Đến nội dung

Hình ảnh

Hàm tuần hoàn

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Liệu có tồn tại $2$ hàm $f,g$ xác định trên toàn bộ $R$ và tuần hoàn sao cho chúng không có chung chu kì và thỏa mãn
1/ $f+g$ cũng là hàm tuần hoàn
2/ $f+g$ là hàm không tuần hoàn

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#2
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết
Bài này thì ý 2 đơn giản hơn ý 1 nhiều.
Thử cho ý 2 cái nhé. Chọn $f(x)=sinx $ và $g(x)=\{x\}$. Dễ chứng minh nó thỏa mãn bài toán.

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#3
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

Liệu có tồn tại $2$ hàm $f,g$ xác định trên toàn bộ $R$ và tuần hoàn sao cho chúng không có chung chu kì và thỏa mãn
1/ $f+g$ cũng là hàm tuần hoàn
2/ $f+g$ là hàm không tuần hoàn

ý 1: không tồn tại 2 hàm f, g thỏa mãn như thế. Nếu f, g tuần hoàn, f+g là tuần hoàn thì f, g cùng chu kì.
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#4
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

ý 1: không tồn tại 2 hàm f, g thỏa mãn như thế. Nếu f, g tuần hoàn, f+g là tuần hoàn thì f, g cùng chu kì.

Chắc không bạn? :P. Ở đây là hàm $f,g$ không nhất thiết liên tục đâu nhé :wacko:
Câu trả lời là tồn tại, mời mọi người cùng suy nghĩ ^^

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#5
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
$f(x)=f(x+a);
g(x)=g(x+b)
->P(x+ab)=f(x+ab)+g(x+ab)=P(x) -> f+g$ luôn là hàm tuần hoàn

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi shockmath_xayda: 27-10-2008 - 22:06

Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#6
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
mình có vài bài về hàm tuần hoàn hay hơn mời anh em cùng tham gia giải cho vui (có một số câu vẫn chưa giải được hì hì)
bài 1:giả sử f(x);g(x) tuần hoàn cộng tính với chu kì T_1 và T_2.c/m:
\dfrac{T_1}{T_2} là số hữu tỉ nếu 1 trong các đk sau được thỏa mãn:
i. f(x) + g(x) tuần hoàn cộng tính
ii.f(x) - g(x) tuần hoàn cộng tính
iii.f(x).g(x) tuần hoàn cộng tính
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#7
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
mình có vài bài về hàm tuần hoàn hay hơn mời anh em cùng tham gia giải cho vui (có một số câu vẫn chưa giải được hì hì)
bài 1:giả sử $f(x);g(x)$ tuần hoàn cộng tính với chu kì $T_1$ và $T_2$.c/m:
$\dfrac{T_1}{T_2}$ là số hữu tỉ nếu 1 trong các đk sau được thỏa mãn:
i. $f(x) + g(x)$ tuần hoàn cộng tính
ii.$f(x) - g(x)$ tuần hoàn cộng tính
iii.$f(x).g(x)$ tuần hoàn cộng tính
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#8
shockmath_xayda

shockmath_xayda

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 76 Bài viết
Thêm bài này nữa nhé:
bài 2:cho g(x) là 1 hàm số đã xác định trên R.Tìm f(x) sao cho:
$f(x)+f(2x)=g(x)+g(2x)$
bài 3:Xác định hàm nhân tính tuần hoàn chu kì a trên R
bài 4:Tìm tất cả các hàm cộng tính và tuần hoàn cộng tính
Đố ai giải thích được từ yêu
Có khó gì đâu 1 buổi chiều
Kề dao vào cổ "yêu hay chết"
Gật đầu cái rụp thế là yêu

#9
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

Bài này thì ý 2 đơn giản hơn ý 1 nhiều.
Thử cho ý 2 cái nhé. Chọn $f(x)=sinx $ và $g(x)=\{x\}$. Dễ chứng minh nó thỏa mãn bài toán.

$g(x)=\{x}$ không phải hàm tuần hoàn mà. ?
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#10
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

Chắc không bạn? :-?. Ở đây là hàm $f,g$ không nhất thiết liên tục đâu nhé :D
Câu trả lời là tồn tại, mời mọi người cùng suy nghĩ ^^

Uhm. Nếu 2 hàm đó không nhất thiết liên tục thì có rồi.
$f(x)=sin(x);
g(x)=tan(x)$ là 2 hàm tuần hoàn với chu kì khác nhau.
$g(x)$ là không liên tục trên $R$ mà $f(x)+g(x)$ vẫn là hàm tuần hoàn.^^
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#11
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

$f(x)=f(x+a);
g(x)=g(x+b)
->P(x+ab)=f(x+ab)+g(x+ab)=P(x) -> f+g$ luôn là hàm tuần hoàn

Bó tay với cách giải này :-?. $a,b$ có nguyên đâu mà em móc ra cái đẳng thức đó.

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#12
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

Uhm. Nếu 2 hàm đó không nhất thiết liên tục thì có rồi.
$f(x)=sin(x);
g(x)=tan(x)$ là 2 hàm tuần hoàn với chu kì khác nhau.
$g(x)$ là không liên tục trên $R$ mà $f(x)+g(x)$ vẫn là hàm tuần hoàn.^^

2 hàm này vẫn có chung chu kì $2\pi$ đó còn gì bạn. Có nhất thiết phải là chu kì bé nhất đâu.

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#13
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

$g(x)=\{x}$ không phải hàm tuần hoàn mà. ?

Sao lại không à bạn.Chu kì $1$ đó

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning


#14
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết

2 hàm này vẫn có chung chu kì $2\pi$ đó còn gì bạn. Có nhất thiết phải là chu kì bé nhất đâu.

Xem ra rắc rối hơn mình tưởng. :-?.
Nhưng mà bạn có nhầm ko?
Hàm $\tan(x)$ có chu kì là $\pi$ chứ, sao lại là $2\pi$ được?
Còn hàm $g(x)=x$ thì mình không hiểu sao bạn lại nói là chu kì $1$ nhỉ.
Rõ ràng nó là hàm liên tục, đồng biến mà.
Hay là kí hiệu ${x}$ có ý nghĩa gì khác?
Cùng thảo luận tiếp nhé.
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#15
tanlsth

tanlsth

    Tiến Sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1428 Bài viết

Xem ra rắc rối hơn mình tưởng. :-?.
Nhưng mà bạn có nhầm ko?
Hàm $\tan(x)$ có chu kì là $\pi$ chứ, sao lại là $2\pi$ được?
Còn hàm $g(x)=x$ thì mình không hiểu sao bạn lại nói là chu kì $1$ nhỉ.
Rõ ràng nó là hàm liên tục, đồng biến mà.
Hay là kí hiệu ${x}$ có ý nghĩa gì khác?
Cùng thảo luận tiếp nhé.

Thế $2\pi$ không phải là chu kì của nó à bạn :D.Một hàm có thể có nhiều chu kì mà, đây có nhất thiết phải là chu kì cơ sở đâu

Còn cái hàm trên là hàm phần lẻ của $x$, bạn không thấy cái dấu ngoặc nhọn đó à

Learn from yesterday,live for today,hope for tomorrow
The important thing is to not stop questioning





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh