Đến nội dung

Hình ảnh

Đề tuyển sinh lớp 10 Chuyên Toán PTNK ĐHQGTpHCM 2008-2009


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 23 trả lời

#1
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Câu 1 :1) Cho phương trình $x^{2}$ -mx+2m-2=0 (1)
a) Chứng minh rằng (1) không thể có hai nghiệm đều âm;
b) Giả sử $x_{1} ,x_{2}$ là hai nghiệm phân biệt của (1). Chứng minh rằng biểu thức: $\dfrac {(x_{1}^{2}-2x_{1}+2)({x}_2^{2}-2x_{2}+2)}{(x_{1}^{2}+x_{2}^{2})}$ không phụ thuộc vào giá trị của m

2) Giải hệ phương trình
$\left\{\begin{array}{l}{x=y^{2}+z^{2}}\\{y=z^{2}+x^{2}}\\{z=x^{2}+y^{2}}\end{array}\right. $

Câu 2 : Cho tam giác ABC không cân. Đường tròn nội tiếp tâm I tiếp xúc với các cạnh BC,CA,AB lần lượt tại D,E,F. Đường thẳng EF cắt AI tại Jvà cắt BC nối dài tại K
1)Chứng minh các tam giác IDA và IJD đồng dạng
2)Chứng minh rằng KI vuông góc AD

Câu 3: Cho góc xAy vuông và 2 điểm B,C lần lượt trên các tia Ax, Ay . Hình vuông MNPQ có các đỉnh M thuộc cạnh AB, đỉnh N thuộc cạnh AC và các đỉnh P,Q thuộc cạnh BC.
1) Tính cạnh hình vuông MNPQ theo cạnh BC =a và đường cao AH =h của tam giác ABC.
2) Cho B và C thay đổi lần lượt trên các tia Ax, Ay sao cho tích AB.AC =$ k^{2}$ (k = const ). Tìm GTLN của diện tích hình vuông MNPQ

Câu 4 Một số nguyên dương n được gọi là số bạch kim nếu n bằng tổng bình phương các chữ số của nó
1)Chứng minh rằng không tồn tại số bạch kim có 3 chữ số.
2)Tìm tất cả các số nguyên dương n là số bạch kim .

Câu 5: Trong một giải vô địch bóng đá có 6 đội tham gia. Theo điều lệ của giải, hai đội bóng bất kỳ thi đấu với nhau đúng một trận, đội thắng được 3đ, hòa 1đ, thua 0đ. Kết thúc giải, số điểm của các đội lần lượt là $ D_{1} , D_{2} , D_{3},D_{4},D_{5},D_{6} $ biết rằng $D_{1}$ :lol: $D_{2}$ :D $D_{3}$ :D $D_{4}$ :D $D_{5}$ :D $D_{6}$ , đội bóng có số điểm $D_{1}$ chỉ thua đúng 1 trận và $D_{1}=D_{2}+D_{3}=D_{4}+D_{5}+D_{6}$. Hãy tìm $D_{1}$ và $D_{6}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hieunguyentr92: 04-06-2008 - 08:56


#2
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

Câu 1 :1) Cho phương trình $x^{2}$ -mx+2m-2=0 (1)
a) Chứng minh rằng (1) không thể có hai nghiệm đều âm;
b) Giả sử $x_{1} ,x_{2}$ là hai nghiệm phân biệt của (1). Chứng minh rằng biểu thức: :frac{$(x_{1}^{2}-2x_{1}+2)({x}_2^{2}-2x_{2}+2)$}{$(x_{1}^{2}+x_{2}^{2})$} không phụ thuộc vào giá trị của m

2) Giải hệ phương trình
$x=y^{2}+z^{2}$
$y=z^{2}+x^{2}$
$z=x^{2}+y^{2}$

Câu 2 : Cho tam giác ABC không cân. Đường tròn nội tiếp tâm I tiếp xúc với các cạnh BC,CA,AB lần lượt tại D,E,F. Đường thẳng EF cắt AI tại Jvà cắt BC nối dài tại K
1)Chứng minh các tam giác IDA và IJD đồng dạng
2)Chứng minh rằng KI vuông góc AD

Câu 3: Cho góc xAy vuông và 2 điểm B,C lần lượt trên các tia Ax, Ay . Hình vuông MNPQ có các đỉnh M thuộc cạnh AB, đỉnh N thuộc cạnh AC và các đỉnh P,Q thuộc cạnh BC.
1) Tính cạnh hình vuông MNPQ theo cạnh BC =a và đường cao AH =h của tam giác ABC.
2) Cho B và C thay đổi lần lượt trên các tia Ax, Ay sao cho tích AB.AC =$ k^{2}$ (k = const ). Tìm GTLN của diện tích hình vuông MNPQ

Câu 4 Một số nguyên dương n được gọi là số bạch kim nếu n bằng tổng bình phương các chữ số của nó
1)Chứng minh rằng không t�#8220;n tại số bạch kim có 3 chữ số.
2)Tìm tất cả các số nguyên dương n là số bạch kim .

Câu 5: Trong một giải vô địch bóng đá có 6 đội tham gia. Theo điều lệ của giải, hai đội bóng bất kỳ thi đấu với nhau đúng một trận, đội thắng được 3đ, hòa 1đ, thua 0đ. Kết thúc giải, số điểm của các đội lần lượt là $ D_{1} , D_{2} , D_{3},D_{4},D_{5},D_{6} $ biết rằng $D_{1}$ :lol: $D_{2}$ :D $D_{3}$ :D $D_{4}$ :D $D_{5}$ :D $D_{6}$ , đội bóng có số điểm $D_{1}$ chỉ thua đúng 1 trận và $D_{1}=D_{2}+D_{3}=D_{4}+D_{5}+D_{6}$. Hãy tìm $D_{1}$ và $D_{6}$

Sau khi làm xong đề này thì em thấy nó cũng ko khó lắm
Bài 1 thì Viét bình thường
Bài 1.2 thì CM x,y,z>=0,giải hệ hoán vị là xong
2 bài hình thì vô cùng quen thuộc.Bài 2 sử dụng tam giác đồng dạng,khá dễ nhìn .Bài 3 thì sử dụng diện tích và C�#8221; SI là xong
Câu 4 .a thì dùng quy nạp
4.b thì giả bình thường ,thử chọn rất nhanh
Câu 5 rời rạc thì khó hơn 1 tí.Suy nghĩ 10' thì ra :D6=4;D1=12
Tóm lại em nhận xét là đề này ko khó lắm.Em ko là học sinh năng khiếu mà vẫn làm được

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan101293: 04-06-2008 - 11:12

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#3
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết
Bạn nào có thắc mắc bài nào thì cứ nói để tôi giải cho

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan101293: 03-06-2008 - 22:29

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#4
rainbowdragon

rainbowdragon

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết
cha nội xạo vừa thôi ạ cho con xin :lol:
1/ Làm cái gì cũng phải viết ra dc hẵng nói
2/ 3b ko đơn giản thế đâu
3/ Cau 5 làm sai rồi .
Đề này mà ko khó thì chắc là tuấn dc 10đ rùi nhỉ :D
NO SPAMMERS,THE WORLD WILL BECOME BETTER

#5
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết

cha nội xạo vừa thôi ạ cho con xin :lol:
1/ Làm cái gì cũng phải viết ra dc hẵng nói
2/ 3b ko đơn giản thế đâu
3/ Cau 5 làm sai r�#8220;i .
Đề này mà ko khó thì chắc là tuấn dc 10đ rùi nhỉ :D

3.
x'=ah/(a+h)
Với x' là cạnh hình vuông
ah=AB*AC=k^2
AH vuông góc BC tại D.Đặt BD=x,CD=y
Ta có xy=h^2;a=x+y
x'=xy*(x+y)/(Cănxy+x+y)=k^2/(Cănxy+x+y)
Cô si 1 cái là ra

Bạn chưa làm được thì đừng có to m�#8220;m.Đã SPam lại còn nói người khác
Bài 5 tôi làm đúng r�#8220;i
Nếu sai nhờ bạn post lời giải lên để thằng này mở rộng tẩm mắt
Chiều mai đi học về để tôi post bài 5 cho

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tuan101293: 04-06-2008 - 11:18

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#6
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Bài năm ngắn lắm em, $ D_{1} $ = 12 còn $ D_{6} $ = 4, mà mình tính được hết mấy cái D luôn đó

#7
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Em mà ra $ D_{6} $ = 0 là sai rồi, mà mình tính được là nhờ chặn $ D_{6}$ :lol: 4 và $ D_{1} - D_{6} $ :D $ 2D_{6} $ hoặc là em giải hệ cũng được

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hieunguyentr92: 04-06-2008 - 08:11


#8
Justin Timberlake

Justin Timberlake

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
lâu lắm rồi ko vào lại diễn đàn, hôm nay vào làm đề thi của mấy em lớp 10 lòng mình lại nao nao nhớ về cũng ngày này năm trc cũng thi tuyển sinh NK. đề quả thực ko khó lắm, 4 bài đầu chỉ cần 1 giờ là ok.riêng bài 5 đang nghe nhiều tranh cãi mà ko biết sao đây. Bài 5 ngày mai mới dám đụng tới. Bài 4 có hơi khó hơn 1 tí nhở

#9
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
@Nhân: bài 5 không khó thế đâu :lol:
@Trung Hiếu: đừng lo Hiếu, em cậu làm thế cũng tốt rồi mà. Với lại chẳng phải đứa nào làm hết cũng ngon đâu. Còn bao nhiêu chỗ để bắt nghẹt nhau nữa mà :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mashimaru: 03-06-2008 - 23:29

Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#10
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
@Trung Hiếu: đừng lo Hiếu, em cậu làm thế cũng tốt rồi mà. Với lại chẳng phải đứa nào làm hết cũng ngon đâu. Còn bao nhiêu chỗ để bắt nghẹt nhau nữa mà happy.gif

Cảm ơn Mashimaru ^^, thật tình em tớ làm bài cũng không tốt lắm, nhưng còn Toán và Văn AB nên thôi cứ hy vọng vậy

#11
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Ai cũng nói đề này dễ nhưng cũng không dễ lắm đâu, nộp giấy trắng nhiều lắm đấy

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hieunguyentr92: 04-06-2008 - 09:01


#12
rainbowdragon

rainbowdragon

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 206 Bài viết
3.x=ah/(a+h)
Với x là cạnh hình vuông
ah=AB*AC=k^2
a+h>=2k
Suy ra x<=k/2
Suy ra max =k^2/4

ôi bạn Tuấn giỏi quá :lol: Dấu = xưy ra lúc nào vậu bạn ,cho tớ học hỏi cái :D
NO SPAMMERS,THE WORLD WILL BECOME BETTER

#13
tuan101293

tuan101293

    Trung úy

  • Thành viên
  • 999 Bài viết
D1=D2+D3=D4+D5+D6
Nên 3D1=X(tổng điểm)
Cho 5 đội phía sau đấu với nhau.Suy ra :2D1>=20+3=23
Suy ra :D1>=11,5.Suy ra D1=12
Còn tính D6 thì em làm hơi dài .Anh nào có cách ngắn thì post lên cho em tham khảo với.
Cách tính D6 của em là
Chia làm 3 nhóm:Nhóm 1 gồm D1,Nhóm 2 gồm D2,D3,D4,D5.Nhóm 3 gồm D6
Lập luận thì có D6 ko thắng D1....

KT-PT


Do unto others as you would have them do unto you.


#14
Justin Timberlake

Justin Timberlake

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Bài 5 quả thật phứcxtạp hơn 4 bài kia (@hy: trình độ tao tới đó thôi ku à :lol: ) D1 chỉ có thể nhận giá trị là 4,6,8,10,12. Rồi thêm cái nhận xét là tổng số trận hòa phải là 1 số chẵn. Chịu khó ngồi trâu bò các giá trị của D1 thành các tổng thích hợp rồi dựa vào cái BĐT đầu bài thì sau 2giờ đồng hồ đã tìm ra đc D1=12, còn D6 thì chịu :D . Nghe nói bạn Trung Hiếu đã tìm đc tất cả các D thì xin mời lập hẳn 1 topic để giải cho mọi người học hỏi.

#15
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Để tớ thay mặt Trung Hiếu trả lời Nhân :lol:

Trước hết, từ điều kiện của đề bài suy ra $\sum_{i=1}^{6} D_i=3D_1$

Vì $D_1$ thua đúng 1 trận nên nếu gọi $x,y$ là số trận thắng và số trận hòa của nó thì ta có $x+y=4$, suy ra tổng điểm của $D_1$ là $3x+y=2x+4$, là một số chẵn. Và do đó, tổng số điểm của 6 đội là một số chia hết cho 6.

Bây giờ gọi $T,H$ lần lượt là số trận có kết quả thắng-thua và số trận có kết quả hòa của toàn giải ($T,H\in\mathbb{N}$)

Thế thì ta có: $3T+2H\vdots 6 \Rightarrow T \vdots 2; H\vdots 3$. Mặt khác $T+H=C_6^2=15$ nên $(T,H)\in\{(12;3);(6;9);(0;15)\}$

Nhưng $D_1$ thua 1 trận nên $D_1 \leq 12$ do đó $3T\leq 3T+2H =3D_1 \leq 36$ nên ta loại trường hợp $(T,H)=(12;3)$.

Mặt khác, nếu $(T;H)=(0;15)$ thì tất cả các trận trong giải đều hòa và do đó điều kện $D_1=D_2+D_3=D_4+D_5+D_6$ không thể xảy ra.

Vậy ta có $(T,H)=(6;9)\Rightarrow D_1 = \dfrac{1}{3}(3T+2H)=\dfrac{1}{3}(3.6+2.9)=12$. Tức là $D_1$ được 12 điểm và đội này thua 1 trận, thắng 4 trận.

Bây giờ, ta thấy $D_1$ đã "nhận" 5 trong số 6 trận có kết quả thắng-thua của giải. Vì vậy, trong các đội $D_2,D_3,...,D_6$ có 1 đội thắng $D_1$ (vì $D_1$ thua 1 trận) và trong các trận đấu giữa 5 đội này với nhau, có 1 trận có kết quả thắng-thua và 9 trận có kết quả hoà.

Giả sử $D_i(i\in\{4,5,6\})$ có 1 trận thắng Thế thì điểm của $D_4$ ít nhất là $3+0+1+1+1=6$ vì nó đấu 5 trận và chỉ có thể thua 1 trận mà thôi. Nhưng $D_2\geq D_3\geq D_4=6$ và $D_2+D_3=12$ nên $D_2=D_3=D_4=6$, điều này không thể xảy ra vì muốn được 6 điểm thì cả 2 đội $D_2,D_3$ đều phải thắng ít nhất 1 trận! Vậy $D_4,D_5,D_6$ đều không thể thắng bất cứ trận nào, suy ra $D_4,D_4,D_6$ đều thua $D_1$. Do vậy $D_6\leq D_5 \leq D_4 \leq 4$ mà $D_4+D_5+D_6=12$ nên $D_4=D_5=D_6=4$

Từ đó ta có $D_2\geq D_3\geq 4$, hơn nữa trận đấu giữa 2 đội này không kết thúc với tỉ số hoà, đồng thời một trong 2 đội này sẽ thắng $D_1$. Có 2 khả năng:
** Xét $D_2$ thắng $D_1$ thì điểm số của $D_2$ không ít hơn 6 điểm. Khi đó lại có 2 khả năng:

i) Nếu $D_2$ lại thắng $D_3$ thì $D_2=3+3+1+1=8\Rightarrow D_3=4$, nhưng $D_3$ thua $D_1,D_2$ và trong các trận còn lại không thể thắng nên $D_3 \leq 3$, do đó điều này không thể xảy ra.
ii) Nếu $D_2$ thua $D_3$ thì $D_2=3+0+1+1+1=6\Rightarrow D_2=D_3=6$, thỏa mọi điều kiện.

** Xét $D_3$ thắng $D_1$, bằng lý luận tương tự ta cũng có $D_2=D_3=6$.

Vậy giải đấu kết thúc với kết quả như sau:
$D_1$ thắng $D_4,D_5,D_6$, thua một trong 2 đội $D_2,D_3$ và thắng đội còn lại trong 2 đội này.
2 đội $D_2,D_3$ đều hòa với $D_4,D_5,D_6$ đồng thời có 1 đội thắng $D_1$ và thua đội còn lại.
4 đội $D_4,D_5,D_6$ đều thua $D_1$ và hòa trong tất cả các trận còn lại.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mashimaru: 04-06-2008 - 17:15

Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#16
minhyeutoan

minhyeutoan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Đề năm nay nhìn chung là không khó nhưng hay hơn đề năm ngoái rồi :lol:
Mashimaru năm ngoái không được điểm tối đa nên ấm ức hay sao mà làm rầm rộ thế:D

#17
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết

Bài 5 quả thật phứcxtạp hơn 4 bài kia (@hy: trình độ tao tới đó thôi ku à :D ) D1 chỉ có thể nhận giá trị là 4,6,8,10,12. Rồi thêm cái nhận xét là tổng số trận hòa phải là 1 số chẵn. Chịu khó ngồi trâu bò các giá trị của D1 thành các tổng thích hợp rồi dựa vào cái BĐT đầu bài thì sau 2giờ đồng hồ đã tìm ra đc D1=12, còn D6 thì chịu :D . Nghe nói bạn Trung Hiếu đã tìm đc tất cả các D thì xin mời lập hẳn 1 topic để giải cho mọi người học hỏi.


Chưa kịp trả lời chú thì có kẻ khác chen ngang rồi, láo thật :lol:

Để tớ thay mặt Trung Hiếu trả lời Nhân :D

Trước hết, từ điều kiện của đề bài suy ra $\sum_{i=1}^{6} D_i=3D_1$

Vì $D_1$ thua đúng 1 trận nên nếu gọi $x,y$ là số trận thắng và số trận hòa của nó thì ta có $x+y=4$, suy ra tổng điểm của $D_1$ là $3x+y=2x+4$, là một số chẵn. Và do đó, tổng số điểm của 6 đội là một số chia hết cho 6.

Bây giờ gọi $T,H$ lần lượt là số trận có kết quả thắng-thua và số trận có kết quả hòa của toàn giải ($T,H\in\mathbb{N}$)

Thế thì ta có: $3T+2H\vdots 6 \Rightarrow T \vdots 2; H\vdots 3$. Mặt khác $T+H=C_6^2=15$ nên $(T,H)\in\{(12;3);(6;9);(0;15)\}$

Nhưng $D_1$ thua 1 trận nên $D_1 \leq 12$ do đó $3T\leq 3T+2H =3D_1 \leq 36$ nên ta loại trường hợp $(T,H)=(12;3)$.

Mặt khác, nếu $(T;H)=(0;15)$ thì tất cả các trận trong giải đều hòa và do đó điều kện $D_1=D_2+D_3=D_4+D_5+D_6$ không thể xảy ra.

Vậy ta có $(T,H)=(6;9)\Rightarrow D_1 = \dfrac{1}{3}(3T+2H)=\dfrac{1}{3}(3.6+2.9)=12$. Tức là $D_1$ được 12 điểm và đội này thua 1 trận, thắng 4 trận.

Bây giờ, ta thấy $D_1$ đã "nhận" 5 trong số 6 trận có kết quả thắng-thua của giải. Vì vậy, trong các đội $D_2,D_3,...,D_6$ có 1 đội thắng $D_1$ (vì $D_1$ thua 1 trận) và trong các trận đấu giữa 5 đội này với nhau, có 1 trận có kết quả thắng-thua và 9 trận có kết quả hoà.

Giả sử $D_i(i\in\{4,5,6\})$ có 1 trận thắng Thế thì điểm của $D_4$ ít nhất là $3+0+1+1+1=6$ vì nó đấu 5 trận và chỉ có thể thua 1 trận mà thôi. Nhưng $D_2\geq D_3\geq D_4=6$ và $D_2+D_3=12$ nên $D_2=D_3=D_4=6$, điều này không thể xảy ra vì muốn được 6 điểm thì cả 2 đội $D_2,D_3$ đều phải thắng ít nhất 1 trận! Vậy $D_4,D_5,D_6$ đều không thể thắng bất cứ trận nào, suy ra $D_4,D_4,D_6$ đều thua $D_1$. Do vậy $D_6\leq D_5 \leq D_4 \leq 4$ mà $D_4+D_5+D_6=12$ nên $D_4=D_5=D_6=4$

Từ đó ta có $D_2\geq D_3\geq 4$, hơn nữa trận đấu giữa 2 đội này không kết thúc với tỉ số hoà, đồng thời một trong 2 đội này sẽ thắng $D_1$. Có 2 khả năng:
** Xét $D_2$ thắng $D_1$ thì điểm số của $D_2$ không ít hơn 6 điểm. Khi đó lại có 2 khả năng:

i) Nếu $D_2$ lại thắng $D_3$ thì $D_2=3+3+1+1=8\Rightarrow D_3=4$, nhưng $D_3$ thua $D_1,D_2$ và trong các trận còn lại không thể thắng nên $D_3 \leq 3$, do đó điều này không thể xảy ra.
ii) Nếu $D_2$ thua $D_3$ thì $D_2=3+0+1+1+1=6\Rightarrow D_2=D_3=6$, thỏa mọi điều kiện.

** Xét $D_3$ thắng $D_1$, bằng lý luận tương tự ta cũng có $D_2=D_3=6$.

Vậy giải đấu kết thúc với kết quả như sau:
$D_1$ thắng $D_4,D_5,D_6$, thua một trong 2 đội $D_2,D_3$ và thắng đội còn lại trong 2 đội này.
2 đội $D_2,D_3$ đều hòa với $D_4,D_5,D_6$ đồng thời có 1 đội thắng $D_1$ và thua đội còn lại.
4 đội $D_4,D_5,D_6$ đều thua $D_1$ và hòa trong tất cả các trận còn lại.


Mashimaru à, sao lại chen ngang thế, sung nhỉ, cách giải của bạn cũng được , nhưng mình cũng có thể dựa vào sự sắp xếp thứ tự của số điểm mà suy ra trận thắng thua còn lại phải rơi vào đội có số điểm $ D_3 $
Từ đó suy ra tất cả các trận còn lại là hòa, và $ D_1 $ thắng hết tất cả các đội và chỉ thua $ D_2 $ và $ D_2 $ thua $ D_3 $ do đó ta có thể suy ra đểm rất nhanh chóng của các đội lần lượt là 12 6 6 4 4 4 chứ không cần lập luận dài thế đâu ^^ l-)

#18
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
minhyeutoan là ai mà biết rõ thế nhỉ? :lol:

Ừ, đúng là năm ngoái cũng hơi ức vì bài mình bị bắt chẹt quá. Tính sai cál $\Delta$ (vẫn đúng kết quả, chỉ hơi ảnh hưởng đến miền xác định), thế mà bị trừ sạch điểm cả bài PT bậc hai....

Sao Trung Hiếu suy ra là trận thắng thua rơi vào đội $D_3$ được nhỉ? Vai trò của $D_2,D_3$ là tương đương nhau cơ mà?
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#19
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Ngứa tay, post cho hoàn chỉnh lời giải bài Số Học :lol:

a. Giả sử tồn tại $\overline{abc}$ là số bạch kim cho 3 chữ số. Khi đó $\overline{abc}=a^2+b^2+c^2 \leq 9^2+9^2+9^2 = 243 \Rightarrow a\in\{1;2}$
Nếu $a=1$ thì ta có $100+10b+c=b^2+c^2+1\Rightarrow 4(b-5)^2+(2c-1)^2=497$
Nếu $a=2$ thì ta có $200+10b+c=b^2+c^2+4\Rightarrow 4(b-5)^2+(2c-1)^2=885$
Nhưng vì $b,c$ là các chữ số nên $4(b-5)^2+(2c-1)^2 \leq 4(9-5)^2+(2.9-1)^2 =353$ nên cả hai khả năng trên đều không xảy ra.
Vậy không tồn tại số bạch kim có 3 chữ số.

b. Bằng qui nạp ta thấy các số bạch kim chỉ có thể có 2 hoặc 1 chữ số.
Nếu số bạch kim chỉ có 1 chữ số, bằng thử chọn dễ thấy đó là số 1.
Nếu số bạch kim có 2 chữ số, đặt đó là $\overline{ab}$ thì $10a+b=a^2+b^2\Rightarrow 4(a-5)^2+(2b-1)^2=101$
Suy ra $4(a-5)^2$ là số chính phương chẵn nhỏ hơn $101$, đó chỉ có thể là các số $4;16;36;64;100$, mà $(2b-1)^2$ lại là số chính phương lẻ nên suy ra $4(a-5)^2=100\Rightarrow a\in\phi$

Vậy số bạch kim duy nhất là số $1$
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#20
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Quan điểm ra đề của PTNK không phải là để hủy diệt, không tạo thuận lợi cho các em học nhiều. Vì thế mà các bạn luôn cảm thấy dễ và học sinh không chuyên cũng làm được kha khá.

Tuy nhiên, để làm được điểm 10 không phải là đơn giản.

Tôi gửi đáp án đề nghị của đề thi năm nay.

File gửi kèm






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh