Đến nội dung

Hình ảnh

Sai Lệch Toán Học

- - - - -

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 77 trả lời

#1
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Thưa toàn thể các bạn,từ bao nhiêu thế kỷ nay,toán học bắt chúng ta phải học và hiểu những cái thật trừu tượng, vô lý,xa rời tự nhiên và thực tế,tôi xin được đơn cử vài ví dụ cụ thể sau:
1/Trong tự nhiên và thực tế,không có bất kỳ cái gì, hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học dạy và bắt chúng ta phải học và hiểu,những cái nhỏ hơn không(0)
2/Trong tự nhiên cũng như trong thực tế, không có các giá trị âm(-) nhỏ hơn không(0),vậy mà toán học bắt chúng ta học và hiểu là có các giá trị âm(-),nhỏ hơn không(0), nghĩa là 0>-1>-2>-3>-4....v..v.....
Bây giờ tôi xin được chứng minh cho các nhà toán học trên Thế Giới thấy rằng,từ nào đến giờ "Toán học cũ sai lầm" như thế nào
1/Theo tôi trong tự nhiên cũng như trong thực tế,không có cái gì hặc giá trị nào nhỏ hơn không(0),thì trong toán học, con số không(0), cũng là con số nhỏ nhất và là điểm xuất phát của mọi vấn đề.(Nghĩa là cái không trong tự nhiên và số không(0) trong toán học là một),chứ không như "toán học cũ" bắt chúng ta phải học và hiểu, cái không trong tự nhiên,khác số không(0)trong toán học là "sai lầm'
2/Trong toán học,nếu chúng ta gán cho các số tự nhiên giá trị âm(-),thì các giá trị âm(-) vẫn phải lớn hơn không,nghĩa là 0<-1<-2<-3<-4....v..v....Tại sao vậy?Tôi xin được chứng minh bằng các bài toán đơn giản và logic,nhưng là "mấu chốt"giửa cái "đúng" và cái "sai",theo hai phương pháp "toán cũ"và "toán mới",để các bạn dễ hiểu như sau:
*Phép toán cũ:
10 + (-3) =7
5 + (-4) =1 ; Do 10 >5 và -3 > -4 ; nên kết quả cho ra 7 > 1

20 + (-5) =15
15 + (-10)=5 ; Do 20 > 15 và -5 >-10 ; nên kết quả cho ra 15 > 5, Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10 Bây giờ tôi xin chỉ ra những "sai lầm" của các bài toán trên,theo cách suy luận mới như sau:
*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
Tại sao tôi đưa ra kết luận như vậy? Tôi xin được lý giải cụ thể như sau:
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)
Bài toán 2 cho ra kết quả 20 > 15 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -5 > lớn số được cộng là 0,nghĩa là (-5 > 0)

Đó là các bài toán "mấu chốt" ,chỉ ra "sai lầm của toán học cũ",mà từ nào đến giờ chúng ta phải học và hiểu như vậy. Vài lời trình bài "phương pháp toán mới",đồng thời chỉ ra những "sai lầm của phép toán cũ",tôi xin được lắng nghe ý kiến của các bạn gần xa,cũng như các nhà toán học trên Thế Giới,nếu có gì sai xin các bạn khai thị,thân chào,TVT
T/B các bạn có thể vào trang web:etasme.com ,xem phần "khai triển rộng toán học" của tôi các bạn sẽ rõ hơn.
Tôi xin được bổ sung thêm phần chứng minh trên,trường hợp hai bài toán 1 và 2 trong "phép toán mới",cho ra kết quả luôn nhỏ hơn (số bị cộng là 20).

#2
lehoan

lehoan

    Tiến sĩ diễn đàn toán

  • Hiệp sỹ
  • 1213 Bài viết

Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)

Cái này thật là vớ vẩn, bạn có thể khẳng định điều này không

#3
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Tôi chuyển cái chủ để này vào box Triết học, mong bác Tuấn lưu ý là lần sau quay lại nhớ ghé vào box đó trước khi mở chủ để này.
Đây là vấn đề mà bác TVT đã tranh luận trên các diễn đàn khác (svuk, physicsvn) và tất cả đều có một nhận xét là cái quan điểm mà bác đưa ra là ko ổn chút nào. Đến với diễn đàn toán học, em hy vọng bác ko đem những lập luận cũ vào đây để tranh luận (và hy vọng bác cũng chịu "mở lòng mình" để chấp nhận những quan điểm ko giống với mình).
Tất cả những lần tranh luận với bác trước kia (về cái mà bác gọi là "Sai lệch toán học) em đều đứng ngoài cuộc, mong là lần này tiếp chiêu bác mình sẽ ko bị bác làm cho ức chế.
Vài lời rào trước đón sau thế, mong bác sẽ ko gặp phải rắc rối gì với BQT của diễn đàn này.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#4
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết

Cái này thật là vớ vẩn, bạn có thể khẳng định điều này không

Xin mọi người lưu ý khi tranh luận ở đây: mọi người xin cứ bình tĩnh, lập luận của bác ấy dù đúng hay sai thì các bạn cũng chỉ cần nói đúng hay sai và đưa ra lập luận của mình thôi.
Tớ chưa bao giờ khắt khe trong việc kiểm soát các bài viết, nhưng xin lưu ý là nếu ở đây có lời qua tiếng lại gì là tớ tùng xẻo ngay.
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#5
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Tôi xin được chứng minh bằng các bài toán đơn giản và logic,nhưng là "mấu chốt"giửa cái "đúng" và cái "sai",theo hai phương pháp "toán cũ"và "toán mới",để các bạn dễ hiểu như sau:
*Phép toán cũ:
10 + (-3) =7
5 + (-4) =1 ; Do 10 >5 và -3 > -4 ; nên kết quả cho ra 7 > 1

20 + (-5) =15
15 + (-10)=5 ; Do 20 > 15 và -5 >-10 ; nên kết quả cho ra 15 > 5, Chính vì cách chứng minh,tưởng chừng thật "logic" như thế,nên chúng ta mới dễ chấp nhận một cách "sai lầm" là -3 > -4 và -5 > -10


Cái vòng luẩn quẩn. Chấp nhận -3>-4 để rồi cuối cùng đi kết luận -3>-4. Thật giống với việc sử dụng các mệnh đề tương đương với định đề V của Euclide để chứng minh định đề V của Euclide. :)
Vậy theo bác, bản chất thật sự của số 0 là gì?
Thực chất các số & các phép toán trên nó chỉ là quy ước do con người nghĩ ra và có tính trừu tượng, khái quát cao. Về bản chất, các ký hiệu cụ thể 1, 2, 3, 4, ... hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo ý muốn. Cái mà bác gọi là chứng minh ở trên chẳng phải là chứng minh gì cả, mà chỉ là quy ước (có thể hiểu một cách thô thiển là tiên đề) mà con người chấp nhận.
Các quy ước hoàn toàn có thể thay đổi & cho ra những kết quả khác, nhưng vấn đề là chúng có tính hợp lý & ứng dụng thực tế được hay không, hay chỉ cho ra những thứ quái thai vô ích?
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#6
thanhbinh0714

thanhbinh0714

    Giọt sương mai

  • Thành viên
  • 210 Bài viết
Em đọc xong thấy chán bác quá .
Nếu Bác có 2000 đ mà cứ muốn vào nhà hàng sang trọng ăn phở thì làm thế nào nhỉ?
Em tặng Bác cái này:
Số âm _cuộc hành trình 20 thế kỉ
Số âm xuất hiện từ thế kỉ III trước công nguyên trong bộ sách "toàn thư cửu chương" của Trung Quốc. Khi đó số dương được hiểu như số tiền lãi còn số âm được hiểu như số tiền "nợ",'lỗ" . Quy tắc cộng hai số âm như sau:" một món nợ cộng thêm một món nợ nữa thì kết quả là một món nợ". Khi đó còn chưa có dấu "-" , người Trung quốc dùng mầu mực khác để viết chỉ số tiền nợ tiền lỗ để phân biệt với số tiền lãi tiền có.
Mặc dù các nhà toán học thời cổ đã cố tránh số âm, nhưng thực tế đời sống đã đặt ra hết bài toán này đến bài toán khác mà đáp số nhân được là các số âm.Tuy thế các số âm vẫn phải trải qua nhiều khó khăn trong một thời gian dài mới khẳng định được địa vị của mình . mãi đến thế kỉ XVII, Đề_các mới đề nghị biểu diễn số âm trên trục số vào bên trái điểm 0 và từ đó số âm mới dần dần có quyền bình đẳng với số dương.

Một cây làm chẳng nên non

#7
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Trước tiên tôi xin chân thành cám ơn ban Quản Trị Mạng, đã chấp nhận đăng tải đề tài của tôi.Tiếp đến tôi xin cám ơn một số bạn đưa ý kiến về bài viết của tôi,tôi nhất trí với quan điểm của bạn Ngocson52,khi tranh luận chúng ta nên phê phán nhau trên tinh thần xây dựng "đúng hay sai", chúng ta nên tránh những lời phê phán không được lịch sự ,thân chào,TVT.

#8
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn Lehoan,bạn nói:

Cái này thật là vớ vẩn, bạn có thể khẳng định điều này không

Bạn nên biết một khi tôi đưa ra các bài toán trên, là tôi đã khẳng định chắc chắn lập trường của mình,chào bạn,TVT.

#9
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn ThuanTD,bạn nói:

Cái vòng luẩn quẩn. Chấp nhận -3>-4 để rồi cuối cùng đi kết luận -3>-4. Thật giống với việc sử dụng các mệnh đề tương đương với định đề V của Euclide để chứng minh định đề V của Euclide.

Bạn nên xem lại,đó là cách chấp nhận của "nền tảng toán học cũ" chứ không phải của cá nhân tôi bạn ạ,bạn còn nói:

Vậy theo bác, bản chất thật sự của số 0 là gì?

Đấy câu hỏi của bạn mới nói lên bản chất vấn đề mà tôi muốn đưa ra,tôi xin được trình bày cụ thể về quan điểm của mình về số không(0) như sau:
Theo tôi trong tự nhiên, trong thực tế, không có bất cứ cái gì hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0), thì trong toán học chúng ta cũng không được lập luận bất cứ cái gì, hoặc giá trị nào nhỏ hơn không(0), kể cả các giá trị âm, thì giữa toán học và tự nhiên cũng như thực tế, mới thể hiện được mối tương quan mật thiết lẫn nhau.
Bây giờ tôi xin trình bày thật cụ thể, về ứng dụng "quan điểm toán mới" của tôi như sau:
1/Theo tôi cái không(0) trong tự nhiên và số không(0) trong toán học phải là một, (nghĩa là cái không(0)trong tự nhiên, biểu hiện cho sự chẳng có gì và không có gì có thể nhỏ hơn được nữa,thì số không(0)trong toán học cũng phải được hiểu như vậy)
2/Tôi xóa bỏ giá trị âm(-) ví dụ -1,-2,-3...v..v.... trong toán học,là đồng nghĩa trả lại cho "toán học", thuần túy là "toán học", chứ không phải là phép thuật như "nền tảng toán cũ" đã dùng.Nghĩa là theo quan điểm của tôi, trong tự nhiên, trong thực tế, không có giá trị âm(-), thì trong "toán học" chúng ta cũng không được dùng và sử dụng giá trị âm(-).
3/Khi không sử dụng giá trị âm(-)trong toán học, là đồng nghĩa tôi vứt luôn giá trị tuyệt đối, vừa rờm rà vừa khó hiểu và như là phép thuật, của "nền tảng toán cũ".Trả lại cho "toán học" tính chất thuần túy là "toán học", chúng ta chỉ dùng toán, chứ không dùng phép thật biến hóa là giá trị tuyệt đối,mà "toán học cũ" vẫn dùng.

Đó là những ưu điểm trong "quan điểm toán mới" của tôi, giúp cho "nền tảng toán học", trở nên đơn giản, chính xác đúng với tự nhiên và thực tế hơn.Đồng thời tôi sẽ chứng minh cho các nhà toán học trên Thế Giới, thấy và hiểu được việc làm của tôi và tôi đủ khả năng làm được chuyện đó,vài lời bày tỏ nếu có gì mạo phạm xin các bạn bỏ quá cho,thân chào,TVT.

-----------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ngocson52: 27-05-2005 - 15:48


#10
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết

Thực chất các số & các phép toán trên nó chỉ là quy ước do con người nghĩ ra và có tính trừu tượng, khái quát cao. Về bản chất, các ký hiệu cụ thể 1, 2, 3, 4, ... hoàn toàn có thể thay đổi tùy theo ý muốn. Cái mà bác gọi là chứng minh ở trên chẳng phải là chứng minh gì cả, mà chỉ là quy ước (có thể hiểu một cách thô thiển là tiên đề) mà con người chấp nhận.
Các quy ước hoàn toàn có thể thay đổi & cho ra những kết quả khác, nhưng vấn đề là chúng có tính hợp lý & ứng dụng thực tế được hay không, hay chỉ cho ra những thứ quái thai vô ích?

yeah, that' right.

Cach day chuc nghin nam, chac chua co so 0, so 1, so a^m thi chac chan ca`ng ko, moi thu rat tu nhien. Con nguoi co' the hanh phuc hon bay gio, nhung ho a(n hang o+? ho^'c

Neu bac TVT ti`m ra 1 cach xay dung lai toa`n bo Mathematics ma ko can dung den cac so 0, so 1, so am...., tom lai la` khac hoan toan nhung cai gi` co so nen tang ma` dang co'. Bac la dai thien tai, bac se dung tren tat ca ca'c Gauss, ca'cArchimed....(cai nay ko phai no'i kha'y, ma open-minded thi` cha co cai gi` la` ko the het). Nhung bac moi post co the kia thi` chua an thua gi` het, moi bac tiep tuc. :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tnk: 27-05-2005 - 16:35

Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#11
N.V.Minh

N.V.Minh

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 117 Bài viết
Tớ đọc bài của bác TVT thì thấy bác ấy muốn xd toán học không có số âm . Tốt thôi , xin mời bác nêu ra những hệ quả và đl mà bác đã tìm ra ( nếu nhiều quá thì bác chọn những đl đặc sắc mà sẽ không còn đúng khi xuất hiện số âm), trước hết là trong lí thuyết số . Thực tế sẽ cm cái gì có lí !

Tớ cũng lưu ý là khi không có số âm thì hơi khó để có những kết quả trong bài toán 1 và 2 của bác , trừ khi bác đn lại phép cộng !
Iêu nhau trọn vẹn một tuần .
Em khen : Anh quá cù lần . Bỏ anh !

#12
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)

Mệnh đề này do bạn sáng chế ra??? Thực đáng khâm phục.

Tại hạ có xem qua khai triển của các hạ. Xin các hạ chỉ giáo thêm cho phần khai triển mới của các hạ để giải phương trình bậc 2: . Áp dụng cho phương trình . Cám ơn

#13
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
Tại sao tôi đưa ra kết luận như vậy? Tôi xin được lý giải cụ thể như sau:
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)
Bài toán 2 cho ra kết quả 20 > 15 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -5 > lớn số được cộng là 0,nghĩa là (-5 > 0)[/b]
Đó là các bài toán "mấu chốt" ,chỉ ra "sai lầm của toán học cũ",mà từ nào đến giờ chúng ta phải học và hiểu như vậy. Vài lời trình bài "phương pháp toán mới",đồng thời chỉ ra những "sai lầm của phép toán cũ",tôi xin được lắng nghe ý kiến của các bạn gần xa,cũng như các nhà toán học trên Thế Giới,nếu có gì sai xin các bạn khai thị,thân chào,TVT
Tôi xin được bổ sung thêm phần chứng minh trên,trường hợp hai bài toán 1 và 2 trong "phép toán mới",cho ra kết quả luôn nhỏ hơn (số bị cộng là 20).

Khi thực hiện "phép cộng" với hai số, một số được bác gọi là "số bị cộng", còn số kia gọi là gì? Theo bác là "số được cộng". Và hai đối số trong "phép cộng" ấy có bình đẳng với nhau như phép cộng thông thường hay không? Hoàn toàn không bình đẳng vì nếu không đã có thể sử dụng cùng một tên gọi giống nhau. Vậy "phép cộng" của bác về bản chất khác xa phép cộng thông thường, nghĩa là bác đã đi xây dựng một phép toán mới (thực chất chỉ là bác đổi tên gọi phép trừ thông thường thành "phép cộng" của bác). Chính điều này sẽ có thể gây nên sự nhầm lẫn trong suy luận của bác.

Ở đây, chúng ta dễ nhận thấy bác Tuấn đã chấp nhận sử dụng tập số tự nhiên cùng quan hệ thứ tự thông thường (chấp nhận phép so sánh các số nguyên không âm như chúng ta thừa nhận bấy lâu nay). Tuy nhiên, phép toán "cộng" đã được định nghĩa lại. Cách định nghĩa của bác Tuấn cho thấy "phép cộng" ấy không phải là phép toán hai ngôi trên tập N các số tự nhiên thông thường (vì có các số -5, -10, ... không phải là số tự nhiên theo quan niệm của chúng ta). Bác Tuấn hãy cho biết, trên tập số tự nhiên N (thông thường), "phép cộng" của bác có thể thực hiện được hay không, nghĩa là có thể "cộng" hai số tự nhiên bất kỳ bằng "phép cộng" của bác hay không? Nếu được, bác hãy thực hiện hai "phép cộng" sau:
20 + 2 = ....
20 + 5 = ....
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#14
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

2/Tôi xóa bỏ giá trị âm(-) ví dụ -1,-2,-3...v..v.... trong toán học,là đồng nghĩa trả lại cho "toán học", thuần túy là "toán học", chứ không phải là phép thuật như "nền tảng toán cũ" đã dùng.Nghĩa là theo quan điểm của tôi, trong tự nhiên, trong thực tế, không có giá trị âm(-), thì trong "toán học" chúng ta cũng không được dùng và sử dụng giá trị âm(-).

Bác xóa bỏ các giá trị (hay ký hiệu???) -1, -2, -3, .... Thế khi định nghĩa lại "phép cộng" theo quan điểm của bác, mấy ký hiệu -5, -10, ... gì đấy đã bị xóa bỏ, không tồn tại mà bác vẫn dùng một cách hồn nhiên và vô tư thì định nghĩa ấy có chấp nhận được không̀?

Ở đây, bác có sử dụng cụm từ "thuần túy toán học". Thế bác có thể giải thích cho mọi người hiểu thế nào là "thuần túy toán học" không?
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#15
tqtcm

tqtcm

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Qua hay, mot y tuong qua hay!
Theo toi dung la mot de tai hay. Vi co le no map mo o cho, tu khi hoc trong truong pho thong hay dai hoc thi chung ta rat quen voi so am. Va ai cung biet cong voi mot so am thi ta dem so bi cong tru di gia tri tuyet doi của so am. Neu do la dinh nghia thi thi chung ta và cả ban TVT cung khong ban cai van de nay roi, ma do chi la quy tac lam phep cong voi so am. Ma la quy tac thi la con nhieu van de de xem xet.
Theo toi y kien cua ban TVT la :
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Chung ta can phai xem lai, vi cung co chang phai la dinh nghia, ma la mot ket luan tu mot vi du. Trong toan hoc thi khong the chap chap nhan suy ra ket luan tu mot truong hop cu the ma phai la mot truong hop tong quat co.

#16
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Qua hay, mot y tuong qua hay!
Theo toi dung la mot de tai hay. Vi co le no map mo o cho, tu khi hoc trong truong pho thong hay dai hoc thi chung ta rat quen voi so am. Va ai cung biet cong voi mot so am thi ta dem so bi cong tru di gia tri tuyet doi của so am. Neu do la dinh nghia thi thi chung ta và cả ban TVT cung khong ban cai van de nay roi, ma do chi la quy tac lam phep cong voi so am. Ma la quy tac thi la con nhieu van de de xem xet.
Theo toi y kien cua ban TVT la :
Cùng (một số bị cộng là 20),nếu chúng ta cộng cho một (số được cộng),nếu kết quả cho ra giá trị lớn,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị nhỏ) và ngược lại nếu kết quả cho ra giá trị nhỏ,thì (số được cộng đó sẽ có giá trị lớn)
Chung ta can phai xem lai, vi cung co chang phai la dinh nghia, ma la mot ket luan tu mot vi du. Trong toan hoc thi khong the chap chap nhan suy ra ket luan tu mot truong hop cu the ma phai la mot truong hop tong quat co.

Đề nghị khi thảo luận hãy viết đầy đủ dấu :leq
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#17
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Loài người suốt hàng nghìn năm nay phải học những thứ ko hề tồn tại thật, và người (muốn) có công đưa họ ra khỏi con đường lầm lạc ấy là bác TVT. Nếu bác ý tưởng của bác TVT là đúng, thì phát hiện của bác được coi như một sự đảo lộn thứ tư: Copernicus làm cho Trái Đất mất vị trí trung tâm của vũ trụ, Darwin làm cho con người mất đi cái nguồn gốc cao quý của mình, Freud làm mất những cái động lực cao quý nhất (mà thay vào đó là cái thấp hèn - "tính dục"), và bây giờ bác TVT xô đổ luôn cái "đối xứng" vốn được coi là một vẻ đẹp của tự nhiên, cũng như ở trong toán học.
Em nói câu này mong là bác Trần không giận, bác vứt bỏ số âm đi vì một lý do rất đơn giản, đó là bác ko biết các số âm ấy dùng để làm gì (EM ĐỒNG Ý VỚI BÁC LÀ TRÊN THỰC TẾ KHÔNG CÓ SỐ ÂM THẬT (còn trong toán học đương nhiên là nó vẫn tồn tại), VÀ EM TIN LÀ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI Ở ĐÂY ĐỀU NGHĨ THẾ, CHỨ KHÔNG PHẢI MỘT MÌNH BÁC ĐÂU, BÁC TVT Ạ). Nếu thế em e là bác phải vứt bỏ hầu hết những cái đã có trong toán học (nhất là toán học hiện đại). Việc bác làm thì bọn em vẫn thường nói với nhau trong cuộc sống hàng ngày là "không được ăn thì đạp đổ".
Nếu bác TVT nói số âm là một sai lầm của toán học vì trên thực tế ko có số âm, thì em xin thưa với bác là: trên thực tế này rất rất nhiều cái vốn ko tồn tại nhưng nó vẫn cứ tồn tại trong khoa học (với tư cách là sự trừu tượng hóa, lý tưởng hóa cái thực tế). Nếu thế thì những cái như số ảo (i), không gian n chiều đều đáng bỏ vào sọt rác cả (em đố bác những cái ấy dùng để làm gì?).
Em nghĩ vấn đề bác cần xem lại ở đây chính là cấp tốc xem lại vấn đề quan hệ giữa đối tượng của toán học (hay khoa học) với các đối tượng được tri giác cảm tính. Bác chính là người bảo hai đối tượng này phải trùng làm một, còn tất cả các nhà toán học chẳng có ai ngây thơ để tin vào điều ấy (dù ko phải ai cũng là nhà triết học, họ chỉ có một tiềm tin "ngây thơ" thế thôi).

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuantd: 29-05-2005 - 17:52

Hạnh phúc là đấu tranh.

#18
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Số âm đúng là ko tồn tại trên thực tế, nhưng tại sao người ta vẫn dùng nó (nếu bỏ đi sẽ nảy ra khó khăn gì)? Bác đợi nhé, thời gian tới sẽ có bài trả lời (ko phải của em đâu).
-------------------------
Lúc trước em viết nhầm la "số âm đúng là không tồn tại" nay sửa lại như trên (ko tồn tại trên thực tế). Cám ơn anh NL đã nhắc nhở.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuongnho119: 29-05-2005 - 17:16

Hạnh phúc là đấu tranh.

#19
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết

Số âm không tồn tại

Chỗ này không đúng. Tồn tại hay không là do toán học chứ em?

#20
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Chỗ này không đúng. Tồn tại hay không là do toán học chứ em?

Chỗ này có vấn đề. Đáng ra phải nói là do con người. Con người nghĩ/sáng tạo ra nó và cũng có thể làm nó "chết", không tồn tại bằng cách phớt lờ, không sử dụng nó.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh