Đến nội dung

Hình ảnh

Quá khứ, hiện tại và tương lai của Thống kê toán học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết

Quá khứ, hiện tại và tương lai của Thống kê toán học

C. R. Rao

Bài giảng của Viện Thống Kê Thế Giới IMS tại Malaysia


Hình đã gửi

(theo IMS Bulletin, Vol. 35, 2, 2006, pp.4-5)


Người dịch: Nguyễn Duy Tiến, Trần Minh Ngọc
Đại học Khoa Học Tự Nhiên, ĐHQGHN


Lời người dịch: Thống kê (toán học) là một bộ môn toán học rất quan trọng vì có nhiều ứng dụng thực tế. Tuy vậy, ở nước ta thống kê chưa được phát triển và quan tâm thích đáng. Vấn đề này có nhiều lý do. Theo chúng tôi thì lý do cơ bản nhất là ở nước ta rất khó có số liệu thật và nhiều cơ quan có thẩm quyền không muốn cung cấp các số liệu thống kê. Thêm vào đó, nói chung các nhà toán học Việt Nam không biết ứng dụng, quảng bá ứng dụng toán học vào thực tế. Một số người còn cho rằng chỉ có toán lý thuyết mới là toán học thực sự. Nước ta có khá nhiều nhà toán học trẻ thành đạt trong các lĩnh vực toán lý thuyết, có sức lôi cuốn nhiều sinh viên giỏi theo học các lĩnh vực chuyên sâu của họ . Trong khi đó, các trường đại học chưa có đủ công cụ tính toán, nên việc giảng dạy và học thống kê theo lối kinh điển rất tẻ nhạt vì phải tính toán quá nhiều và đơn điệu, do đó không thu hút được sinh viên giỏi theo học thống kê. Mục đích của chúng tôi khi dịch bài này là nhằm để giới toán học Việt Nam, đặc biệt là các sinh viên có hoài bão, hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của thống kê (cả lý thuyết và ứng dụng). Hy vọng rằng, trong tương lai gần sẽ có nhiều sinh viên khá và giỏi theo học và ứng dụng thống kê vào thực tiễn Việt nam.

Dưới đây là nội dung tóm tắt bài giảng cuối cùng trong chương trình Các bài giảng quốc tế của Viện Thống Kê Toán Học (IMS, Mỹ) tháng 12 tại Malaysia. Giảng viên là nhà thống kê nổi tiếng Calyampudi Radhakrishna Rao, giáo sư danh dự của đại học bang Pennsylvania. Giáo sư Rao đã trình bày bài giảng nhan đề ìQuá khứ, hiện tại và tương lai của Khoa học Thống kê” ngày 27/12/ 2005. Đó là bài giảng chính trong hội thảo thống kê quốc tế ìThống kê trong thời đại công nghệ” được tổ chức từ 27 đến 31/12/2005 tại khách sạn Eastin, Petaling Jaya, Malaysia. Hội thảo được tổ chức bởi Viện Toán học thuộc đại học University of Malay. Thông tin đầy đủ hơn được đăng tải tại trang web http://iscm.math.um.edu.my.


Đôi nét về giáo sư Calyampudi Radhakrishna Rao

C R Rao là một nhà thống kê nổi tiếng trên toàn thế giới, những công trình nghiên cứu của ông đã đặt nền tảng cho lý thuyết thống kê hiện đại. Rao đã được trao Huân chương khoa học của Liên bang Mỹ vào tháng 6/2002, đó là giải thưởng khoa học cao quý nhất của Mỹ trao cho những người có đóng góp lớn, lâu dài trong nghiên cứu khoa học. Ông cũng được tặng Huân chương Mahalanobis và Huân chương Wilks, là cựu chủ tịch của IMS, ISI và Hội Toán Kinh tế, đồng thời là viện sĩ Viện Hàn lâm quốc gia Mỹ, Anh, Ấn độ và Lithuania. C R Rao còn là viện sĩ danh dự của ISI, Hội thống kê hoàng gia Anh, Hội Toán Kinh tế, Viện lý thuyết tổ hợp và ứng dụng thuộc đại học Cambridge, và là viện sĩ bầu chọn của IMS, ASA, AAAS và Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ.

Sau đây là tóm tắt bài giảng của C R Rao.

Thống kê học là gì?

Thống kê học có thể được định nghĩa một cách khái quát như là khoa học, kỹ thuật hay nghệ thuật của việc rút ra thông tin từ dữ liệu quan sát, nhằm giải quyết các bài toán từ thực tế cuộc sống. Việc rút ra thông tin đó có thể là kiểm định một giả thiết khoa học, ước lượng một đại lượng chưa biết hay dự đoán một sự kiện trong tương lai. Bởi vì một tập dữ liệu cụ thể có thể chứa những lượng bất định (uncertainty) nào đó, nên kết luận rút ra dựa trên tập dữ liệu đó có thể là sai. Nhưng nếu cần phải đưa ra một quyết định dựa trên dữ liệu có độ bất định (uncertainty) thì đâu là chiến lược tốt nhất? Chỉ đến đầu thế kỷ 20 người ta mới nhận ra được rằng vấn đề then chốt trong các bài toán này nằm ở chỗ định lượng lượng bất định đó (uncertainty). Một chuyên ngành mới của thống kê được mở ra trong những năm đầu thế kỷ 20 là nghiên cứu việc đưa ra quyết định tối ưu dựa trên độ bất định (uncertainty).

Phương pháp Khi-bình phương của Karl Pearson

Chúng ta định lượng lượng bất định (uncertainty) đó như thế nào? Có nhiều tranh luận với những trường phái khác nhau về việc đưa ra cách biểu thị lượng bất định đó (uncertainty). Năm 1900, nỗ lực đầu tiên nhằm giải quyết vấn đề này thuộc về Karl Pearson, ông đã đưa ra khái niệm sai số tiêu chuẩn của ước lượng và thống kê hợp lý Khi-bình phương cho bài toán kiểm định giả thiết. Đóng góp này của ông được đánh giá là một trong hai mươi khám phá quan trọng nhất của thế kỷ 20.

Thời đại Fisher

Khoảng 20 năm sau, trong những năm 20 của thế kỷ 20, nền tảng toán học cho thống kê đã được R A Fisher xây dựng bằng cách đồng nhất các bài toán đặc tả (mô hình ngẫu nhiên cho dữ liệu được quan sát), ước lượng (xác định các tham số chưa biết) và phân phối (của những thống kê được tính toán từ dữ liệu) với 3 bài toán mang tính phương pháp luận của thống kê học. Các bài toán này là cơ sở cho những nghiên cứu thống kê lý thuyết trong suốt hầu hết thế kỷ 20 (sự bàn luận hiện nay vẫn được tiếp tục trên các tạp chí chuyên ngành thống kê).

Fisher đã có nhiều đóng góp cho ngành thống kê học, những đóng góp đáng kể của ông là đưa ra khái niệm hợp lý, ước lượng hợp lý cực đại, thống kê đủ và đo lượng thông tin trong mẫu. Nhưng ông chỉ làm việc với những mô hình đơn giản như là phân phối chuẩn, điều này làm hạn chế khả năng ứng dụng trong các bài toán của cuộc sống thực, mà theo như John Tukey thì đó là một ìlời nguyền của thống kê”. Trong kiểm định giả thiết, Fisher nhấn mạnh quá nhiều vào giả thiết không, mà tiên nghiệm đó là không đúng trong hầu hết các tình huống, khi sử dụng những mức ý nghĩa thông thường như là 5% và 1% trong việc bác bỏ giả thiết. Bình luận về những công trình của Fisher và những lý thuyết mà sau này được Neyman và Pearson xây dựng, Tukey, Yates và Wolfowitz nhận xét rằng, trong thực hành bài toán kiểm định giả thiết không, chúng ta đang hỏi một câu hỏi sai và thu được câu trả lời lẩn thẩn.

Nhu cầu và vấn đề đào tạo các nhà thống kê

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, có rất nhiều yêu cầu được đặt ra cho các nhà thống kê trong các lĩnh vực như quản lý, công nghiệp, thực nghiệm nông nghiệp, các công ty dược phẩm, tham vấn pháp luật .… Thống kê được xem như là một cách thức chính để thu nhận thông tin. Các trường đại học đã bắt đầu mở các khoa thống kê để đào tạo các nhà thống kê và cổ vũ, khuyến khích nghiên cứu thống kê. Nhưng cũng có nhiều những lời phê bình cho rằng nhiều nghiên cứu thống kê không bắt nguồn từ các bài toán thực tế, và rằng các sinh viên thống kê được đào tạo ra không quen với việc phân tích dữ liệu thực tế để đưa ra những câu trả lời làm thỏa mãn khách hàng. Chúng ta nghe thấy những lời phát biểu kiểu như: ìThống kê đã không còn gắn với các lĩnh vực khoa học mà nó đã từng được nuôi dưỡng (như toán sinh, vận trù học), điều này làm cho thống kê trở nên bó hẹp hơn”; ìĐây là kỷ nguyên vàng cho thống kê, mặc dù có thể không cho các nhà thống kê” (Mosteller); ìKhông có khám phá quan trọng nào bị bỏ qua do thiếu kiến thức thống kê” (F N David). Những lĩnh vực ứng dụng quan trọng của thống kê như nhận dạng mô hình, xử lý tín hiệu, khai thác dữ liệu do các nhà thống kê đầu tiên đưa ra đã được các nhà khoa học máy tính và các kỹ sư đón nhận và nghiên cứu phát triển sâu hơn.

Tương lai của thống kê

Thống kê thường bị phê phán rằng các phương pháp của nó phải được đặt trên các mô hình có sẵn. Đã có sự thay đổi trong khoảng 30 năm gần đây: những phương pháp mới mang tính thuật toán đã được sử dụng như là bootstrap, phân lớp, cây hồi quy và mạng thần kinh không dùng các một mô hình hiển, nhưng tính hiệu quả của các phương pháp này gần tốt như các phương pháp dựa trên những mô hình quen thuộc.

Thống kê phát triển nhanh chóng khi nó được đánh giá như là một công cụ hữu ích trong tất cả các nghiên cứu đòi hỏi làm thực nghiệm, tạo dữ liệu, thu thập thông tin và rút ra kết luận. Không giống như các ngành khoa học khác, thống kê không phát triển từ thống kê. Nó cần sự thúc đẩy từ những bài toán mới phát sinh trong tất cả các lĩnh vực hoạt động tích cực của loài người. Tương lai của thống kê nằm ở sự giao tiếp trao đổi hợp tác giữa các nhà thống kê với các cán bộ nghiên cứu trong các nhánh học hỏi khác. Vai trò của một nhà thống kê không nhất thiết phải là vai trò của một nhà kỹ thuật biết áp dụng các kỹ thuật thông thường để trả lời nhưng câu hỏi đặc biệt. Được đào tạo chuyên sâu, vai trò này cần phải năng động khi trợ giúp nhà chuyên môn phát biểu lý thuyết hoặc giả thuyết nhằm đưa đến những tiến bộ trong nhận thức.

Trước đây, các phương pháp thống kê được xây dựng trong phạm vi mẫu nhỏ. Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ ghi chép tự động, và nguồn thực nghiệm ngày càng tăng, nên có nhiều các tập dữ liệu cỡ lớn. Điều này tạo ra các bài toán mới về quản lý, lưu trữ và xử lý dữ liệu. Với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, những bài toán mới xuất hiện đòi hỏi các cách thức mới trong công tác thực nghiệm và đo lường, như là dữ liệu vi mảng trong nghiên cứu gen, xử lý ảnh kỹ thuật số để nhận diện, nhận dạng mã nén và hệ thống cảnh báo sớm của các hoạt động khủng bố. Thêm vào đó, chúng ta cũng có một lượng lớn dữ liệu kiểu giao dịch như là các hồ sơ trong cửa hàng tạp phẩm, giao dịch ngân hàng, vân vân … mà từ đó những thông tin hữu ích có thể được rút ra, nhờ những phương pháp có tên là khai thác dữ liệu (data mining). Các nhà thống kê đã và đang có những khả năng tạo ra các ý tưởng phương pháp mới và mở rộng phạm vi của thống kê khi giải quyết những bài toán mới.

File gửi kèm



#2
MrMATH

MrMATH

    Nguyễn Quốc Khánh

  • Hiệp sỹ
  • 4047 Bài viết
Professor C.R. Rao Received National Medal of Science

Penn State's Calyampudi R. Rao, emeritus holder of the Eberly Family Chair in Statistics and director of the Center for Multivariate Analysis, was one of fourteen scientists and one engineer named today by President Bush to receive the National Medal of Science, the nation's highest award for lifetime achievement in fields of scientific research.
C.R. Rao was honored by the President at the White House with a National Medal of Science on June 12, 2002 with the citation, "for his pioneering contributions to the foundations of statistical theory and multivariate statistical methodology and their applications, enriching the physical, biological, mathematical, economic and engineering sciences."

Rao's theoretical work helped lay the foundation of modern statistics. He has also concentrated his efforts on employing statistical methods to solve practical problems in such diverse fields as economics, anthropology, geology, medical diagnosis and national planning. A book he wrote in 1965, Linear Statistical Inference and Its Applications, one of the most-often cited books in science, has greatly influenced research work in theory and application of statistics.

Responding to concerns of industry, Rao developed Orthogonal Arrays, a novel method of experimentation through combinatorial arrangements. This method is commonly used to improve and control the quality of manufatured goods. His evolution of estimation theory in small samples expanded the reach of statistical methods in real-world work.

Rao pioneered differential geometric techniques in exploring statistical inference problems, based on Rao's Distance Function, an accepted field of research.

In addition to Rao, one other mathematician will be honored along with six biologists, two chemists, two physicists, two behaviorial and social scientists, and an engineer. Thirteen of these premier researchers received funding support from the National Science Foundation (NSF) over portions of their careers.

"Their contributions to the world around us are enormous. Their ideas have led to major breakthroughs in human health and the tools evolving from their research have put the U.S. in the forefront of many new industries," National Science Foundation director Rita Colwell said. "We are proud of these extraordinary people -- and grateful for their unceasing inquisitiveness, creativity and dedication to obtain new knowledge for the good of all humankind."

The National Science Foundation administers the National Medals of Science for the White House. Congress established the National Medals of Science in 1959. The latest awards bring to 401 the total number of science medals awarded since their inception.

Hình đã gửi

Source: http://www1.elsevier...athweb/rao.html và đọc thêm ở http://en.wikipedia....adhakrishna_Rao

#3
phtung

phtung

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 166 Bài viết
Thầy Tiến hơn 70 rồi vẫn chịu khó đọc sách viết bài cho sinh viên trẻ nhỉ.
Ông Rao này già lắm rồi, bạn của Kolmogorov cơ mà. Ông này có 1 PhD student là ông gì đạt giải Abel năm ngoái. Năm ngoái cái Medal of Sciences được trao cho ông Efron, thì năm nay đến lượt ông Rao.
Thường thì mọi người nghĩ thống kê bắt nguồn từ lý thuyết xác suất. Thực ra thống kê chỉ dựa vào nền tảng lý thuyết xác suất của Kolmogorov xây dựng lên để đạt được sự chặt chẽ về mặt toán học thôi. Trong thống kê mà nói người ta quan tâm đến việc nghĩ ra PP mới nhiều hơn là chứng minh PP đó đúng. Nên trong thống kê ít có bài toán kiểu như giả thuyết Goldbach, giả thuyết Poincare... Quan trọng là đề ra được PP, mọi người dùng PP thấy hiệu quả, sau đó có ai đó giỏi Toán, dùng Toán học để xây dựng và chứng minh PP đó đúng bằng Toán học, tức là trìu tượng tổng quát hóa nó lên.
Ở nước ngoài, những người làm thống kê giỏi luôn phải tiếp xúc với những nhà khoa học làm ở các ngành khác, để tìm hiểu xem thực tế bài toán các ngành khoa học khác phải đối mặt như thế nào. Để rồi khi xây dựng mô hình, các ngành khoa học khác nếu có đem ứng dụng cũng không thấy vô lí. Đây là sự khác biệt chính giữa Xác suất và Thống kê. Xác suất có thể coi là 1 nhánh ứng dụng của Toán học, các nguyên lí xây dựng trước, sau đó áp dụng nguyên lí vào từng trường hợp cụ thể. Thống kê thì không thể coi là 1 nhánh của Toán học, vì nó đi từ trường hợp thực tế, sau đó rồi mới rút ra nguyên lí. Nếu lấy ví dụ cụ thể thì thế này: nếu có một kết quả mới trong Toán lí thuyết, 1 kết quả rất hay đi nữa ví dụ định lý Green-Tao, nhưng nếu không ai tìm ra được ứng dụng của kết quả đó thì cũng không sao, không ai chỉ trích kết quả đó hết. Nhưng Thống kê thì ngược lại, mô hình các PP xây dựng ra phải có tính ứng dụng ngay, còn không thì không ai coi đấy là làm thống kê cả. Trong thống kê mà nói, nếu ai đó nghĩ ra 1 mô hình, xong rồi bảo mô hình của tôi phải 100 năm nữa mới áp dụng được, hoặc chưa tìm ra ứng dụng, thì người đó sẽ bị lãng quên ngay. Chính vì thế kiến thức làm thống kê không chỉ gói gọn trong các kiến thức Toán học về Xác suất được, mà luôn phải cập nhật trao đổi với các ngành khoa học để hiểu được nội tại bản chất vấn đề nó thế nào.

Không phải vô lí mà các khoa Toán và thống kê ở nước ngoài người ta dạy thống kê ngay cho sinh viên năm 1, mặc dù sinh viên năm 1 chỉ biết đến mean, variance và distribution, chứ chưa nói gì đến học lí thuyết độ đo rồi lí thuyết xác suất như ở VN. Đầu tiên người ta dạy cách tiếp cập với số liệu, các xử lí đơn giản loại trừ bias, rồi cách rút ra kết luận v.v.. Bắt đầu là như thế chứ họ không dạy kiểu đao to búa lớn như ở VN. Thậm chí có những ông giáo sư ở các trường lớn như Stanford, các ông ấy cũng không quan tâm đến mức độ xây dựng mô hình trên Banach space hay những cái tương tự như thế. Họ xét các random variables trên R^n thôi. Efron chẳng hạn, tự nhận mình chỉ có khả năng làm Toán của thế kỉ 17, Toán lí thuyết giờ trìu tượng quá, nên vượt quả khả năng của ông ấy.

Những ông đi tiên phong xây dựng nền tảng toán học cho lí thuyết thống kê như Kolmogorov, Rao... là những ông rất giỏi Toán lý thuyết. Nhưng có ông khác như Pearson, Fisher.. thì chưa hẳn đã thế, mà quan trọng hơn là tư tưởng của họ để xây dựng lên lí thuyết. Trong thống kê còn có ông Tukey, ông này nghĩ ra bổ đề Tukey gần với Choice Axiom, xong còn nghĩ ra 1 số hướng mới để xây dựng Algebraic Geometry thời bấy giờ, nhưng từ khi bỏ sang làm Thống kê, ông này chỉ đề ra các PP chứ không bao giờ chứng minh nó bằng toán học, vì ông ta không quan tâm đến chứng minh nữa.

Post cái này một phần nói về thống kê, nhân tiện cũng trở lại cái chủ đề tranh luận về chương trình đào tạo cử nhân Toán ứng dụng với bạn đoàn chi hôm trước. Cũng nói thêm là thống kê chẳng hạn, nếu không hiểu bài toán bắt nguồn từ thực tế như thế nào, thì nó cũng chỉ như 1 bài toán tính toán của lí thuyết xác suất mà thôi.

#4
anhlhvn

anhlhvn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Chỉ nêu tên thôi à?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh