Đến nội dung

Hình ảnh

Sai Lệch Toán Học

- - - - -

  • Chủ đề bị khóa Chủ đề bị khóa
Chủ đề này có 77 trả lời

#41
leoteo

leoteo

    Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

  • Hiệp sỹ
  • 271 Bài viết

Tôi chỉ xin lưu ý các bạn đây là diễn đàn toán học, chúng ta nên dùng toán học cụ thể, hơn là những lời đã kích nhau, thì không phù hợp các bạn ạ.

Bài cuối của em trong chủ đề này :D.

Rất tiếc là ko có bài viết nào của bác, thậm chí cả ở trang web của bác có thể gọi là Toán học, chứ đừng nói đến "Toán học cụ thể". Bác nên tìm hiểu thêm thế nào là một chứng minh, thế nào là một tiên đề (cả theo nghĩa cổ điển và hiện đại) trong Toán học, và nghiên cứu thêm về phương pháp luận trước đã :D.

Còn bác bảo tốt nhất để vài nhà Toán học nổi tiếng của Vn đến gặp tôi :D, thế thì bác có nằm mơ. Ai người ta quan tâm đến bác làm cái gì. Ai có làm Toán chắc cũng hiểu mọi hệ thống số "hoàn chỉnh" nào khác sẽ phải đẳng cấu (isomorphic) với hệ thống số chúng ta đang dùng. Ko hiểu bác nghe khái niệm đẳng cấu trong Toán học bao giờ chưa :D.
Trần trùng trục đi về không vướng víu

#42
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Các bạn cứ xem lại cách chứng minh bằng toán học của tôi về các lập luận trên các bạn sẽ rõ.Tôi đang chờ các bạn chứng minh cụ thể, bằng toán học những câu hỏi mà tôi đưa ra.Tôi chỉ xin lưu ý các bạn đây là diễn đàn toán học, chúng ta nên dùng toán học cụ thể, hơn là những lời đã kích nhau, thì không phù hợp các bạn ạ.Các luận điểm mà tôi đưa ra đúng, sai, như thế nào còn chờ sự đánh giá nghiêm túc của các nhà toán học,còn bạn nào có nhã hứng, muốn biết cụ thể luận điểm toán của tôi, các bạn cứ liên hệ trực tiếp với tôi qua số phone: 0913915505
các bạn sẽ hiểu thế nào "Sai lệch toán học",thân chào,TVT.

Cháu thật sự quan tâm đến luận cứ của bác. Mong bác đừng bắt bẻ từng câu chữ của các bạn trên dd. Cháu thật sự muốn xem khai triển của bác để giải pt http://dientuvietnam...gi?ax^2 bx c=0. Áp dụng cho http://dientuvietnam...cgi?x^2 2x-3=0. Cám ơn bác nhiều.

#43
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

... toán học lại bắt chúng ta phải học và hiểu là  0>-1>-2>-3>-4.......v...v.....[/b]
Đây là những câu hỏi thật thuần túy toán học và thật nghiêm túc, tôi không chỉ hỏi riêng các bạn trong diễn đàn này, mà tôi thách thức tất cả các nhà toán học trên Thế Giới, trả lời được hai câu hỏi trên bằng toán học và bằng thực tế.Tôi nghĩ vấn đề của tôi đưa ra trên các diễn đàn, chỉ tranh qua cải lại cho vui thôi, chớ các diễn đàn này chẳng có thẳm quyền, giải quyết được các luận điểm do tôi đưa ra.Vì vậy chỉ có cách tốt nhất là các nhà toán học VN, nên cử một vài cá nhân nào có trình độ toán học thật cao, đến gặp trực tiếp với tôi, thì theo tôi nghĩ chỉ cần một vài giờ là các nhà toán học đó, sẽ biết vấn đề mà tôi đưa ra "đúng, sai", cụ thể như thế nào và tôi đang chờ điều đó xảy ra, để tôi và các bạn đở mất thời giờ tranh luận, mà chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Hai câu hỏi mà tôi đưa ra ở trên, tôi khuyên các bạn chớ dùng cách lý giải và chứng minh theo phương pháp cũ, vì tôi đã dùng phương trình toán học chứng minh cách lập luận của "toán cũ" đã sai bét rồi các bạn ạ.Đồng thời tôi đã chứng minh không có bất cứ giá trị nào nhỏ hơn không(0) kể cả số âm(-) và 0<-1<-2<-3<-4...v..v....
Các bạn cứ xem lại cách chứng minh bằng toán học của tôi về các lập luận trên các bạn sẽ rõ.Tôi đang chờ các bạn chứng minh cụ thể, bằng toán học những câu hỏi mà tôi đưa ra.

Bác nói thế là oan cho Toán học rồi đấy. Toán học làm sao mà bắt ai đó phải tuân theo nó được. Bác đừng dùng biện pháp nhân hóa cho toán học như thế chứ :D. Chỉ con người quy ước với con người thôi...

Trước khi bác gặp gỡ những nhà toán học, hy vọng bác hãy giải thích & trả lời những bài viết, những câu hỏi mà em đã đặt ra cho bác trong chủ đề này (hình như có cả bài viết cho đề cập đến cách "chứng minh toán học" của bác chưa ổn lắm :D )... Hy vọng sau một thời gian nữa, khi trở lại diễn đàn, sẽ đọc được những lời giải thích hợp tình hợp lý, những bài giải thích thuyết phục & không có sai lầm của bác cho những câu hỏi của em trong những bài viết trên. (Bác nhớ là bác còn đang "quên" chưa trả lời chúng đấy)...
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#44
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn Nemo,bạn nói:

QUOTE 
1/ Các bạn có thể chứng minh cho tôi biết và hiểu cái gì và giá trị nào nhỏ hơn không(0) bằng toán học và bằng thực tế



  -1 <0. Thượng Đế và một số nhỏ hơn 0 tồn tại như vậy đó thưa Bác !


QUOTE 
2/các bạn có thể cho tôi biết +3 >-3 bao nhiêu đơn vị và tại sao toán học lại bắt chúng ta phải học và hiểu là 0>-1>-2>-3>-4.......v...v.....



Cũng tương tự như trên nên  do đó  sáu đơn vị Bác ạ !
Toán học không bắt chúng ta, chẳng có gì cưỡng ép ở đây cả xin Bác đừng đổ lỗi cho hai chữ Toán học.

Cháu sẽ rất vui khi được tìm hiểu về một ý tưởng mới nếu Bác trả lời cho cháu Sai lệch Toán học là Sai lệch với cái gì !? Hẳn nhiên phải có một tiêu chuẩn mà người ta vẫn gọi là chân lý để có thể so sánh và kết luận nó đúng hay nó sai và sai như thế nào !?

Rất tiếc là các công thức toán của bạn tôi không paste qua được,nhưng bạn nên xem lại hai phương trình toán mà bạn đưa ra, chẳng nói lên được điều gì và chẳng giải đáp được các câu hỏi do tôi đưa ra.Bạn có thể chứng minh bằng các công thức toán đơn giản hơn để tôi dễ hiểu,chẳng hạn như khi muốn biết 9>3 bao nhiêu đơn vị thì ta chỉ cần lấy 9-3=6 là ta biết 9>3 là 6 đơn vị.Tôi đang chờ bạn chứng minh đơn giản và cụ thể hơn,chào bạn,TVT.

#45
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn Thuantd,bạn nói:

Khi thực hiện "phép cộng" với hai số, một số được bác gọi là "số bị cộng", còn số kia gọi là gì? Theo bác là "số được cộng". Và hai đối số trong "phép cộng" ấy có bình đẳng với nhau như phép cộng thông thường hay không? Hoàn toàn không bình đẳng vì nếu không đã có thể sử dụng cùng một tên gọi giống nhau. Vậy "phép cộng" của bác về bản chất khác xa phép cộng thông thường, nghĩa là bác đã đi xây dựng một phép toán mới (thực chất chỉ là bác đổi tên gọi phép trừ thông thường thành "phép cộng" của bác). Chính điều này sẽ có thể gây nên sự nhầm lẫn trong suy luận của bác.

Ở đây, chúng ta dễ nhận thấy bác Tuấn đã chấp nhận sử dụng tập số tự nhiên cùng quan hệ thứ tự thông thường (chấp nhận phép so sánh các số nguyên không âm như chúng ta thừa nhận bấy lâu nay). Tuy nhiên, phép toán "cộng" đã được định nghĩa lại. Cách định nghĩa của bác Tuấn cho thấy "phép cộng" ấy không phải là phép toán hai ngôi trên tập N các số tự nhiên thông thường (vì có các số -5, -10, ... không phải là số tự nhiên theo quan niệm của chúng ta). Bác Tuấn hãy cho biết, trên tập số tự nhiên N (thông thường), "phép cộng" của bác có thể thực hiện được hay không, nghĩa là có thể "cộng" hai số tự nhiên bất kỳ bằng "phép cộng" của bác hay không? Nếu được, bác hãy thực hiện hai "phép cộng" sau:
20 + 2 = ....
20 + 5 = ....

Tôi chẳng có sửa đổi phép toán cộng(+) thông thường như bạn áp đặt cho tôi, chẳng qua là tôi dùng chính các phép toán cộng(+),trừ(-) thông thường mà toán học cũ vẫn dùng,nhầm chứng minh ngược lại cho các nhà toán học trên Thế Giới thấy rằng, từ nào đến giờ khi chúng ta dùng và sử dụng các giá trị âm(-) ,đồng thời lập luận 0>-1>-2>-3>-4......v...v.....>- vô cực là sai hoàn toàn.Mà theo tôi thì nếu có các giá trị âm(-), thì con số không(0) vẫn luôn là số nhỏ nhất và:
0<-1<-2<-3<-4..........<- vô cực
Nghĩa là trong dải số âm(-), thì số không(0) luôn nhỏ nhất và trừ vô cực là lớn nhất.

Còn hai bài toán mà bạn đưa ra tôi vẫn áp dụng phép giải thông thường là:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
nhưng tôi xin lưu ý bạn với phép toán cộng các giá trị dương thì kết quả cho ra luôn lớn hơn số được cộng(+)
Bạn nên xem lại cách chứng minh của tôi cho bạn Kikikoo thấy các giá trị âm(-) thì -10 >-5 như sau:
Để bạn dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ cụ thể như sau:Giả sử bạn nợ bạn A là 10 đồng và bạn B là 5 đồng.Toán học quy định bạn phải ghi là -10 đồng và -5 đồng đúng không,vậy khi bạn có 20 đồng bạn đem trả nợ bạn sẽ dùng phép toán gì?Đúng ra thuần túy toán học,khi trả nợ bạn phải làm phép toán trừ(-),nhưng do toán học dùng giá trị âm(-) nên bạn phải dùng phép toán cộng(+).Nghĩa là bạn đem 20đồng bạn có, cộng(+) cho hai khoản nợ của bạn A và bạn B, thì bạn sẽ có các bài toán sau:
20 +(-10)= 10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5)= 15 ;Trả nợ cho B

Bạn hãy nhìn vào hai bài toán trên bạn sẽ nhận thấy -10 >-5 tại sao vậy?Tại gì khi bạn lấy 20 đồng trả cho bạn A là -10đồng thì số tiền còn lại trong túi của bạn chỉ còn 10đồng.Do -10 lớn nên số tiền còn lại của bạn chỉ còn lại 10đồng,sẽ nhỏ hơn số tiền còn lại khi bạn trả cho bạn B,vì khi bạn trả cho bạn B là -5đồng nên lúc đó trong túi bạn sẽ còn lại số tiền lớn là 15đồng. Từ hai kết quả khi bạn trả nợ 15>10 ta suy ra
-10>-5.
Chứ không như cách lập luận sai lầm của toán cũ cho rằng:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Do 20=20 ;15> 10 từ đó ta suy ra -5>-10
là sai hoàn toàn bạn ạ.không tin bạn cứ áp dụng thực tế như cách tôi ví dụ, bạn sẽ sớm hiểu được vấn đề, giữa hai giá trị -10 và -5, giá trị nào lớn hơn giá trị nào,chào bạn,TVT.
Bạn cứ suy nghiệm lại cách chứng minh và lý giải của tôi ở trên bạn sẽ thấy toán học cũ sai như thế nào,chào bạn,TVT.
--------------------------------------------
Chào bạn Trytolive,câu hỏi của bạn, tôi xin hẹn bạn khi nào tôi làm sáng tỏ cái giá trị âm(-), mang tính phép thuật của "toán học cũ", bạn sẽ thấy các phương trình bậc hai mà bạn đưa ra hỏi tôi, lúc đó mới mang ý nghĩa thuần túy là toán học như thế nào,Chào bạn,TVT.
-------------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

#46
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Vâng thưa bác, theo cháu biết có rất nhiều cách chứng minh rất đơn giản nhưng cách trên là của L.Euler một thương gia người Ai Cập chứng minh về sự tồn tại của Thượng Đế, đây là một chứng minh vạn năng nên cháu áp dụng để chứng minh tồn tại số âm. Có vẻ hơi phức tạp nhưng nếu áp dụng nguyên lý tăng Entropy và khai triển Taylor sẽ dễ thấy kết quả !
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#47
thuongnho119

thuongnho119

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 71 Bài viết
Bác Tuấn cứ quanh ra quẩn vào với mấy câu là giá trị âm chả dùng để làm gì, kiểu như nếu số tiền mà A là âm (-) thì cứ gọi quách nó là ... nợ cho nó xong. Bác Tuấn thấy mọi cái đều ổn thỏa ấy là bởi vì bác cứ loanh quanh với mấy phép cộng trừ (xin lỗi bác, của cấp I). Rõ ràng 1 thực tế là ngày xưa các cụ mình sống có số âm số iếc gì đây, ấy thế mà ai vay ai trả vẫn tính được hết ráo. Nhưng bước sang toán học hiện đại thì lại khác bác Tuấn ạ (khẩn thiết xin bác hãy xem lại cái này), số âm không thể nào bỏ được.
Như anh gì ở trên đã nói là trong tự nhiên vốn có những cái đối lập nhau, và trong toán học cũng có (nếu ko thì phản ánh tự nhiên đầy đủ thế nào được): đó là nóng-lạnh, âm-dương, hút-đẩy. Khi bỏ số âm đi thì ranh giới trên bị xóa nhòa, và theo 1 logic hiển nhiên, nó không thể nào phản ánh tự nhiên một cách đầy đủ như trước được nữa. Toán học chắc chỉ là công cụ để ... đếm thôi chứ ko thể coi là ông hoàng của khoa học được.

Mong bác hãy nhìn ra xa một chút, đừng có như con ếch kia suốt đời ngồi dưới đáy giếng nên chỉ nhìn thấy trời bao quanh nó bằng cái nia thôi.

thuantd@ Cứ nhịn bác ấy đi em ạ... Dẫu bác ấy đầu óc không được bình thường nhưng tuổi tác cũng lớn... Anh tạm thời cho màu chữ cùng màu nền, ai đó quét lên sẽ đọc được :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thuantd: 15-06-2005 - 22:09

Hạnh phúc là đấu tranh.

#48
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết
Bác Tranvantuan ơi!
Cháu nghhĩ như thế này, bác thấy thế nào?

Giả sử A hiện tại có 10 đ, A nợ B 5 đ, C nợ A 3 đ. Hỏi A có bao nhiêu tiền khi thanh toán xong nợ nần.
Toán học cũ (theo ý bác) sẽ quy ước (hay kí hiệu) nợ 5 đ là -5
Số tiền của A sau khi thanh toán nợ nần là 10+(-5)+3=8 (đ)
Vậy:
1. (-5) có trong thực tế
2. (-5) là kí hiệu toán học để dễ dàng trong tính toán.

Nếu như không cần kí hiệu (-5) thì ta có thể dùng phép tính trừ nhưng như vậy sẽ phức tạp(thậm chí không thể giải quyết) trong các phép tính dài hay những phát triển khác của toán học mà nếu toán học chỉ dừng lại ở những phép cộng trừ đơn giản như vậy thì không biết con người hiện nay có qua khỏi thời kỳ đồ đồng không nữa?
Ứng dụng đáng kể của toán học vào các nghành khoa học khác thì không thể bàn cãi. Nếu toán học chỉ dừng ở những phép cộng trừ của bác thì ngày nay bác làm gì có Internet mà bác dùng để nêu lên luận điểm của mình????

#49
ngocson52

ngocson52

    Kẻ độc hành

  • Founder
  • 859 Bài viết
Mời mọi người xem 1 bài viết về công trình của bác TVT ở BBC Vietnamese:
http://www.bbc.co.uk...etter0504.shtml
Sống trong đời sống cần có một túi tiền.
Để làm gì em biết không?
Để gái nó theo, để gái nó theo... :D

#50
leoteo

leoteo

    Một chút mặn giữa đại dương vời vợi

  • Hiệp sỹ
  • 271 Bài viết
Sao bài viết của thuongnho, đoạn cuối đã bị bác nào cắt mất rồi à :(.
Trần trùng trục đi về không vướng víu

#51
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
Vui nhi, thinh thoang BBC cung la' cai :(
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#52
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Thật thất vọng khi không có lý giải mới mà chỉ là gửi lại một đọan mà bác đã từng gửi, và em cũng đã từng đọc. Nhưng thôi, để khỏi phụ công bác, em cũng có vài ý kiến...


Nếu được, bác hãy thực hiện hai "phép cộng" sau:
20 + 2 = ....
20 + 5 = ....

Còn hai bài toán mà bạn đưa ra tôi vẫn áp dụng phép giải thông thường là:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
nhưng tôi xin lưu ý bạn với phép toán cộng các giá trị dương thì kết quả cho ra luôn lớn hơn số được cộng(+)

Trên là bài trả lời của bác. Còn dưới đây là bài viết cũ của bác (vào thời điểm May 26 2005, 02:20 PM):

*Phép toán mới:
Để dễ hiểu, tôi xin lấy giá trị (bi cộng là 20),để thực hiện các phép tính cho các bạn dễ hiểu như sau:
Bài toán 1:
20 + (-5) = 15
20 + (-10)= 10 ; Từ kết quả 15 > 10 ; ta suy ra -10 > -5
Bài toán 2:
20 + (-5) = 15
20 + (-0) = 20 ; Từ kết quả 20 > 15 ; ta suy ra -5 > 0
.....
Do bài toán 1, cho ra kết quả 15 > 10 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -10 > lớn hơn số được cộng là -5,nghĩa là
(-10 > -5)
Bài toán 2 cho ra kết quả 20 > 15 ,từ đó ta suy ra số được cộng là -5 > lớn số được cộng là 0,nghĩa là (-5 > 0)


Em xin được vận dụng kết quả suy luận của bác ở trên cùng hai kết quả mà bác đã thừa nhận với em để thực hiện suy luận tương tự như sau:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25

Chắc bác cũng đồng ý với em là cặp ngoặc () trong cái phép tóan + mới của bác khi áp dụng vào trường hợp cụ thể 20 + (2) chỉ làm kiểng chứ chả có tác dụng gì phải không? Nghĩa là 20+(2) = 20+2 = 22.
Từ kết quả 25>22, từ đó ta suy ra số được cộng là 2 lớn hơn số được cộng là 5, nghĩa là (2>5)... Hơi lủng củng và thật sai lầm phải không bác? Nhưng đó là suy luận của bác, em chỉ dựa theo đó mà nói, chứ không phải suy luận của em đâu nhá. Bác đừng bảo với em là bác cũng đã xây dựng lại tập số tự nhiên để có 2 > 5 bác nhé :D

Còn nếu bác đã xây dựng lại lý thuyết tóan cùng phương pháp luận thì em cũng không dám lạm bàn nữa... Nhưng khi ấy, bác cần đưa ra cho mọi người biết phương pháp luận và xây dựng những viên gạch đầu tiên của lý thuýêt tóan ấy, chẳng hạn như thế nào là một ánh xạ, một phép tóan, ...? Khá mất công đấy bác ạ... Nhưng biết đâu sau một thời gian dài, mà cũng có thể đến vài ba chục thiên niên kỷ nữa chẳng hạn, lòai người có thể chiêm nghiệm ra giá trị của lý thuyết mới của bác và ghi tên bác vào lịch sử...

Em chỉnh lại thành màu trắng thôi, chả có xóa gì cả. Anh cứ quét chuột thì sẽ thấy :(
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#53
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn Thuantd,bạn nói:

Em xin được vận dụng kết quả suy luận của bác ở trên cùng hai kết quả mà bác đã thừa nhận với em để thực hiện suy luận tương tự như sau:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25

Chắc bác cũng đồng ý với em là cặp ngoặc () trong cái phép tóan + mới của bác khi áp dụng vào trường hợp cụ thể 20 + (2) chỉ làm kiểng chứ chả có tác dụng gì phải không? Nghĩa là 20+(2) = 20+2 = 22.
Từ kết quả 25>22, từ đó ta suy ra số được cộng là 2 lớn hơn số được cộng là 5, nghĩa là (2>5)... Hơi lủng củng và thật sai lầm phải không bác? Nhưng đó là suy luận của bác, em chỉ dựa theo đó mà nói, chứ không phải suy luận của em đâu nhá. Bác đừng bảo với em là bác cũng đã xây dựng lại tập số tự nhiên để có 2 > 5 bác nhé

Còn nếu bác đã xây dựng lại lý thuyết tóan cùng phương pháp luận thì em cũng không dám lạm bàn nữa... Nhưng khi ấy, bác cần đưa ra cho mọi người biết phương pháp luận và xây dựng những viên gạch đầu tiên của lý thuýêt tóan ấy, chẳng hạn như thế nào là một ánh xạ, một phép tóan, ...? Khá mất công đấy bác ạ... Nhưng biết đâu sau một thời gian dài, mà cũng có thể đến vài ba chục thiên niên kỷ nữa chẳng hạn, lòai người có thể chiêm nghiệm ra giá trị của lý thuyết mới của bác và ghi tên bác vào lịch sử...

Bài toán trên là cách chứng minh và suy luận của chính bạn, chứ không phải của tôi bạn ạ,bạn nên xem lại thật kỹ bài toán mà tôi đưa ra, nhầm chứng minh cho các bạn thấy các giá trị âm(-) thì -10> -5 ,.......v..v......,như sau:
Để bạn dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ cụ thể như sau:Giả sử bạn nợ bạn A là 10 đồng và bạn B là 5 đồng.Toán học quy định bạn phải ghi là -10 đồng và -5 đồng đúng không,vậy khi bạn có 20 đồng bạn đem trả nợ bạn sẽ dùng phép toán gì?Đúng ra thuần túy toán học,khi trả nợ bạn phải làm phép toán trừ(-),nhưng do toán học dùng giá trị âm(-) nên bạn phải dùng phép toán cộng(+).Nghĩa là bạn đem 20đồng bạn có, cộng(+) cho hai khoản nợ của bạn A và bạn B, thì bạn sẽ có các bài toán sau:
20 +(-10)= 10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5)= 15 ;Trả nợ cho B
Bạn hãy nhìn vào hai bài toán trên bạn sẽ nhận thấy -10 >-5 tại sao vậy?Tại gì khi bạn lấy 20 đồng trả cho bạn A là -10đồng thì số tiền còn lại trong túi của bạn chỉ còn 10đồng.Do -10 lớn nên số tiền còn lại của bạn chỉ còn lại 10đồng,sẽ nhỏ hơn số tiền còn lại khi bạn trả cho bạn B,vì khi bạn trả cho bạn B là -5đồng nên lúc đó trong túi bạn sẽ còn lại số tiền lớn là 15đồng. Từ hai kết quả khi bạn trả nợ 15>10 ta suy ra
-10>-5.
Chứ không như cách lập luận sai lầm của toán cũ cho rằng:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Do 20=20 ;15> 10 từ đó ta suy ra -5>-10 là sai hoàn toàn bạn ạ.không tin bạn cứ áp dụng thực tế như cách tôi ví dụ, bạn sẽ sớm hiểu được vấn đề, giữa hai giá trị -10 và -5, giá trị nào lớn hơn giá trị nào.

Cách chứng minh thực tế thứ hai như sau:
Trường hợp bạn mượn bạn A 10đồng tức bạn nợ bạn A 10đồng đúng không,do toán học quy định khi bạn nợ thì bạn phải dùng giá trị âm(-) nghĩa là bạn sẽ ghi trong sổ của bạn là -10đồng đúng không?Nếu nói về giá trị và ý nghĩa thì bạn sẽ có:
thiếu nợ 10đồng= -10đồng chứ bạn không thể nào biểu hiện trong toán học là 10đồng = -10đồng đúng không?
Trường hợp tương tự khi bạn mượn bạn B 5đồng bạn cũng thể hiện như trên đúng
không,do đó bạn sẽ ghi nợ 5đồng =-5đồng, chứ bạn không thể nào biểu hiện trong toán học là 5đồng = -5đồng, đúng không?
Từ hai số tiền mà bạn thiếu nợ giữa hai bạn A và B, ta có thể suy ra thiếu nợ bạn A 10đồng, sẽ nhiều và lớn hơn thiếu nợ bạn B 5đồng,nghĩa là nợ 10đồng>nợ 5đồng, đúng không?Từ cách lập luận trên ta suy ra -10>-5, đó là cách chứng minh của tôi đi ngược lại quy tắc "toán học cũ" là -10>-5>0.Trong khi đó "nền tảng toán học cũ" bắt chúng ta phải hiểu các giá trị âm(-), thì 0 >-5 >-10>..V.V... là "sai" hoàn toàn, đó là điều mà tôi muốn "toán học cũ" phải sửa đổi lại quan niệm "sai lầm" đó
.
Đó là hai phương pháp toán mà tôi đưa ra, chứng minh bằng toán học và bằng thực tế, điều cho ra các kết quả là -10> -5 .
Bạn có thể nói tôi sai và chỉ ra những điểm sai, trong các lập luận và chứng minh của tôi,thì tôi xin được khâm phục sự hiểu biết toán học của bạn.Nhưng bạn đưa ra bài tóan:

Em xin được vận dụng kết quả suy luận của bác ở trên cùng hai kết quả mà bác đã thừa nhận với em để thực hiện suy luận tương tự như sau:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
Chắc bác cũng đồng ý với em là cặp ngoặc () trong cái phép tóan + mới của bác khi áp dụng vào trường hợp cụ thể 20 + (2) chỉ làm kiểng chứ chả có tác dụng gì phải không? Nghĩa là 20+(2) = 20+2 = 22.
Từ kết quả 25>22, từ đó ta suy ra số được cộng là 2 lớn hơn số được cộng là 5, nghĩa là (2>5)... Hơi lủng củng và thật sai lầm phải không bác? Nhưng đó là suy luận của bác, em chỉ dựa theo đó mà nói, chứ không phải suy luận của em đâu nhá. Bác đừng bảo với em là bác cũng đã xây dựng lại tập số tự nhiên để có 2 > 5 bác nhé

Bạn nên xem lại cách chứng minh và lập luận của bạn là sai hoàn toàn bạn ạ,bạn nên nhớ hai bài toán mà tôi đưa ra:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Cho ra kết quả là (10 và 15) giảm so với giá trị ban đầu là 20
Còn hai bài toán của bạn đưa ra:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
Cho ra kết quả (22 và 25) lớn hơn giá trị bạn đầu là 20 bạn ạ,do đó cách lập luận trên của bạn là sai bạn ạ?Vài lời phân giải mong bạn hiểu,chào bạn,TVT.
---------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

#54
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết
Thế bác hiểu thế nào là "lớn hơn" thế nào là "nhỏ hơn"? Thua lỗ nhiều hơn cũng tương đương với tiền thu được ít hơn.

#55
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Nếu không có số âm thì sao nhỉ, người ta biểu diễn các chỉ số của thấu kình (hội tụ và phân kì) như thế nào để dễ tính toán ? Người ta biểu diễn độ sâu của nước biển thế nào cho tiện, thí dụ như lấy nơi sâu nhất là 0 thì các noi có độ cao hơn mực nước biển cứ phải diễn tả bằng lời àh ?
Rõ ràng bác đi ngược lại với những gì toán học đã đạt được.

#56
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết

Chào bạn Thuantd,bạn nói:

Để bạn dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ cụ thể như sau:Giả sử bạn nợ bạn A là 10 đồng và bạn B là 5 đồng.Toán học quy định bạn phải ghi là -10 đồng và -5 đồng đúng không,vậy khi bạn có 20 đồng bạn đem trả nợ bạn sẽ dùng phép toán gì?Đúng ra thuần túy toán học,khi trả nợ bạn phải làm phép toán trừ(-),nhưng do toán học dùng giá trị âm(-) nên bạn phải dùng phép toán cộng(+).Nghĩa là bạn đem 20đồng bạn có, cộng(+) cho hai khoản nợ của bạn A và bạn B, thì bạn sẽ có các bài toán sau:
20 +(-10)= 10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5)= 15 ;Trả nợ cho B
Bạn hãy nhìn vào hai bài toán trên bạn sẽ nhận thấy -10 >-5 tại sao vậy?Tại gì khi bạn lấy 20 đồng trả cho bạn A là -10đồng thì số tiền còn lại trong túi của bạn chỉ còn 10đồng.Do -10 lớn nên số tiền còn lại của bạn chỉ còn lại 10đồng,sẽ nhỏ hơn số tiền còn lại khi bạn trả cho bạn B,vì khi bạn trả cho bạn B là -5đồng nên lúc đó trong túi bạn sẽ còn lại số tiền lớn là 15đồng. Từ hai kết quả khi bạn trả nợ 15>10 ta suy ra
-10>-5.
Chứ không như cách lập luận sai lầm của toán cũ cho rằng:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Do 20=20 ;15> 10 từ đó ta suy ra -5>-10 là sai hoàn toàn bạn ạ.không tin bạn cứ áp dụng thực tế như cách tôi ví dụ, bạn sẽ sớm hiểu được vấn đề, giữa hai giá trị -10 và -5, giá trị nào lớn hơn giá trị nào.

Đang chán đời, vô công rồi nghề, tham gia tí cho vui, mặc dù biết cũng chả làm gì cả, lang thang hết diễn đàn này đến diễn đàn nọ.

Nào giả sử tôi nợ A 10 đồng, nợ B 15 đồng. Vậy thì để cho dễ tính toán, ko cần biết A,B là ai, toán học quy định là: đối với A tôi có -10 đồng, với B tôi có -20 đồng. Giờ giả sử tôi vừa đi buôn được lãi 20 đồng. Vậy tôi phải đưa 10 đồng cho A, và 15 đồng cho B.

Vậy thì tôi còn lại là:

20 + (-10) = 10

20 + (-15) = 5

Trong 20 đồng, tôi lấy ra 10 đồng trả cho A, chứ ko phải lấy ra (-10) đồng trả cho A (vấn đề của bác là chỗ này).Đơn giản là thêm vào thì phải là dấu (+), lấy ra thì phải là dấu (-).

Lặp lại lần nữa thưa bác: trong Toán học, dấu (+) tức là quy định thêm vào, dấu (-) quy định lấy ra.


Vậy thì 20 + (-10) tức là tôi thêm vào -10 đồng để còn 10 đồng. Trong thực tế, ko có thêm vào (-10) đồng, nhưng để cho thuận tiện, nhiều khi tôi ko cần biết A là ai, tôi cũng có thể tính ra tôi thực sự có bao nhiêu tiền, do vậy Toán học quy định một cách trừu tượng là có thể them vao (-10) đồng.

Với B, tôi có 20 đồng,: 20 + (-15) = 5

tôi thêm vào (-15) đồng chứ ko phải lấy ra (-15) đồng đi trả nợ. (Nếu viết là 20 - 15, thì tức là tôi lấy ra 15 đồng đi trả nợ).

Do vậy với 20, tôi [B]thêm vào (-15) thì được 5 nhỏ hơn 10, khi tôi thêm vào (-10). Vậy thì (-15) < (-10)

Trong lập luận của bác có câu: "giờ bạn lấy ra 20 đồng đi trả nợ". "Lấy ra" trong câu này chỉ có nghĩa là bác móc túi lấy ra 20 đồng, chứ 20 đồng nó vẫn là của bác. Ko có gì khác nhau khi bác cầm nó tay hay đút nó trong túi. Nhưng trong 20 đồng đó, bác đưa cho ai đó 10 đồng để trả nợ, lúc đó mới thực sự là lấy ra theo nghĩa Toán học, tức là khi đó mới phải trừ đi 10 hay thêm vào (-10).

PS: Em cũng hơi buồn, nếu quả thực bác có tốt nghiệp lớp 12. Cái ông gì bên Mỹ nói cũng đúng: "bác ko phân biệt được Đại số và Số học".

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tnk: 16-06-2005 - 16:38

Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#57
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Bài toán trên là cách chứng minh và suy luận của chính bạn, chứ không phải của tôi bạn ạ,bạn nên xem lại thật kỹ bài toán mà tôi đưa ra, nhầm chứng minh cho các bạn thấy các giá trị âm(-) thì -10> -5 ,.......v..v......,như sau:
Để bạn dễ hiểu, tôi xin lấy ví dụ cụ thể như sau:Giả sử bạn nợ bạn A là 10 đồng và bạn B là 5 đồng.Toán học quy định bạn phải ghi là -10 đồng và -5 đồng đúng không,vậy khi bạn có 20 đồng bạn đem trả nợ bạn sẽ dùng phép toán gì?Đúng ra thuần túy toán học,khi trả nợ bạn phải làm phép toán trừ(-),nhưng do toán học dùng giá trị âm(-) nên bạn phải dùng phép toán cộng(+).Nghĩa là bạn đem 20đồng bạn có, cộng(+) cho hai khoản nợ của bạn A và bạn B, thì bạn sẽ có các bài toán sau:
20 +(-10)= 10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5)= 15 ;Trả nợ cho B
Bạn hãy nhìn vào hai bài toán trên bạn sẽ nhận thấy -10 >-5 tại sao vậy?Tại gì khi bạn lấy 20 đồng trả cho bạn A là -10đồng thì số tiền còn lại trong túi của bạn chỉ còn 10đồng.Do -10 lớn nên số tiền còn lại của bạn chỉ còn lại 10đồng,sẽ nhỏ hơn số tiền còn lại khi bạn trả cho bạn B,vì khi bạn trả cho bạn B là -5đồng nên lúc đó trong túi bạn sẽ còn lại số tiền lớn là 15đồng. Từ hai kết quả khi bạn trả nợ 15>10 ta suy ra
-10>-5.
Chứ không như cách lập luận sai lầm của toán cũ cho rằng:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Do 20=20 ;15> 10 từ đó ta suy ra -5>-10 là sai hoàn toàn bạn ạ.không tin bạn cứ áp dụng thực tế như cách tôi ví dụ, bạn sẽ sớm hiểu được vấn đề, giữa hai giá trị -10 và -5, giá trị nào lớn hơn giá trị nào.

Cách chứng minh thực tế thứ hai như sau:
Trường hợp bạn mượn bạn A 10đồng tức bạn nợ bạn A 10đồng đúng không,do toán học quy định khi bạn nợ thì bạn phải dùng giá trị âm(-) nghĩa là bạn sẽ ghi trong sổ của bạn là -10đồng đúng không?Nếu nói về giá trị và ý nghĩa thì bạn sẽ có:
thiếu nợ 10đồng= -10đồng chứ bạn không thể nào biểu hiện trong toán học là 10đồng = -10đồng đúng không?
Trường hợp tương tự khi bạn mượn bạn B 5đồng bạn cũng thể hiện như trên đúng
không,do đó bạn sẽ ghi nợ 5đồng =-5đồng, chứ bạn không thể nào biểu hiện trong toán học là 5đồng = -5đồng, đúng không?
Từ hai số tiền mà bạn thiếu nợ giữa hai bạn A và B, ta có thể suy ra thiếu nợ bạn A 10đồng, sẽ nhiều và lớn hơn thiếu nợ bạn B 5đồng,nghĩa là nợ 10đồng>nợ 5đồng, đúng không?Từ cách lập luận trên ta suy ra -10>-5, đó là cách chứng minh của tôi đi ngược lại quy tắc "toán học cũ" là -10>-5>0.Trong khi đó "nền tảng toán học cũ" bắt chúng ta phải hiểu các giá trị âm(-), thì 0 >-5 >-10>..V.V... là "sai" hoàn toàn, đó là điều mà tôi muốn "toán học cũ" phải sửa đổi lại quan niệm "sai lầm" đó
.
Đó là hai phương pháp toán mà tôi đưa ra, chứng minh bằng toán học và bằng thực tế, điều cho ra các kết quả là -10> -5 .
Bạn có thể nói tôi sai và chỉ ra những điểm sai, trong các lập luận và chứng minh của tôi,thì tôi xin được khâm phục sự hiểu biết toán học của bạn.Nhưng bạn đưa ra bài tóan:

Em xin được vận dụng kết quả suy luận của bác ở trên cùng hai kết quả mà bác đã thừa nhận với em để thực hiện suy luận tương tự như sau:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
Chắc bác cũng đồng ý với em là cặp ngoặc () trong cái phép tóan + mới của bác khi áp dụng vào trường hợp cụ thể 20 + (2) chỉ làm kiểng chứ chả có tác dụng gì phải không? Nghĩa là 20+(2) = 20+2 = 22.
Từ kết quả 25>22, từ đó ta suy ra số được cộng là 2 lớn hơn số được cộng là 5, nghĩa là (2>5)... Hơi lủng củng và thật sai lầm phải không bác? Nhưng đó là suy luận của bác, em chỉ dựa theo đó mà nói, chứ không phải suy luận của em đâu nhá. Bác đừng bảo với em là bác cũng đã xây dựng lại tập số tự nhiên để có 2 > 5 bác nhé

Bạn nên xem lại cách chứng minh và lập luận của bạn là sai hoàn toàn bạn ạ,bạn nên nhớ hai bài toán mà tôi đưa ra:
20 +(-10)=10 ;Trả nợ cho A
20 +(- 5) = 15 ;Trả nợ cho B
Cho ra kết quả là (10 và 15) giảm so với giá trị ban đầu là 20
Còn hai bài toán của bạn đưa ra:
20 + 2 = 22
20 + 5 = 25
Cho ra kết quả (22 và 25) lớn hơn giá trị bạn đầu là 20 bạn ạ,do đó cách lập luận trên của bạn là sai bạn ạ?Vài lời phân giải mong bạn hiểu,chào bạn,TVT.
---------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại

Dạ thưa bác... Em biết đọc và đã đọc bài của bác, cái bài mà bác đã post ít nhất 3 lần trong chủ đề này rồi ạ... Dường như càng nói càng luẩn quẩn, bác cứ gửi đi gửi lại mãi mỗi một đoạn...

Cái tính em nó bộc trực lắm ạ... Mà có thể do em ngu lâu khó đào tạo nên càng đọc đi đọc lại cái bài mà bác cứ gửi đi gửi lại mãi đấy, em càng thấy cách lý giải của bác có vấn đề... Vì nó có vấn đề nên bác mới cứ phải gửi đi gửi lại cho mọi người đọc... Đó là ý mà sếp em thường bảo với em khi em cứ trình cho sếp xem đi xem lại mãi 1 đoạn văn... Em chỉ vận dụng kết quả của bác để áp dụng tương tự cho một trường hợp khác chứ em có tự sáng tạo ra đâu... Cái bước thiết lập "công thức" là của bác, còn em chỉ sử dụng "công thức" ấy để lạm bàn thôi ạ.

Em tin chắc một điều, bác không phải dân tốt nghiệp SP ra vì lời giải thích của bác không thể hiện một phương pháp truyền đạt tích cực bác ạ...

Đúng ra thuần túy toán học,khi trả nợ bạn phải làm phép toán trừ(-),nhưng do toán học dùng giá trị âm(-) nên bạn phải dùng phép toán cộng(+).

Xin thưa với bác rằng, toán học có dùng giá trị âm hay không thì kệ nó... Em là em cứ móc tiền ra đếm, trả cho tụi nó xong rồi ngồi đếm lại xem mình còn lại bao nhiêu, hoặc em làm phép toán trừ thôi chứ chả cần làm "phép toán cộng" mới của bác bằng cách đổi dấu, đưa thêm ngoặc để làm gì mệt... Cái từ "phải" mà bác nói như vậy thể hiện tính chất không tích cực mà ép buộc người khác cũng như chính bản thân bác đấy bác ạ... Chính vì thiếu tích cực nên mới có những ngộ nhận ở sau đó...

Hết giờ làm việc rồi... Em phải về nhà bác ạ. Để khi nào có thời gian rỗi rãi, em sẽ tranh luận thêm với bác. Còn bây giờ, bác vui lòng cho em thêm vài thông tin cho cuộc tranh luận sắp tới:
1/ Phương pháp suy luận của bác?
Phương pháp suy luận của bác có sử dụng 3 nguyên tắc suy luận kinh điển hay không? Hay là bác còn tự xây dựng thêm những nguyên tắc suy luận khác. Nếu có thì bác đưa thêm ra.

2/ Bản thân bác có thừa nhận số âm hay không?
Nếu có thì số âm và số dương theo bác có mối liên hệ nào không, và có thể so sánh số âm với số dương hay không? Đối với bác, số dương 20 và số âm -20 có mối quan hệ thế nào với nhau? Nếu so sánh được thì bác cho biết kết quả nhá!

Em cần là cần cái mối liên hệ giữa chúng đấy. Còn không thì bác đừng dùng các số âm trong các ví dụ minh họa của bác.

3/ "Phép cộng" của bác có những tính chất gì? Thực hiện "phép cộng" của bác ra sao?
Dạy bọn trẻ cấp 1, giáo viên tiểu học phải thiết lập cho chúng các bảng cộng từ 1 đến 9. Bác cứ xem em - một kẻ ngu lâu khó đào tạo với lý thuyết của bác - như trẻ cấp 1 mà xây dựng cho em lại từ đầu về phép toán của bác...
Bác đừng bảo với em "phép cộng" của bác cũng là phép cộng trong số tự nhiên đấy nhá.


Hy vọng bác sẽ không cố chấp và quá bảo thủ với tư tưởng của bác, luôn cho tư tưởng của bác là không có một sai sót nào (theo đánh giá chủ quan của bác). Có thế bác & những ng tham gia tranh luận mới có thể nhận ra những chỗ nào là thiếu só́t.
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#58
hoacomay

hoacomay

    Tai tờ

  • Thành viên
  • 296 Bài viết
Hix, em thấy cái chủ đề này ngày càng dài dăng dắc mà chẳng đi đến đâu. Chủ yếu là vì bác Tuấn còn bận "thách các nhà toán học thế giới" trong khi chẳng quan tâm đến những gì mọi người ở đây luận bàn.

Thôi, em thách lại bác Tuấn thế này: Bác áp dụng cái gọi là "toán học mới" của bác giải bài toán Phéc ma xem. Thế nhé, bác giải cũng được, ngồi thách tiếp cũng được, vì không phải chỉ các nhà toán học mà cả bọn em cũng bận rộn khối thứ, hơi đâu mà nghe bác lặp đi lặp lại vấn đề mà không chịu quan tâm đến trao đổi của mọi người.

Bác cứ ngồi đấy mà nhớ khoản này là nợ phải trừ, khoản này là thu phải cộng, vào chỗ Vietcombank bọn em em cam đoan là bác sẽ bị đuổi việc kể từ ngày làm việc thứ 2! Các khoản gửi vào rút ra nhiều như thế mà cứ ngồi nhớ cái này là gửi, cái này lả rút thì không chết à?

Toán học với em thì mới cũng được, cũ cũng được, miễn là áp dụng vào thực tế hiệu quả. Nhưng cũng đừng có nhân danh... bản thân mình mà bắn súng lục vào quá khứ mấy ngàn năm của toán học, của những nhà toán học lỗi lạc mà chúng em kính trọng!

Cuối cùng, mong bác Mod nào ở góc này close cái topic này lại thôi, chứ cứ thế này thì chẳng đi đến đâu.

Em xin lỗi, em đang bức xúc với bác Tuấn quá! MOng các bác Mod, Admin thông cảm!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoacomay: 17-06-2005 - 06:57

Khắp nẻo dâng đầy hoa cỏ may
Áo em sơ ý cỏ găm đầy
Lời yêu mong manh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay...

#59
Trytolive

Trytolive

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 196 Bài viết

Vui nhi, thinh thoang BBC cung la' cai :D

Không phải BBC là lá cải đâu.

BBC luôn tôn trọng mọi người và cho bác Tranvantuan một cơ hội để thể hiện nhưng có lẽ bác Tranvantuan cũng chẳng làm được gì.

1. Mọi người đều đem suy luận toán học cũ (theo ý bác Tranvantuan) ra để tranh cãi với bác Tranvantuan thì không đạt được kết quả rồi vì bác Tranvantuan ngay từ đầu đã nói là toán học cũ sai lầm. Không cùng khái niệm trong một vấn đề thì không thể tranh cãi được.

2. Không thể không công nhận những ứng dụng thành tựu của toán học cũ trong nhiều nghành khoa học khác. Cứ tạm thời chấp nhận bác Tranvantuan đưa ra một nền tảng toán học mới. Vậy thì thay vì đi tranh cãi nhau về sự đúng sai của toán học cũ và toán học mới của bác Tranvantuan thì chúng ta thử xem bác Tranvantuan đã phát triển nền tảng toán học mới của mình đến đâu hay chỉ quanh quẩn cãi chày cãi cối các phép toán cơ bản +,-. Dĩ nhiên không thể yêu cầu bác Tranvantuan trong 1 đời có giới hạn của mình mà phát triển một nền tảng toán học mới có những ứng dụng cao cấp như toán học cũ đã có bề dày hàng nghàn năm. Nhưng bác Tranvantuan phải đưa ra các luận cứ của mình một cách chắc chắn và dần dần xây dựng các ứng dụng của nó từ thấp đến cao. Cho dù mọi người không công nhân những luận cứ ban đầu của bác nhưng nếu các ứng dụng cấp thấp mà bác xây dựng được sẽ là những viên gạch đầu tiên của nền tảng toán học mới mà bác muốn xây dựng. Còn bác chỉ chê toán học cũ sai và chỉ đưa ra vài luận cứ một cách sơ sài như vậy thì chẳng khác gì một trò hề lố bịch. Tôi tin rằng sau một vài phát triển cao cấp hơn mà bác Tranvantuan dựa trên luận cứ của mình thì mọi người sẽ bắt tay vào giúp bác xây dựng một nền toán học mới. Hay là bác chỉ nghĩ đến mức đó thôi? Bác hy vọng vài nghàn năm sau sẽ có người công nhận một vài luận cứ vu vơ của bác rồi phát triển một nền toán học mới rực rỡ dựa trên những luận cứ của bác à? Nếu bác chỉ xây một cái móng (mà bác hy vọng là nền móng vững chắc của một nền tảng toán học mới trong mơ của bác) mà không không dám đặt nhưng viên gạch đầu tiên lên cái móng này ( có lẽ bác Tranvantuan sợ cái móng đổ ) thì ai còn ai dám tin bác ?
Tôi thực sự khâm phục bác vì đã dám nghĩ vượt tầm và dám đấu tranh vì nó. Nhưng cách làm của bác chẳng có hiệu quả vì bác chẳng dám phát triển dần nền tảng toán học mới của bác mà chỉ quanh quẩn lui tới với số âm trong các phép cộng trừ đơn giản. Nếu bác vẫn tiếp tục câu chuyện này với vài luận cứ trong vài trang giấy như vậy mà chẳng có tiến triển thêm nào thì tôi nghĩ mọi người cũng chẳng cần phải bàn tới làm gì. Người ta có câu "Không ai nói với thằng say, không ai háy với thằng đui".

Trên đây là vài ý kiến cá nhân của tôi với câu chuyện này. Nếu có gì sai sót mong bác Tranvantuan và mọi người bỏ qua.

#60
Tranvantuan

Tranvantuan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Chào bạn Tnk,bạn nói:

Nào giả sử tôi nợ A 10 đồng, nợ B 15 đồng. Vậy thì để cho dễ tính toán, ko cần biết A,B là ai, toán học quy định là: đối với A tôi có -10 đồng, với B tôi có -20 đồng. Giờ giả sử tôi vừa đi buôn được lãi 20 đồng. Vậy tôi phải đưa 10 đồng cho A, và 15 đồng cho B.

Vậy thì tôi còn lại là:

20 + (-10) = 10

20 + (-15) = 5

Trong 20 đồng, tôi lấy ra 10 đồng trả cho A, chứ ko phải lấy ra (-10) đồng trả cho A (vấn đề của bác là chỗ này).Đơn giản là thêm vào thì phải là dấu (+), lấy ra thì phải là dấu (-).

Lặp lại lần nữa thưa bác: trong Toán học, dấu (+) tức là quy định thêm vào, dấu (-) quy định lấy ra.


Vậy thì 20 + (-10) tức là tôi thêm vào -10 đồng để còn 10 đồng. Trong thực tế, ko có thêm vào (-10) đồng, nhưng để cho thuận tiện, nhiều khi tôi ko cần biết A là ai, tôi cũng có thể tính ra tôi thực sự có bao nhiêu tiền, do vậy Toán học quy định một cách trừu tượng là có thể them vao (-10) đồng.

Với B, tôi có 20 đồng,: 20 + (-15) = 5

tôi thêm vào (-15) đồng chứ ko phải lấy ra (-15) đồng đi trả nợ. (Nếu viết là 20 - 15, thì tức là tôi lấy ra 15 đồng đi trả nợ).

Theo như cách lý giải của bạn ở trên nói riêng và của "toán học cũ" nói chung, thì khi ta "trả nợ" thì "thêm vào" và khi ta được người khác "cho tiền", thì ta cũng "thêm vào", theo ý bạn và theo cách lập luận của "toán học cũ" thì khi chúng ta "trả nợ" cũng như khi chúng ta được cho "thêm tiền" thì điều thể hiện các phép toán như sau:
1/Trường hợp thiếu nợ, như bạn giải thích theo cách diễn tả của "toán học cũ" thì khi chúng ta trả nợ, chúng ta phải thể hiện phép toán cộng(+) như sau:
20 + (-10) = 10

20 + (-15) = 5
2/Trường hợp chúng ta được cho "thêm tiền", thì chúng ta cũng thực hiện phép toán cộng(+) như sau:Ví dụ bạn có 10 đồng, bạn A cho bạn thêm 10 đồng và bạn B cho bạn 15 đồng, hỏi số tiền bạn có khi bạn A và bạn B cho bạn thì bạn cũng thực hiện phép toán cộng:
10 + (10) = 20 ;bạn A cho
10 + (15) = 25 ;bạn B cho

Nếu như cách thể hiện và lập luận như "phép toán cũ" thì theo tôi từ điển trên Thế Giới và Việt Nam chúng ta phải nên:
1/Bỏ từ "bớt ra", mà chúng ta chỉ dùng duy nhất từ "thêm vào", cho đúng với "từ ngữ toán học", nghĩa là giữa "ngôn ngữ dân gian" và "ngôn ngữ toán học" phải là một.Trã nợ cũng "Thêm vào" và đựơc cho cũng dùng từ "Thêm vào"
2/Trong "toán học", chúng ta bỏ luôn phép toán trừ(-) đi và chỉ dùng thuần túy một "phép toán cộng(+)" và "số âm(-)", cho toán học được đơn giản và dễ hiểu hơn."Trả nợ" cũng làm toán cộng(+),được "thêm tiền" cũng dùng toán cộng(+) vậy mà nhân loại vẫn phải hiểu là đúng thì quả là chuyện lạ.

Nói tóm lại là giữa "ngôn ngữ toán học" và "ngôn ngữ của nhân loại" hiện nay, thì tha hồ "búa xua" dùng sao cũng được, tha hồ cho chúng ta hiểu xuôi ngược gì cũng được,thì theo tôi quả là chuyện lạ khó tin, nhưng có thật 100%.Vài lời phân giải "nhẹ nhàn" nhưng là những lập luận "đanh thép" chỉ ra những "sai lệch" trong toán học và cách dùng từ ngữ dân gian và toán học một cách sai lệch như vậy, là điều đáng để cho các nhà toán học Thế Giới nên suy ngẫm lại, tại sao tự nhiên bảo "Gà" toán nhà nói "Vịt" từ ngữ thì cứ búa xua như vậy?Đồng thời tôi xin được đưa ra câu hỏi như sau:
x + 1 =0 ;phép toán đó các bạn đọc là x cộng(+) 1 bằng không(0) hay là x dương một bằng không(0).
Nếu đọc là x cộng(+) một bằng không(0), thì kết quả cho ra là x bằng trừ(-) một hai đọc là x âm một.

Từ câu hỏi trên, các bạn kết hợp với cách lý giải về số âm(-) của tôi, các bạn sẽ hiểu giữa số âm(-) và phép toán trừ(-) là "một", hay là phép toán trừ(-) và số âm(-) khác nhau hoàn toàn, như từ nào đến giờ chúng ta phải hiểu theo toán học ,thân chào,TVT.
----------------------------------------------
T/B:do thời gian hạn chế, nên tôi chỉ trả lời cho bạn nào góp ý bằng toán học,mong các bạn thông cảm.
----------------------------------------------
Sáng tạo là hương hoa trong cuộc sống
Sáng tạo luôn đi trước thời đại




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh