Đến nội dung

Hình ảnh

Bậc của một số nguyên và Căn nguyên thuỷ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Đây là đề tài chúng em chọn. Mong mọi người nhiệt tình đóng góp, giúp đỡ, đặc biệt là về khoản tài liệu :lol:

Định nghĩa bậc của một số nguyên:
Cho $a$ và $m$ là các số nguyên dương thỏa điều kiện $\gcd(a,m)=1$. Khi đó, số nguyên dương $x$ nhỏ nhất thỏa điều kiện $a^x \equiv 1(mod m)$ được gọi là bậc của số nguyên $a$ theo modul $m$ và kí hiệu là $x=ord_m a$

Định nghĩa căn nguyên thuỷ:
Cho các số nguyên $p,q$ sao cho $\gcd(p,q)=1$. Khi đó, $q$ được gọi là căn nguyên thủy của $p$ theo modul $q$ khi và chỉ khi $ord_p q=\phi(p)$.
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#2
Non_Stop

Non_Stop

    LTV School

  • Thành viên
  • 86 Bài viết
Cái này tiếng Anh là "order of x modulo m" phải không anh Hiếu ?
Trong bài viết về hàm Carmichael của Yimin Ge trong báo Mathematical Reflection cũng có đề cập khá rõ.:lol: Em năm ngoái cũng thử dịch chút ít bài viết đó (hồi ấy chả hiểu gì về mấy cái này nên thuật ngữ toàn dịch sai nghĩa,nhưng xem tạm cũng được).:D
Hàm Carmichael

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi pephuc_93: 04-06-2008 - 11:23

P.M.K

#3
Alexi Laiho

Alexi Laiho

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
To Mashimaru:

Trong phần định nghĩa căn primitive của bạn, thì $\phi(p)$ là gì thế? Có phải là Euler function không nhỉ?

#4
Mashimaru

Mashimaru

    Thượng sĩ

  • Hiệp sỹ
  • 264 Bài viết
Vâng, $\phi (p)$ là hàm Euler ạ, tức là số các số tự nhiên không lớn hơn $p$ và nguyên tố cùng nhau với $p$
Và như thế, hạnh phúc thật giản dị, nhưng đó là điều giản dị mà chỉ những người thực sự giàu có trong tâm hồn mới sở hữu được.

#5
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Có 1 bài của Spivak và Senderov đăng trên tạp chí Kvant với tựa đề "Định lý nhỏ Fermat" có đề cập đến khá nhiều về bậc và căn nguyên thuỷ. Ngoài ra có 1 bài viết của Phạm Ngọc Huy (PTNK khóa 2000). Để tôi dịch 1 đoạn của bài trên và tìm bài của Huy xem sao.

Có bài VMO 2001 và VMO 2004 dùng đến bậc đấy.

Tôi nhớ hình như là bài a^6^n + b^6^n và minS(2003*n) gì đó.

#6
hieunguyentr92

hieunguyentr92

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cảm ơn thầy.
HH nên đưa thêm một số tài liệu mà bạn tìm được lên đi chứ
Mong các bạn tiếp tục đóng góp thêm tài liệu ạ ^^ :mellow:

#7
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Các bạn cứ bắt đầu viết và post bài đi. Sau đó mọi người sẽ bổ sung dần.

Namdung

#8
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đây sẽ là chủ đề seminar ngày 11/10. Mời các thầy cô giáo và các bạn học sinh, sinh viên quan tâm đến tham dự vào thảo luận. Địa điểm: Trường PTTH chuyên Lê Hồng Phong (phòng học ở dãy giữa, trên lầu 2). Thời gian: 8h45 sáng chủ nhật 11/10.

#9
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đây là phần lý thuyết của bài thuyết trình. Các ví dụ minh họa và bài tập sẽ được tiếp tục update. Hẹn mọi người vào sáng mai.

File gửi kèm



#10
hienquangtrung

hienquangtrung

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 89 Bài viết
Về vấn đề này mình cũng gửi một bài viết kiến thức cơ bản. Hôm nay bận việc trên trường nên không tham dự được. Gửi bản tex để các bạn có thể chỉnh sửa bổ sung. Phần tiếp theo sẽ hoàn chỉnh gửi sau

File gửi kèm



#11
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Cảm ơn thầy Hiền đã chia sẻ tài liệu.

Dưới đây là bản cập nhật nhất cho bài trình bày của Phạm Hy Hiếu.

File gửi kèm



#12
dkhanhht98

dkhanhht98

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết

Đây là phần lý thuyết của bài thuyết trình. Các ví dụ minh họa và bài tập sẽ được tiếp tục update. Hẹn mọi người vào sáng mai.

Nhờ thầy tải lên dùm em một số bài tập phần này.






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh