Đến nội dung

Hình ảnh

G.S Hoàng Tụy

* * * * * 2 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Tiểu sử giáo sư Hoàng Tụy

Hoàng Tụy sinh ngày 7-12-1927 tại Quảng Nam, là cháu nội của người em ruột cụ phó bảng Hoàng Diệu. Ông mồ côi cha lúc lên 4.

Ông đỗ tú tài ban toán năm 1946 tại Huế, rồi làm giáo viên trường trung học Lê Khiết ở vùng tự do Liên Khu V. Năm 1950 sau khi hứa hôn với cô Dương Thị Ngọc Anh ;), ông đi bộ trong sáu tháng đến chiến khu Việt Bắc để theo học trường đại học khoa học cơ bản do Gs Lê Văn Thiêm từ châu Âu vừa về nước mở. Nhưng tới nơi được cử ngay làm giảng viên, vì ông đã tự học hết chương trình toán của những năm đầu tiên.

Từ 1954 ông dạy toán tại trường Đại học Khoa học (sau là Đại học Tổng Hợp Hà Nội), năm 1955 ông chủ trì việc cải cách và biên soạn sách giáo khoa trung học. Thời gian 1957-59 ông du học tại Liên Xô để làm luận án phó tiến sĩ (candidat) về toán giải tích tại Trường đại học tổng hợp Mạc Tư Khoa. Từ năm 1961 ông chuyển hướng nghiên cứu sang ngành vận trù học, bắt đầu sự nghiệp toán học lâu dài của ông.

Trong thời gian từ 1962 đến 1968, vì không chịu đưa tiêu chuẩn ìhồng” của chính trị vào làm lấn át tiêu chuẩn ìchuyên” của khoa học, các Gs Hoàng Tụy và Lê Văn Thiêm bị kiểm điểm nặng nề, họ phải xin chuyển qua Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước. Ông không bị lên án ìxét lại” vì cấp trên coi trọng việc ứng dụng ngành vận trù học trong kinh tế.

Năm 1964 ông công bố công trình toán học nền tảng, sau này được giới toán học thế giới trong ngành gọi là ìLát cắt Tụy”, không những để giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, mà còn để giải những bài toán quy hoạch tổ hợp. Công trình này được xem như đánh dấu sự ra đời của ngành toán học mới: Tối ưu toàn cục.

Năm 1970 ông cùng với GS Lê Văn Thiêm thành lập Viện Toán học Việt Nam và hoạt động ở đó cho đến ngày nay.

Ông được phong hàm giáo sư năm 1980, đợt đầu tiên phong các giáo sư sau 22 năm gián đoạn, từ 1980 đến 1990 ông làm Giám đốc Viện Toán và là Tổng Thư ký Hội Toán học Việt Nam.

*

Giáo sư Hoàng Tụy đã được mời thỉnh giảng trong hai tháng năm 1976 tại đại học Orsay Paris-Sud, Pháp. Trước đó ông được mời đọc plenary lecture tại Hội nghị quốc tế về Lập trình Toán học (Mathematical Programming) tại Budapest. Từ đó ông được mời đi giảng bài tại nhiều đại học hàng đầu trên thế giới cho tới nay. Trong hai năm 1990-91 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện Công Nghệ thuộc đại học Linköping, Thuỵ Điển, nơi ông được phong tặng Tiến sĩ danh dự (Doctor honoris causa) năm 1995.

Tháng 8-1997, Viện công nghệ Linköping tổ chức hội nghị quốc tế chuyên đề From Local to Global Optimization (Từ tối ưu địa phương đến tối ưu toàn cục) để mừng Gs Hoàng Tụy 70 tuổi, người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát". Một hội nghị quốc tế cũng được tổ chức tại Hà Nội để mừng ông.

Năm 2004 ông tổ chức Xê-mi-na kéo dài 3 tháng về giáo dục gồm nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia. Bản Kiến nghị chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, được 24 trí thức trong và ngoài nước ký tên, và được gửi đến Đảng và Chính phủ cũng như báo chí.

Một Hội nghị quốc tế về Nonconvex Programming (Lập trình không lồi) sẽ được tổ chức vào tháng 12-2007 tại Viện Quốc gia về Khoa học ứng dụng tại Rouen, Pháp, để mừng thọ Gs Hoàng Tụy 80 tuổi.

*
Giáo sư Hoàng Tụy đã tham gia thành lập Hội Toán (1963), thành lập Tạp chí khoa học Việt Nam Acta Scientiarium Vietnamicarum (1962), sau đổi thành Tạp chí Toán học Việt Nam (Acta Mathematica Vietnamica) mà ông làm tổng biên tập trong nhiều năm.

Ông đang hoặc đã từng tham gia ban biên tập hay ban cố vấn của nhiều tạp chí và tổ chức quốc tế như :ìMathematical Programming", "Optimization", ì Journal of Global Optimization", ìNonlinear Analysis Forum" ; Ủy ban Trao đổi và Phát triển của Liên hiệp toán học quốc tế, Chủ tịch của Hội nghị IFIP về Mô hình hóa hệ thống và Tối ưu, Hà Nội (1983), Thành viên của Uỷ ban chương trình quốc tế của các Hội nghị quốc tế về Lập trình toán học trong nhiều năm.

;) Năm 1955 cô Ngọc Anh tập kết ra Bắc, hai người thành hôn năm 1957.

Copyright: http://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/sinh-nhat-80-hoang-tuy/

Ngoài ra, có thêm nhiều trang viết về thầy, G.S Hoàng Tuỵ, có thể tham khảo thêm như:

Chuyện kể từ ngoài nước

Phỏng vấn GS Hoàng Tuỵ_ G.S, Thầy Ngô Việt Trung dịch

G.S Hoàng Tuỵ_Nhìn thẳng vào khủng hoảng GD VN.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Direction: 25-11-2008 - 11:28

<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#2
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
 Theo Thông tin Toán học, Tập 12, Số 1 (Hội Toán học Việt Nam)

Giáo sư Hoàng Tụy sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam trong một gia đình nho học yêu nước. Ông nội ông là em ruột Hoàng Diệu, tổng đốc thành Hà Nội, đã anh dũng chiến đấu chống quân Pháp và tự vẫn khi thành thất thủ.

Ông nổi tiếng học giỏi khi còn nhỏ. Năm 1945 ông thi đỗ tú tài tại Huế và quay trở về quê tham gia cách mạng. Thời gian đầu cuộc kháng chiến chống Pháp ông dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở vùng kháng chiến Liên khu 5 từ năm 1947-1951. Ông đã viết cuốn sách giáo khoa toán học đầu tiên cho Liên Khu 5, được nhiều học sinh sử dụng vào thời kỳ này. Năm 1951, ông được chính phủ kháng chiến cử đi học ở vùng giải phóng Việt Bắc. Do ông đã học xong chương trình trước đó nên ông được Bộ giáo dục cử đi dạy ở Trường sư phạm trung cấp. Thời gian này ông tham gia tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học trong vùng giải phóng. Kháng chiến thành công, ông được phân công dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau này là Đại học Tổng hợp Hà Nội. Năm 1955 ông được cử làm trưởng ban trù bị cải cách giáo dục phổ thông và tham gia viết những cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên. Năm 1957 ông là một trong 9 cán bộ giảng dạy đại học Việt Nam đầu tiên được cử sang thực tập nâng cao trình độ tại Liên Xô. Chỉ sau một năm ông đã hoàn thành một số công trình nghiên cứu đủ cho một luận án tiến sĩ. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1959 và là một trong hai tiến sĩ toán-lý bảo vệ đầu tiên của Việt Nam tại Liên Xô. Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Tổng hợp Hà Nội. Sau đó ông được cử sang Ủy ban khoa học và kỹ thuật nhà nước làm trưởng ban toán lý, tiền thân của Viện Toán học và Viện Vật lý sau này. Ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.

Trong toán học GS Hoàng Tụy đã viết hơn 150 công trình và được giới toán học thế giới coi là một trong những chuyên gia hàng đầu về vận trù học. Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" được coi là cột mốc đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục. Ông luôn luôn cố gắng đưa Toán học vào thực tiễn. Ngoài ra, ông còn dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc đóng góp ý kiến cho chính phủ về các lĩnh vực giáo dục, khoa học và kinh tế. Năm 1995, GS Hoàng Tụy được trao tặng bằng Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển. Năm 1996, ông được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về Các công trình thuộc lĩnh vực tối ưu hóa, nổi bật là hai công trình: Giải tích tối ưu toàn cục và Quy hoạch D.C và ứng dụng. Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát" nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi. Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về "Quy hoạch không lồi" được tổ chức ở Rouen, Pháp, để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi. Cũng trong dịp này ông được Viện khoa học ứng dụng Rouen tặng bằng tién sĩ danh dự. Ngày 19 tháng 1 năm 2008, để kỉ niệm 80 năm ngày sinh của GS Hoàng Tụy, Hội Toán học Việt Nam và Viện Toán học đã phối hợp tổ chức một Hội thảo khoa học ìMột số thành tựu về Lý thuyết tối ưu của Việt Nam”.

Cuộc đời và sự nghiệp của GS Hoàng Tụy là một tầm gương sáng cho các thế hệ làm Toán của Việt Nam noi theo. Nhân dịp GS Hoàng Tụy bước sang tuổi 80 tôi xin thay mặt toàn thể các cán bộ Viên Toán học cám ơn những đóng góp to lớn của GS Hoàng Tụy đối với sự phát triển của Viện và kính chúc Giáo sư giữ được sức khoẻ và sự minh mẫn để có thể tiếp tục cống hiến cho toán học cũng như cho sự nghiệp phát triển đất nước.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 11-07-2011 - 10:39

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#3
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Nhân sự kiện tổ chức quốc tế Tối ưu toàn cục vừa trao tặng Giải thưởng “Constantin Caratheodory Prize cho GS Hoàng Tụy, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Hàm Châu trên báo Khoa học và Đời sống Online về “cha đẻ của tối ưu toàn cục”.
Nổi tiếng trên thế giới, rồi mới được trong nước chú ý tới
Một ngày đầu năm, tôi đến thăm GS Hoàng Tuỵ tại nhà riêng ở phố Đội Cấn, Hà Nội. Ông đã “ngoại bát tuần” nhưng vẫn khoẻ, sáng suốt, dồi dào sức sáng tạo. Tờ Journal of Optimization Theory and Applications (Tạp chí Tối ưu hoá lý thuyết và ứng dụng) trong những số gần đây vẫn đăng các công trình mới của ông. Ông vẫn được mời sang Pháp, Mỹ cộng tác nghiên cứu...
Cứ mỗi lần gặp GS Tuỵ, tôi lại nhớ đến câu nói của anh bạn tôi, một tiến sĩ khoa học toán học: “Ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có phần còn hơn ở trong nước; nổi tiếng trên thế giới, rồi mới được trong nước chú ý tới!”
Năm 1990, Tiến sĩ Neal Koblitz, cựu sinh viên Đại học Harvard, giáo sư Đại học Washington, sang thăm Việt Nam. Trở về Mỹ, ông viết một bài báo tiếng Anh dài tới 30 nghìn từ, chiếm 19 trang tạp chí, kèm theo 10 bức ảnh, 1 tấm bản đồ và 3 bức biểu đồ, đăng trên tờ The Mathematical Intelligencer (Người đưa tin toán học). Đây là tờ tạp chí của nhà xuất bản lớn bậc nhất thế giới về khoa học và kỹ thuật Springer - Verlag (mà bạn đọc chủ yếu là các nhà toán học chuyên nghiệp ở tất cả các nước). N. Koblitz đặt tên cho bài báo: Hồi ức về toán học ở một đất nước bị phong tỏa.
Tác giả dành phần lớn bài báo để kể tỉ mỉ về quê hương, dòng họ, thời niên thiếu, thanh niên cũng như quá trình học tập, sáng tạo của nhà toán học Hoàng Tuỵ mà nhiều kết quả trong lĩnh vực lý thuyết tối ưu toàn cục được coi là kinh điển, được thừa nhận rộng rãi ở Mỹ, châu Âu, Nhật Bản...
Bài báo lớn của một giáo sư toán học Mỹ làm cho tên tuổi Hoàng Tuỵ càng trở nên nổi tiếng trong giới toán học quốc tế. Cho đến lúc đó, ở nước ta, chưa hề có một bài báo nào bằng tiếng Việt viết về GS Tuỵ dài và sâu như thế!
Đó là một “luận cứ” khiến anh bạn tôi cho rằng “ông Tuỵ nổi tiếng ở nước ngoài có khi còn hơn ở trong nước!...”. Và còn nhiều “luận cứ” khác nữa.
Hình đã gửi

GS Hoàng Tụy làm việc tại nhà riêng.


Hội thảo quốc tế mừng thọ “cha đẻ của tối ưu toàn cục”

Hoàng Tuỵ sinh ngày 27/12/1927, vậy mà, ngay từ mấy tháng đầu năm 1997, giới toán học quốc tế trong chuyên ngành của ông đã sốt sắng chuẩn bị một hình thức đầy ý nghĩa mừng ông thọ 70 tuổi: tổ chức một cuộc hội thảo quốc tế ở Thụy Điển.
Đầu năm 1997, tôi được anh bạn tiến sĩ khoa học kia đưa cho xem bản thông báo sau đây mà anh nhận được qua Internet:
“Nhân dịp mừng sinh nhật lần thứ 70 của GS Hoàng Tuỵ, người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát, một cuộc hội thảo ba ngày sẽ được tổ chức tai Viện Công nghệ Linkoping, Thuỵ Điển với chủ đề: Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục.”
Bản thông báo cho biết đây là cuộc hội thảo nhằm vinh danh GS Hoàng Tuỵ (Workshop in Honor of Prof. Hoang Tuy) diễn ra tại Thuỵ Điển từ ngày 20 đến 22/8/1997. Các nhà toán học muốn dự cần gửi bản tóm tắt công trình của mình chậm nhất vào ngày 1/6/1997 để kịp tập hợp in thành một cuốn sách đề tặng GS Hoàng Tuỵ (dedicated to Prof. Hoang Tuy).
Sau khi hội thảo kết thúc, cuốn sách được Kluwer Academic Publishers, cũng là một nhà xuất bản lớn về khoa học và kỹ thuật trên thế giới, ấn hành ở Boston (Mỹ), London (Anh), Dordrecht (Hà Lan) và nhiều nơi khác.
Năm 2007, mừng GS Hoàng Tuỵ 80 tuổi, giới toán học quốc tế lại tổ chức tại Pháp một cuộc hội thảo về tối ưu toàn cục để vinh danh ông một lần nữa.
Hoàng Tuỵ được coi là “cha đẻ của tối ưu toàn cục” (the father of Global Optimization). Ngày nay, bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này, đều phải học những điều đã trở thành kinh điển như Tuy’s cut (lát cắt Tuỵ), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tuỵ), Tuy’s inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tuỵ...
Cuốn sách toán tiếng Anh do GS Hoàng Tuỵ viết chung với GS Reiner Horst (CHLB Đức) nhan đề Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) dày 694 trang, được nhà xuất bản Springer - Verlag in lần đầu năm 1990, lần thứ hai năm 1993, lần thứ ba (có sửa chữa) năm 1996.
Đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên có hệ thống về chuyên ngành này. Do vậy, GS Hiroshi Konno, người Nhật Bản, mới nhận xét: Cuốn sách ấy “được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn Kinh thánh của chuyên ngành tối ưu toàn cục” (was appreciated by many researchers as the Bible of global optimization), và, trên thực tế, nhiều người bắt đầu các công trình nghiên cứu nghiêm túc của mình về tối ưu toàn cục là nhờ “được cuốn sách mở đường ấy cổ vũ” (motivated by this path-breaking book).
Cách đây mấy năm, tờ báo điện tử Operation-Research Bulletin (Bản tin Vận trù học), diễn đàn của các nhà vận trù học châu Á - Thái Bình Dương, số tháng 9/2002, đã ra một chuyên đề về GS Hoàng Tụy, gồm nhiều bài và ảnh: bài của TS Takahito Kuno phỏng vấn GS Hoàng Tuỵ; bài hồi ức của TS Taketomo Mitsui nhan đề Prof. Hoang Tuy - A Prominent Applied Mathematician (GS Hoàng Tuỵ - Nhà toán học ứng dụng lỗi lạc); bài hồi ức của GS Hiroshi Konno nhan đề A Tribute to Prof. Hoang Tuy (Để tỏ lòng tôn kính GS Hoàng Tuỵ); cùng một số bức ảnh GS Tuỵ chụp chung với các nhà toán học Nhật Bản, do TS Takahito Kuno chọn và giới thiệu dưới tiêu đề Santa Claus Coming from a Southern Country (Ông già Noel đến từ một đất nước phương nam). Chẳng là vì GS Tuỵ có mái tóc trắng như tuyết và cứ mỗi lần đến Nhật Bản lại mang tới cho các nhà toán học xứ sở hoa anh đào nhiều ý tưởng mới hấp dẫn như những món quà mà Ông già Noel mang lại. Qua số báo, các nhà toán học Nhật Bản muốn tỏ bày lòng ngưỡng mộ đối với nhà toán học Việt Nam lão thành.
Vượt Trường Sơn tầm sư học đạo
Đối với thế hệ trẻ trước đây và hôm nay, cuộc đời GS Hoàng Tụy luôn là một tấm gương sáng chói về lòng say mê khoa học, về ý chí kiên cường vượt qua mọi trở lực, khắc phục khó khăn để thực hiện cho kỳ được ước mơ tha thiết từ thuở thiếu thời.
Xuất thân từ dòng họ vị Phó bảng yêu nước Hoàng Diệu, ngay khi còn học trường làng ở Xuân Đài (Quảng Nam), cậu bé Tuỵ đã tỏ ra rất thông minh, học rất giỏi cả văn và toán. Ra Huế, vào Trường Quốc học, anh Tuỵ vẫn giỏi cả văn và toán. Nhưng, về sau, anh dành nhiều thời gian hơn cho môn toán vì bắt đầu mơ ước trở thành nhà toán học.
15 tuổi, anh mắc phải chứng tức ngực, khó thở, liệt một phần cơ thể, phải bỏ học hơn một năm ở Trường Quốc học Huế. Khi khỏi bệnh, không muốn lưu ban, anh đành ra học trường tư. Nhưng rồi anh “nhảy” hai lớp, “liều” thi tú tài toán. Nào ngờ chàng thư sinh “nhảy cóc” kia lại đỗ và, hơn nữa, đỗ... thủ khoa Trung Bộ!
Tháng 9/1946, anh ra Hà Nội học Đại học Khoa học lúc bấy giờ do GS Nguyễn Thúc Hào làm Quyền Giám đốc và trực tiếp giảng dạy môn toán. Nhưng rồi lính mũ đỏ gây hấn ở phố Hàng Bún; xe Jeep nhà binh Pháp lồng lộn trong đêm. Trước ngày tự vệ sao vuông thành Hoàng Diệu nổ súng đánh trả quân xâm lược, anh Tuỵ dạo khắp phố hè Hà Nội, tìm mua những cuốn sách toán bằng tiếng Pháp mang về quê ở Quảng Nam để tự học dần.
Năm 1951, đang dạy tại Trường trung học Lê Khiết trong vùng tự do liên khu 5, được tin GS Lê Văn Thiêm đã rời Thuỵ Sĩ trở về bưng biền Nam Bộ, và rồi ông đã đi bộ ra Việt Bắc, anh Tuỵ liền khẩn khoản đề nghị Sở Giáo dục cho phép anh ra Tuyên Quang thụ giáo thầy Thiêm.
Tuyến đường dọc Trường Sơn ngày ấy còn là một lối mòn nhỏ hẹp len lỏi giữa rừng sâu, xe cơ giới chưa thể qua lại như đường Hồ Chí Minh sau này. Thế nhưng đã được tổ chức rất tốt. Cứ mỗi chặng 30 kilômét lại có một trạm nghỉ đêm và hôm sau có giao liên dẫn đường cho cán bộ, bộ đội đi tiếp.
Trong balô, anh Tụy chỉ mang theo gạo, muối, sách toán, và thuốc. Quý nhất là quinakrine chữa sốt rét và vitamin B chống phù nề. Ăn cơm với muối, rau rừng. Ba mối nguy hiểm chết người lúc đó là: bị quân Pháp phục kích, bị hổ vồ, và bị sốt rét ác tính. Ở miệt U Bò, Ba Rền có “ông ba mươi” đã ăn thịt mấy chục anh cán bộ, bộ đội! Thế nhưng, ta không dám nổ súng bắn hổ vì sợ lộ, máy bay địch tới ném bom. Một anh đi cuối đoàn, tụt quai hậu dép lốp, dừng chân rút lại quai, thế là bị hổ vồ, tha vào rừng!...
Ròng rã nửa năm trời cuốc bộ, anh mới ra đến Tuyên Quang. Tới nơi thì GS Thiêm đã sang Trung Quốc! Thế là anh vượt biên giới Việt - Trung đi tiếp tới Khu Học xá trung ương lúc bấy giờ đóng nhờ trên đất Trung Quốc, tại ngoại thành Nam Ninh.
Hà Nội giải phóng. Anh trở về nước, giảng bài tại Trường Đại học Khoa học. Tháng 7/1957, anh được cử sang Liên Xô thực tập.
Chỉ sau hơn một năm đến Moskva, anh viết xong luận án tiến sĩ - quãng thời gian ngắn đáng ngạc nhiên đối với một người tự học chương trình đại học.
Nhưng anh đã không mãn nguyện với tấm bằng tiến sĩ cùng lèo tèo vài ba công trình đầu tay! Chính vì vậy mà ngày nay chúng ta mới có một nhà toán học lớn với hơn 130 công trình sâu sắc, bề thế, hầu hết được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín cao.
Có thể nói, bên cạnh tư chất bẩm sinh thông minh vượt trội, thì ý chí sắt đá bất chấp mọi hiểm nguy, quyết vượt Trường Sơn tầm sư học đạo, coi học tập và nghiên cứu là lẽ sống đã giúp nhà toán học ấy đạt tới đỉnh cao vinh dự: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
GS Ngô Việt Trung, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba, nhận xét: “Hoàng Tuỵ và Ngô Bảo Châu là hai ngôi sao của toán học Việt Nam”.

Theo Hàm Châu

Khoa học và Đời sống Online


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#4
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Sau nhiều lần gặp gỡ, bài viết của tôi về Giáo sư Hoàng Tụy mới hoàn thành, phần vì ông quá bận bịu, phần vì sức khoẻ không tốt nên ông chỉ có thể trò chuyện 20 - 30 phút rồi lại hẹn lần khác. Dù thời gian ngắn ngủi nhưng lần nào trò chuyện với ông, tôi cũng nhận được bao thông điệp sâu sắc về con đường làm khoa học chông gai, về ý chí và nghị lực để vượt qua những thời điểm khó khăn nhất trong cuộc đời của vị Giáo sư đã ở tuổi 85 này.

Hình đã gửi


1. Ở tuổi 85 bước chân của Giáo sư Hoàng Tụy rất khó nhọc, chậm rãi, bàn tay ông run run và tai nghe đã không còn rõ, nhưng tinh lực vẫn tỏa ra mãnh liệt ở đôi mắt sáng lấp lánh của Giáo sư. Khi chúng tôi hỏi, truyền thống gia đình có ảnh hưởng đến cuộc đời khoa học và nhân cách của Giáo sư như thế nào, thì ông xúc động, chậm rãi kể: ông sinh tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Cha ông là một nhà nho học, làm đến chức quan tri huyện. ông nội ông là em ruột của cụ Hoàng Diệu.

Mẹ của Giáo sư Hoàng Tụy cũng là con gái của một gia đình nho học truyền thống. Mặc dù cha làm quan huyện nhưng ông rất liêm khiết nên gia đình chẳng có tài sản gì. Đến giờ nhớ về nếp nhà thuở thơ bé, Giáo sư bùi ngùi nhớ cha, mẹ mình và vô cùng tự hào vì gia đình ông trọn đời thanh bạch và có truyền thống yêu nước.

Giáo sư Hoàng Tụy có đông anh em trai, nhưng không ai làm cho Pháp, người anh cả của Giáo sư là Hoàng Dư (là bạn học với cụ Cao Xuân Huy) tích cực tham gia vào phong trào yêu nước của cụ Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu. Vì thế, sau này, ông anh cả bị mất việc.

Cùng thời điểm đó thì cha ông qua đời, khi đó cậu bé Hoàng Tụy mới lên 4 tuổi. Gia đình ông bắt đầu lâm vào tình cảnh khốn khó, các anh trai lần lượt phải nghỉ học. Gánh nặng gia đình đổ cả vào đôi vai người mẹ, bà phải lao động vất vả, tần tảo sớm hôm nuôi các con. Tuy nhiên, dù khó khăn đến mấy thì truyền thống gia đình ông vẫn giữ được vẹn nguyên, đó là truyền thống chuộng con đường học vấn và coi trọng đạo lý, thật thà, giàu lòng nhân ái và quý trọng lao động, không luồn cúi, sống cuộc đời trung thực và quyết liệt.

Giáo sư Hoàng Tụy tâm sự, cuộc đời ông đã trải qua vô vàn khó khăn, nhưng rồi, nghị lực tuyệt vời và một trái tim yêu cuộc sống mãnh liệt đã giúp Hoàng Tụy vượt qua tất cả. Hồi bé, Giáo sư trải qua nhiều cơn đau ốm thập tử nhất sinh, đến mức mẹ ông ôm con vào lòng mà tuyệt vọng khôn cùng. Năm ông lên 15 tuổi, ông bị một trận ốm nặng khiến chân tay liệt, sau nhờ có một thầy thuốc đông y châm cứu ông đã nhúc nhắc được chân tay nhưng sức khoẻ yếu, ông không thể đi học, cả năm trời ở nhà. Đến khi đi học trở lại thì ông lại ốm triền miên, đi học vài ngày lại nghỉ một ngày nên thầy giáo thường gọi ông là "bệnh nhân" của lớp.

Cuối cùng, Hoàng Tụy buộc phải nghỉ học dù lúc đó ông được học bổng toàn phần ở trường Quốc học. Bỏ trường công, ông xin ra trường tư học, nhưng trong cái rủi có cái may vì ở trường tư, ông có thể học "nhảy cóc", hai năm một lớp nên dù đến trường muộn hơn nhưng ông lại là người thi đỗ tú tài được sớm nhất.

Sau này, ông chiêm nghiệm ra một điều: "Đây chính là thời điểm quyết định tương lai cuộc đời tôi. Vì cả hoài bão khoa học cùng với thói quen tự học đều đã hình thành trong những chuỗi ngày dài chiến đấu với bệnh tật và dưỡng sức khi bệnh đã qua khỏi nguy kịch". Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Giáo sư về quê tham gia kháng chiến rồi vào Quảng Ngãi dạy học ở Trường Trung học Lê Khiết, Liên khu V.

Năm 1951, nghe tin Tiến sĩ toán học Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, Hoàng Tụy xin ra Bắc để học và được lãnh đạo Liên khu V chấp nhận. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo.

Đến nơi ông mới biết, Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được mà chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản, đóng ở Khu học xá TW tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) để tránh máy bay địch. Vì chương trình Toán ở hai trường này ông đã tự học khi còn ở Liên khu V nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng.

Trong thời gian này, Giáo sư đã tiếp xúc được với sách và tài liệu của Nga, ông tự học tiếng Nga để nghiên cứu. Kiên nhẫn mày mò như con tằm nhả tơ, nên từ năm 1951 đến năm 1954, ông đã học xong chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục. Thầy giáo trẻ Hoàng Tụy đã nổi tiếng không chỉ dạy giỏi (được bầu là giáo viên xuất sắc) mà còn am hiểu khá sâu về lý luận giáo dục.

Đầu năm 1955, ông được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm…

Giáo sư Hoàng Tụy trải lòng: "Khi cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm xây dựng ngành Toán ở Việt Nam, tôi cũng gặp vô vàn khó khăn, trong đó có sự vênh nhau về quan điểm làm khoa học. Tôi và anh Thiêm quan niệm, học hành phải nghiêm túc, sinh viên lên lớp phải đủ điểm, thi tốt nghiệp cũng phải đủ điểm mới được thi. Với "sinh viên công nông" thời ấy, chúng tôi cho rằng phải giúp họ học cho tốt chứ không phải giúp cho họ lên lớp. Ngay cả việc gửi cán bộ ra nước ngoài học thì cũng phải là người có khả năng. Trường đại học thì phải có hoạt động nghiên cứu khoa học, không thì chỉ như trường phổ thông mà thôi. Nhưng những quan điểm đó không phải ai cũng ủng hộ, thậm chí còn bị phản đối gay gắt".





Hình đã gửiGS Hoàng Tụy đang trao đổi kinh nghiệm với các nhà khoa học Việt Nam.



Giáo sư Hoàng Tụy còn cho hay, ông quan niệm nghiên cứu khoa học phải được áp dụng, nên từ năm 1960, ông đã phát động phong trào "vận trù học", ứng dụng các phương pháp toán học để phát triển hiệu quả quản lý hoạt động kinh tế (như trong giao thông vận tải).
Đến năm 1969, trước khi Bác Hồ mất vài tháng, Bác có gọi Giáo sư Hoàng Tụy đến và dặn dò ông cố gắng phải tiếp tục áp dụng vận trù học. Do đó, từ năm 1970, Giáo sư Hoàng Tụy tìm đủ mọi cách xoay xở để thực hiện lời dặn của Bác nhưng rồi những cố gắng, nỗ lực của Giáo sư không thành.
Nói đến đây, Giáo sư Hoàng Tụy xúc động: "Vừa rồi tôi nhận giải thưởng Tối ưu toàn cục, bên cạnh niềm vui thì cũng có nỗi xót xa. Ngành khoa học ứng dụng đó chúng tôi có công xây dựng gần như đầu tiên, đến nay trên thế giới nhiều nước đã làm và rất thành công, còn ở Việt Nam nó không phát triển, ngay cả vấn đề phát triển lý thuyết cũng khó khăn".
2. Năm 1980, GS. Hoàng Tụy được bổ nhiệm Viện trưởng Viện Toán học thay GS. Lê Văn Thiêm. Đến nay, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực về trình độ đội ngũ cán bộ cũng như số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu. Ngoài các hoạt động khoa học trong nước, Giáo sư Hoàng Tụy còn tham gia nhiều hoạt động khoa học quốc tế. Năm 1995, ông được Đại học Linkoping (Thụy Điển) phong tặng Tiến sĩ danh dự. Năm 1996, để ghi nhận những cống hiến lớn của ông cho khoa học Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Tháng 8/1997, nhân dịp ông 70 tuổi, tại Viện Công nghệ Linkoping (Thụy Điển), một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục" được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, "người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát".
Tôi còn nhớ, cách đây hơn hai năm, Giáo sư Hoàng Tụy có một bài viết khá sâu sắc về thực trạng giáo dục đăng trên một tờ báo. Nó như một cú "sốc" đối với ngành Giáo dục. Giờ nhắc lại bài báo này, Giáo sư Hoàng Tụy thoáng chút ưu tư trên khuôn mặt đôn hậu, đôi mắt tinh anh của ông nhìn xa xăm ra khoảng trống trước ô cửa sổ tràn ngập ánh sáng và những cơn gió thu hào phóng.
Ông bảo rằng: "Hôm nay, cô hỏi tôi rằng, cứ kiến nghị mãi những giải pháp chấn hưng giáo dục mà chưa có lời giải, tôi có chán nản không? Nếu bảo không thì là tôi tự dối lòng mình. Có lúc tôi cũng chán nản, mệt mỏi vô cùng, muốn buông xuôi, nhưng chỉ được một thời gian là tôi lại thấy người day dứt, không chịu được, lại đề xuất, lại kiến nghị. Tôi lại lao vào viết và tiếp tục đề xuất những ý tưởng nhằm cải thiện, chấn hưng giáo dục nước nhà".
Mới đây, tại một cuộc tọa đàm lấy ý kiến để đổi mới giáo dục căn bản và toàn diện do Ban Tuyên giáo TW tổ chức, Giáo sư Hoàng Tụy cũng có bài phát biểu khá mạnh mẽ. Theo ông, ba thập kỷ nay giáo dục là "chỗ nghẽn" lớn nhất trong phát triển của xã hội Việt Nam. Vì vậy, cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh khẩn cấp của cuộc sống hiện nay.
Từ những năm 2004, Giáo sư Hoàng Tụy cùng với một số nhà khoa học đã có bản kiến nghị nhằm chấn hưng, cải cách giáo dục, cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục. Trong đó, ông quyết liệt đưa giải pháp phân luồng giáo dục. ông trăn trở với cách học và thi hiện nay, học sinh cứ miệt mài, nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Ngoài việc bức thiết phải đổi mới hoàn toàn tư duy về học và thi, việc quan trọng hơn là phải nghiên cứu giải phóng nhà trường khỏi tình trạng giáo điều, kinh kệ bằng một giải pháp tương tự như thế tục hóa giáo dục ở phương Tây.
Một trong những băn khoăn lớn nhất của Giáo sư Hoàng Tụy về giáo dục nước nhà chính là sự "đổi mới cục bộ", không có hệ thống. Giáo sư phân tích rằng, với số tiền đầu tư cho giáo dục to lớn, nói giáo dục không tiến bộ là không đúng, nhưng kết quả đó không tương xứng với đầu tư và sự cố gắng của người dân, thêm nữa, sự tiến bộ đó quá chậm, chưa đáp ứng được với sự phát triển của xã hội khiến chúng ta ngày càng tụt xa so với nhiều nước trên thế giới. Giáo sư Hoàng Tụy vừa được tổ chức quốc tế Tối ưu Toàn cục trao tặng Giải thưởng "Constantin Caratheodory Prize" mang tên nhà toán học lừng danh người Đức, gốc Hy Lạp. GS. Hoàng Tụy là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín về nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax. GS Hoàng Tụy được coi là "cha đẻ của tối ưu toàn cục" với những thuật ngữ mà bất cứ ai trên thế giới muốn đi vào chuyên ngành này đều phải học như Tuy's cut (lát cắt Tụy), Tuy-type algorithm (thuật toán kiểu Tụy), Tuy's inconsistency condition (điều kiện không tương thích Tụy)... Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên "Global Optimization - Deterministic Approches" (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) tái bản ba lần từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.


Thu Phương (cand.com.vn)g


Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Giáo sư Hoàng Tụy và những chuyện "rủi mà may"


Giới toán học thế giới coi ông là "cha đẻ của tối ưu toàn cục,” người mở đường cho một chuyên ngành toán học mới. Cuốn sách toán tiếng Anh do Giáo sư Hoàng Tuỵ viết chung với Giáo sư người Đức Reiner Horst nhan đề Global Optimization - Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn ìkinh thánh” của chuyên ngành tối ưu toàn cục.

Với những đóng góp to lớn cho ngành toán tối ưu toàn cục, tháng 9/2011, Giáo sư Hoàng Tụy vinh dự nhận giải thưởng Constantin Caratheodory - giải thưởng danh giá mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp).

Hình đã gửi


"Tôi từng thi trượt vì môn ám tả”

Là một nhà toán học hàng đầu Việt Nam và được giới toán học cả thế giới nể trọng nhưng kể về thời cắp sách của mình, Giáo sư Hoàng Tụy cười hể hả bảo: ìTôi cũng từng thi trượt.”

Khuôn mặt vị giáo sư đã ngoại bát tuần bỗng giãn ra đầy thư thái, như đang sống lại cả một thời thơ ấu đã xa xưa lắm, ngày ông còn là một cậu học trò lớp dự bị, tương đương lớp 2 bây giờ.

Bậc tiểu học khi đó học 6 năm, sau ba năm đầu thi lấy bằng Yếu lược, học thêm ba năm nữa thi bằng Tiểu học. Mặc dù mới học lớp 2 nhưng vì thấy em học sáng dạ nên anh trai đã khuyến khích cậu em Hoàng Tụy thi bằng Yếu lược, nghĩa là thi trước một năm.

Gần 70 năm đã trôi qua nhưng ông vẫn nhớ rất rõ: ìTôi làm các môn khác rất tốt, nhưng lại trượt vì môn ám tả [tức môn chính tả - PV]. Bài thi là bài tả hai con đường, một con đường rộng rãi thênh thang, một đường thì quanh co khúc khuỷu. Tôi chịu, không biết viết chữ khuỷu như thế nào,” thầy Tuỵ vừa kể, vừa cười hỉ hả, nụ cười đầy hạnh phúc của một người già đã trải qua nhiều thăng trầm của cuộc sống khi nghĩ về một thời hồn nhiên trong sáng.

Học trò cưng của Hoài Thanh

Kể về ngày thơ ấu, thầy Tuỵ bảo đời ông có cái may là được học với nhiều người thầy giỏi. Ngày tiểu học là các thầy Lê Trí Viễn (hiện là giáo sư văn học hàng đầu Việt Nam), thầy Khương Hữu Dụng (một nhà thơ nổi tiếng). Lên bậc trung học thì có thầy Hoài Thanh, Cao Xuân Huy.

Với sự dìu dắt của các thầy nên dù chỉ học ở trường làng nhưng Hoàng Tuỵ đã xuất sắc đỗ loại ưu vào trường Quốc học Huế, ngôi trường nổi tiếng nhất Trung kỳ lúc bấy giờ.

Ai cũng biết Giáo sư Hoàng Tuỵ là cây đại thụ lừng lững trong nghiệp toán, nhưng có lẽ không ít người bất ngờ khi biết rằng thời học sinh, ông lại là cậu học trò xuất sắc của nhà phê bình văn học số một Việt Nam – Hoài Thanh.

Trong khi bạn bè trong lớp chỉ mong được 6-7 điểm của thầy Thanh đã là may mắn thì điểm số của Hoàng Tuỵ luôn luôn là 8,5 điểm. ìLúc đó, thầy Thanh đang soạn cuối Thi nhân Việt Nam. ông cũng cứ nghĩ rằng tôi sẽ theo nghiệp văn,” thầy Tuỵ kể.

Cũng vì giỏi môn văn nên khi học ìnhảy cóc” tới hai lớp ở bậc trung học, Hoàng Tuỵ gần như không cần phải lo lắng gì môn học này mà chỉ tập trung học toán để đuổi kịp bạn bè.

Học văn rất giỏi nhưng sau một trận ốm thập tử nhất sinh, ông lại nhận ra mình ham mê toán và khát khao trở thành một nhà khoa học.

Trong cái rủi, có cái may

Thầy Tuỵ bảo mình vốn yếu từ bé. Ngày 2-3 tuổi cứ ốm dặt dẹo còi cọc mãi. Đến khi đang là học sinh năm thứ hai trường Quốc học Huế thì bị ốm một trận thập tử nhất sinh, liệt nửa người, phải nằm một chỗ. "Mẹ tôi đã khóc cạn nước mắt, bà nghĩ không thể cứu được tôi. Nhìn tôi nằm bẹp trên giường, bà đồ rằng tôi có sống thì cũng bị tật suốt đời.”

Vì trận ốm ấy, Hoàng Tuỵ phải nghỉ học, ở nhà một năm. Nhưng chính trong những ngày ấy, một ngọn lửa đam mê với toán học bắt đầu nhen nhóm trong ông.

Ở nhà một năm, nửa năm nằm, nửa năm dưỡng, nửa năm ốm li bì, nửa năm hồi phục. Trong nhà các anh đi dạy nên có nhiều sách, ông mang ra tự học. "Tình thế bắt buộc như thế. Đó là một năm rủi nhưng lại có cái may. Tôi có dịp suy nghĩ về nhiều thứ và chính trong thời gian đó tôi mơ ước làm khoa học,” thầy Tuỵ chia sẻ.

Khỏi bệnh, Hoàng Tuỵ trở lại trường và nhanh chóng trở thành học sinh xuất sắc nhất lớp, được nhận học bổng toàn phần. Đây là một học bổng rất ít học sinh đạt được vì nó có giá trị đến 12 đồng Đông Dương, trong khi ăn cơm cả tháng cũng chỉ hết có 3 đồng, một bát phở chỉ 3 xu. Ngoài ra, còn được ở ký túc xá miễn phí.

Nhưng những trận ốm liên miên khiến việc học ở một ngôi trường nổi tiếng khá mệt với sức của Hoàng Tuỵ. ông đành làm một việc hơi ngược với người đời là bỏ trường điểm, bỏ học bổng, xin ra học trường tư.

"Ra tường tư tôi lại có may mắn học được những người thầy như thầy Hoài Thanh, Cao Xuân Huy…” thầy Tuỵ cười nói.

Đi bộ vượt Trường Sơn tầm sư học đạo

Năm 1951, được tin Tiến sĩ Toán học Lê Văn Thiêm mới từ nước ngoài trở về và mở trường đại học ở Việt Bắc, Hoàng Tuỵ khăn gói lên đường để tầm sư học đạo.

Không có xe nên từ xứ Quảng, ông phải đi bộ ròng rã mấy tháng trời. Đến Thanh Hóa thì hết tiền, ông phải ở lại đó hai tháng, đi dạy tư để kiếm tiền làm lộ phí.

Nhưng đặt chân được ra Việt Bắc thì ông lại nhận được tin ngôi trường mình định theo học sẽ không được mở. Kiểm tra thử năng lực của anh sinh viên hụt này, Thứ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là Nguyễn Khánh Toàn đã không khỏi giật mình. ông quyết định điều Hoàng Tuỵ sang Nam Ninh, Trung Quốc dạy trường Trung cấp Sư phạm của ta đặt nhờ trên đất bạn.

Từ một người chủ tâm đi học, ông lại làm thầy. Từ muốn làm học trò của Tiến sỹ Lê Văn Thiêm, giờ ông là đồng nghiệp.

Với những thành tích xuất sắc trong giảng dạy, ông được giao nhiệm vụ phụ trách cải cách giáo dục, được cử sang Liên Xô học rồi trở thành một nhà toán học hàng đầu Việt Nam và nổi tiếng trên thế giới.

"Nếu có gì có thể nói là kinh nghiệm cho người trẻ thì theo tôi, phải có một đam mê thực sự, có mơ ước và luôn luôn cố gắng thực hiện mơ ước ấy. Cho nên dù hoàn cảnh khó khăn, có rủi ro không thuận lợi nhưng có khi lại thành cái thuận lợi.

Thứ hai phải có niềm tin. Đó là phẩm chất rất quan trọng của người làm khoa học, phải tin việc mình làm không vô ích,” thầy Tuỵ chia sẻ.

Và thực sự, càng trò chuyện với ông, càng thấy rất rõ một tinh thần lạc quan rất lớn. Dường như không có khó khăn nào khiến cho ông nản. Với Giáo sư Hoàng Tuỵ, những điều rủi trong đời lại là những ngã rẽ mà luôn ẩn chứa kèm theo nó một may mắn.


Phạm Mai/TTXVN


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 25-11-2011 - 17:29


#6
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

GS Hoàng Tụy: “Tôi chưa học đại học 1 ngày đúng nghĩa”

Năm 2011 là một năm đầy ý nghĩa với giáo sư Hoàng Tụy khi ông vinh dự được nhận giải thưởng Constantin Caratheodory, giải thưởng dành cho người xuất sắc có cống hiến căn bản cho lý thuyết, lập trình và ứng dụng trong lĩnh vực tối ưu toàn cục.




Hình đã gửi



Với vị trí là người đặt nền móng, cha đẻ của toán học tối ưu toàn cục, ông là người đầu tiên trên thế giới nhận giải thưởng danh giá mang tên nhà toán học lừng danh người Đức (gốc Hy Lạp) này. Những ngày đầu xuân, vị giáo sư đã ngoại bát tuần như trẻ lại khi nhớ về những dấu ấn không thể nào quên trong cuộc đời ông.


Hình đã gửi


Từng giẫm vỏ chuối… vì môn chính tả

Tuổi thơ với Hoàng Tuỵ là những tháng ngày gian khổ ở mảnh đất xứ Quảng khô cằn và nghèo khó. Nhà đông con, nhưng bố ông lại mất sớm, khi cậu bé Tuỵ mới vừa 4 tuổi và dưới ông là hai người em, một em mới 2 tuổi, một em vẫn còn trong bụng mẹ.


Mất đi trụ cột gia đình, trách nhiệm kinh tế được dồn lên vai người anh cả khi đó đang là giáo viên trung học. Nhưng rồi anh trai Hoàng Tụy cũng bị cho thôi việc vì tham gia phong trào yêu nước. Một mình mẹ ông lại phải bươn chải để chăm lo cho mười mấy miệng ăn trong gia đình. Cái nghèo vẫn đeo đuổi, các anh của ông đi làm ăn tứ xứ. Hoàng Tuỵ cũng hết vào Nha Trang theo anh thứ 2, khi ông mới 6 tuổi, lại xuôi Sài Gòn ở cùng anh cả, rồi sau đó lại về quê Quảng Ngãi. Cứ học chỗ nay chỗ ấm chân đã phải đổi sang chỗ kia, nhưng là người sáng dạ nên Hoàng Tuỵ vẫn mấy khó khăn để bắt kịp bạn bè.


Nhớ lại thời thơ ấu, khuôn mặt của vị giáo sư ở tuổi 84 bỗng rạng ngời bởi bao kỷ niệm nối tiếp ùa về. Ông bảo: “Tôi cũng từng thi trượt đấy, khi mới học lớp 2″. Ngày đó bậc tiểu học học 6 năm, học xong ba năm đầu thi lấy bằng yếu lược, hết ba năm sau thi bằng tiểu học. Dù khi đó, Hoàng Tuỵ mới học hết lớp 2 nhưng thấy em trai thông minh, học giỏi, anh trai của ông đã khuyến khích ông thi vượt 1 năm để lấy bằng yếu lược.


Thế nhưng cú đột phá, đốt cháy giai đoạn này của ông không thành. Ông “giẫm vỏ chuối” trong kỳ thi bởi môn học tưởng như dễ nhất làõ môn chính tả (thời đó, gọi là môn ám tả). Ông cười hỉ hả: “Tôi vẫn nhớ đề thi khi đó là bài viết tả hai con đường. Một con đường rộng rãi thênh thang và một con đường quanh co khúc khuỷu. Tôi chịu, không biết viết chữ khuỷu như thế nào. Thế là trượt!”.


Lần đầu tiên và duy nhất trong đời thi trượt, nhưng nó lại mở ra cho ông một hướng đi mới: Học nhảy cóc, vượt cấp. Và Hoàng Tuỵ có lẽ là một trong số ít người học nhảy lớp nhiều nhất Việt Nam. Việc học nhảy cóc bắt đầu từ bậc trung học, khi đang học năm thứ 3 ở trường Quốc học Huế, một ngôi trường nổi tiếng nhất miền Trung lúc bấy giờ. Hoàng Tuỵ khi đó đã là một cái tên rất nổi tiếng về thành tích học tập, được nhận học bổng toàn phần của trường, được ở ký túc xá miễn phí và mỗi tháng lĩnh tới 12 đồng Đông Dương (trong khi ăn cơm cả tháng chỉ hết có 3 đồng, một bát phở ngon cũng chỉ có 3 xu).


Học ở một ngôi trường danh tiếng với suất học bổng cao là mơ ước của biết bao nhiêu người, nhưng vì sức khoẻ yếu, Hoàng Tuỵ đành làm một việc khá ngược đời là xin ra học trường tư. “Khi chuyển sang trường mới, ban đầu tôi định học vượt một năm, đó là năm cuối để thi lấy bằng thành chung (tương đương với hết bậc trung học cơ sở) để vào thẳng năm thứ nhất bậc tú tài. Nhưng anh tôi khuyên nên bỏ luôn cả năm nhất. Thế là tôi vào học thẳng năm thứ hai”, Giáo sư Hoàng Tuỵ kể.


Dù ngày đầu vào học, mức điểm của ông chỉ đạt 6/20 điểm, nhưng sau vài ba tháng, Hoàng Tuỵ đã kịp trang bị cho mình kiến thức của cả hai năm nhảy cóc, đuổi kịp bạn bè trong lớp và đỗ cao trong kỳ thi tú tài phần 1. Thi xong, thay vì học tiếp một năm, ông lại khăn gói về quê rồi tự học, tự đăng ký thi theo diện thí sinh tự do kỳ thi tú tài phần 2. Một kết quả ít ai ngờ là dù không thầy, không trường lớp, ông vẫn đỗ đầu trong kỳ thi này. Không chỉ tự học chương trình phổ thông, ông còn tự học luôn cả chương trình đại học.


Say mê với toán nhưng ở Việt Nam khi đó, chưa có trường có bậc học cao hơn (trường Cao đẳng Khoa học đã giải thể), ông phải vừa dạy ở Bình Định, vừa mua sách về tự học. Năm 1951, được tin ngoài Việt Bắc thành lập trường đại học, ông vội vã xin nghỉ dạy, khăn gói đi bộ từ Bình Định vượt Trường Sơn ra Bắc để tầm sư học đạo.


Đi ròng rã mấy tháng trời, nhưng ra đến nơi, ông lại được thứ trưởng Bộ Giáo dục khi đó là ông Nguyễn Khánh Toàn cho biết trường ông định học không thành lập nữa. Trò chuyện và nể phục với khối kiến thức của Hoàng Tuỵ, vị thứ trưởng Bộ Giáo dục đã lập tức điều ông sang dạy trường Trung cấp Sư phạm được đặt nhờ bên đất bạn ở Nam Ninh (Trung Quốc). Thế là từ vị trí người học, ông chuyển sang làm thầy.


Tại Nam Ninh, những cuốn sách toán học của Nga lại làm ông say mê. Lần mò từng chữ vì không biết tiếng, Hoàng Tuỵ đã tự trang bị cho mình không chỉ tiếng Nga mà cả kiến thức toán học ở trình độ đại học. Có lẽ vì thế, năm 1957, khi được cử sang Nga bồi dưỡng kiến thức 1 tháng, ông đã được giữ lại để làm luôn bằng tiến sĩ. Tính ra trong cuộc đời mình, ông chưa hề một ngày học đại học đúng nghĩa.


Kể về thời cắp sách của mình, Giáo sư Hoàng Tuỵ bảo, ông có may mắn là được học với rất nhiều người thầy nổi tiếng. Ở bậc tiểu học, đó là các thầy Lê Trí Viễn – giáo sư văn học hàng đầu Việt Nam, thầy Khương Hữu Dụng – một nhà thơ nổi tiếng. Với sự giúp sức của những người thầy đầy tài năng ấy nên dù là một cậu học trò nghèo ở một ngôi trường quê, Hoàng Tuỵ vẫn đỗ cao vào trường Quốc học Huế, nơi chỉ dành cho những học sinh xuất sắc nhất miền Trung.


Ở bậc trung học, ông lại được học thầy Hoài Thanh, nhà phê bình văn học kiệt xuất của thế kỷ XX. Có lẽ, cũng ít ai ngờ một Giáo sư toán học hàng đầu như Hoàng Tuỵ lại từng là một học sinh giỏi văn nhất lớp, là học trò cưng của nhà phê bình văn học nổi tiếng Hoài Thanh. Trong khi bạn bè chỉ mơ ước được điểm 7 của thầy thì các bài văn của trò Tuỵ thường ở ngưỡng “miễn cạnh tranh” là 8, 5 điểm. “Khi ấy, thầy Thanh đang soạn cuốn Thi nhân Việt Nam và ông cũng cứ nghĩ tôi sẽ theo nghiệp văn”, Giáo sư Hoàng Tuỵ chia sẻ.


Giáo sư Hoàng Tụy


“Được vinh danh, tôi lại thấy cay đắng”


Đang say sưa với những tháng ngày niên thiếu, giáo sư bỗng chùng giọng khi được hỏi về giải thưởng quốc tế Constantin Caratheodory mà ông vừa được nhận. ông buồn bã trải lòng: “Khi nhận giải thưởng này, tôi không ngạc nhiên vì những đóng góp của tôi cho ngành toán tối ưu đã được mọi người thừa nhận. Điều này cũng không mang lại cho tôi nhiều vinh dự mới. Trái lại, nó khiến tôi buồn hơn. Buồn vì Việt Nam chính là nơi có những đóng góp cơ bản, sơ khai nhất cho toán học tối ưu toàn cục và trải qua 40 năm, nó đã được áp dụng khá rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Trong khi đó ở Việt Nam, mặc dù chúng tôi đã có nhiều cố gắng vận động nhưng vẫn không được ủng hộ. Tôi đã không làm được gì và cảm thấy hơi cay đắng”.


Công trình khoa học đã làm nên tên tuổi ông từ nhiều thập niên trước (năm 1964) là phương pháp giải nhiều bài toán tối ưu toàn cục, được giới toán học quốc tế gọi là “Lát cắt Tụy” (Tuys cut). Đây được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của chuyên ngành toán học Lý thuyết tối ưu toàn cục. Cuốn sách toán tiếng Anh do Giáo sư Hoàng Tụy viết chung với Giáo sư người Đức Reiner Horst nhan đề Global Optimization – Deterministic Approches (Tối ưu toàn cục – tiếp cận tất định) được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là cuốn kinh thánh của chuyên ngành tối ưu toàn cục.


Kể về sự ra đời của công trình này, Giáo sư Tuỵ cho biết: “Những năm 60 của thế kỷ trước, nước ta có phong trào các nhà khoa học đi vào thực tế. Lúc đó các anh em làm toán rất lúng túng vì không biết phải làm cách nào. Tôi đã suy nghĩ và phát kiến ra vận trù học và đây là một ngành khoa học dùng phương pháp tối ưu để phân tích tìm ra được những giải pháp tốt nhất trong nhiều tình huống.


Khi đó, sáng kiến này được áp dụng đầu tiên vào ngành giao thông vận tải. Những xe tải đi lại để trả hàng, trong hành trình, có rất nhiều đoạn xe tải phải đi không để đến nơi lấy hàng. Muốn tận dụng khoảng thời gian lãng phí đó, chúng tôi đã tính toán để điều hành các xe rút bớt được quãng đường đi không, tiết kiệm được rất nhiều. Chính trong thời gian làm công tác vận tải, tôi đã nảy ra một bài toán gọi là “quy hoạch lõm”. Hồi đó cũng rất may mắn, tôi đã đề xuất được một phương pháp giải, đó là bài toán đầu tiên về tối ưu toàn cục”.


Mặc dù đạt được thành tựu lớn nhưng do những hiểu lầm và mâu thuẫn quan điểm, những công trình khoa học của ông đã không được ứng dụng rộng rãi. Ông cho biết: Trước khi mất khoảng 2 tháng, Hồ Chủ Tịch đã gọi ông đến gặp và đề nghị ông hãy cố gắng nghiên cứu và vận dụng vận trù học. Tuy nhiên, sau khi Bác mất, mọi việc lại dang dở vẫn do những mâu thuẫn về quan điểm, tư tưởng.


Giáo sư Hoàng Tuỵ chia sẻ, điều khiến ông vẫn tin tưởng và đứng vững chính là sự ủng hộ của Bác, của những vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước như Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng rất ủng hộ quan điểm của ông và đề nghị lập một viện nghiên cứu riêng giao cho ông phụ trách. Tuy nhiên, những chỉ đạo ấy vẫn không trở thành hiện thực. “Mình lập ra một ngành học, nước ngoài phát triển được, dùng được, ứng dụng được, nhưng ở trong nước không được ủng hộ, thậm chí không được đánh giá tốt nên tôi thấy rất buồn”, Giáo sư Hoàng Tuỵ chia sẻ.


Bất chợt, ông trở nên trầm lắng như một nhà hiền triết: “Nếu có gì có thể nói là kinh nghiệm cho người trẻ thì theo tôi, phải có một đam mê thực sự, có mơ ước và luôn luôn cố gắng thực hiện mơ ước ấy, dù hoàn cảnh khó khăn, có rủi ro. Thứ hai là phải có niềm tin. Đó là phẩm chất rất quan trọng của người làm khoa học, phải tin việc mình làm không vô ích”.


Đó có lẽ chính là bí quyết để ông vẫn sống, vẫn làm việc hết mình, đầy nhiệt huyết, cho dù đã từng không được ủng hộ. Cái tên Hoàng Tuỵ vì thế, nói như Giáo sư Hàm Châu: “Đã nổi tiếng trên trường khoa học quốc tế còn hơn cả ở Việt Nam”. Năm 1997, nhân dịp ông tròn 70 tuổi, một cuộc hội thảo để vinh danh ông đã được tổ chức ở Thụỵ Điển.


Tại hội thảo này, các nhà khoa học đã tập trung các công trình nghiên cứu để làm sách tặng Giáo sư Hoàng Tuỵ. Cuốn sách đã được xuất bản ở nhiều nước như Anh, Mỹ, Hà Lan. Năm 2007, mừng Giáo sư Hoàng Tuỵ 80 tuổi, giới toán học quốc tế lại tổ chức tại Pháp một cuộc hội thảo về tối ưu toàn cục để vinh danh ông một lần nữa. Và năm 2011, với giải thưởng Constantin Caratheodory, cái tên Hoàng Tuỵ lại tiếp tục được giới khoa học quốc tế tôn vinh. Những vinh dự to lớn ấy, có lẽ, ít nhà khoa học nào có được.



#7
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Hình đã gửi
Hình đã gửi

Mở đầu bài này, tôi xin trích đoạn đầu lời bài ca Thời Hoa Đỏ để mừng sinh nhật lần thứ 85 của Thầy Tụy.



Thời Hoa Đỏ


Nhạc: Nguyễn Đình Bảng
Thơ: DoãnThanhTùng


Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao,
bước lặng trên con đường vắng năm nao.
Chỉ có tiếng ve ồn ào mà chẳng cho lòng người yên chút nào.
Anh mải mê về một màu mây xa,
cánh buồm bay về một thời đã qua,
em thầm hát một câu thơ cũ,
về một thời thiếu nữ say mê (về một thời hoa đỏ diệu kỳ).
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi,
cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi,
như nuối tiếc một thời trai trẻ.




Viết về GS. Hoàng Tuỵ, đối với tôi, là hết sức khó, vì rằng:
1) Đã có nhiều bài viết về Ông, với những mỹ từ và nhiều lời ca ngợi chân thành nhất;
2) Ông là người nhạy cảm, lập luận chặt chẽ, sắc sảo trong tư duy, thích nói những chính kiến của mình;
3) Ông công bố nhiều công trình toán học đặc sắc, viết nhiều sách giáo khoa bằng tiếng Việt và tiếng Anh nổi tiếng, viết nhiều bài về nền giáo dục Việt Nam.
Dẫu biết là khó, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức phác họa chân dung và những cá tính, những thành công và cả những điều chưa làm được của Ông trong khoa học và giáo dục. Do đã có nhiều tài liệu về GS. Hoàng Tụy (xem Phụ lục sau bài viết này), nên tôi tập trung viết về những điều mà ít người biết. Đăc biệt, tôi sẽ cố gắng phản ảnh sơ lược khách quan tình hình khoa Toán, Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (ĐHTHHN) trong thời kỳ 1961-1968, thời kỳ thăng hoa của GS. Hoàng Tụy trong khoa học và đào tạo và, theo tôi, cũng là giai đoạn khó khăn nhất của Ông.

Tiểu sử sơ lược
Ông sinh ngày 07 tháng 12 năm 1927 (tuổi Đinh Mão), (nhiều tài liệu đã viết sai là 17/12/1927) tại Xuân Đài, Điện bàn, Quảng Nam.

Là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ cử nhân và giữ chức án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu.

Thân phụ của GS. Hoàng Tụy là cụ Huỳnh Kỵ (chữ nho thì Huỳnh hay Hoàng cũng viết như nhau, nhưng theo phong tục trong gia đình GS. hồi xưa thì con trưởng thường gọi là Huỳnh, và đến thời dùng chữ quốc ngữ thì viết là Huỳnh; cho nên anh cả GS. là Huỳnh ).

Cha ông làm quan tri huyện, về hưu sớm, lại mất sớm (khi Ông mới lên 4), gia đình đông con, nên tuổi thơ Ông khá vất vả. Lên 6-7 tuổi Ông đã được Mẹ gửi cho các anh lớn nuôi, khi vào Nha Trang, khi vào Sài-gòn, rồi lại trở về quê học cho đến hết tiểu học. Còn trung học thì học ở trường Quốc Học Huế (hồi ấy gọi là trường Khải Định), nhờ có hai anh Ông dạy học tư ở đó, nhưng do Ông đau ốm thường xuyên nên gặp vô vàn khó khăn. Có một năm phải nghỉ học hẳn, về quê vì ốm nặng, có lúc tưởng phải liệt suốt đời. Sau khi sức khỏe khá hơn Ông đi học lại thì một năm sau lại bị ốm trở lại, phải bỏ trường Khải Định ra học trường tư. Học trường tư mấy tháng Ông lại sức thì lại nảy ra ý muốn gỡ lại thời gian đã mất nên Ông liều nhảy cóc 2 lớp, bỏ qua Thành Chung mà thi thẳng tú tài phần một. May sao đỗ khá cao, vượt quá mong đợi của bản thân . Sau này nghĩ lại Ông thấy, sở dĩ đạt được kết quả như vậy, một phần quan trọng là do điều kiện bắt buộc, Ông phải làm quen tự học từ rất sớm.

Thân mẫu của GS. Hoàng Tụy là cụ Trần Thị Nghi (18???- 19???).

Anh em Ông có 7 người, đều làm giáo dục và văn hoá, không ai làm cho Pháp thời thực dân: Huỳnh (đồng môn với các cụ Cao Xuân Huy, Đặng Thai Mai,... ở trường Cao Đẳng Sư Phạm Đông Dương, dạy trung học Vinh được vài năm thì bị thải hồi vì tham gia hoạt động chính trị chống Pháp; trong kháng chiến chống Pháp có thời gian 1947-1951 làm Giám Đốc Giáo Dục Liên Khu 5) ; Hoàng Hỷ (dạy trung học tư thời Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ có thời gian làm hiệu trưởng Trung Học Ngô Quyền ở Hải Phòng); Hoàng Kiệt (hoạ sĩ, mất năm 1960 trong chuyến được cử đi triển lãm tranh ở Liên Xô và Đông Âu), Hoàng Phê (giáo sư ngôn ngữ học), Hoàng Quý (phó giáo sư vật lý), Hoàng Chúng (phó giáo sư toán) và Ông (giáo sư toán).
Vợ Ông lâ cô giáo sinh học Dương Thị Ngọc Anh, nguyên là giáo viên sinh học THPT. Vợ chồng Ông có bốn người con (3 trai, một gái) là: Hoàng Dương Tùng (sinh 1957, tiến sĩ), Hoàng Hồng (sinh 1960, kỹ sư), Hoàng Dương Tuấn (sinh 1964, tiến sĩ) và Hoàng Dương Tiến (sinh 1969, kỹ sư). Trong số đó, con trai thứ 3 của Ông, Hoàng Dương Tuấn là GS.(trước ở ĐH New South Wales, Sydney, từ 2010 chuyển qua University of Technology Sydney). GS. Tuấn chuyên về engineering control theory (có dùng optimization nhưng không chuyên hẳn). Con rể của ông, Phan Thiên Thạch, chồng của con gái Hồng , là tiến sĩ Viện Toán Học, nhà toán học giỏi về Lý Thuyết Tối Ưu (chuyên ngành của GS. Hoàng Tụy).

Những nét chính trong sự nghiệp của GS. Hoàng Tụy
Sau khi tìm hiểu quá trình học hành của Ông, tôi được biết:
Tháng 5, 1945 Ông đỗ tú tài phần một ở Huế, sau đó về quê tham gia hoạt động cách mạng và công tác ở địa phương, đến tháng 2, 1946 trở ra Huế tự học 3 tháng và thi tú tài phần 2 ( tú tài toán) tháng 5, 1946 với tư cách thí sinh tự do (may mắn Ông lại đỗ đầu). Sau đó đến tháng 9, 1946 ra Hà Nội học Cao Đẳng Khoa Học Hà Nội (hồi ấy còn dạy bằng tiếng Pháp), nhưng chỉ hơn môt tháng thì trường đóng cửa do toàn quốc kháng chiến (tháng 12, 1946), Ông lại trở về quê ở Quảng Nam tham gia kháng chiến. Từ tháng 5, 1947 dạy Toán ở trường trung học Lê Khiết (Quảng Ngãi, Liên Khu 5) và từ đó về sau vừa dạy vừa tự học. Ông học toán với GS Nguyễn Thúc Hào năm thứ hai tú tài ở Huế và math géné ở Cao Đẳng Khoa Học Hà nội (nhưng lớp này chỉ học được một tháng - tháng 10/1946 - rồi đóng cửa vì kháng chiến toàn quốc 1946)). Năm 1951 Ông xin với chính quyền ra Việt Bắc (đi bộ) vì nghe tin GS Lê Văn Thiêm mở lại ĐH. Tuy vậy, ra đến Việt Bắc Ông được điều sang Khu Học Xá Trung Ương (TƯ) ở Nam Ninh không phải để học mà để dạy trường Sư Phạm Trung Cấp TƯ (vì hồi ấy chỉ có trường KH Cơ bản và Sư Phạm Trung Cấp mà chương trình ở cả hai trường đó đối với Ông đều không cần thiết do Ông đã tự học được phần lớn từ hồi ở Liên Khu 5 rồi). Ông dạy ở Khu Học Xá TƯ cho đến 1955 thì được điều về Bộ Giáo
Dục, phụ trách công tác cải cách giáo dục và sau đó Ban Tu Thư. Tháng 9 năm 1956, sau khi hoàn thành công việc ở Ban Tu Thư, Ông được chuyển công tác sang ĐHSP, làm việc ở Khoa Toán chung của ĐHSP và ĐHTH Hà Nội dưới sự lãnh đạo của GS Lê Văn Thiêm. Tháng 7/1957 được cử sang thực tập ở ĐH Lomonosov, cùng với 7 cán bộ giảng dạy khác của ĐHSP và ĐHTH. Tháng 5/1959, bảo vệ xong luận án về nước làm việc ở ĐHTH Hà Nội.

Dưới đây là tóm tắt những nét chính trong sự nghiệp của GS. Hoàng Tụy:
* Năm 1954 Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường đại học Khoa Học, sau là đại học Tổng Hợp Hà Nội.
* Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt NAm đầu tiên bảo vệ thành công luân án phó tiên sĩ khoa học toán-lý Tại đại học Lomonosov Moskva.
* Từ năm 1961 đến 1968 ông là chủ khoa toán của Đại học Tổng hợp Hà nội, là Viện trưởng Viên Toán học Việt Nam từ 1980 đến 1990.
* Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp "lát cắt Tụy" ( Tuy's cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên nghành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục ( global optimization).
* Năm 1995 Ông được trường Đại học Linhkoping (Thụy Điển) phong tặng Tiến sĩ danh dự.
* Tháng 8 năm 1997, viện công nghệ Linkoping (Thụy điển) đã tổ một hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục", được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, " người đã có công trình tiên phong trong tối ưu toàn cục và quy hoạch toán tổng quát" và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
* Ngày 27 tháng 9 năm 2007, Ông là một trong những người tham gia sáng lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, và Ông được bầu làm Chủ Tịch Hội Đồng Viện. Viện IDS với tư cách là một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu đến các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội.
* Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về " Quy hoạch không lồi" đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của Giáo sư Hoàng Tụy cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu toàn cục nói chung nhân dịp Ông tròn 80 tuổi. Trong dịp này, Ông được ĐH Rouen (Pháp) phong tặng danh hiệu Tiến sĩ danh dự.
* Trong những năm của thế kỷ 21, GS Hoàng Tụy đã dồn nhiều nỗ lực của mình vào việc phê phán sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.

Theo tư liệu này (một vài thông tin ở trên được lấy từ Wikipedia, Google), ta thấy GS. Hoàng Tụy là con một gia đình nề nếp, sinh trưởng trong gia tộc có truyền thống yêu nước, học hành chăm chỉ, giỏi Pháp văn và các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Chắc chắn GS. Hoàng Tụy có một bà mẹ hết sức chu đáo, tần tảo nuôi dạy các con nên người.

GS. Hoàng Tụy: nhà sư phạm, nhà toán học lớn
Tôi được nghe tên GS. Hoàng Tụy năm 1959. Lúc đó tôi đang học lớp 9B, trường phổ thông cấp 3, tại 47 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Trường này thường được gọi là Phổ Thông 3, hay Việt Đức (do Cộng Hòa Dân Chủ Đức giúp đỡ). Một hôm thày Hoàng Chúng (hiệu phó) rất phấn khởi báo tin: Việt Nam vừa có một người tên là Hoàng Tụy bảo vệ thành công luận án Phó Tiến Sĩ Toán học. Chúng tôi vỗ tay hồi lâu và tự hào lắm. Một năm sau, vào cuối 1960 GS. Hoàng Tụy mở lớp giảng bài cho giáo viên phổ thông: Logic mệnh đề và xác suất sơ cấp. Tôi và một số học sinh cấp 3 cũng tham dự. Giảng đường 5 rất rộng của đại học Tổng Hợp (thời kỳ đó ở số 9 phố Hai Bà Trưng, Hà Nội) đầy chặt người nghe. Thầy Tụy dáng người gày, mắt sáng, nói giọng Quảng Nam, tóc bạc say sưa giảng về những phép tuyển, hội (danh từ trong logic mệnh đề), và xác suất. Thày viết phấn với tay phải rất dẻo, nét chữ ngay ngắn, đẹp. Tôi chưa được học thày giáo nào có phương pháp sử dụng bảng tới mức nghệ thuật như thầy Tụy. Phải nói rằng Ông là nhà sư phạm lớn (dù cho, giọng nói của Ông nghe hơi mệt).

Năm 1961, tôi trở thành sinh viên khóa 6, khoa Toán đại học Tổng Hợp Hà Nội. Thầy Lê Văn Thiêm là hiệu phó, thầy Hoàng Tụy là chủ nhiệm khoa. Tôi được thầy Tụy giảng chuyên đề: Lý thuyết Đồ thị và Giải tích năm thứ hai. Rất tiếc, tôi không được học Ông Lý thuyết Hàm Thực, theo tôi, đây là môn dạy sở trường của Ông. Luận án của thầy thuộc lĩnh vực Lý thuyết Hàm thực, dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Nga D.E. Menshov, và thầy Tụy là người Việt đầu tiên có bài đăng trên các tạp chí lớn nhất của Liên Xô như:
Hoang, Tuy On the structure of measurable functions. I. (Russian) Mat. Sb. (N.S.) 53 (95) 1961 429-488.
Hoang, Tuy The structure of measurable functions. II. (Russian) Mat. Sb. (N.S.) 54 (96) 1961 177-208. Hoang, Tuy The "universal primitive'' of J. Markusiewicz. (Russian) Izv. Akad. Nauk SSSR. Ser. Mat. 24 1960 617-628.
Hoang Tuy The structure of measurable functions. (Russian) Dokl. Akad. Nauk SSSR 126 1959 37-40.
Hoang, Tuy Symmetry of the contingent of the graph of a measurable function. (Russian) Dokl. Akad. Nauk SSSR 126 1959 946-947.


Nhiều người được nghe Ông giảng Hàm Thực nói rằng khi nghe thầy giảng như bị thôi miên vì tài năng sư phạm của thày, rõ ràng khúc triết trước những vấn đề khó và rất đẹp của tích phân Lebesgue. Sau này, GS. Tụy đã cho xuất bản cuốn sách:
Giải tích hiện đại, Tập 1, 2, 3, NXB Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, 1979
và được Viện Toán xuất bản với tên Hàm thực và Giải tích hàm, NXB ĐHQGHN, 2005
là cuốn sách "best seller".

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#8
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Khoa Toán ĐHTH Hà Nội và GS. Hoàng Tụy, thời kỳ 1961-1968
GS. Hoàng Tụy là người khởi xướng Vận Trù Học (và như thế, Ông là người đầu tiên ứng dụng Toán vào thực tế Việt Nam) của Việt Nam từ năm 1961. Có thể nói, Ông chuyển từ toán lý thuyết "thuần túy" sang ứng dụng toán bằng con đường "bài toán vận tải", lý thuyết đồ thị, rồi lý thuyết tối ưu. Lúc đó phong trào ứng dụng toán vào thực tế Việt Nam rất sôi nổi: Đích thân GS. Hoàng Tuỵ lần đầu tiên áp dụng vận trù ở bộ Giao Thông Vận Tải; và hai năm sau, 1964 GS. Hoàng Tụy đã dùng sơ đồ Pert cho cầu Phú Lương; Năm 1963, GS. Nguyễn Quí Hỷ (bí thư chi Đoàn) dẫn các sinh viên đi thực tế tại nhà máy Cá Hộp và nhà máy Đóng Tàu ở Hải Phòng làm bài toán tối ưu "cắt nguyên vật liệu"; thầy Nguyễn Bác Văn ứng dụng Xác suất & Thống kê với bài toán "lập bảng bắn pháo binh" và bài toán "may quần áo"; thầy Lê Văn Thiêm hàm phức với bài toán "thấm" và "nổ mìn định hướng"; nhóm Cơ học (gồm thầy Lê Minh Khanh, thầy Lê Xuân Cận) và GS. Hoàng Hữu Đường (1936-1987), một huyên gia hàng đầu về lý thuyết ổn định các phương trình vi phân, ứng dụng lý thuyết dao động để chống rung ở một số nhà máy của Hà Nội, và làm cầu treo. Có thể nói thời kỳ GS.


Hoàng Tụy làm chủ nhiệm khoa, 1961-1968, khoa Toán, đại học Tổng Hợp Hà Nội bắt đầu khởi sắc trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học kết hợp ứng dụng thực tế. Hội nghị khoa học lần đầu tiên được tổ chức và năm 1962, và sau đó trở thành thông lệ.
Đây cũng là thời kỳ thăng hoa của ông trong khoa học với công trình nổi tiếng:
Hoang Tuy, Concave programming with linear constraints. (Russian) Dokl. Akad. Nauk SSSR 159 1964 32-35.


Trong công trình này, GS. Tụy đã khắc tên mình vào qui hoạch lõm bằng "Tuy's Cut". Thêm vào đó, năm 1966 lần đầu tiên cuốn sách Giải tích hiện đại ra mắt bạn đọc. Đây là cuốn sách "để đời" bằng tiếng Việt của Ông, được nhiều bạn đọc hưởng ứng và là sách "gối đầu giường" cho nhiều thế hệ làm toán của Việt Nam (Chỉ có một điều đáng tiếc là: sách này không có tài liệu tham khảo)

Chiến tranh ngày càng đến gần, một giai đoạn gay go, thử thách ý chí của người Việt sắp bắt đầu. Chúng tôi K6 là khóa cuối cùng đươc học tại Hà Nội (trước khi chiến tranh chống Mỹ thực sự bắt đầu). Tốt nghiệp năm 1965, tôi, anh Nguyễn Viết Phú và anh Nguyễn Khắc Lân (1941-1984) được giữ lại khoa giảng dạy (hồi đó đấy là mơ ước của nhiều người). Tháng10 năm 1965, GS. Hoàng Hữu Đường dẫn tôi và anh Nguyễn Viết Phú lên khu sơ tán ở Đại Từ, Bắc Thái. Tôi được phân công ở nhà cụ Thu (xóm Cầu Găng, xã Văn Yên), nơi thư viện khoa Toán, và GS. Hoàng Tụy lưu trú. Vì GS. Hoàng Tụy đi công tác Hà Nội, nên tôi được phép ngủ trên dường của thầy Hoàng Tụy. Tôi vô cùng phấn khích, và mệt (do đi tàu đêm và đạp xe hơn 30 km từ ga Quán Triều vào cầu Găng) nên lăn ra ngủ. Tỉnh dạy, thấy cạnh dường 1 lọ đường và rất nhiều bao thuốc lá Tam Đảo, không kìm được bản năng, tôi ăn vụng 2 thìa đường. Sau này, tôi biết đường là của thầy Tụy, thuốc lá là của thầy Lê Minh Khanh.



Hình đã gửi
Thật may mắn cho tôi, đúng lúc tôi về khoa toán giảng dạy, "Lớp Chuyên Toán" được mở. Ban đầu, lớp này có tên là "Lớp Toán Đặc Biệt". Thực ra, ý tưởng thành lập lớp toán như thế bắt nguồn từ Kolmogorov và Gelfand (hai nhà toán học lừng danh của Liên Xô). Và GS. Hoàng Tụy là người có công đầu trong việc hình thành, tổ chức lớp này thành công ở Việt Nam. Đó là do:

1) Chủ trương mở lớp chuyên toán là đúng đắn, rất phù hợp với tình hình Việt Nam và do đó được sự quan tâm, chỉ đạo sáng suốt của cố Thủ Tướng Chính Phủ Phạm Văn Đồng và của cố Bộ Trưởng Bộ Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp, GS. Tạ Quang Bửu;
2) Sự ủng hộ nhiệt thành của cố GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Cảnh Toàn và toàn thể giới toán học Việt Nam, đặc biệt là chi Đoàn Thanh Niên khoa Toán, ĐHTHHN;

3) Sự tham gia nhiệt tình của giáo viên, học sinh của miền Bắc (lúc đó, nước ta có hai miền Bắc và Nam).

Lớp toán Đặc Biệt này được cố Phó Thủ Tướng Phạm Hùng (ký thay cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng) ký quyết định thành lập (ngày 14/09/1965), tuyển chọn được (38) học sinh lớp 9 (hệ 10 năm). Sau đó đổi tên thành Lớp Chuyên Toán, vì có ý kiến cho rằng "đặc biệt" sẽ làm cho học sinh thiếu khiêm tốn (theo GS. Tuỵ thì "Lớp chuyên toán” ban đầu gọi là lớp “toán đặc biệt” về sau đổi tên không phải vì để cho khiêm tốn mà vì để tránh hiểu lầm với Mathématiqques Spéciales của Pháp").

Thầy Tụy gọi tôi lên và trao cho tôi chữa bài tập hình học (thầy Hoàng Hữu Đường dạy lý thuyết hình học; thầy Phan Đức Chính dạy lý thuyết đại số, thầy Đặng Hữu Đạo chữa bài tập đại số). Thầy Tụy và thầy Thiêm trực tiếp đến dự giờ chữa bài tập của tôi và góp một số ý kiến về nội dung bài tập (sau khi động viên, khen tôi). Trong trí nhớ của tôi, một hôm thầy Tụy bảo tôi là: Viết kinh nghiệm giảng dạy hình hoc. Vừa mới ra trường và dạy chưa được 1 học kỳ thì lấy đâu ra kinh nghiệm mà viết. Tôi ầm ừ cho qua chuyện, nhưng trong lòng thì không muốn viết. Vài tuần sau, thầy lại hỏi tôi đã viết xong chưa. Tôi thẳng thắn trả lời là tôi không thể viết được. Ông bực lắm và nói với tôi rằng như thế là trái với lệnh của Chủ Nhiệm Khoa. Thế rồi từ đó tôi xa lánh Ông và trong lòng "không thật sự tâm phục khẩu phục" Ông như trước nữa (năm đó Ông 39 tuỗi còn tôi 24 tuổi). Đúng là :



Như tháng ngày xưa ta dại khờ,
ta nhìn sâu vào trong mắt nhau,
trong câu thơ của em anh không có mặt.
Câu thơ hát về một thời yêu đương,
anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say.


Tóm lại, ở tuổi 40, GS. Hoàng Tụy đã cống hiến cho đất nước ta những đóng góp tuyệt vời trong công tác tổ chức, nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân tài cho dân tộc ta. Ông đang ở đỉnh cao của trí tuệ sáng tạo.

Nhưng chính lúc Ông đang thăng hoa rực sáng, thì cũng là lúc Ông gặp phải những trắc trở, khó khăn nhất trong cuộc đời làm việc của mình. Tôi cho rằng chuyện đã qua, không nên nhắc lại những sự việc cụ thể đã xảy ra ở khoa Toán ĐHTH lúc đó và đặc biệt, những chuyện đáng buồn xảy ra trong giai đoạn 1963-1969 ở ĐHTH, tôi nghĩ nếu chúng ta có nhắc tới thì chỉ nên xem tất cả những người trong cuộc của cả hai bên khi ấy đều là nạn nhân của cơ chế, tuy rằng, trong từng việc cụ thể mỗi bên đều có thể sai hoặc đúng.

Vốn xuất thân từ một gia đình có nề nếp, bố mất sớm, nhưng bằng ý trí và nghị lực Ông đã tự học và trưởng thành trong hoàn cảnh rất khó khăn, nên Ông sống rất khắt khe (dù rất nghiêm túc) với bản thân Ông và các cộng sự của Ông. Ông không hút thuốc, không uống rượu và không nghiện trà. Làm việc rất say sưa, và yêu mến nâng đỡ những sinh viên giỏi. Ông làm chủ nhiệm khoa quá coi trọng công tác nghiên cứu khoa học. Có lẽ, một trong những nguyên nhân gây ra tình hình căng thẳng ở Khoa Toán hồi đó là do GS. Tụy muốn xây dựng một khoa toán hiện đại theo tinh thần mà ngày nay gọi là đại học nghiên cứu, ý tưởng hay nhưng khi ấy còn quá sớm, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang có chiến tranh ác liệt.

Tình hình căng thẳng của Khoa lây sang các đơn vị khác trong trường, thậm chí còn có nguy cơ lan xuống sinh viên, tới mức Trung Ương phải cử một đoàn cán bộ về trường để giải quyết nội bộ (Đoàn này gồm có Phó Trưởng ban Khoa Giáo Trần Quang Huy, Phó Bí Thư Thành ủy Hà Nội Trần , Bí Thư Đảng Đoàn bộ Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp Trần Tống.)

Chiến tranh ngày càng ác liệt. Bom đạn do Mỹ ném xuống vùng Bắc Thái dữ dội khủng khiếp, trời thì nắng gay gắt, GS. Tụy lại phải ngồi viết kiểm điểm về "quan điểm giai cấp, thiên tài chủ nghĩa, chuyên môn thuần túy" trong công tác đào tạo. Sức ép càng lớn, và do đó có lúc Ông không được mềm dẻo, cứng nhắc, và thiếu kiên nhẫn.

Sau này tôi được biết, trước tình hình ngày càng căng thẳng, quá rắc rối ở ĐHTH, và hơn nữa lúc ấy ủy Ban KH Nhà Nước đang có việc rất cần đến Ông (làm kế hoạch phát triển toán học trong 20 năm tới), nên Ông đã đề nghị với Thủ Tướng Phạm Văn Đồng và được Thủ Tướng chấp thuận cho Ông được rời ĐHTH chuyển qua ủy Ban KH. Thế là, theo cách nhìn của tôi bây giờ, GS. Tụy được giải thoát (năm 1968). Cuối cùng là, hai bên "phải chia tay": một bên ở lại Khoa, một bên chuyển sang ủy Ban Khoa Học Nhà Nước. Đúng là:



Trăm năm trăm cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.


Từ đó GS. Hoàng Tụy đã cùng với GS. Lê Văn Thiêm xây dựng Viện Toán (đươc thành lập năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm làm Viện Trưởng từ 1970-1979, sau đó là GS. Hoàng Tụy 1980-1990) trở thành trung tâm toán học mạnh nhất của Việt Nam, có uy tín trên thế giới.

Nhìn lại chuyện này, tôi thấy có một điểm đặc biệt rất đáng biểu dương. Đó là, trong tình hình nội bộ căng thẳng, nhưng khoa Toán vẫn làm việc hết sức nghiêm túc. Cả hai bên đều cố gắng nghiên cứu khoa học, giảng dạy rất tốt, sống trong sạch, liêm khiết.

Với GS. Hoàng Tụy, Ông không coi giai đoạn đó (1961-1968) là thất bại, mà trái lại là một giai đoạn thành công đáng kể trong đời Ông, vì như Ông đã viết trong một bài đã đăng ở Kỷ yếu lúc kỷ niệm 100 năm ĐH Hà Nội:

Dù sao, trong cả cuộc đời gần 60 năm dạy học, 13 năm ở khoa Toán cũng là thời gian tôi làm việc say sưa nhất, hăng hái nhất, và cũng chính là thời gian mà vượt lên mọi gian khổ chồng chất tôi đã nảy ra ý tưởng tối ưu toàn cục sau này đã trở thành hướng chủ đạo sự nghiệp khoa học 42 năm qua của tôi.”

Ngẫm lại, 13 năm ấy cũng ... biết bao nhiêu tình: đắng cay ngọt bùi có cả mọi cung bậc, cuộc sống là vậy, âu cũng là cái giá phải trả khi muốn thay đổi một nếp tư duy. Vả chăng nếu trong toán cái phi tuyến, cái lồi lõm, cái kỳ dị là cái hay thì trong cuộc đời cái bằng phẳng,chân phương, thẳng táp, đâu có mấy khi là cái đầy đủ ý nghĩa nhất. Dù gian nan thật, song vẫn có nhiều kỷ niệm đẹp, rất đẹp, và với thời gian đi qua, tôi càng thấy yêu mến những ngày tháng sôi nổi, hồn nhiên ấy, khi chúng tôi đã cùng đồng nghiệp và học trò dám sống hết mình với niềm đam mê khoa học mãnh liệt. Thành công có, thất bại có, nhưng điều chủ yếu để khỏi hổ thẹn là bầu nhiệt huyết với khoa học không lúc nào vơi. Dù làm đúng làm sai, phương châm dắt dẫn chúng tôi trong cuộc sống luôn luôn vẫn là: trung thực, đam mê sáng tạo, và hướng tới cái mới.”

Đọc những dòng này, tôi rất cảm động và thực lòng mong mọi người chia sẻ với Ông những tình cảm và ý nghĩ trên.

Thật là thiếu sót nếu không nói tới sự đóng góp của thầy Tụy trong 2 vấn đề sau:
Làm trong sáng tiếng Việt khi giảng dạy và viết sách về Toán. Thầy đã dùng các danh từ ánh xạ co, điểm bất động, topo cảm sinh, hàm đo được ... trong hàm thực, chu trình Euler, đường đi Hamenton, mê lồ... trong lý thuyết đồ thị, vận trù, qui hoạch lồi, qui hoạch lõm, tối ưu toàn cục vân vân. Đặc biệt, có lần nói chuyện với tôi, thầy tâm sự là, khi bàn thủ tục bảo vệ phó tiến sĩ có người hỏi Thầy "tiếng Nga OPPONENT dịch ra tiếng Việt là gì", tự nhiên Thầy bật ra "Phản Biện". Thật là đắc ý. Từ đó, tất cả các văn bản đều dùng danh từ này. Ngoài ra, Thầy cũng đã nghĩ ra từ “Khóa Luận” từ chữ KURSOVA RABOTA của Nga, về sau được dùng phổ biến.

Quan hệ quốc tế. Do nhiều kết quả nổi tiếng của thầy Tụy trong toán học, nên Thầy có mối quan hệ rộng rãi với nhiều toán học khắp thế giới từ Liên xô đến Trung Quốc, Ba Lan, Đức, từ Pháp, Mỹ đên Thụy Điển, ấn Độ, Nhật, úc. Nhờ thế mà, nhiều nhà toán học Việt Nam được thế giới biết tới và được mời đọc báo cáo tại các hội nghi quốc tế, giảng bài , làm việc ở các đại học có uy tín. Hồi còn ở Đại Học Tổng Hợp Hà Nội, sau mỗi lần đi nước ngoài về, thầy thường triệu tập cán bộ trong Khoa Toán nói chuyện về chuyến đi nước ngoài vừa qua. Trong các buổi nói chuyện như thế, tôi nhớ nhất là chuyện Thầy kể về Đại Hội Toán Học Moskova (năm 1966). Lúc đó Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tranh rất ác liệt Việt Nam. Thầy đã cùng với các thành viên trong đoàn Việt Nam đã vận động lấy chữ ký của các nhà toán học thế giới phản đối cuộc chiến tranh và ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của
Việt Nam.


Một số công trình nghiên khoa học tiêu biểu và các giải thưởng của GS. Hoàng Tụy
* Trên 160 công trình đăng trên tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyến các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm...
* Reiner Horst và Hoàng Tụy (2006-xb lần thứ 3 ). 'Global Optimization- Detrministic Approaches (Tối ưu toàn cục-các cách tiếp cận tất định)'. Springer - Verlag. Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hỉoshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch (con rể của GS. Hoàng Tụy) viết chung cuốn sách chuyên tham khảo nhan đề Optimization on Low Rank Noncon-vex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, được Kluwer Acadenic Publicsher in đồng thời ở nhiều nơi.
* Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980 - 1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.
Giải thưởng:
*Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
*Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010).
*Giải thưởng Caratheodory (2011).


Để kết thúc bài này, tôi xin mượn lời bài ca Thời Hoa Đỏ hát mừng sinh nhật lần thứ 85 của Thầy Tụy.



Thời Hoa Đỏ


Nhạc: Nguyễn Đình Bảng
Thơ: Doãn Thanh Tùng


Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao,
bước lặng trên con đường vắng năm nao.
Chỉ có tiếng ve ồn ào mà chẳng cho lòng người yên chút nào.
Anh mải mê về một màu mây xa,
cánh buồm bay về một thời đã qua,
em thầm hát một câu thơ cũ,
về một thời thiếu nữ say mê (về một thời hoa đỏ diệu kỳ).
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi,
cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi,
như nuối tiếc một thời trai trẻ.
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi,
như tháng ngày xưa ta dại khờ,
ta nhìn sâu vào trong mắt nhau,
trong câu thơ của em anh không có mặt.
Câu thơ hát về một thời yêu đương,
anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say.
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi.
Sau bài hát rồi em im lặng cái lặng im rực màu hoa đỏ,
sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa,
sau bài hát rồi anh cũng thế (hoa như mưa như rơi),
Anh của thời trai trẻ ngày xưa.
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi.
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi.
Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#9
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Phụ Lục
A. Một số bài viết về GS. Hoàng Tụy


Koblitz Phỏng vấn GS. Hoàng Tụy



Ngô Việt Trung: Tôi có may mắn làm việc cùng cơ quan với GS Hoàng Tụy ngay từ lúc chập chững làm nghiên cứu và đã học được rất nhiều điều từ nhân cách, nghị lực và phương pháp làm việc của ông. Để tỏ lòng biết ơn ông, tôi xin dịch một số bài báo quốc tể viết về ông. Do trình độ dịch có hạn nên tôi có thể dịch không thật sát nghĩa một số đoạn văn.
Bài phỏng vấn GS Hoàng Tụy sau đây được thực hiện năm 1989 bởi GS Neal Koblitz, Đại học Washington ở Seattle, và được công bố trong tạp chí Người đưa tin toán học số 3 tập 12 năm 1990. Đây là tạp chí rất nổi tiếng trong giới toán học quốc tế.


Những hồi ức về toán học của một đất nước đang bị cấm vận (5 phần) đã được đăng trên diễn đàn toán học.



Hoàng Tụy - Một nhà toán học ứng dụng xuất chúng


Taketomo Mitsui, Đại học Nagoya


Tôi thử nhớ lại xem lần đầu tiên tôi nghe thấy tên GS Hoàng Tụy khi nào. Có thể Kyoji Saito, một trong những đồng nghiệp thân thiết của tôi tại Kyoto, đã nói cho tôi về ông đầu những năm 80. Saito biết đến GS Tụy từ những người khác (có thể từ một nhà toán học Việt Nam) và hỏi tôi về thành tựu nghiên cứu của GS Tụy. Tôi đã tra cứu các tài liệu cũ của tôi để xác định thời điểm này, nhưng tôi không nhớ được chính xác thời gian. Dù sao chăng nữa, vì Saito làm trong một lĩnh vực tương đối xa với toán ứng dụng nên Saito đã đưa cho tôi một tập công trình của GS Tụy để tôi có thể làm quen với công việc của ông và những thành tựu nghiên cứu lớn lao của ông trong lĩnh vực lý thuyết tối ưu.


Tôi làm về phương pháp tính hơi khác với lý thuyết tối ưu. Tuy nhiên, như mọi người đều biết, hai lĩnh vực này liên quan chặt chẽ đến nhau. Trước tiên, phương pháp tính có cơ sở là giải tích hàm. Sau đấy là vai trò của các thuật toán trong quá trình phát triển của phương pháp tính. Những cái này đều giống với lý thuyết tối ưu. Vì vậy tôi rất muốn làm quen với ông. Nước Việt Nam lúc đó vừa mới thống nhất, và tôi rất ấn tượng về việc GS Tụy đã tiến hành nghiên cứu khoa học trong thời kỳ rất khó khăn này.
Hình đã gửi

Rất may là giữa năm 1987 tôi nhận được một lá thư của chính GS Tụy mời tôi dự Hội nghị quốc tế (ICOMIDC-Symposium on Mathematics of Computation) tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 4 năm 1988. Tất nhiên là tôi nhận lời và huẩn bị việc đi dự hội nghị ngay lập tức. Vào một buổi chiều ngày 24/8/1988 tôi gặp GS Tụy tại một khách sạn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Ông là người nhỏ nhắn nhưng tỏa ra một trí tuệ nổi bật. Tôi tự nhủ ?Ông ấy đúng là một nhà toán học?. Mặc dù ông rất bận việc chỉ đạo ban tổ chức hội nghị với tư cách là người lãnh đạo cộng đồng toán học Việt Nam, ông vẫn quan tâm đến tôi bằng cách phân công một đồng nghiệp Việt Nam trẻ chịu trách nhiệm về tôi. Sau khi hội nghị kết thúc, tôi và ông bay cùng chuyến ra thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Ông đã ân cần tổ chức cho tôi đi thăm Viện Toán học và Đại học bách khoa Hà Nội. Những dịp này đã mở đầu mối quan hệ với nhiều đồng nghiệp Việt Nam ở nhiều cơ sở khác nhau. Cũng nhờ sự quan tâm của GS Tụy mà tôi và GS Gorenflo từ Berlin đã thăm được Vịnh Hạ Long nổi tiểng về những cảnh đẹp hùng vĩ.

Tháng 9 năm đó, sau khi kết thúc Hội nghị quốc tế lần thứ 13 về Quy hoạch toán học ở Tokyo, GS Tụy đến Nagoya. Ông thăm khoa toán của tôi khoảng nửa tháng. Trong thời gian này, tôi đã có nhiều cuộc thảo luận với ông. Tôi cũng giới thiệu ông với những đồng nghiệp làm việc gần với lĩnh vực tối ưu. Đây là lần đầu tiên GS Tụy thăm Nhật Bản. Như vậy tôi đã phần nào đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ của ông với các đồng nghiệp Nhật. Từ đó trở đi, GS Tụy đã đến thăm Nhật nhiều lần, và tại mỗi lần tôi đều có dịp gặp ông, nghe ông báo cáo và thảo luận nhiều vấn đề về nghiên cứu khoa học, hệ thống giáo dục, cộng đồng làm toán ứng dụng và nhiều thứ khác. Qua những cuộc thảo luận này tôi nhận thấy GS Tụy không những là một nhà toán học từng trải mà còn là một nhà khoa học có tầm nhìn toàn cầu. Thật vậy, ông đã đi thăm nhiều nước khác nhau và viết nhiều công trình chung với nhiều nhà khoa học nước ngoài. Cùng lúc ông đã đào tạo nhiều nhà toán học Việt Nam xuất sắc và đưa họ đến với cộng đồng quốc tế. Tôi biết ông nói thạo ngay cả tiếng Nga và Pháp (tất nhiên tiếng Anh của ông hoàn hảo). Vì vậy tôi không ngạc nhiên khi nhận tin ông được Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1996. Rất may là tôi giữ được trang đầu của Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của Việt Nam, có ảnh chụp chung những người được Giải thưởng Hồ Chí Minh với GS Tụy nỉm cười đứng giữa.

ở đây tôi muốn nhắc lại một số mẩu chuyện về GS Tụy. Các anh có biết Math-ematical Intelligencer, một tạp chí toán học của nhà xuất bản Springer? Cuốn 3 tập 12 của mùa hè năm 1990 có đăng một bài, chính xác hơn là một cuộc phỏng vấn GS Tụy của Neal Koblitz, một giáo sư toán học ở Seattle, Mỹ, người đã đến thăm Hà Nội. Qua đó chúng ta sẽ biết tại sao GS Tụy trở thành một nhà toán học và ông vượt qua những ngày khó khăn ở Việt Nam suốt những năm 50 đến 70 như thế nào. Bản thân câu chuyện này rất thú vị.

Một việc khác xảy ra năm 1990 khi ông gửi thư nhờ tôi giúp đỡ. Máy đánh máy điện tại Viện Toán học, mua ở Tokyo, không dùng được và có thể do một bộ phận của máy tính bị hỏng gây ra. Ông muốn thay cái này, nhưng không thể tìm thấy nó ở Việt Nam. Ông hỏi tôi có thể tìm thấy bộ phận thay ở Nhật không. Tôi đã tìm mua bộ phận này theo sự chỉ dẫn kỹ thuật của ông và gửi đi Hà Nội. Thật khó khăn khi phải mường tượng bộ phận này mà không nhìn thấy nó. Rất tiếc là bộ phận tôi mua không đúng theo bức thư điện tử sau đây từ Graz: ?Một chuyên gia điện tử mà tôi nhờ kiểm tra nói với tôi rằng cái đầu của bộ phận thay thế cao hơn bộ phận ban đầu và không cài được vào máy tính của tôi?. Mẩu chuyện này cho thấy GS Tụy quan tâm sử dụng công nghệ mới ngay cả khi đấy chỉ là một máy đánh máy bình thường.

Gần đây nhất tôi gặp ông ở Hà Nội tháng 12 năm ngoái khi tôi đến đó để tham dự một hội nghị quốc tế (DEAA 2001). Chuyến thăm này là kết quả của nhiều mối quan hệ với những người quen của tôi ở Việt Nam mà họ được giới thiệu không ít thì nhiều qua GS Tụy. Ông cùng với con rể là TS Phan Thiên Thạch xuất hiện ở sảnh khách sạn của tôi với nụ cười và sự bình thản quen thuộc. Chúng tôi đến một nhà hàng hiện đại ăn tối theo lời mời của ông. Tôi biết ông đã hơn 70 tuổi, nhưng ông vẫn sôi nổi kể cho tôi nghe về kế hoạch nghiên cứu sắp tới của ông. Tôi rất cảm kích và luôn luôn cầu cho ông khỏe mạnh khỏe và sống lâu. Tôi có thể khẳng định rằng GS Tụy đang tiếp tục ảnh hưởng đến Việt Nam, Châu á và thế giới thông qua khả năng xuất chúng cũng như nhân cách nồng hậu của mình.



Lời tựa về GS Hoàng Tụy


Hiroshi Konno, Viện công nghệ Tokyo


Tôi gặp GS Hoàng Tụy lần đầu tiên nhân dịp Hội nghị quốc tế lần thứ 13 về quy hoạch toán học tại Đại học Chuo, Tokyo, vào mùa hè năm 1988 khi ông hơn 60 tuổi một chút.

Tôi được một đồng nghiệp cho biết ông là một nhà toán học rất mạnh mẽ và nghiêm túc. Tôi cũng được biết về đời sống khắc nghiệt của ông trong chiến tranh Việt Nam. Thật vậy, ông đã sống nhiều tháng ở trong rừng và thường học tiếp dưới ánh trăng sau một ngày làm việc vất vả. Egon Balas, người có một tuổi trẻ đói kém, nói rằng ông giống như một con người thép. Vì vậy tôi ngại gặp ông trực tiếp. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên nhận thấy ông là một người đàn ông bạc tóc nhỏ bé thân thiện. Tôi cũng ngạc nhiên thấy ông biết đến sự mở rộng tầm thường của tôi về nhát cắt của ông cho các bài toán cực tiểu lõm công bố gần mười năm trước.
Với sự cổ vũ nồng nhiệt của ông và được thúc đẩy bởi sự ra đời của Tạp chí Global Optimization, tôi đã quay lại làm việc một cách nghiêm túc trong lĩnh vực này. Chắc chắn rằng nếu không có sự cổ vũ của ông thì tôi sẽ không thể nhận được một số kết quả không tầm thường trong lĩnh vực tối ưu toàn cục có cấu trúc.


Năm 1991 tôi lại gặp ông tại căn hộ của con rể ông là TS Phan Thiên Thạch ở Trier sau Hội nghị quốc tế lần thứ 14 về quy hoạch toán học tại Amsterdam. Trong hai ngày tôi ở đó, chúng tôi thảo luận rất nhiều về Tối ưu toàn cục và những lĩnh vực khác. Năm 1992 tôi mời Thạch sang làm giáo sư trợ lý trong nhóm của tôi tại Viện công nghệ Tokyo. Điều này đã tạo nên mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa tôi với bố vợ của anh. Đặc biệt, chúng tôi bắt đầu tiến hành một kế hoạch lớn viết một cuốn sách về những bài toán tối ưu toàn cục có những cấu trúc đặc biệt. Cuốn sách đầu tiên của ông “Global Optimization: Deterministic Approaches” với Rainer Horst được nhiều nhà nghiên cứu lúc đó đánh giá là Kinh thánh về tối ưu toàn cục. Thật vậy, nhiều người bắt đầu nghiên cứu nghiêm túc tối ưu toàn cục xuất phát từ cuốn sách mở đường này. Vì vậy tôi nghĩ ông đã thỏa mãn với chất lượng và tên tuổi của cuốn sách đó.

Nhưng ông lại đề nghị tôi viết chung một cuốn sách mới với lý lẽ: “Chúng ta bây giờ có những thuật toán tất định chính xác để giải các vấn đề cực tiểu lõm, cực tiểu lồi ngược, v.v., nhưng những thuật toán tổng quát này cần phải được điều chỉnh để giải các bài toán thực tế. Hơn nữa, các thuật toán hiệu quả hơn có thể xây dựng được dựa vào cấu trúc đặc biệt của từng vấn đề. Tình cảnh này giống như trong tối ưu tổ hợp. Thời gian đã chín muồi cho việc viết một cuốn sách khác.” Cuốn sách viết chung với ông và Thạch “Optimization on low-rank non-convoncstructures” xuất bản tháng 12 năm 1996, khoảng năm năm sau khi khởi đầu. Chúng tôi rất biết ơn sự chỉ đạo, hướng dẫn, cổ vũ và nhẫn nại của GS Tụy mà không có chúng thì cuốn sách không thể hoàn thành. Mặc dù lượng sách bán thấp không thể tin được, nhưng tôi rất sung sướng vì đóng góp của tôi đáp ứng tiêu chuẩn của GS Tụy. Tôi rất vinh dự vì đã có cơ hội viết chung sách với một trong những nhà toán học giỏi nhất của thời đại chúng ta.

Thạch và tôi rất mệt mỏi sau khi viết sách xong. Vì vậy, chúng tôi thật bất ngờ khi biết tin ông xuất bản một cuốn sách rất hay khác “Convex Analysis and Global Optimization” chỉ một năm sau cuốn sách của chúng tôi. Tôi biết rất ít nhà toán học có thể tiếp tục nghiên cứu nghiêm túc và công bố những bài báo quan trọng sau tuổi. Ông đã làm việc nhiều hơn khi hơn 60 tuổi và tiếp tục làm việc tích cực khi hơn 70 tuổi. Tôi rất mong ông vẫn duy trì làm việc được như vậy trong những năm tới. Hoạt động của ông là một trong những khích lệ lớn nhất để tôi tiếp tục nghiên cứu sau 60 tuổi.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#10
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Ông già tuyết đến từ phương nam
Takahito Kuno, Đại học Tsukuba

Lúc tôi còn là sinh viên, tôi cho rằng Tuy hoặc Tui là tên khoa học của nhát cắt lõm, một công cụ tuyệt vời để giải các bài toán cực tiểu lõm. Tất nhiên, tôi biết đây là tên của ai đó nhưng người này phải là một dạng nhân vật nổi tiếng của quá khứ. Khoảng năm 1990, người hướng dẫn tôi là GS Konno giới thiệu tôi với GS H. Tụy và con rể của ông là TS P. T. Thạch. Khi đó tôi mới có thể hình dung tên Tuy với một người còn sống chứ không phải là một công cụ của tối ưu toàn cục. Thực sự là tôi hơi thất vọng khi thấy người phát minh ra công cụ tuyệt vời này là một người đàn ông tóc bạc nhỏ bé. Tuy nhiên, ngay khi ông ấy kết thúc bài giảng, ông đã trở thành một người hùng đối với tôi. Bây giờ tôi biết ông không phải là một người của quá khứ mà là một nhà nghiên cứu loại một đang đóng một vai trò tích cực ở tuyến đầu.

Sau đó, Thach va H. D. Tuan, những người con của ông làm việc tại Viện công nghệ Tokyo và Đại học Nagoya, và GS Tuy đến thăm Nhật nhiều hơn. Lần nào ông cũng đem đến cho chúng tôi những món quà tuyệt đẹp là những ý tưởng toán học. Đúng vậy, ông như là một ông già tuyết từ phương nam đến thăm chúng tôi, những nhà nghiên cứu Nhật.

Lý do tôi gọi ông là ông già tuyết không chỉ có vậy. Ông không có tuổi! Mặc dù ông đã là một người tóc bạc khi tôi gặp ông lần đầu, ông vẫn là ông như thuở ban đầu. Nếu anh nhìn những bức ảnh dưới đây chắc chắn anh sẽ tin điều đó. Anh có thể nói ảnh nào mới chụp nhất không?

GS. Hoàng Tụy, người khai sinh lý thuyết Tối ưu Toàn cục
Mai Hương Anh

Đã có không biết bao nhiêu tên gọi yêu mến, thân thiết và đáng kính nhất mà học trò, đồng nghiệp, bạn bè trong nước và trên thế giới dành cho ông "Người cha của tối ưu toàn cục", "Người đứng đầu trường phái tối ưu Hà Nội"... Nghe những người trong giới nghiên cứu Toán học thường nhắc tới ông - GS. Hoàng Tụy - như một thần tượng, một tấm gương sáng về lòng ham mê nghiên cứu khoa học, về tinh thần tự học, tự nghiên cứu và làm việc nghiêm túc,... tôi rất khâm phục và có chút tò mò, muốn gặp vị giáo sư danh tiếng này. Thế rồi tôi đã được gặp ông. Ông thân mật chuyện trò và kể cho tôi nghe về cuộc đời mình.
GS. Hoàng Tụy sinh ngày 17.12.1927 (Đúng ra là ngày 07.12.1927, theo thư riêng của GS. Hoàng Tụy gửi tác giả - GS Nguyễn Duy Tiến), tại làng Xuân Đài, Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội em ruột cụ Hoàng Diệu - nhà yêu nước chống thực dân xâm lược Pháp nửa cuối thế kỷ XIX. Mồ côi cha khi mới lên bốn, gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông khá vất vả.

Nhờ học giỏi, sau khi học hết 6 năm tiểu học cậu bé Tụy thi đỗ vào năm thứ nhất Cao đẳng Tiểu học Trường Trung học Khải Định ở Huế (nay là Quốc học Huế) lúc đó là trường trung học duy nhất ở toàn Trung Bộ có đầy đủ đến cấp học tú tài (giáo dục trung học thời ấy gồm cấp Cao đẳng tiểu học 4 năm và cấp Tú tài 3 năm). Không may, học đến giữa năm thứ hai Cao đẳng tiểu học Hoàng Tụy bị một trận ốm "thập tử nhất sinh" phải bỏ học hẳn 1 năm về quê chữa bệnh. Chính trong thời gian 1 năm bị bệnh tật này mà Hoàng Tụy đã bắt đầu suy nghĩ nhiều về tương lai, về cuộc đời, nên khi bệnh đã bớt nguy kịch ông bắt đầu tranh thủ tự học Toán, Lý, Hóa, Văn … qua các sách vở do các anh ông để lại. Sau này, nhớ lại, ông tâm sự: "Đây chính là thời điểm quyết định tương lai cuộc đời tôi. Vì cả hoài bão khoa học cùng với thói quen tự học đều đã hình thành trong những chuỗi ngày dài chiến đấu với bệnh tật và dưỡng sức khi bệnh đã qua khỏi nguy kịch".

Trở lại trường để học tiếp được nửa năm, Hoàng Tụy lại tiếp tục đau ốm liên miên. Việc xin giấy chứng nhận ốm để xin nghỉ học quá rày rà, ông đành bỏ cả học bổng toàn phần của Trường Quốc học Huế, ra học trường tư. Sau khi bình phục, ông "nhảy cóc" luôn hai lớp, và tuy là thí sinh tự do, ông vẫn đỗ cao kỳ thi tú tài bán phần năm 1945, và năm sau, chỉ mất 4 tháng tự học, đỗ đầu kỳ thi tú tài toàn phần Ban Toán.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông về quê tham gia kháng chiến rồi vào Quảng Ngãi dạy học ở trường Trung học Lê Khiết, Liên khu V.

Năm 1951, nghe tin tiến sĩ toán học lừng danh Lê Văn Thiêm trở về Việt Nam và sắp mở Trường Khoa học Thực hành Cao cấp ở Việt Bắc, Hoàng Tụy xin ra Bắc để học và được lãnh đạo Liên khu V chấp nhận. Mang trên lưng một balô đựng đầy gạo, muối, sách và thuốc chống sốt rét, ông lần theo con đường mòn dọc dãy Trường Sơn để đi ra Việt Bắc, tầm sư học đạo. Tới Thanh Hoá, vào vùng tự do Liên khu IV, ông nghỉ lại hai tháng để dạy hè, dành tiền đi tiếp ra Việt Bắc. Đến nơi mới biết Trường Khoa học Thực hành Cao cấp không mở được mà chỉ có Trường Sư phạm Cao cấp và Khoa học Cơ bản, đóng ở Khu học xá TW tại Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc) để tránh máy bay địch. Vì chương trình Toán ở hai trường này ông đã tự học cả rồi khi còn ở Liên khu V, nên Bộ Giáo dục đưa ông sang Khu học xá TW để vừa dạy Sư phạm Trung cấp ở đó, vừa có điều kiện tranh thủ tự học thêm theo nguyện vọng. Lúc ấy, ở Nam Ninh có thể dễ dàng mua sách khoa học, kỹ thuật tiếng Nga của Liên Xô. Nhờ may mắn vớ được cuốn "Hàm biến số thực" của N.P. Natanson, ông bèn tự học tiếng Nga để đọc sách Nga. Học theo lối du kích, qua một cuốn sách cũ dạy tiếng Nga cấp tốc cho doanh nhân, ông chỉ học một ít từ cơ bản và đọc qua ngữ pháp,
rồi bắt đầu đọc ngay vào sách toán. Mấy trang đầu, hầu như từ nào cũng phải tra từ điển, sau đó ít dần, cho đến 1 tháng sau thì ông đã có thể đọc trôi chảy cuốn "Hàm biến số thực". Rồi cũng theo cách đó, đọc tiếp cuốn sách toán thứ hai, thứ ba... Cứ thế, từ năm 1951 đến năm 1954, ông đã kiên nhẫn tự học chương trình đại học Toán của Liên Xô, đồng thời nghiên cứu những vấn đề tổng quát về giáo dục.

Nhờ thế, sau mấy năm, thầy giáo trẻ Hoàng Tụy đã nổi tiếng không chỉ dạy giỏi (được bầu là giáo viên xuất sắc) mà còn am hiểu khá sâu về lý luận giáo dục. Đầu năm 1955, ông được Bộ Giáo dục điều về Hà Nội và giao cho phụ trách công tác chuẩn bị cải cách giáo dục phổ thông để thống nhất hệ phổ thông 9 năm ở vùng tự do với hệ 12 năm ở vùng mới giải phóng thành hệ phổ thông 10 năm. Tiếp đó, ông được giao phụ trách Ban Tu thư - tổ chức biên soạn chương trình và sách giáo khoa cho tất cả các môn học của hệ giáo dục phổ thông 10 năm. Tuy thời gian gấp rút (trong 6 tháng phải có đủ chương trình và sách giáo khoa mới phục vụ khai giảng niên khóa 1955 -1956), nhưng ông đã hoàn thành công việc đúng hạn.
Song song với công tác trên, tháng 9.1955, ông được GS. Lê Văn Thiêm mời kiêm dạy một số giờ toán tại Trường Đại học Sư phạm Khoa học. Trường này chỉ tồn tại 2 năm (1955 - 1956) và đào tạo được 3 khoá, nhưng đã có một vai trò rất quan trọng: tất cả các sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hồi ấy và sau đó được bổ nhiệm làm cán bộ giảng dạy ở các trường đại học đều đã trưởng thành. Nhiều người đã trở thành những nhà khoa học tài năng, những cán bộ khoa học đầu ngành và những cán bộ lãnh đạo khoa học có uy tín.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Đại học Sư phạm Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2183/TC của Chính phủ. GS. Lê Văn Thiêm được cử làm Chủ nhiệm Khoa Toán chung của cả hai trường. Thầy giáo Hoàng Tụy được chuyển hẳn sang biên chế Trường Đại học Sư phạm, trở thành một trong những cán bộ giảng dạy đầu tiên của Khoa Toán chung ấy.

Một năm sau, tháng 8.1957, Hoàng Tụy cùng với 8 cán bộ khác được cử sang thực tập tu nghiệp 1 năm tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp (Liên Xô). Chỉ mấy tháng sau ông đã có 2 công trình công bố trên "Báo cáo Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô", nên được cho ở lại thêm 1 năm nữa để hoàn thành luận án tiến sĩ Toán - Lý.

Tháng 3.1959, Hoàng Tụy đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Tổng hợp Lômônôxốp. Lĩnh vực nghiên cứu của ông là Giải tích thực, nhưng chẳng bao lâu sau, ông nhận thấy tuy đây là lý thuyết hay và quan trọng nhưng khó có ứng dụng thực tế ở Việt Nam, ít nhất là vào thời điểm ấy, cho nên năm 1961, ông bắt đầu chuyển sang nghiên cứu Vận trù học. Sau một thời gian tìm hiểu, ông bắt đầu có công trình nghiên cứu về lĩnh vực mới này, và sau khi gặp và trao đổi ý kiến với nhà toán học Nga nổi tiếng L.V.Kantorovich (chuyên gia hàng đầu thế giới về ứng dụng toán học vào kinh tế, đã được giải thưởng Nobel năm 1974), ông dứt khoát chuyển sang Lý thuyết tối ưu - một ngành Toán học có nhiều ứng dụng trong Vận trù học và nhiều ngành kinh tế, công nghệ.

Đầu năm 1961, ông khởi xướng và hướng dẫn phong trào ứng dụng vận trù học ở miền Bắc, bắt đầu từ ngành giao thông vận tải rồi dần dần mở rộng sang nhiều ngành kinh tế khác. Lúc bấy giờ trên thế giới vận trù học hãy còn rất mới mẻ, nên một số phóng viên báo chí nước ngoài (như Le Monde) rất ngạc nhiên, khi biết có những thành tựu vừa mới ra đời ở Mỹ cách đó chỉ mấy năm (như phương pháp "đường găng" hay PERT) mà đã được nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam ngay trong hoàn cảnh chiến tranh. Ngoài lợi ích thiết thực về kinh tế, việc này đã có ý nghĩa mở ra một hướng mới, đưa toán học ứng dụng vào kinh tế ngay ở một nước còn rất lạc hậu về khoa học - kỹ thuật. Hơn nữa, các khái niệm vận trù, tối ưu, hệ thống, hiệu quả, được phổ biến rộng rãi đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tư duy quản lý của cán bộ lãnh đạo và qua đó gián tiếp tác động đến hiệu quả quản lý kinh tế thời đó.

Sau khi Mỹ chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, điều kiện hoạt động của các xí nghiệp phải mất nhiều thời gian mới trở lại bình thường, nên ông đã chuyển sang nghiên cứu ứng dụng các phương pháp toán ở tầm kinh tế vĩ mô. Nhiều lần được các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước (kể cả Chủ tịch Hồ Chí Minh) mời đóng góp ý kiến vào các giải pháp cải tiến quản lý kinh tế của đất nước.

Năm 1987, theo sự gợi ý của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông đã có nhiều kiến nghị sâu sắc về một số vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng đổi mới. Sau năm 1995, mối quan tâm của ông chuyển sang vấn đề chấn hưng giáo dục và khoa học. Trong lĩnh vực này ông cũng đã có những đóng góp rất tâm huyết, kiên nhẫn và có hiệu quả. Song song với các hoạt động ứng dụng, ông vẫn thường xuyên triển khai các nghiên cứu lý thuyết ở trình độ cao. Năm 1964, lần đầu tiên ông đã đưa ra phương pháp giải bài toán quy hoạch lõm, lúc bấy giờ được coi là thuộc loại rất khó về bản chất nên trên thế giới chưa ai nghiên cứu. Phương pháp này dựa trên một lát cắt độc đáo về sau được giới nghiên cứu đặt tên là "Tuy's cut" (lát cắt Tụy) và công trình quy hoạch lõm của ông trở thành cột mốc đánh dấu sự ra đời một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục. Ông được coi là "cha đẻ của Tối ưu toàn cục tất định" là do công trình đó.

Trong suốt thời gian công tác tại Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ông đã đảm nhiệm nhiều cương vị khác nhau: Tổ trưởng Bộ môn Toán trong Khoa Toán - Lý -Hóa (1959 - 1960); Chủ nhiệm Khoa Toán - Lý (1961), Chủ nhiệm Khoa Toán (1961 - 1968) và có đóng góp lớn cho sự phát triển của Khoa Toán (nay là Khoa Toán – Cơ - Tin học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội) và ngành Toán học nói chung của Việt Nam. Trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà trường phải đi sơ tán, cơ sở vật chất cho công tác giảng dạy hết sức nghèo nàn, trình độ cán bộ còn rất hạn chế, GS. Hoàng Tụy đã xây dựng một chương trình đào tạo về Toán học tương đối chính quy, đề ra nề nếp giảng dạy, học tập theo các yêu cầu hiện đại. Dựa trên các kinh nghiệm thu thập được qua các chuyến đi thỉnh giảng, hội nghị, hợp tác nghiên cứu ở nước ngoài, kết hợp với tình hình thực tế trong nước, GS. Hoàng Tụy cùng đồng nghiệp đã sớm áp dụng các biện pháp đào tạo, nghiên cứu ở các nước tiên tiến vào mọi khâu hoạt động. Những hình thức như xêmina, khoá luận tốt nghiệp, phản biện nghiên cứu khoa học? được sử dụng đầu tiên ở ngành Toán rồi dần dần trở thành phổ biến trong các ngành khoa học khác từ đó. Cũng do sáng kiến của ông, và nhờ sự ủng hộ nhiệt thành của các giáo sư:
Văn Thiêm
, Tạ Quang Bửu và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, lớp Toán đặc biệt đầu tiên
đã ra đời, phát triển thành Khối THPT chuyên Toán - Tin thuộc Khoa Toán - Cơ - Tin
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN ngày nay.

Năm 1968, GS. Hoàng Tụy được chuyển hẳn về Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước để phụ trách thư ký Vụ ban Toán. Tại đây ông bắt tay xây dựng phòng nghiên cứu toán học, tiền thân của Viện Toán học sau này. Cùng với GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy đã có đóng góp lớn trong việc thành lập và xây dựng Viện Toán học và Hội Toán học Việt Nam. Năm 1970, GS. Lê Văn Thiêm được cử lãnh đạo Viện Toán học thì ông trở thành cố vấn và trợ thủ đắc lực cho GS. Lê Văn Thiêm. Từ buổi đầu gian khổ phần lớn cán bộ mới có trình độ cử nhân, lại ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, có lúc Viện phải sơ tán về nông thôn xa Hà Nội, nhưng với quyết tâm cao của GS. Lê Văn Thiêm và GS. Hoàng Tụy, công
tác nghiên cứu khoa học của Viện vẫn tiến hành đều đặn, từng bước tiến lên nề nếp hiện đại. Hàng năm, số công trình nghiên cứu của cán bộ của Viện được công bố trên các tạp chí quốc tế có uy tín và tạp chí Acta Mathematica Vietnamica do Viện chủ trì tăng lên không ngừng. Đó là nhờ ngay từ khi thành lập, Viện đã có một kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ tương đối lâu dài. Nhiều cán bộ trẻ của Viện được cử đi tu nghiệp ở Liên Xô và các nước Đông Âu theo hình thức thực tập sinh cao cấp. Từ 1975, GS. Lê Văn Thiêm là Viện trưởng chính thức, kiêm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy là Phó chủ tịch Hội đồng khoa học. Năm 1980, GS. Hoàng Tụy được bổ nhiệm Viện trưởng thay GS. Lê Văn Thiêm, và sau 2 nhiệm kỳ, đến 1990, ông đã chủ động từ chức để giao lại việc quản lý cho các đồng nghiệp trẻ trước đây đã từng là học trò của ông. Dưới sự lãnh đạo của GS. Lê Văn Thiêm và ông, với sự giúp đỡ của GS. Tạ Quang Bửu, Viện Toán học đã trưởng thành nhanh chóng, thành một trung tâm toán học uy tín hàng đầu của cả khu vực về trình độ đội ngũ cán bộ cũng như số lượng, chất lượng các công trình nghiên cứu được công bố trên các tạp chí quốc tế. Theo sự đánh giá chung, đó là một trong những viện nghiên cứu thành công nhất ở nước ta.

GS. Hoàng Tụy là tác giả của gần 150 công trình khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín về nhiều lĩnh vực khác nhau của Toán học như: Hàm thực, Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý Minimax,... Cuốn chuyên khảo gồm phần lớn những thành tựu nghiên cứu của GS. Hoàng Tụy và học trò của ông mang tên "Global Optimization - Deterministic Approches" (Tối ưu toàn cục - tiếp cận tất định) được Springer (nhà xuất bản khoa học lớn nhất thế giới) in lại ba lần từ năm 1990 đến năm 1996, được coi là kinh điển trong lĩnh vực Tối ưu toàn cục.

Từ giữa thập niên 80 thế kỷ XX, GS. Hoàng Tụy đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu DC (hiệu hai hàm lồi) và mới gần đây, từ năm 2000, ông lại đề xuất và xây dựng Lý thuyết tối ưu đơn điệu. Năm 1997, ông cùng với H. Konno (Nhật) và Phan Thiên Thạch, là đồng tác giả cuốn chuyên khảo "Optimization on Low Rank Nonconvex Structures" (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi thấp hạng), do nhà xuất bản Kluwer (sau này đã sát nhập với Springer) in. Năm 1998, ông lại cho ra cuốn chuyên khảo "Convex Analysis and Global Optimization" (Giải tích lồi và Tối ưu toàn cục), cũng do Nhà xuất bản Kluwer in, nay được Springer in lại. Trong nước, ông đã chỉnh lý và in lại lần thứ 5 cuốn giáo trình "Hàm thực và Giải tích hàm" (Giải tích hiện đại) đã được sử dụng rộng rãi để giảng dạy cho sinh viên ngành Toán từ 1959 đến nay. Ngoài các hoạt động khoa học trong nước, GS. Hoàng Tụy còn tham gia nhiều hoạt động khoa học quốc tế. Suốt 30 năm qua, GS. Hoàng Tụy đã tham gia ban chương trình quốc tế của nhiều hội nghị quốc tế lớn, tham gia ban biên tập của 4 tạp chí quốc tế: "Mathematical Programming" (1976 - 1985), "Optimization" (từ 1974), "Journal
of Global Optimization
" (từ lúc thành lập, 1991) và "Nonlinear Analysis Forum" (từ 1999); và cả ban biên tập tủ sách "Nonconvex Optimization and Its Applications" của Nhà xuất bản Springer. Trong nhiều năm (1980 - 1990), vào thời kỳ khó khăn nhất, Giáo sư Hoàng Tụy cũng là Tổng biên tập của 2 hai tạp chí toán học của Việt Nam: "Acta Mathematica Vietnamica" "Toán học", sau đổi tên là "Vietnam Journal of Mathematics". Ông cũng đã được mời thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn ở Tây Âu, Bắc Âu, Bắc Mỹ, Nhật, úc … Năm 1995, ông được Đại học Linkoping (Thụy Điển) phong tặng Tiến sĩ danh dự. Năm 1996, để ghi nhận những cống hiến lớn của ông cho khoa học Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã trao tặng ông Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Tháng 8.1997, nhân dịp ông 70 tuổi, tại Viện Công nghệ Linkoping (Thụy Điển), một cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề "Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục" được tổ chức để tôn vinh GS. Hoàng Tụy, "người đã có công tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát". Các báo cáo trong hội thảo này được tập hợp trong cuốn chuyên khảo nhan đề "From Local to Global Optimization" đề tặng ông, do Kluwer xuất bản. Đồng thời tạp chí quốc tế "Journal of Global Optimization" và tạp chí "Acta Mathematica Vietnamica" đều có những số đặc biệt đề tặng ông, và một hội nghị quốc tế cũng đã được tổ chức ở Hà Nội nhân dịp này.

Bằng niềm say mê Toán học, tâm huyết với nghề nghiệp, từ khi thôi làm Viện trưởng Viện Toán học, GS. Hoàng Tụy vẫn gắn bó chặt chẽ với Viện và tiếp tục có nhiều cống hiến cho sự phát triển Toán học. Ông tâm sự: "Đối với tôi, dù nghỉ hưu hay còn trong biên chế tôi vẫn làm việc đều đặn, vẫn nghiên cứu và hướng dẫn nghiên cứu Toán học, đồng thời quan tâm thiết tha đến sự nghiệp chấn hưng giáo dục, khoa học của đất nước, chừng nào còn đủ sức, vì đó là điều thiết yếu, nguồn vui trong cuộc sống của tôi".

Gần 80 tuổi, mái tóc trên đầu bạc trắng như tuyết, nhưng đôi mắt ông vẫn tinh anh lắm. Hiện ông vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu và đào tạo, tham gia tổ chức và báo cáo ở nhiều hội nghị khoa học quốc tế, tham gia ban biên tập nhiều tạp chí quốc tế, thỉnh giảng và hợp tác khoa học ở phần lớn các đại học danh tiếng ở các nước tiên tiến. Sống hết lòng vì mọi người, tận tâm với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, cống hiến hết mình cho niềm đam mê Toán học. GS. Hoàng Tụy là một người như thế đó!

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#11
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
Những kỉ niệm về GS. Hoàng Tụy
(Bài viết của GS. Trần Văn Nhung nhân dịp Giáo sư Hoàng Tụy nhận Giải thưởng Caratheodory)
Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế đã viết, đã vinh danh Giáo sư Hoàng Tụy một cách xứng đáng. Giáo sư là cháu nội của Cụ Hoàng Văn Bảng, em trai của Tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu. Để nói về một con người, một nhà khoa học, nhất là khi người đó đã được tôn vinh về nhiều mặt, trong một vài trang giấy, trong một câu chuyện ngắn, về nguyên tắc là một việc không thể làm được, ít nhất là đối với tôi.

Tuy nhiên sau 45 năm được biết GS. Hoàng Tụy, với tư cách là một học trò từ thời phổ thông chuyên toán, tôi muốn nói khái quát về Ông như sau: Giáo sư Hoàng Tụy là một nhà toán học xuất sắc, nổi tiếng thế giới, một nhà sư phạm mẫu mực, người có nhiều ý tưởng ở tầm chiến lược trên quan điểm hệ thống về sáng tạo toán học, về chấn hưng khoa giáo và trên cả là xây dựng và phát triển đất nước.

Mặc dù đã có nhiều bài viết về GS. Hoàng Tụy, nhưng chúng tôi thấy vẫn còn ít bài viết về Ông trước khi Ông nổi tiếng, tức là khi Ông còn làm Chủ nhiệm Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trước khi cái tên Tuy’s Cut (Lát cắt Tụy) trở thành quen thuộc trong giới toán học trên thế giới và trước khi Ông chủ trì một nhóm nghiên cứu tư vấn gồm những nhà khoa học, giáo dục và văn hóa nổi tiếng và giàu tâm huyết với đất nước, để đưa ra những kiến nghị phát triển giáo dục nước nhà. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn bổ sung thêm vào phần "còn ít bài viết" đó, muốn ôn lại những kỷ niệm sâu đậm không thể nào quên về GS. Hoàng Tụy, người thầy mẫu mực của mình từ những năm học phổ thông chuyên toán Ao (1965-1967) trên khu sơ tán Thái Nguyên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ao là tên viết tắt bí mật của Lớp chuyên toán khóa I chúng tôi trong những năm chiến tranh chống Mỹ, khi đi sơ tán. A1, A2, ... chỉ các lớp toán năm thứ nhất, thứ hai, ..., B là vật lý, C là hóa học, ...).

Chúng tôi viết bài này để chúc mừng GS. Hoàng Tụy khi Ông là người đầu tiên trên thế giới vừa được trao tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory và để chức mừng Khoa Toán - Cơ - Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, tròn 55 tuổi (1956- 2011), mà GS. Hoàng Tụy là Chủ nhiệm khoa thứ 2 (có người nói là Chủ nhiệm khoa đầu tiên).

Mười một Chủ nhiệm khoa từ ngày thành lập đến nay là các Giáo sư: Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Phan Văn Hạp, Hoàng Hữu NHư, Trần Văn Nhung, Nguyễn Duy Tiến, Phạm Trọng Quát, Đặng Huy Ruận, Phạm Kỳ Anh, Nguyễn Hữu DưVũ Hoàng Linh. Điều rất thú vị là ngay trong bài viết này, theo góc độ chuyên môn, chúng tôi trích dẫn tên của 6 trong 11 người nói trên.

1. Nhà toán học xuất sắc, nhà sư phạm mẫu mực GS. Hoàng Tụy đã được tôn vinh ở trong nước và ngoài nước, đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu (năm 1996) về khoa học công nghệ, cùng với GS. Tạ Quang Bửu, GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Văn Hiệu, … , Giải thưởng Phan Chu Trinh (năm 2010) và là người đầu tiên trên thế giới vừa được Hiệp hội Quốc tế về Tối ưu toàn cục trao Giải thưởng cao quý mang tên nhà toán học xuất sắc người Hy Lạp Constantin Caratheodory (1873-1950), do những đóng góp tiên phong và nền tảng của Ông trong lĩnh vực này. Là tác giả của 170 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí toán học nổi tiếng trên thế giới, GS. Hoàng Tụy được thừa nhận là “cha đẻ” của Lý thuyết Tối ưu toàn cục (Global Optimization), trong đó có khái niệm quan trọng “Tuy’s Cut” (Lát cắt Tụy) mang tên Ông.

Khi GS. Hoàng Tụy đã trở thành nhà toán học Việt Nam nổi tiếng trên thế giới thì ngày càng có nhiều bài viết về Ông ở trong nước và nước ngoài. Trong một số bài viết của mình, tác giả Hàm Châu, một chuyên gia viết về các nhà khoa học Việt Nam thành đạt, và một số người khác thường nhắc đến hai nhà toán học Việt Nam tiêu biểu, nổi tiếng thế giới, một già một trẻ, đó là GS. Hoàng Tụy và GS. Ngô Bảo Châu, người đầu tiên của thế giới thứ ba được trao Giải thưởng Fields cao quý nhất về Toán học trên thế giới. GS. Hà Huy Khoái cũng đã có những bài viết hay về GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy và GS. Fredric Phạm trên Tạp chí Tia sáng. GS. Nguyễn Duy Tiến đã có bài khá độc đáo về GS. Ngô Bảo Châu và cũng sắp hoàn thành bài viết về GS. Hoàng Tụy.

Ngay từ những năm 1963-1964, khi còn đang học lớp 8 lớp 9 ở quê, tôi đã được biết đến tên thầy Hoàng Tụy và thầy Lê Hải Châu qua các sách giáo khoa toán phổ thông, tên các nhà toán học Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn, Phan Đình Diệu, Hoàng Xuân Sính, Hoàng Chúng (em trai thầy Hoàng Tụy), ..., qua Báo Toán học và Tuổi trẻ. Tôi còn nhớ những cuốn sách giáo khoa phổ thông môn toán ngày ấy rất mỏng, rất cơ bản, súc tích và chắt lọc, nhưng vẫn cung cấp cho chúng tôi đủ những kiến thức cần thiết. Vì sao không cần nhiều nhưng vẫn đủ? Vì các tác giả là những nhà toán học và sư phạm uyên thâm, là những thầy giáo đã trực tiếp dậy toán ở bậc phổ thông và đại học, đã thực sự nghiên cứu toán học và sư phạm, đã tham khảo những sách giáo khoa chuẩn mực của các nước có nền sư phạm chuẩn mực và tiên tiến trên thế giới như Nga, Pháp, ... Có thể nói thế này được không: Để viết sách giáo khoa chuẩn mực cần phải có những bậc thầy chuẩn mực? Chuẩn mực ở đây được hiểu theo nghĩa có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành, giữa sơ cấp với cao cấp, giữa truyền thống với hiện đại, giữa quốc gia với quốc tế. Chúng tôi rất mừng khi thấy rằng hiện nay khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nhà Xuất bản
Giáo dục Việt Nam và các tác giả đã dày công nghiên cứu và tham khảo có chọn lọc các chương trình, sách giáo khoa phổ thông của nước ta từ trước đến nay và của các
nước tiên tiến trên thế giới, theo đúng phương châm giáo dục của Đảng ta là “cơ bản,
hiện đại và Việt Nam


Năm 1965, thầy Hoàng Tụy đã dạy cho lớp 9 chuyên toán A0 khóa I của chúng tôi những khái niệm đầu tiên về lôgic toán, toán học hữu hạn và lý thuyết đồ thị. Mặc dù Thầy dậy cho chúng tôi không nhiều, vì với cương vị Chủ nhiệm khoa Thầy rất bận, nhưng ấn tượng về những bài giảng của Thầy trong tôi vẫn còn rất sâu đậm cho đến tận ngày nay, sau gần nửa thế kỷ. Trong phòng học sơ sài thời sơ tán, cái bảng đen rất nhỏ, nhưng vẫn đủ để cả buổi học Thầy viết trên đó mà không cần xóa bảng.

Đúng là Thầy có nghệ thuật sử dụng và trình bày trên bảng một cách tối ưu! Đôi mắt sáng của Thầy luôn hướng về phía học trò khi nêu vấn đề, khi đặt câu hỏi, khi gợi ý và khi khuyến khích, động viên chúng tôi. Thầy chú ý dậy học trò hiểu được xuất xứ, bản chất và các mối liên quan của vấn đề. Cách dậy của Thầy độc đáo và cuốn hút, không sa vào các công thức và kỹ thuật, để tránh cho học trò ?thấy cây mà không thấy rừng?. Mỗi khi cần viết lên bảng thì Thầy lại viết rất nắn nót, cẩn thận, rõ ràng, ví dụ chữ cái c, t,..., còn có cả đuôi bên trái. Nhiều đồng nghiệp cũng nhất trí với tôi rằng GS. Hoàng Tụy là một trong những nhà toán học và nhà sư phạm xuất sắc, thể hiện qua nghiên cứu khoa học, giảng dậy, diễn thuyết, viết sách và trong các đề xuất, chủ trương cải cách và phát triển nền toán học, khoa học và giáo dục nước nhà.

Là một học sinh nhà quê mới ra tỉnh, lần đầu tiên khi được nghe những bài giảng toán của các thầy Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp, Lê Minh Khanh, Nguyễn Duy Tiến, Đặng Hữu Đạo, vừa trẻ vừa giỏi vừa tràn đầy nhiệt huyết, tôi có cảm giác như mình đang được bố mẹ cho ra phố xem ?ảo thuật? vậy. Đã thế trong môi trường mới của Lớp chuyên Toán đầu tiên có nhiều bạn giỏi cả Toán và tiếng Nga đến từ nhiều tỉnh thành trên miền Bắc, như bạn Hoàng Văn Kiếm, Đỗ Thanh Sơn, Nguyễn Đình Bạn, Nguyễn Nam Hồng, Nguyễn Lam Sơn, Nguyễn Viết Chính, Phan Trịnh Hải, Nguyễn Văn Xoa, Nguyễn Hữu Dung, Cao Công Tường,..., càng khiến tôi bị “ngợp” trong thời gian đầu. Đến nay mặc dù những kiến thức cụ thể thu được từ bài giảng của các thầy có thể đã bị quên mất nhiều, nhưng ấn tượng, ký ức về trình độ, tài năng, tâm huyết và lòng yêu nghề của các bậc thầy vẫn còn đọng lại mãi trong suốt cuộc đời chúng tôi như một chất men say. Đúng như William A. Warrd đã nói: "Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng.

Vào một ngày cuối thu đầu đông năm 1967, khi bắt đầu vào học lớp toán năm thứ nhất của Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ở khu sơ tán tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi được đón GS. Chủ nhiệm khoa Hoàng Tụy đến thăm và nói chuyện để khai giảng khóa học. Tất cả chúng tôi đã bị cuốn hút bởi câu chuyện hấp dẫn Ông kể hôm đó. Có lúc Ông nói vui: “Khi tôi nói tiếng Anh ở nước ngoài người ta lại khen tôi giỏi tiếng Pháp.” Ông đã cho chúng tôi biết nền toán học Nga đồ sộ sau này cũng được bắt đầu, phát triển và rẽ nhánh từ trường phái ban đầu về lý thuyết hàm biến thực của N.N. Luzin (1883-1950). Càng ngày khi ngẫm lại câu chuyện của thầy Tụy tôi càng thấy trong hơn nửa thế kỷ vừa qua, nền Toán học Xô Viết đã có ảnh hưởng to lớn, tích cực đến nền Toán học Việt Nam và hình như quá trình xây dựng, phát triển và phân nhánh của Toán học nước nhà cũng theo một lộ trình gần tương tự như ở nước Nga. Nhiều chuyên ngành toán học và các giáo sư hàng đầu cũng đã được sinh ra từ giải tích, từ việc ứng dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giải tích, nhất là giải tích hiện đại, vào các lĩnh vực khác, như tối ưu hóa, giải tích số, toán ứng dụng, xác suất-thống kê, tôpô, lý thuyết số, mật mã, đại số trừu tượng, hóa học, sinh học, vật lý, thiên văn,...

Năm 1984, khi tôi đang học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Tổng hợp Bremen (CHLB Đức) theo Học bổng Nghiên cứu Humboldt (AvH), thì GS. Hoàng Tụy được GS. D. Hinrichsen mời đến làm việc và báo cáo trong seminar về kết quả nghiên cứu bài toán tối ưu của Ông. Mặc dù đã nhiều lần được nghe GS. Hoàng Tụy giảng bài hoặc báo cáo seminar, hội nghị, nhưng đó là lần đầu tiên tôi được nghe Ông giảng bài ở nước ngoài. Tôi đã được chứng kiến các bạn quốc tế tham dự hôm đó rất thán phục nội dung toán học và tính sư phạm cao trong bài giảng của Ông. GS. Hoàng Hữu Đường cũng đã được GS. L. Arnlod mời đến báo cáo khoa học tại Trường này về số mũ Lyapunov. Sau hai báo cáo của hai ông Hoàng, Hoàng Tụy Hoàng Hữu Đường, các bạn Đức nói rằng hai giáo sư toán học Việt Nam họ Hoàng đều là nhà sư phạm giỏi, đều viết bảng rất đẹp! Một số giáo sư khác như Nguyễn Thế Hoàn, Vũ Quốc Phóng, Nguyễn Hữu Việt Hưng, Nguyễn Khoa Sơn (AvH), Nguyễn Đình Công (AvH), Hồ Sĩ Đàm,..., cũng đã từng đến làm việc và báo cáo khoa học tại đây.

2. Nhà khoa học có tư duy chiến lược và hệ thống
Về lịch sử hình thành của Khối chuyên Toán A0, sau này tôi được nghe một số thầy, trong đó có GS. Nguyễn Duy Tiến, kể lại rằng: ý tưởng đầu tiên về việc mở Lớp chuyên toán Ao ở Việt Nam thuộc về GS. Hoàng Tụy, nguyên là Chủ nhiệm khoa Toán, Trường ĐHTH HN, có tham khảo cách làm của các nhà toán học Xô Viết vĩ đại như A. N. Kolmogorov, P. S.Alexandrov, I. M. Gelfand,...Tôi cho rằng GS. Hoàng Tụy còn tham khảo cả kinh nghiệm của Hungary, một nước nhỏ nhưng rất mạnh về toán, khi lập ra lớp toán năng khiếu đầu tiên. Đề xuất của GS. Hoàng Tụy được sự ủng hộ mạnh mẽ của GS. Lê Văn Thiêm, Phó Hiệu trưởng, người anh cả của nền Toán học Việt Nam hiện đại; của GS. Ngụy Như Kon Tum, Hiệu trưởng; của GS. Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN và của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người mà khi còn sống luôn luôn quan tâm đến giáo dục, nói riêng là việc đào tạo học sinh giỏi. Lúc đầu, Lớp được gọi là “Lớp Toán đặc biệt”, sau được đổi thành tên khiêm tốn hơn là “Lớp Toán dự bị” rồi “Lớp Chuyên toán”.

Tác giả Hàm Châu và một số người kể lại rằng chính GS. Hoàng Tụy cũng là một trong số những nhà toán học đầu tiên của ta đã tham khảo kinh nghiệm và nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, CHDC Đức và một số nước XHCN anh em, để phân tích, cân nhắc, đề xuất và cuối cùng năm 1974 Việt Nam đã cử đoàn gồm 5 học sinh giỏi đầu tiên đi dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO 1974) tại CHDC Đức. Ngay lần đầu tiên đó Hoàng Lê Minh đã giành Huy chương vàng, Vũ Đình Hòa Huy chương bạc, Đặng Hoàng TrungNguyễn Tự Quảng Huy chương đồng và Nguyễn Quốc Thắng chỉ cần thêm 1 điểm thì được Huy chương đồng. Lê Tuấn Hoa, năm đó cũng đã được vào “short list” của đội tuyển để luyện thi, chuẩn bị, nhưng cuối cùng chưa được đi dự thi, vì năm đầu tiên cả đoàn chỉ có 5 học sinh, chứ không phải 8 như sau này, mà anh Hoa đứng thứ 6.

Nay GS. TSKH. Lê Tuấn Hoa đã trở thành Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Anh kể lại rằng: GS. Bộ trưởng Tạ Quang Bửu cũng rất quan tâm, ủng hộ và hàng tuần Ông đều đến thăm thầy và trò ở cở sở số 9 phố Hai Bà Trưng xem việc chuẩn bị đội tuyển đầu tiên ra sao.

Có lẽ GS. Hoàng Tụy và GS. Phan Đình Diệu là hai trong số các nhà toán học Việt Nam đầu tiên nhận thấy tầm quan trọng của Lý thuyết hệ thống và muốn ứng dụng lý thuyết đó vào khoa học, giáo dục, quản lý, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Có phải vì thế chăng, khi nghiên cứu và bàn bạc về bất cứ lĩnh vực nào, nhất là giáo dục, GS. Hoàng Tụy cũng luôn khuyến cáo phải xem trọng tính hệ thống của nó. Bản thân lĩnh vực mà cả đời Ông quan tâm, nghiên cứu là lý thuyết tối ưu toàn cục cũng mang tính hệ thống sâu sắc. Như chúng ta đều biết, những vấn đề toàn cục và hệ thống, không chỉ trong toán học, khoa học mà trong mọi lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, xã hội, , bao giờ cũng khó khăn, phức tạp và quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề địa phương, cục bộ. Vì thấy lý thuyết hệ thống quan trọng như vậy cho nên tôi đã cố tìm hiểu xem ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm này, lý thuyết này. Cuối cùng, theo thông tin mà tôi nhận được từ GS. Nguyễn Khoa Sơn (nguyên Phó Chủ tịch Viện KH-CN Việt Nam), GS. Phạm Kỳ Anh (nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán-Cơ-Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) và qua tài liệu tham khảo, thì người đầu tiên vào năm 1961 đã đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống toán học là M. D. Mesarovic, dựa trên ý tưởng từ năm
1950 của von Bertalanffy, Norbert Wiener, John von Neumann về lý thuyết hệ thống tổng quát. R. E. Kálmán, người Mỹ gốc Hungary, trong bài báo đăng trên SIAM J. v. 1, n. 1, năm 1963, đã đưa ra các khái niệm ban đầu và nêu một số bài toán đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống hiện đại. ở Việt Nam, năm 1983 GS. Hoàng Tụy đã cùng GS. Nguyễn Khoa Sơn xây dựng và điều hành Trung tâm phân tích hệ thống tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.

Tiếp tục tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết có lẽ nhà bác học người Scotland tên là Patrick Geddes (1854-1932) là người đầu tiên trên thế giới đã nêu ra ý tưởng về "hệ thống". Như vậy, phải mất hơn nửa thế kỷ sau đó lý thuyết hệ thống toán học và điều khiển học mới ra đời. Geddes không phải là nhà toán học mà là nhà nghiên cứu về sinh học, môi trường, quy hoạch đô thị, xã hội học, giáo dục học,... và nổi tiếng nhất về những ý tưởng cấp tiến trong quy hoạch đô thị và giáo dục. Ngay từ đầu thế kỷ trước, Geddes đã khuyến cáo loài người khi công nghiệp hóa, khi đô thị hóa, phải luôn chú ý giữ gìn môi sinh, môi trường, phải luôn có cái nhìn hệ thống để quy hoạch tổng thể. Lời khuyến cáo đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, nhưng cũng tổng hợp nhất của Ông là: “Suy nghĩ phải toàn diện, hành động phải cụ thể” (“Think globally, act locally.”) Gần đây, Liên hiệp quốc cũng đã dùng câu này làm khẩu hiệu hành động cho cả loài người khi bước sang thế kỷ XXI, không chỉ trong việc bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu, mà trong cả việc giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, quyền lợi, chính trị, chống khủng bố,... Tóm lại, đây không chỉ là khẩu hiệu mà còn là nguyên tắc suy nghĩ và hành động của cả loài người khi bước sang thế kỷ mới
này.

Việc trăn trở để có được một chiến lược và kế hoạch phát triển Toán học Việt Nam đã được bắt đầu khá sớm. Từ cuối những năm 60 của thế kỷ trước, GS. Hoàng Tụy đã cùng các nhà toán học tiền bối khác như GS. Tạ Quang Bửu, GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Cảnh Toàn, GS. Phan Đình Diệu,..., xây dựng chiến lược phát triển toán học Việt Nam cho giai đoạn 1970-1990. Nhờ đó, chỉ trong vòng 10 đến 20 năm, toán học Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể và một số lĩnh vực đã vươn lên và có uy tín cao trên thế giới. Để tiếp nối và hiện đại hóa, sau hơn hai năm chuẩn bị, gần đây Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán đã được Chính phủ phê duyệt. Trong suốt quá trình đó, ban soạn thảo đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của GS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, GS. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT,...
Ngày hôm nay, chúng tôi đã được cùng đi với Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, và GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đến nhà riêng để chúc mừng GS. Hoàng Tụy, nhân dịp GS được trao Giải thưởng cao quý Constantin Caratheodory. Chúng tôi kính chúc Thầy khỏe mạnh, tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho toán học, khoa học, giáo dục và phát triển đất nước.
Trần Văn Nhung
(27/9/2011)

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#12
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
B. Bài phát biểu của GS Hoàng Tụy về giáo dục trong buổi lễ nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh

Thật là vinh dự lớn cho một người làm khoa học bình thường như tôi được nhận giải thưởng văn hoá Phan Châu Trinh cao quý. Vinh dự lớn trước hết vì giải thưởng gắn liền với tên tuổi một nhà ái quốc vĩ đại của dân tộc, một sĩ phu thuộc lớp cựu học nhưng đã thoát ra khỏi những quan niệm giáo dục phong kiến cổ hủ đương thời, khởi xướng đường lối canh tân văn hoá, giáo dục để cứu nước: khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Vinh dự lớn còn là không phải giải thưởng hay huân chương trong hệ thống hành chính Nhà Nước mà là giải thưởng được trao cho bởi một tổ chức xã hội dân sự, với ý nghĩa cao quý thúc đẩy sự nghiệp văn hoá giáo dục của nước nhà theo tinh thần khai sáng của nhà ái quốc vĩ đại.

Làm khoa học ở một đất nước nghèo khó tôi vốn có duyên nợ nhiều với giáo dục. Xuất thân là một thầy giáo trung học rồi dần dần tự mày mò học tập, nâng cao trình độ mà trưởng thành trong nghề và trở thành một nhà khoa học. Bắt đầu dạy học ở tuổi 20, đến nay đã ngoài 80, suốt hơn 60 năm đó tôi chưa lúc nào xa rời nghề dạy học, tuy học trò của tôi thì tuổi tác, tính chất, trình độ và cả quốc tịch cũng ngày càng đa dạng. Được may mắn (chứ không phải rủi ro) học phổ thông ở nhà trường thời thực dân (nhưng không phải nhà trường thực dân), ra đời cũng được đi đây đi đó học, dạy, làm việc trong những môi trường đại học khoáng đạt hiện đại từ Tây sang Đông trên thế giới nên tôi thường có dịp suy ngẫm về nghề nghiệp của mình. Suy ngẫm từ vị trí công dân một nước nghèo, lạc hậu, khát khao mau chóng đuổi kịp một nhân loại đang rộn rịp chuyển lên nền văn minh trí tuệ đầy thách thức. Điều đó tự nhiên dẫn đến mối quan tâm trăn trở gần như thường trực đối với nền giáo dục của nước nhà. Mà cũng từ đó được mở rộng tầm mắt, có cách nhìn hệ thống đối với nhiều vấn đề giáo dục, kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước. Hồi còn anh Tạ Quang Bửu làm Bộ trưởng Đại Học tôi đã có nhiều dịp nghiên cứu và trình bày về tư duy hệ thống trong các xêmina giáo dục do anh ấy chủ trì. Những tư tưởng, quan niệm của tôi về giáo dục, văn hoá,
kinh tế xã hội ngay từ những ngày ấy phần lớn đều xuất phát từ cách nhìn hệ thống đó cho nên ít nhiều cũng có tính hệ thống nhất quán, nếu có lúc cần thay đổi thì cũng do logic sự vật chứ không tuỳ hứng, tuỳ tiện, tuỳ thời.

Một thế kỷ nay chưa bao giờ vai trò then chốt của giáo dục trong sự phát triển của dân tộc ta nổi rõ như lúc này. Chỉ trong vòng một thế hệ mà những bước tiến khổng lồ của khoa học và công nghệ đã mang đến cho cuộc sống trên hành tinh những đổi thay sâu sắc hơn cả hàng trăm năm. Trong bối cảnh ấy giáo dục càng quan trọng thiết yếu hơn bao giờ hết cho bất cứ xã hội nào, kể cả những xã hội tân tiến nhất.

Việt Nam không là một ngoại lệ. Nên dù trước mắt kinh tế có khó khăn bức bách bao nhiêu cũng không cho phép chúng ta một phút được lơ là các vấn đề giáo dục. Chừng nào giáo dục còn yếu kém tụt hậu như hiện nay thì dẫu có tăng trưởng kinh tế giữ được tốc độ 7-8%, thậm chí 10% năm chăng nữa đất nước cũng vẫn mãi mãi lẹt đẹt sau thiên hạ. Muốn tăng trưởng kinh tế bền vững, muốn chuyển hướng phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu mà để giáo dục yếu kém thì chỉ là nói suông. Ông Lý Quang Diệu từng khuyên chúng ta: thắng trong giáo dục thì mới thắng trong kinh tế.

Gần đây ông đại sứ Hoa Kỳ sau nhiệm kỳ công tác ở Việt Nam cũng nhận xét thách thức lớn nhất của Việt Nam hiện nay là giáo dục. Không phải họ hù doạ chúng ta, cũng chẳng phải họ cung cấp cho chúng ta thông tin gì mới mẻ tân kỳ. Họ chỉ nói cho ta biết một điều mà từ nhiều năm rồi ngay chuyên gia trong nước đã có không ít lời cảnh báo tương tự. Chẳng qua Bụt nhà không thiêng thì mới cầu tới Bụt ngoài.

Cho nên dù nhiều người đã nói nhiều lần rồi tôi cũng xin nhắc lại lần nữa: chỗ nghẽn lớn nhất trong phát triển hiện nay của xã hội ta là giáo dục. Giáo dục và giáo dục, không có gì quan trọng hơn. Và vì vậy cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện và triệt để là mệnh lệnh cuộc sống. Càng chần chừ, càng trì hoãn càng trả giá đắt, và không loại trừ đến một lúc nào đó sẽ là quá trễ như đã từng xảy ra tại nhiều nơi trên thế giới.

Đó là nội dung thiết yếu hai bản kiến nghị mà một nhóm trí thức quan tâm tới vận mệnh đất nước đã gửi Trung Ương Đảng, Quốc Hội và Chính Phủ năm 2004 và năm 2009 (bản Kiến nghị 2004 đã được phổ biến rộng rãi, còn bản Kiến nghị 2009 chưa được nhiều người biết do bị hạn chế phổ biến).

Như chúng ta còn nhớ, cách đây 15 năm từng có nghị quyết lịch sử của Hội Nghị TƯ II, khoá 8, xem phát triển giáo dục, khoa học là quốc sách hàng đầu. Nhưng mười năm sau đó, Thủ Tướng Chính Phủ đã phải thẳng thắn thừa nhận chúng ta chưa thành công trong hai lĩnh vực nêu trên. Cho nên các nghị quyết Đại Hội X và ba Hội Nghị TƯ sau đó đều nhắc lại nhiệm vụ khẩn thiết cải cách giáo dục để ra khỏi cuộc khủng
hoảng kéo dài mấy thập kỷ. Đặc biệt sau những lời hứa hoa mỹ của ông tân Bộ Trưởng
GD và ĐT năm 2006, nhiều người trong đó có tôi đã đặt niềm tin ngây thơ vào triển vọng công cuộc chấn hưng giáo dục có thể bắt đầu chuyển động. Tiếc thay, hy vọng chưa kịp nhen nhóm thì thất vọng đã mau chóng đến, lần này lo lắng nhiều hơn vì chưa bao giờ giáo dục chạy theo thành tích dễ dãi được quảng cáo ầm ĩ thiếu trung thực lại ngốn nhiều công sức, tiền của mà hiệu quả thấp như 5 năm qua.

May thay, sự kiện Ngô Bảo Châu đã tạo một cú hích, ít nhất về nhận thức. Sau một thời gian ngắn được ngộ nhận là thành tích đặc biệt của giáo dục, sự kiện này cuối cùng đã cho thấy rõ quá nhiều vấn đề cần suy nghĩ lại nghiêm túc và tỉnh táo hơn về nhà trường của chúng ta. Đáng mừng là lần đầu tiên sau nhiều năm chờ đợi, người dân đã được nghe Thủ Tướng long trọng tuyên bố cần một cuộc cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để, để chấn hưng đất nước. Với niềm hân hoan như đã lâu chưa hề có, tôi đã lắng nghe bài diễn văn buổi tối đó của Thủ Tướng, y như người đang khát giữa trưa hè nóng bức mà được uống bát nước chè tươi.

Sau tuyên bố của Thủ Tướng, nguyên Phó Chủ Tịch Nước Nguyễn Thị Bình cũng đã lên tiếng đầy sức thuyết phục kêu gọi thực hiện cải cách giáo dục để tiến lên một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và hiện đại, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân và yêu cầu cấp thiết chấn hưng đất nước. Nhiều bậc thức giả khác đã hưởng ứng lời kêu gọi đó. Ai nấy đều tin rằng đã đến lúc cần kết thúc giai đoạn đổi mới vụn vặt, chuyển sang cải cách mạnh mẽ thì giáo dục mới có thể ra khỏi bế tắc, trì trệ.

Trong một buổi làm việc hơn hai giờ vào khoảng giữa tháng 11, tôi cũng đã cố gắng thuyết phục Bộ Trưởng GD và ĐT Phạm Vũ Luận hãy nhân cơ hội này nhận nhiệm vụ lịch sử khởi động công cuộc cải cách giáo dục đã được đề ra trong các nghị quyết lớn của TƯ. Trước hết hãy có một cách tiếp cận mới đối với một số vấn đề nhức nhối nhất hiện nay như thi cử, tổ chức trung học phổ thông và dạy nghề, tuyển chọn GS, PGS, xây dựng đại học đăng cấp quốc tế, v.v.

Tuy nhiên cho đến giờ phút này, nghĩa là gần nửa năm trời sau tuyên bố mạnh mẽ của Thủ Tướng tình hình vẫn im ắng. Một chủ trương đúng đắn có ý nghĩa then chốt chiến lược đến như vậy, lại đã long trọng hứa hẹn với dân nhiều lần, mà đấu tranh thực hiện cũng gian khổ chẳng khác gì việc đòi giảm sưu cao thuế nặng thời thực dân phong kiến hay sao? Tôi thật sự lo lắng khi thấy bất chấp mọi lời khuyên, cỗ máy giáo dục già nua cổ lỗ vẫn tiếp tục vận hành ì ạch mà chưa thấy tín hiệu gì sẽ có thay đổi. Đến hẹn lại lên, cả nước lại chuẩn bị lao vào địa ngục thi cử với biết bao tốn kém, lo âu, để rồi như mọi năm hàng chục vạn học sinh sau 12 năm đèn sách bị ném bơ vơ ra đời, không nghề nghiệp mà cũng chẳng có nơi nào học tiếp, cùng với hàng vạn sinh viên sau 3,4 năm đại học vẫn bỡ ngỡ ngay cả với những việc làm rất thông thường mà ở các nước khác chỉ đòi hỏi một học vấn trung cấp.

Tại sao thanh thiếu niên ta phải chịu thiệt thòi lớn như vây? Tại sao đã 36 năm ròng rã từ ngày thống nhất đất nước mà giáo dục đến nông nỗi này? Hiển nhiên có nhiều nguyên nhân nhưng điều dễ thấy nhất là một đất nước mà người dân tin rằng ?cái gì tiền không làm được thì nhiều tiền sẽ làm được? … một đất nước như thế thì giáo dục tụt hậu là tất yếu. Suy cho cùng sự nghiệp chấn hưng giáo dục tuỳ thuộc quyết định vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Chừng nào tham nhũng còn nặng thì dối trá, lừa đảo còn phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, làm sao giáo dục có thể trung thực, lành mạnh được, nói chi đến hiện đại. Chống tiêu cực trong thi cử, chống bệnh thành tích ư? thì đó, năm đầu làm nghiêm thì hàng loạt thí sinh trượt, năm sau bắt đầu dễ dãi thì tỉ lệ thi đỗ tăng, năm sau nới rộng nữa thì đạt tỉ lệ thi đỗ cao ngất ngưỡng như ban đầu, thế là chứng minh chất lượng giáo dục đã đựơc nâng cao, giáo dục đã đạt siêu thành tích. Còn mua bằng, bán điểm, chạy trường, chạy dự án, chạy chức, thứ gì cũng chạy được, chạy bằng chân, bằng đầu, bằng vốn tự có, hay gì gì đó thì đố ai biết qui mô đến đâu. Có điều chắc chắn là những chuyện tiêu cực trong giáo dục và kèm theo đó, bạo lực học đường chưa hề giảm mà có phần phát triển bạo liệt tinh vi hơn, có nguy cở trở thành một nét văn hoá tiêu biểu của xã hội ta hiện nay.

Giáo dục là một hệ thống phức tạp, theo nghĩa khoa học của từ này, cần phải được tiếp cận và vận hành như một hệ thống phức tạp mới có hy vọng tránh khỏi sai lầm, thất bại. Lãnh đạo, quản lý giáo dục mà thiếu tư duy hệ thống, thiếu môt tầm nhìn chiến lược bao quát thì chỉ có sa vào sự vụ, nay thế này mai thế khác, “đổi mới” liên miên nhưng vụn vặt, chắp vá, không nhất quán, rốt cục tiêu tốn nhiều công sức tiền của mà kết quả chỉ làm rối thêm một hệ thống vốn đã què quặt, thiếu sinh khí, thường xuyên trục trặc. Trong một thế giới biến chuyển cực kỳ mau lẹ, chỉ chậm một vài năm đã có thể gây thiệt hại đáng kể, huống chi mấy thập kỷ liền hầu như giẫm chân tại chỗ và loay hoay với những vấn nạn nhức nhối kéo dài hết năm nầy qua năm khác.

Không đâu cần bốn chữ cần kiệm liêm chính hơn lĩnh vực giáo dục. Cũng không đâu cần tư duy phê phán, cần tự do, sáng tạo hơn ở đây. Một nền học đã thiếu vắng các đạo đức và đức tính cơ bản ấy tất nhiên sớm muộn cũng biến chất và lâm vào bế tắc. Khi ấy những điều chỉnh cục bộ theo kiểu đổi mới từng việc vụn vặt như vừa qua không những không có tác dụng mà còn làm kéo dài thêm tình trạng trì trệ. Lúc này lối ra duy nhất cho giáo dục là cải tạo cấu trúc, xây dựng lại từ gốc, thay đổi cả thiết kế hệ thống. Chỉ có như thế mới mong cứu giáo dục thoát ra khỏi khủng hoảng triền miên.

Không đi sâu vào những việc quản lý cụ thể tôi chỉ xin nêu một số vấn đề ở tầm chiến lược về chất lượng giáo dục. Dù bảo thủ đến đâu, dù thoát ly thực tế cuộc sống đến đâu, ai cũng phải công nhận chất lượng giáo dục của ta quá thấp. Thấp như thế nào và làm gì để nâng cao chất lượng thì lại có nhiều cách nhìn thiển cận, phiến diện, sa vào chi tiết vụn vặt không thực chất.

Thứ nhất là chuyện học và thi. Năm nào bàn chuyện này cũng có nhiều đề xuất cải tiến nhưng càng bàn càng rối mà chưa thấy hướng ra đúng đắn. Học thì cứ miêt mài nhồi nhét nhiều thứ vô bổ, nhưng lại bỏ qua nhiều điều cần thiết trong đời sống hiện đại. Thi thì mãi vẫn một kiểu thi cổ lỗ, biến thành khổ dịch cho học sinh nhưng là cơ hội kinh doanh, làm tiền cho một số người. Không phải học mà thi mới là chính, học chỉ để đi thi, để có bằng, thậm chí không học mà có bằng thì càng tốt. Đặc biệt thi tốt nghiệp nặng nề như chưa hề thấy đâu trên thế giới văn minh. Tuy đã có không ít hội nghị bàn thảo về cải tiến phương pháp giảng dạy, cho đến nay chủ yếu vẫn chỉ là dạy trên lớp, thầy đọc, trò ghi và bám sát sách giáo khoa. Trong khi đó, với cách nhìn toàn cục có thể thấy rõ cốt lõi của chuyện học và thi ở chỗ khác. Đã sang thế kỷ 21 nhưng giáo dục của ta vẫn giữ nhiều quan niệm cổ hủ như thời phong kiến nho giáo hay thời trung cổ ở Châu Âu, nặng tính giáo điều kinh kệ, vì nhằm mục tiêu thiển cận biến con người thành một phương tiện sử dụng vào các mục đích tôn giáo hay chính trị, hơn là hoàn thiện con người như một chủ thể tự do. Phương Tây đã có thể nhanh chóng bước lên giai đoạn phát triển văn minh công nghiệp hiện đại trong khi Phương Đông còn ngủ dài trong văn minh nông nghiệp chính là nhờ họ đã sớm thế tục hoá
giáo dục. Thiết nghĩ một giải pháp tương tự cũng cần nghiên cứu cho nhà trường Việt Nam để bước vào kinh tế tri thức thời nay.

Thứ hai là chuyện đào tạo theo nhu cầu xã hội. Các doanh nghiệp thường phàn nàn gặp nhiều khó khăn khi tuyển nhân lực cần thiết vì trình độ, năng lực thực tế của sinh viên do các trường đào tạo ra quá thấp so với yêu cầu của họ. Trong khi đó, hàng năm có hàng chục vạn học sinh, sinh viên ra trường không tìm được việc làm thích hợp. Mặc cho khẩu hiệu “nói không với đào tạo không đạt chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội”, và một số biện pháp đổi mới quản lý giáo dục, chất lượng đào tạo vẫn giẫm chân tại chỗ từ hàng chục năm nay. Quá nhiều trường đào tạo về kinh tế, tài chính, kế toán, ngân hàng, v.v. nhưng rất ít trường về công nghệ, kỹ thuật, khoa học. Quá nhiều đại học, cao đẳng kém chất lượng, nhưng rất ít trung cấp kỹ thuật. Cơ cấu đào tạo khiến trong nước rất thiếu công nhân lành nghề, rất thiếu cán bộ kỹ thuật trung cấp giỏi, nhưng thừa kỹ sư, cán bộ quản lý tồi. Không lạ gì có nhà đầu tư nước ngoài từng nhận xét: chúng ta nói nhiều về công nghiệp hoá nhưng ngay một chiếc đinh vít cũng chưa có nơi nào trong cả nước làm được đúng chuẩn quốc tế. Công nghiệp phụ trợ không phát triển nổi, muốn làm ra sản phẩm công nghệ gì tinh vi đôi chút cũng phải nhập phần lớn linh kiện, bộ phận và các sản phẩm trung gian. Rốt cục chỉ lắp ráp là chính thì bao giờ mới xây dựng được công nghiệp hiện đại. Sự thể nghiêm trọng đến
mức chuyên gia Nhật đã khuyến cáo: vận mệnh ngành công nghiệp phụ trợ Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến tương lai phát triển kinh tế của Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến địa vị chính trị của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á. Mà với cơ cấu đào tạo nhân lực như hệ thống giáo dục hiện nay thì không cách nào phát triển công nghiệp phụ trợ. Cho nên có nhìn rộng ra cả nền kinh tế mới thấy vấn đề đào tạo theo nhu cầu xã hội không chỉ là cải tiến khâu đào tạo ở cấp đại học hay cao đẳng mà phải cải tổ cơ cấu hệ thống giáo dục, theo hướng như đã trình bày trong bản Kiến nghị 2009: sau trung học cơ sở phần lớn học sinh sẽ vào trung học nghề, trung học kỹ thuật, chỉ một tỉ lệ nhỏ vào trung học phổ thông. Bản thân trung học phổ thông cũng cần được cải tổ theo hướng không phân ban cứng nhắc mà có nhiều lựa chọn cho học sinh phát triển năng khiếu sở thích, nhờ đó nâng cao chất lương đầu vào đại học, tạo điều kiện nang cao chất lượng đại học . Như vậy, sau 12 năm học, học sinh nếu ra đời thì đã có nghề, còn số có thể tiếp tục học sẽ không bị nhiều rào cản do cánh cửa chật hẹp của đại học hiện nay.

Thứ ba là xây dựng đại học. Vị trí và tính chất của giáo dục đại học trong sự phát triển của các quốc gia ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với chỉ cách đây vài thập kỷ. Nói giáo dục là thách thức lớn nhất cho đất nước hiện nay thì trước hết đó là giáo dục đại học. Trong một thế giới toàn cầu hóa, xây dựng đại học tất nhiên phải hướng tới và tuân thủ các chuẩn mực quốc tế trong mọi lĩnh vực. Trong khi đó, từ việc đào tạo tiến sĩ, việc tuyển chọn giáo sư, đánh giá các công trình khoa học, các nhà khoa học, các trường đại học, đến nay chúng ta vẫn giữ nhiều tiêu chuẩn riêng chẳng giống ai. Mặc dù đã trải qua mấy chục năm trời xây dựng, đại học của ta vẫn còn ngổn ngang rất nhiều vấn đề đòi hỏi không chỉ phải đổi mới mà phải thay đổi tận gốc, từ chiến lược phát triển cho đến cách thực hiện chiến lược. Trong đó việc xây dựng các đại học tiến lên đẳng cấp quốc tế đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng, trước hết là về quan niệm. Nếu không kịp thời khắc phục thì căn bệnh thành tích phô trương cộng với tính vô trách nhiệm ở đây sẽ gây lãng phí lớn, làm chậm lại thay vì thúc đẩy quá trình tiến lên hiện đại theo tinh thần khai sáng.

Thứ tư và cuối cùng nhưng then chốt nhất là chính sách đối với đội ngũ giáo chức. Không có khâu quản lý nào thể hiện rõ hơn quyết tâm chấn hưng giáo dục bằng chính sách đối với thầy giáo. Thế nhưng hiếm có nơi nào trên thế giới và cũng hiếm có thời nào trên đất nước ta người thầy mặc dù bị đối xử bất công vẫn tận tuỵ gắn bó với nghề như trong mấy chục năm nay. Khi nói điều này không phải tôi không biết những gương xấu trong ngành, những con sâu làm rầu nồi canh. Nhưng tôi nghĩ số đó vẫn là số ít, số ít đáng ngạc nhiên nếu đặt trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện làm việc cực kỳ khó khăn của tất cả thầy giáo của ta. Tôi tin rằng với những hoàn cảnh như thế ở các nước khác tình hình giáo dục phải bi đát hơn nhiều. Với chính sách đối với thầy giáo như của ta mà giáo dục còn được như thế này đó thật sự là kỳ công.

Song cái gì cũng có giới hạn, kể cả lòng tự trọng, thiện chí và... lương tâm. Cứ thế này e sẽ đến lúc lương tâm cũng chai lì, chẳng còn ai biết xấu hổ, để cho cái lá nho cuối cùng cũng không giữ nổi thì sẽ mất hết, chẳng còn gì để bàn về giáo dục, văn hoá, khoa học nữa. Tôi cũng hiểu và thông cảm với những khó khăn thực tế liên quan đến tham nhũng. Song có thể nói không quá đáng, kinh nghiệm hơn ba mươi năm qua đã cho thấy hầu hết mọi căn bệnh tàn phá giáo dục đều có nguồn gốc ít nhiều ở cái chính sách bỏ mặc rồi khuyến khich thầy giáo tự bươn chải để kiếm sống mà làm nghề, trong một môi trường đòi hỏi họ phải toàn tâm toàn ý mới làm tốt được nhiệm vụ. Vậy nên giải quyết cái u nầy là điều kiện tiên quyết mở đường cho giáo dục (và khoa học) thật sự trở thành quôc sách hàng đầu. Tuy nhiên cũng phải cắt u một cách an toàn vì nếu làm không minh bạch đường hoàng như hiện nay thì chỉ gây thêm hỗn loạn, cũng rất nguy hiểm.

Để kết thúc, xin bày tỏ niềm tin cải cách giáo dục mạnh mẽ, toàn diện, triệt để là giải pháp cứu nguy cho giáo dục, cũng là cứu nguy cho phẩm chất Việt Nam khi còn chưa quá trễ.
Và một lần nữa xin trân trọng cám ơn Quỹ Văn Hoá Phan Châu Trinh.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#13
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết
DANH SáCH CáC CÔNG TRìNH KHOA HọC: Publication List

A. Monographs
1. Global Optimization (DeterministicApproaches) (withR. Horst), first edition 1990, second edition 1993, third edition 1996, Springer-Verlag, Berlin New York.
2. LowRank Nonconvex Structures and Global Optimization (with H. Konno and P.T. Thach), Kluwer Academic Publishers, Boston, Dordrecht, London, 1997.
3. Convex Analysis and Global Optimization, Kluwer Academic Publishers, Boston, Dordrecht, London, 1998.

B. Research Papers 10
1. (1959) On the structure of measurable functions, Doklady Akad. Nauk SSSR, 126:1, 37-40 (Russian).
2. (1959) On the symmetry of the contingency of the graph of a measurable function, Doklady Akad. Nauk SSSR, 126:5, 946-947 (Russian).
3. (1960) On the universal primitive function of Marcinkiewicz, Izvestja Akad. Nauk SSSR, Ser. Math., 24, 617-628 (Russian).
4. (1961) Structure of measurable functions I. Math. Sbornik, 53:4, 429-488 (Rus-sian).
5. (1961) Structure of measurable functions II. Math. Sbornik, 54:2, 177-208 (Rus-sian).
6. (1963) Graphs and "từ cấm" problems, Sibirskii Mat. Z, 4:2, 426-446 (Rus-sian).
7. (1964) Sur quelques propriétés des réseaux et leurs applications, Bull. Acad. Polon. Sci., Ser. Sci. Math. Astronom. Phys, 12, 415-418.
8. (1964) Sur une classe de programmes nonlinéaires, Bull. Acad. Polon. Sci., Ser. Sci. Math. Astronom. Phys, 12, 213-215.
9. (1964) Concave programming under linear constraints, Doklady Akad. Nauk SSSR, 159:1, 32-35 (Russian), English translation in Soviet Mathematics, 5, 1437-1440.
10. (1967,with Ng. Q. Thai) A new method for solving the assignment problem, Eko-nomica i Mat. Metody, 3:6, 903-908 (Russian).
11. (1966) Some theorems on network flows, Proceedings, Tihany Symposium on The-ory of Graphs, 173-184.
12. (1967) Sur le problème des contraintes supplémentaires en programmation linéaire
et son application au problème de décomposition, Elektron. Informationsverarbeit. Kybernetik, 3, 141-156.
13. (1968, with Ng. Q. Thai) On two assigment problems Ekonomika i Mat. Metody.
Sbortnik, 1-20 (Russian).
14. (1968) On linear inequalities, Doklady Akad. Nauk SSSR, 179:2, 293-296 (Rus-sian).
15. (1971) Sur les fonctions presque affines, Colloquium Math., 22:2, 301-309.
16. (1971) On a class of minimax problems, Kibernetika, 2, 115-118 (Russian).
17. (1971) A note on quasiaffine functions, Mat. Zametki, 9:4, 435-440 (Russian).
18. (1972) Convex inequalities and the Hahn-Banach Theorem, Dissertationes Mathe-maticae, XCVII.
19. (1974) The Farkas-Minkowski Theorem and extremum problems, in Mathematical
Models in Economics, eds. J. Los and M. W. Los, 379-400.
20. (1974) On an axiomatics for extremum problems and first order necessary condi-tions, Doklady Akad. Nauk SSSR, 216:6, 1233-1236 (Russian).
21. (1974) On a general minimax theorem, Doklady Akad. Nauk SSSR, 219:4, 818-822
(Russian).
22. (1974) On necessary conditions for optimality, in Progress in Operations Research,
Colloquia Mathematica Societatis Bolyai 12, 1233-1236.
23. (1974) On the convex approximation of nonlinear inequalities, Math. Operations-forschung und Statistik, 5, 451-466.
24. (1975) On the general minimax theorem, Colloquium Math., 33, 145-158.
25. (1976) On the foundation of the maximum principle, Acta Mathematica Vietnam-ica, 1:1, 104-126.
26. (1976) On the equivalence between Walras excess demand theorem and Brouwers
fixed point theorem, in Computing Equilibria: How and Why ?, eds. J. Los and
M. W. Los, North-Holland, 61-64.
27. (1976) Fixed points, fair sharing and mathematical programming, in Survey of
Mathematical Programming, Proceedings, IX International Symposium on Math.
Programming, Budapest, 2, 83-97.
28. (1977) Stability property of a system of inequalities, Math. Operationsforschung
und Statistik, Ser. Optimization, 8, 27-39.
29. (1977) Critical mappings and extremumproblems, Mat. Metody Peshenya Ekonom.
Zadachi, Sbornik 7, 69-84 (Russian).
30. (1978, with N.V. Thoai and L. D. Muu) Un nouvel algorithme de point fixe, C.R.
Acad. Sci. Paris, 286, Ser. A, 783-785.
31. (1978, with Pham Canh Duong), Stability,surjectivity and local invertibility of non
differentiable mappings, Acta Mathematica Vietnamica, 3, 89-105.
32. (1978,with N.V.Thoai and L.D. Muu) A modification of Scarfs algorithm allowing
restarting, Math. Operationsforschung und Statistik, Ser. Optimization, 9, 357-372.
33. (1979) Pivotal methods for computing equilibrium points: unified approach and
new restart algorithm, Mathematical Programming, 16, 210-227.
34. (1979) Combinatorial method for solving nonlinear equations in finite-dimensional
and infinite-dimensional spaces, Acta Mathematica Vietnamica, 4, 110-135.
35. (1980) Three improved versions of Scarfs method using conventional subsimplices
and allowing restart and continuation procedures, Math. Operationsforschung und
Statistik, Ser. Optimization, 11, 347-365.
36. (1980) Solving equations 0 2 f(x) under general boundary conditions, in Numerical
Solution of Highly Nonlinear Problems, ed. W. Forster, North-Holland, 271-296.
37. (1980, with N.V. Thoai) Convergent algorithms for minimizing a concave function,
Mathematics of Operations Research, 5, 556-566.
38. (1980, with N.V. Thoai) Solving the linear complementarity problem via con-cave programming, in Methods of Operations Research, eds. R.E. Burkard and
T. Ellinger, 175-178.
39. (1981) On variable dimension algorithms and algorithms using primitive sets,
Math. Operationsforschung und Statistik, Ser. Optimization, 12, 361-381.
40. (1981) A fixed point theorem involving a hybrid inwardness-contraction condition,
Math. Nachr. , 102, 271-275.
41. (1981) Conical algorithm for solving a class of complementarity problems, Acta
Mathematica Vietnamica, 6:1, 3-17.
42. (1981, with N.Q. Thai) Minimizing a concave function over a compact convex set,
Proceedings, Conference on Optimization, Vitte/Hiddensee, May 1981, 15-20.
43. (1983,with N.V. Thoai) Solving the linear complementarity through concave pro-gramming, USSR Computational Mathematics and Math. Physics, 23, 602-608.
44. (1983) On outer approximation methods for solving concave minimization prob-lems Acta Mathematica Vietnamica, 8:2, 3-34.
45. (1984) Global minimization of a difference of two convex functions, Lecture Notes
in Economics and Mathematical Systems, Springer-Verlag, 226, 98-118.
46. (1985) Concave minimization under linear constraints with a special structure, Op-timization, 16, 335-352.
47. (1985, with T.V. Thieu andN.Q. Thai), Aconical algorithm for globallyminimizing
a concave fucntion over a closed convex set, Mathematics of Operations Research,
10, 498-514.
48. (1985, with N.V.Thuong) Minimizing a convex function over the complement of
a convex set, in Proceedings, IX Symposium on Operations Research, Osnabruck,
Methods of Operations Research, 49, 85-99.
49. (1985, with N.V. Thuong) A finite algorithm for solving linear programs with an
additional reverse convex constraint, in Nondifferentiable Optimization: Motiva-tions and Applications, eds. V.F. Demyanov and D. Pallaschke, Lecture Notes in
Economics and Math. Systems, 225, Springer-Verlag, 291-302.
50. (1986) A general deterministic approach to global optimization via d.c. program-ming, in J.B. Hiriart-Urruty ed., Fermat Days 1985: Mathematics for Optimization,
North- Holland, Amsterdam, 137-162.
51. (1987) Global Minimization of a Difference of Two Convex Functions, Mathemat-ical Programming Study, 30, 150-182
52. (1987) A note on the out-of-kilter algorithm for solving the minimum-cost flow
problem, Industrial Engineering Journal, 16:4, 20-37.
53. (1987) Convex Programs with an Additional Reverse Convex Constraint, Journal
of Optimization Theory and Applications, 52, 463-486.
54. (1987, with V. Khachaturov and S. Utkin) A Class of Exhaustive Cone Splitting
Procedures in Conical Algorithms for Concave Minimization, Optimization, 18,
791-807.
55. (1987,with P.T. Thach) Global optimization under Lipschitzian constraints, Japan
Journal of Applied Mathematics, 4, 205-217.
56. (1987, with R. Horst) On the convergence of global methods in multiextremal
optimization, Journal of Optimization Theory and Applications, 54, 253-271.
57. (1987, with R.Horst and N.v. Thoai) Outer approximation by polyhedral convex
sets, Operations Research Spectrum, 9, 153-159.
58. (1987) An implicit space covering method with applications to fixed point and
global optimization problems, Acta Mathematica Vietnamica, 12:2, 162-170.
59. (1988, with P.T. Thach) A parametric approach to a class of nonconvex global
optimization problems, Optimization, 19, 3-11.
60. (1988, withN.V. Thuong) On the Global Minimization of a Convex FunctionUnder
General Nonconvex Constraints, Applied Mathematics and Optimization, 18, 119-142.
61. (1988, with R. Horst) Convergence and restart in branch and bound algorithms for
global optimization. Application to concave minimization and d.c. optimization
problems, Mathematical Programming, 42, 161-184.
62. (1988, with S. Utkin and V. Khachaturov) A new exhaustive procedure for con-caveminimization (Russian), USSRComputational Mathematics andMathematical
Physics, 7, 992-999.
63. (1989, with R. Horst and N.V. Thoai) On an outer approximation concept in global
optimization, Optimization, 20, 255-264.
64. (1990, with P.T. Thach) The relief indicator method for constrained global opti-mization, Naval Research Logistics, 37, 473-497.
65. (1990, with P.T. Thach) The Relief Indicator Method as a New Approach to Con-strained Global Optimization, in System Modelling and Optimization, Proceedings
14th IFIP Conference, Leipzig, Lecture Notes in Control Information Sciences,
143, 219-233.
66. (1990) On polyhedral annexation method for concave minimization, in Functional
Analysis, Optimization andMathematical Economics, eds. Lev J. Leifman and J.B.
Rosen, Oxford University Press, 248-260.
67. (1991) Normal conical algorithm for concave minimization over polytopes, Math-ematical Programming, 51, 229-245.
68. (1991, with R. Horst) The Geometric Complementarity Problem and Transcending
Stationarity Problem in Global OPtimization, DIMACS Series in Discrete Mathe-81
matics and Computer Science, Vol. 4, Applied Geometry and Discrete Mathemat-ics, The Victor Klee Festschrift, 341-353.
69. (1991) Computing fixed points by global optimization methods, in Fixed Point
Theory and Applications, eds. MA Thera and Baillon, Longman Scientific and
Technical, 231- 244.
70. (1991) Effect of the Subdivision Strategy on Convergence and Efficiency of Some
Global Optimization Algorithms, Journal of Global Optimization, 1, 23-36.
71. (1991) Polyhedral Annexation, Dualization and Dimension Reduction Technique
in Global Optimization, Journal of Global Optimization, 1, 229-244.
72. (1992) The Complementary Convex Structure in Global Optimization, Journal of
Global Optimization,, 2, 21-40.
73. (1992) On Nonconvex Optimization Problems with Separated Nonconvex Vari-ables, Journal of Global Optimization, 2, 133-144.
74. (1992, with B.T. Tam) An efficient solution method for rank two quasiconcave
minimization problems Optimization, 24, 43-56.
75. (1992, with F.A. Al-Khayyal) A class of global optimization problems solvable
by sequential unconstrained convex minimization, in Recent Advances in Global
Optimization, eds. C.A.Floudas and P.M. Pardalos, Princeton University Press,
141-151.
76. (1992, with F.A. Al-Khayyal) Global Optimization of a Nonconvex Single Facility
Location Problem by Sequential Unconstrained Convex Minimization, Journal of
Global Optimization, 2, 61-71.
77. (1992, with S. Ghannadan, A. Migdalas and P. Varbrand) Strongly Polynomial
Algorithm for a Production-"từ cấm" Problem with Concave Production Cost,
Optimization, 27, 205-227.
78. (1992, with P.-C. Chen, P. Hansen, B. Jaumard) Webers Problem with Attraction
and Repulsion, Journal of Regional Science, 32, 467-486.
79. (1993, with B. Klinz) Minimum Concave-Cost Network Flow Problems with a
Single Nonlinear Arc Cost, in Network Optimization Problems, eds. P. Pardalos
and Dingzhu Du, World Scientific, 125-143.
80. (1993, with A. Migdalas and P. Varbrand) A Global Optimization Approach for
the Linear Two-Level Program, Journal of Global Optimization, 3,1-23.
81. (1993, with N.D. Dan and S. Ghannadan) Strongly Polynomial Time Algorithm
for Certain Concave Minimization Problems on Networks, Operations Research
Letters, 14, 99-109.
82. (1994, with W. Oettli) On Necessary and Sufficient Conditions for Global Opti-mization, Matem´aticas Aplicadas, 15, 39-41.
83. (1994, with A. Migdalas and P. Varbrand) A Quasiconcave Minimization Method
for Solving Linear Two Level Programs, Journal of Global Optimization, 4, 243-264.
84. (1994, with U. Pferschy) Linear Programs With an Additional Rank Two Reverse
Convex Constraint, Journal of Global Optimization, 4, 347-366
85. (1994, with B.T. Tam and N.D. Dan) Minimizing the sum of a convex function and
a specially structured nonconvex function, Optimization, 28, 237-248.
86. (1994, with S. Ghannadan, A. Migdalas and P. Varbrand) Heuristics Based on
Tabu Search and Lagrangian Relaxation for the Concave Production-"từ cấm"
Problem, Studies in Regional and Urban Planning , issue 3, 127-141.
87. (1995) D.C. Optimization: Theory, Methods and Algorithms, in Handbook of
Global Optimization, R. Horst and P. Pardalos eds, Kluwer Academic Publishers,
149-216.
88. (1995, with S. Ghannadan, A. Migdalas and P. Varbrand) Strongly Polynomial
Algorithm for Two Special Minimum Concave Cost Network Flow Problems, Op-timization 32, 23- 44.
89. (1995, with S. Ghannadan, A. Migdalas and P. Varbrand) The Minimum Concave
Cost Flow Problem with Fixed Numbers of Nonlinear Arc Costs and Sources Jour-nal of Global Optimization 6,135-151.
90. (1995, with B.T. Tam) Polyhedral Annexation vs Outer Approximation Methods
for Decomposition of Monotonic Quasiconcave Minimization, Acta Mathematica
Vietnamica 20, 99-114.
91. (1995) Canonical D.C. Programming: Outer Approximation Methods Revisited, Operations Research Letters 18, 99-106.
92. (1995, with Faiz Al-Khayyal and Fangjun Zhou) A D.C. Optimization Method for
Single Facility Location Problems, Journal of Global Optimization 7, 209-227.
93. (1995, with P. Hansen and B. Jaumard) Global Optimization in Location, in Facility
Location (Zvi Dresner, ed.), Springer-Verlag, 43-68.
94. (1996, with S. Ghannadan, A. Migdalas and P. Varbrand) Strongly Polynomial
Algorithm for a Concave Production-"từ cấm" ProblemWith a Fixed Number
of Nonlinear Variables. Mathematical Programming 72, 229-258.
95. (1996) A General D.C. Approach to Location Problems. State of the Art in Global
Optimization: Computational Methods and Applications, C. Floudas and P. Parda-los, ed., Kluwer 413-432 (1996)
96. (1997) (with S. Ghannadan) A new branch and bound method for bilevel linear
programs, in Multilevel Optimization: Algorithms and Applications (P.M. Parda-los, A. Migdalas and P. Varbrand, eds), Kluwer Academic Publishers, 231-241.
97. (1997) Bilevel linear programming, multiobjective linear programming and
monotonic reverse convex programming, in Multilevel Optimization: Algorithms
and Applications (P.M. Pardalos, A. Migdalas and P. Varbrand, eds), Kluwer Aca-demic Publishers, 295-304.
98. (1997), with P. Hansen, B. Jaumard and C. Meyer) Generalized convex multiplica-tive programming via quasiconcave minimization Journal of Global Optimization
10, 229- 256.
99. (1998, with P.-C. Chen, P. Hansen, B. Jaumard) Solution of the multifacility Weber
and conditional Weber problems by D.C. Programming, Operations Research, 46,
548-562.
100. (1999, with K. Holmberg) A production-"từ cấm" problem with stochastic
demands and concave production cost Mathematical Programming 85, 157-179.
101. (1999) Normal sets, polyblocks and monotonic optimization Vietnam Journal of
Mathematics 27:4, 289-311.
102. (2000). On Parametric Methods in Global Optimization, in Parametric Optimiza-tion and Related Topics V, J. Guddat, R. Hirabayashi, H. Th. Jongen, F. Twilt eds,Peter Lang 2000, 195-212.
103. (2000) (with Ng. D. Nghia): Decomposition Algorithm for Reverse Convex Pro-grams, Vietnam Journal of Mathematics, 28:1(2000), 43-56.
104. (2000) The MCCNF problem with a fixed number of nonlinear arc costs: complex-ity and approximation, in Approximation and Complexity in Numerical Optimiza-tion: Continuous and Discrete Problems (P. M. Pardalos, ed.), Kluwer Academic
Publishers, 2000, pp. 525-541.
105. (2000) Strong polynomial time solvability of a minimum concave cost network
flow problem, Acta Mathematica Vietnamica 25, 209-217.
106. (2000) (with L.T. Luc) A New Approach to Optimization Under Monotonic Con-straint, Journal of Global Optimization 18(2000), 1-15.
107. (2000) On Some Recent Advances and Applications of D.C. Optimization, in Opti-mization, Lecture Notes in Economics and Mathematical Systems, Vol. 481, (V.H.
Nguyen, J.J. Strodiot and P. Tossings, eds.), Springer, 2000, pp. 473-497.
108. (2000): Global Optimization Methods for Location and Distance Geometry Prob-lems, in Progresses in Optimization II (contributions from Australasia) (X.Q. Yang,
A.I. Mees, M. Fisher and L. Jennings eds.), Kluwer Academic Publishers, 2000,
3-20.
109. (2000) (with H.D. Tuan, P. Apkarian and S. Hosoe): D.C. optimization approach to
robust control: feasibility problems, Int. J. Control, 73:2(2000), 89-104.
110. (2000) (with H.D. Tuan and S. Hosoe): D.C. optimization approach to robust con-trols: the optimal scaling value problems. IEEE Transactions on Automatic Control
Vol45, No. 10 (2000), 1903-1909.
111. (2000) (with P.M. Pardalos andH.E. Romeijn): Recent Developments and Trends in
Global Optimization, Journal of Computational andAppliedMathematics, 124(2000),
209-228.
112. (2000) Monotonic Optimization: Problems and Solution Approaches, SIAM Jour-nal on Optimization, Vol. 11, No. 2 (2000), 464-494.
113. (2001) (with A. Rubinov and H. Mays) Algorithm for a Monotonic Global Opti-mization Problem , Optimization 49(2001), 205-221.
114. (2001) (with A.M. Bagirov and A.M. Rubinov) Clustering via D.C. Optimization in
Advances in Convex Analysis and Optimization, N. Hadjisavvas and P.M. Pardalos
eds, Kluwer, 221-235.
115. (2001) Convexity and Monotonicity in Global Optimization , in Advances in Con-vex Analysis and Optimization, N. Hadjisavvas and P.M. Pardalos eds, Kluwer,
569-594.
116. (2001) Cutting Planes in Global Optimization, in Encyclopedia of Optimization,
eds C. Floudas and P. Pardalos, Kluwer 2001, vol I, pp. 366-371.
117. (2001)Hierarchical Optimization, in Encyclopedia of Combinatorial Optimization,
eds. P. Pardalos and M. Resende, Oxford University Press, 2002, 502-513.
118. (2001) (with A. Bui and M. Bui) A nonconvex optimization problem arising from
distributed computing, lMathematica, 43(66), No 2, 2001, 151-165.
119. (2002) Normal branch and bound algorithms for general nonconvex quadratic pro-gramming in Combinatorial and Global Optimization (P.M. Pardalos, A. Migdalas
and R.E. Burkard, eds.), World Scientific Publishing Co. , 333-355.
120. (2002) (with F. Al-Khayyal and F. Zhou) Large-Scale Single Facility Continuous
Location by D.C. Optimization, Optimization 51(2002), 271-292.
121. (2002) (with Ng.T. Hoai Phuong): A Unified Monotonic Approach to Generalized
Linear Fractional Programming, Journal of Global Optimization 23(2002) 1-31.
122. (2002) (with Ng.T. Hoai Phuong) A Monotonicity Based Approach to Nonconvex
Quadratic Optimization , Vietnam Journal of Mathematics, 30:4(2002), 373-393.
123. (2002) (with L.N. Tho, and T.T. Son): Low-Complexity Optimization-based Algo-rithms for Maximum Likelihood Multi-user Detection, Proceedings, International
Symposium on Wireless Personal Multimedia Communications, Hawai, October
2002.
124. (2003) On global optimality conditions and cutting plane algorithms, Journal of
Optimization Theory and Applications, Vol. 118(2003), No. 1, 201-216.
125. (2003) (with L.S. Vinh and Ng.. Nghia): A discrete location problem, Acta Math-ematica Vietnamica, 28(2003), 185-199 .
126. (2003) (with H. Konno and N. Kawadai): Convexminimization under semi-definite
constraints with applications, Journal of Global Optimization, 25(2003)141-155.
127. (2003) (with Ng.. Nghia): Reverse Polyblock Approximation for Generalized Mul-tiplicative/Fractional Programming VN Journal of Mathematics 31(2003), 391-402.
128. (2003) (with H.D. Tuan, L.H. Nam and T.Q. Nguyen): Multicriterion Optimized
QMF Bank Design, IEEE Transactions on Signal Processing, 51(2003), 2582-2591.
129. (2004) (with H. Konno and P.T. Thach) Optimization of Polynomial Fractional
Functions , Journal of Global Optimization, 29(2004), 19-44.
130. (2004) Minimax Theorems Revisited, Acta Mathematica Vietnamica, 29(2004),
217- 229.
131. (2005) Monotonicity in the framework of generalized convexity, Proceedings, 7th
International Symposium on Generalized Convexity/Monotonicity, eds. A. Eber-hard, N. Hadjisavas and D.T. Luc, Springer 2005, 61-85.
132. (2005) Partly convex and convex-monotonic optimization problems, Modelling,
Simulation and Optimization of Complex Processes, Proceedings of the Interna-tional Conference on High Performance Scientific Computing, March 10-14, 2003,
Hanoi, Vietnam, Eds. Hans Georg Bock, Ekaterina Kostina, Hoang Xuan Phu, Rolf
Rannacher, Springer 2005,485-508.
133. (2005) (with F. A. Al-Khayyal and P.T. Thach), Monotonic Optimization: Branch
and Cuts Methods, in Essays and Surveys on Global Optimization, eds. C. Audet,
P. Hansen, G. Savard, GERAD, Springer, 2005, 39-78.
134. (2005) Robust Solution of Nonconvex Global Optimization Problems, Journal of
Global Optimization 32(2005), 307-323.
135. (2005) On Solving Nonconvex Optimization Problems by Reducing The Duality
Gap, Journal of Global Optimization, 32(2005), 349-365, DOI 10.1007/s10898-004-1947-9.
136. (2005) Polynomial Optimization: A Robust Approach, Pacific Journal of Optimiza-tion, 1(2005), 357-373.
137. (2006) (with M. Minoux and N.T. Hoai Phuong) Discrete Monotonic Optimization
With Application to A Discrete Location Problem, SIAM Journal of Optimization, 17(2006)78-97.
138. (2006) (with N.T. Hoai Phuong and Faiz Al-Khayyal) Optimization of a Quadratic
Function with a Circulant Matrix Computational Optimization and Applications,
35(2006)135-159, DOI: 10.1007/s10589-006-6448-y
139. (2007) On Duality Bound Methods for Nonconvex Global Optimization, Journal
of Global Optimization, 37(2007), 321-323, DOI: 10.1007/s10898-006-9055-7
140. (2007) On a Decomposition Method for Nonconvex Global Optimization Opti-mization Letters, (2007) 1:245-258, DOI 10.1007/s11590-006-0025-2
141. (2007) (with N.T. Hoai-Phuong) A Robust Algorithm for Quadratic Optimization
Under Quadratic Constraints, Journal of Global Optimization, 37(2007)557-569,
DOI: 10.1007/s10898-006-9063-7
142. (2007) (with A. Migdalas and N.T. Hoai Phuong) A Novel Approach to Bilevel
Nonlinear Programming, Journal of Global Optimization, 38(2007), 527-554, DOI
10.007/s10898- 006-9093-1.
143. (2007) Parametric Minimax Theorems With Applications, Nonlinear Analysis Fo-rum, 12(2007), Vol.12(1),2007, pp 1-16.
144. (2008) Minimax: Existence and Stability, in Pareto Optimality, Game Theory and
Equilibria, eds. A. Chinchuluun, A. Migdalas, P.M. Pardalos, L. Pitsoulis, Springer
2008, pp 3-21.
145. (2009) Concave programming andDH-point: Journal of Global Optimization, 43(2009),
407-409. DOI 10.1007/s10898-007-9220-7.
146. (2010) D©-optimization and robust global optimization, J. Global Optim (2010)47:485-501. DOI 10.1007/s10898-009-9475-2.
147.

Tài liệu tham khảo
Google
1. Hoàng Tụy Wikipedia tiếng Việt. vi.wikipedia.org/wiki/Hoàng-Tụy
2. Hoàng Tụy, Chúng ta thiếu vắng những "Tạ Quang Bửu" và ... tuanvietnam.net/2010-08-21-gs-hoang-tuy-chung-ta-thieu-vang-nhu...
3. Hoàng Tụy - BAOMOI.COM www.baomoi.com/Tag/Hoàng-Tụy.epi
4. Tiểu sử GS Hoàng Tuy. vietsciences.free.fr/vongtaylon/profs/hoangtuy-bio.htm
5. Giáo sư Hoàng Tụy: Giáo dục không thể đổi mới vụn vặt. tuanvietnam.net/2009-10-08-giao-su-hoang-tuy-giao-duc-khong-the...
6. Hoàng Tụy lên tiếng về sự cần thiết phải cải cách ngay giáo dục. dvt.vn/.../gs-hoang-tuy-len-tieng-ve-su-can-thiet-phai-cai-cach-ngay-...
7. Kobnitz, N. Phỏng vấn GS. Hoàng Tụy. The Mathematical Intelligencer, 3, 12,
(1990).
8. Mai Hương Anh. GS. Hoàng Tuỵ, Người khai sinh Lý thuyết tối ưu toàn cục.
100 chân dung, Một thế kỷ Đại Học Quốc Gia Hà Nội (1906-2006).
9. Trần Văn Nhung Về Giáo Dục và Đào Tạo Đôi điều ghi lại, NXBGD, 2011.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#14
Tmath1802

Tmath1802

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 151 Bài viết

Không biết diễn đàn đã có bài viết này chưa, bài viết đã cũ, em vừa đọc được trong loạt bài về Giáo sư Hoàng Tụy, mọi người ai thấy bài viết nào hay về Giáo sư thì cùng đăng lên nhé!

Thầy tôi - Giáo sư Hoàng Tụy
GS%20Hoang%20Tuy.jpg
 
Bài viết của GS.TSKH Trần Văn Nhung nhân dịp Giáo sư Hoàng Tụy nhận Giải thưởng Caratheodory
 
Nhiều tài liệu trong nước và quốc tế đã viết, đã vinh danh Giáo sư Hoàng Tụy. Giáo sư là cháu nội của Cụ Hoàng Văn Bảng, em trai của Tổng đốc thành Hà Nội Hoàng Diệu. Sau 45 năm được biết GS. Hoàng Tụy, với tư cách là một học trò từ thời phổ thông chuyên toán, tôi muốn nói khái quát về ông như sau: Giáo sư Hoàng Tụy là một nhà toán học xuất sắc, nổi tiếng thế giới, một nhà sư phạm mẫu mực, người có nhiều ý tưởng ở tầm chiến lược trên quan điểm hệ thống về sáng tạo toán học, về chấn hưng khoa giáo và trên cả là xây dựng và phát triển đất nước.
Mặc dù đã có nhiều bài viết về GS. Hoàng Tụy, nhưng chúng tôi thấy vẫn còn ít bài viết về ông trước khi ông nổi tiếng, tức là khi ông còn làm Chủ nhiệm Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trước khi cái tên Tuy’s Cut (Lát cắt Tụy) trở thành quen thuộc trong giới toán học trên thế giới và trước khi ông chủ trì một nhóm nghiên cứu tư vấn gồm những nhà khoa học, giáo dục và văn hóa nổi tiếng và giàu tâm huyết với đất nước, để đưa ra những kiến nghị phát triển giáo dục nước nhà. Vì thế, trong bài viết này, chúng tôi muốn bổ sung thêm vào phần "còn ít bài viết" đó, muốn ôn lại những kỉ niệm sâu đậm không thể nào quên về GS. Hoàng Tụy, người thầy mẫu mực từ những năm học phổ thông chuyên toán Ao (1965-1967) trên khu sơ tán Thái Nguyên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. (Ao là tên viết tắt bí mật của Lớp chuyên toán khóa I chúng tôi trong những năm chiến tranh chống Mỹ, khi đi sơ tán. A1, A2, ... chỉ các lớp toán năm thứ nhất, thứ hai, ...B là vật lý, C là hóa học, ...)
Chúng tôi viết bài này để chúc mừng GS. Hoàng Tụy khi ông là người đầu tiên trên thế giới vừa được trao tặng Giải thưởng Constantin Caratheodory và để chúc mừng Khoa Toán-Cơ-Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN, tròn 55 tuổi (1956-2011), mà GS. Hoàng Tụy là Chủ nhiệm khoa thứ hai (có người nói là Chủ nhiệm khoa đầu tiên). Mười một Chủ nhiệm khoa từ ngày được thành lập đến nay là các Giáo sư: Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Phan Văn Hạp, Hoàng Hữu Như, Trần Văn Nhung, Nguyễn Duy Tiến, Phạm Trọng Quát, Đặng Huy Ruận, Phạm Kỳ Anh, Nguyễn Hữu Dư và Vũ Hoàng Linh. Điều rất thú vị là ngay trong bài viết này, theo góc độ chuyên môn, chúng tôi trích dẫn tên của 6 trong số 11 người nói trên.
Những kỉ niệm, khó quên
GS. Hoàng Tụy được tôn vinh ở trong nước và ngoài nước, đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu (năm 1996) về khoa học công nghệ, cùng với GS. Tạ Quang Bửu, GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Văn Hiệu, …, nhận Giải thưởng Phan Chu Trinh (năm 2010) và là người đầu tiên trên thế giới vừa được Hiệp hội Quốc tế vềTối ưu toàn cục trao Giải thưởng cao quý mang tên nhà toán học xuất sắc người Hy Lạp Constantin Caratheodory (1873-1950), do những đóng góp tiên phong và nền tảng trong lĩnh vực này. Là tác giả của 170 công trình khoa học được công bố trên các tạp chí toán học nổi tiếng trên thế giới, GS. Hoàng Tụy được thừa nhận là “cha đẻ” của Lý thuyết Tối ưu toàn cục (Global Optimization), trong đó có khái niệm quan trọng “Tuy’s Cut” (Lát cắt Tụy) mang tên ông.
Khi GS. Hoàng Tụy đã trở thành nhà toán học Việt Nam nổi tiếng trên thế giới thì ngày càng có nhiều bài viết về ông ở trong nước và nước ngoài. Trong một số bài viết của mình, tác giả Hàm Châu, một chuyên gia viết về các nhà khoa học Việt Nam thành đạt, và nhiều người khác thường nhắc đến hai nhà toán học Việt Nam tiêu biểu, nổi tiếng thế giới, một già một trẻ, đó là GS. Hoàng Tụy và GS. Ngô Bảo Châu, người đầu tiên của thế giới thứ ba được trao Giải thưởng Fields cao quý nhất về Toán học trên thế giới. Đáng chú ý là cả hai nhà toán học xuất sắc và tiêu biểu này đều “xuất phát” từ Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. GS. Ngô Bảo Châu nguyên là học sinh Khối chuyên Toán khóa XXII của Trường, là người Việt Nam đầu tiên hai lần giành Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế (1988, 1989) đã sang Pháp rồi Mỹ học tập, nghiên cứu rồi đạt đến “tột đỉnh vinh quang” (theo lời GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu) như ngày hôm nay. GS. Hà Huy Khoái cũng đã có những bài viết hay về GS. Lê Văn Thiêm, GS. Hoàng Tụy và GS. Fredric Phạm trên Tạp chí Tia sáng. GS. Nguyễn Duy Tiến đã có bài khá độc đáo về GS. Ngô Bảo Châu trong cuốn sách của mình mới được NXB Giáo dục in năm 2010, về GS. Hoàng Hữu Như trên Thông tin Toán học của Hội Toán học số tháng 3/2011 và cũng sắp hoàn thành bài viết về GS. Hoàng Tụy.
Ngay từ những năm 1963-1964, khi còn đang học lớp 8 lớp 9 ở quê, tôi đã được biết đến tên thầy Hoàng Tụy và thầy Lê Hải Châu qua các sách giáo khoa toán phổ thông, tên các nhà toán học Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm, Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn, Phan Đình Diệu, Hoàng Xuân Sính, Hoàng Chúng (em trai thầy Hoàng Tụy), ..., qua Báo Toán học và Tuổi trẻ. Tôi còn nhớ những cuốn sách giáo khoa phổ thông môn toán ngày ấy rất mỏng, rất cơ bản, súc tích và chắt lọc, nhưng vẫn cung cấp cho chúng tôi đủ những kiến thức cần thiết. Vì sao không cần nhiều nhưng vẫn đủ? Vì các tác giả là những nhà toán học và sư phạm uyên thâm, là những thầy giáo đã trực tiếp dậy toán ở bậc phổ thông và đại học, đã thực sự nghiên cứu toán học và sư phạm, đã tham khảo những sách giáo khoa chuẩn mực của các nước có nền sư phạm chuẩn mực và tiên tiến trên thế giới như Nga, Pháp, ... Có thể hiểu rằng để viết sách giáo khoa chuẩn mực cần phải có những bậc thầy chuẩn mực. Chuẩn mực ở đây được hiểu theo nghĩa có sự kết hợp hài hòa giữa lý thuyết với thực hành, giữa sơ cấp với cao cấp, giữa truyền thống với hiện đại, giữa quốc gia với quốc tế. Chúng tôi rất mừng khi thấy rằng hiện nay khi đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam và các tác giả đã dày công nghiên cứu và tham khảo có chọn lọc các chương trình, sách giáo khoa phổ thông của nước ta từ trước đến nay và của các nước tiên tiến trên thế giới, theo đúng phương châm giáo dục của Đảng ta là ”cơ bản, hiện đại và Việt Nam”.
Năm 1965, thầy Hoàng Tụy đã dạy cho lớp 9 chuyên toán Ao khóa I của chúng tôi những khái niệm đầu tiên về lôgic toán, toán học hữu hạn và lý thuyết đồ thị. Mặc dù Thầy dậy cho chúng tôi không nhiều, vì với cương vị Chủ nhiệm khoa Thầy rất bận, nhưng ấn tượng về những bài giảng của Thầy trong tôi vẫn còn rất sâu đậm cho đến tận ngày nay, sau gần nửa thế kỉ. Trong phòng học sơ sài thời sơ tán, cái bảng đen rất nhỏ, nhưng vẫn đủ để cả buổi học Thầy viết trên đó mà không cần xóa bảng. Đúng là Thầy có nghệ thuật sử dụng và trình bày trên bảng một cách tối ưu! Đôi mắt sáng của Thầy luôn hướng về phía học trò khi nêu vấn đề, khi đặt câu hỏi, khi gợi ý và khi khuyến khích, động viên chúng tôi. Thầy chú ý dậy học trò hiểu được xuất xứ, bản chất và các mối liên quan của vấn đề. Cách dạy của Thầy độc đáo và cuốn hút, không sa vào các công thức và kỹ thuật, để tránh cho học trò “thấy cây mà không thấy rừng”. Mỗi khi cần viết lên bảng thì Thầy lại viết rất nắn nót, cẩn thận, rõ ràng, ví dụ chữ cái c, t, …, còn có cả đuôi bên trái. Nhiều đồng nghiệp cũng nhất trí với tôi rằng GS. Hoàng Tụy là một trong những nhà toán học và nhà sư phạm xuất sắc, thể hiện qua nghiên cứu khoa học, giảng dậy, diễn thuyết, viết sách và trong các đề xuất, chủ trương cải cách và phát triển nền toán học, khoa học và giáo dục nước nhà.
Là một học sinh nhà quê mới ra tỉnh, lần đầu tiên khi được nghe những bài giảng toán của các thầy Hoàng Tụy, Phan Đức Chính, Hoàng Hữu Đường, Nguyễn Thừa Hợp, Lê Minh Khanh, Nguyễn Duy Tiến, Đặng Hữu Đạo, vừa trẻ vừa giỏi vừa tràn đầy nhiệt huyết, tôi có cảm giác như mình đang được bố mẹ cho ra phố xem “trò ảo thuật” vậy. Đã thế trong môi trường mới của Lớp chuyên Toán đầu tiên có nhiều bạn giỏi cả Toán và tiếng Nga đến từ nhiều tỉnh thành trên miền Bắc, như bạn Hoàng Văn Kiếm, Đỗ Thanh Sơn, Nguyễn Đình Bạn, Nguyễn Nam Hồng, Nguyễn Lam Sơn, Nguyễn Viết Chính, Phan Trịnh Hải, Nguyễn Văn Xoa, Nguyễn Hữu Dung, Cao Công Tường, …, càng khiến tôi bị “ngợp” . Đến nay mặc dù những kiến thức cụ thể thu được từ bài giảng của các thầy có thể đã bị quên mất nhiều, nhưng ấn tượng, ký ức về trình độ, tài năng, tâm huyết và lòng yêu nghề của các bậc thầy vẫn còn đọng lại mãi trong suốt cuộc đời chúng tôi như một chất men say. Đúng như William A. Warrdđã nói:"Người thầy trung bình chỉ biết nói, người thầy giỏi biết giải thích, người thầy xuất chúng biết minh họa, người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng."
Vào một ngày cuối thu đầu đông năm 1967, khi bắt đầu vào học lớp toán năm thứ nhất của Khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, ở khu sơ tán tại tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi được đón GS. Chủ nhiệm khoa Hoàng Tụy đến thăm và nói chuyện để khai giảng khóa học. Tất cả chúng tôi đã bị cuốn hút bởi câu chuyện hấp dẫn ông kể. Có lúc ông nói vui: “Khi tôi nói tiếng Anh ở nước ngoài người ta lại khen tôi giỏi tiếng Pháp.” Ông đã cho chúng tôi biết nền toán học Nga đồ sộ sau này cũng được bắt đầu, phát triển và rẽ nhánh từ trường phái ban đầu về lý thuyết hàm biến thực của N.N. Luzin (1883-1950). Càng ngày khi ngẫm lại câu chuyện của thầy Tụy tôi càng thấy trong hơn nửa thế kỉ vừa qua, nền Toán học Xô Viết đã có ảnh hưởng to lớn, tích cực đến nền Toán học Việt Nam và hình như quá trình xây dựng, phát triển và phân nhánh của Toán học nước nhà cũng theo một lộ trình gần tương tự như ở nước Nga. Nhiều chuyên ngành toán học và các giáo sư hàng đầu cũng đã được sinh ra từ giải tích, từ việc ứng dụng trực tiếp hoặc gián tiếp giải tích, nhất là giải tích hiện đại, vào các lĩnh vực khác, như tối ưu hóa, giải tích số, toán ứng dụng, xác suất-thống kê, tôpô, lý thuyết số, mật mã, đại số trừu tượng, hóa học, sinh học, vật lý, thiên văn, …
Năm 1984, khi tôi đang học tập và nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Tổng hợp Bremen (CHLB Đức), thì GS. Hoàng Tụy được GS. D. Hinrichsen mời đến làm việc và báo cáo trong seminar về kết quả nghiên cứu bài toán tối ưu của ông. Mặc dù đã nhiều lần được nghe GS. Hoàng Tụy giảng bài hoặc báo cáo seminar, hội nghị, nhưng đó là lần đầu tiên tôi được nghe ông giảng bài ở nước ngoài. Tôi đã được chứng kiến các bạn quốc tế tham dự hôm đó rất thán phục nội dung toán học và tính sư phạm cao trong bài giảng của ông. GS. Hoàng Hữu Đường cũng đã được GS. L. Arnlod mời đến báo cáo khoa học tại Trường này về số mũ Lyapunov. Sau hai báo cáo của hai ông Hoàng, Hoàng Tụy và Hoàng Hữu Đường, các bạn Đức cho rằng các giáo sư toán học Việt Nam đều là nhà sư phạm giỏi, đều viết bảng rất đẹp! Một số giáo sư khác như Nguyễn Thế Hoàn, Vũ Quốc Phóng, Nguyễn Hữu Việt Hưng, Nguyễn Khoa Sơn (AvH), Nguyễn Đình Công (AvH), Hồ Sĩ Đàm, …, cũng đã từng đến làm việc và báo cáo khoa học tại đây.
Nhà khoa học có tư duy chiến lược và hệ thống
Về lịch sử hình thành của Khối chuyên Toán Ao, sau này tôi được nghe một số thầy, trong đó có GS. Nguyễn Duy Tiến, kể lại rằng: Ý tưởng đầu tiên về việc mở Lớp chuyên toán Ao ở Việt Nam thuộc về GS. Hoàng Tụy, nguyên là Chủ nhiệm khoa Toán, Trường ĐHTH HN, có tham khảo cách làm của các nhà toán học Xô Viết vĩ đại như A. N. Kolmogorov, P. S. Alexandrov, I. M. Gelfand, … Tôi cho rằng GS. Hoàng Tụy còn tham khảo cả kinh nghiệm của Hungary, một nước nhỏ nhưng rất mạnh về toán, khi lập ra lớp toán năng khiếu đầu tiên. Đề xuất của GS. Hoàng Tụy được sự ủng hộ mạnh mẽ của GS. Lê Văn Thiêm, Phó Hiệu trưởng, người anh cả của nền Toán học Việt Nam hiện đại; của GS. Ngụy Như Kon Tum, Hiệu trưởng; của GS. Tạ Quang Bửu, Bộ trưởng Bộ ĐH và THCN và của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người mà khi còn sống luôn luôn quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là việc đào tạo học sinh giỏi.Lúc đầu, được gọi là “Lớp Toán đặc biệt”, sau được đổi thành tên khiêm tốn hơn là “Lớp Toán dự bị” rồi “Lớp Chuyên toán”.
Tác giả Hàm Châu kể lại rằng chính GS. Hoàng Tụy cũng là một trong số những nhà toán học đầu tiên của ta đã tham khảo kinh nghiệm và nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, CHDC Đức và một số nước XHCN anh em, để phân tích, cân nhắc, đề xuất và cuối cùng năm 1974 Việt Nam đã cử đoàn gồm 5 học sinh giỏi đầu tiên đi dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO 1974) tại CHDC Đức và ngay lần đầu tiên đó Hoàng Lê Minh đã giành Huy chương vàng, Vũ Đình Hòa Huy chương bạc, Đặng Hoàng Trung và Tạ Hồng Quảng Huy chương đồng và Nguyễn Quốc Thắng thiếu 1 điểm thì được Huy chương đồng. Lê Tuấn Hoa, năm đó cũng đã được vào “short list” của đội tuyển để luyện thi, chuẩn bị, nhưng cuối cùng chưa được đi dự thi, vì năm đầu tiên cả đoàn chỉ có 5 học sinh, chứ không phải 8 như sau này, mà anh Hoa đứng thứ 6. Nay GS. TSKH. Lê Tuấn Hoa đã trở thành Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Giám đốc Điều hành Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán. Anh kể lại rằng: GS. Bộ trưởng Tạ Quang Bửu cũng rất quan tâm, ủng hộ và hàng tuần ông đều đến thăm thầy và trò ở cở sở số 9 phố Hai Bà Trưng xem việc chuẩn bị đội tuyển đầu tiên ra sao.
Có lẽ GS. Hoàng Tụy và GS. Phan Đình Diệu là hai trong số các nhà toán học Việt Nam đầu tiên nhận thấy tầm quan trọng của Lý thuyết hệ thống và muốn ứng dụng lý thuyết đó vào khoa học, giáo dục, quản lý, kinh tế và nhiều lĩnh vực khác. Có phải vì thế chăng, khi nghiên cứu và bàn bạc về bất cứ lĩnh vực nào, nhất là giáo dục, GS. Hoàng Tụy cũng luôn khuyến cáo phải xem trọng tính hệ thống của nó. Bản thân lĩnh vực mà cả đời Ông quan tâm, nghiên cứu là lý thuyết tối ưu toàn cục cũng mang tính hệ thống sâu sắc. Như chúng ta đều biết, những vấn đề toàn cục và hệ thống, không chỉ trong toán học, khoa học mà trong mọi lĩnh vực như kinh tế, xã hội, …, bao giờ cũng khó khăn, phức tạp và quan trọng hơn nhiều so với những vấn đề địa phương, cục bộ. Vì thấy lý thuyết hệ thống quan trọng như vậy cho nên tôi đã cố tìm hiểu xem ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm này, lý thuyết này. Cuối cùng, theo thông tin mà tôi nhận được từ GS. Nguyễn Khoa Sơn (nguyên Phó Chủ tịch Viện KH-CN Việt Nam), GS. Phạm Kỳ Anh (nguyên Chủ nhiệm Khoa Toán-Cơ-Tin, Trường ĐHKHTN, ĐHQGHN) và qua tài liệu tham khảo, thì người đầu tiên vào năm 1961 đã đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống toán học là M. D. Mesarovic, dựa trên ý tưởng từ năm 1950 của von Bertalanffy, Norbert Wiener, John von Neumann về lý thuyết hệ thống tổng quát. R. E. Kálmán, người Mỹ gốc Hungary, trong bài báo đăng trên SIAM J. v. 1, n. 1, năm 1963, đã đưa ra các khái niệm ban đầu và nêu một số bài toán đặt nền móng cho lý thuyết hệ thống hiện đại. Ở Việt Nam, năm 1983 GS. Hoàng Tụy đã cùng GS. Nguyễn Khoa Sơn xây dựng và điều hành Trung tâm phân tích hệ thống tại Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương.
Tiếp tục tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết có lẽ nhà bác học người Scotland tên là Patrick Geddes (1854-1932) là người đầu tiên trên thế giới đã nêu ra ý tưởng về "hệ thống". Như vậy, phải mất hơn nửa thế kỉ sau đó lý thuyết hệ thống toán học và điều khiển học mới ra đời. Geddes không phải là nhà toán học mà là nhà nghiên cứu về sinh học, môi trường, quy hoạch đô thị, xã hội học, giáo dục học, ... và nổi tiếng nhất về những ý tưởng cấp tiến trong quy hoạch đô thị và giáo dục. Ngay từ đầu thế kỉ trước, Geddes đã khuyến cáo loài người khi công nghiệp hóa, khi đô thị hóa, phải luôn chú ý giữ gìn môi sinh, môi trường, phải luôn có cái nhìn hệ thống để quy hoạch tổng thể. Lời khuyến cáo đơn giản nhất, ngắn gọn nhất, nhưng cũng tổng hợp nhất của Ông là: “Suy nghĩ phải toàn diện, hành động phải cụ thể” (“Think globally, act locally.”) Gần đây, Liên hiệp quốc cũng đã dùng câu này làm khẩu hiệu hành động cho cả loài người khi bước sang thế kỉ XXI, không chỉ trong việc bảo vệ môi trường, khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu, mà trong cả việc giải quyết các xung đột sắc tộc, tôn giáo, quyền lợi, chính trị, chống khủng bố, ... Tóm lại, đây không chỉ là khẩu hiệu mà còn là nguyên tắc suy nghĩ và hành động của cả loài người khi bước sang thế kỉ mới này.
Việc trăn trở để có được một chiến lược và kế hoạch phát triển Toán học Việt Nam đã được bắt đầu khá sớm.Từ cuối những năm 60 của thế kỉ trước, GS. Hoàng Tụy đã cùng các nhà toán học tiền bối khác như GS. Tạ Quang Bửu, GS. Lê Văn Thiêm, GS. Nguyễn Cảnh Toàn, GS. Phan Đình Diệu, …, xây dựng chiến lược phát triển toán học Việt Nam cho giai đoạn 1970-1990. Nhờ đó, chỉ trong vòng 10 đến 20 năm, toán học Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể và một số lĩnh vực đã vươn lên và có uy tín cao trên thế giới. Để tiếp nối và hiện đại hóa, sau hơn hai năm chuẩn bị, gần đây Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010 đến 2020 và Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, do GS. Ngô Bảo Châu và GS. Lê Tuấn Hoa đứng đầu, đã được Chính phủ phê duyệt. Trong suốt quá trình đó, ban soạn thảo đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của GS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, GS. Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, …
Ngày hôm nay, chúng tôi đã được cùng đi với Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ, và GS. Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, đến nhà riêng để chúc mừng GS. Hoàng Tụy, nhân dịp GS được trao Giải thưởng cao quý Constantin Caratheodory. Chúng tôi kính chúc Thầy khỏe mạnh, tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho toán học, khoa học, giáo dục và phát triển đất nước.

Nguồn từ web của Đại học Quốc gia Hà Nội






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh