết
hj`,bài này dùng p,q,r thực sự ko khó khăn:
Chuyển BDT về dạng p,q,r,ta cần chứng minh:
$pq+3\ge 4q \Leftrightarrow q+\dfrac{3}{p}\ge 4$
Áp dụng BDT AM-GM,ta có: $q+\dfrac{3}{p}\ge 4\sqrt[4]{\dfrac{q^3}{9p}}$
Mà $q\ge 3$ và $q^2\ge 3pr=3p$ nên $\dfrac{q^3}{9p}\ge 1$.Vậy ta có đpcm
Quy ẩn giang hồ




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh