Đến nội dung

Hình ảnh

Nâng cao chât lượng giảng dạy môn Toán PT

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
lequangdung

lequangdung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Về việc nâng cao chất lượng dạy môn toán trong nhà trường THPT .
Đây là vấn đề khá phức tạp, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố : "Dạy cái gì ? Dạy cho ai ? và dạy như thế nào ? "
Điều quan trọng là "dạy cho ai? " , Đối tượng học là Giỏi , khá , trung bình hay yếu , kém ? Theo tôi hãy dạy cho đối tượng học nói chung : cái dễ nhất , đơn giản nhất , Điều này là dễ hay khó ? Trong thực tế dạy học dạy cái gì ,để đảm bảo nội dung mà chương trình quy định , đồng thời đáp ứng với nhu cầu sử dụng toán của người học . Có rất nhiều thực nghiệm cho thấy rằng số học sinh học toán, đam mê toán chỉ có 1% , 30% chỉ cần biết sử dụng toán cho công việc tương lai , số còn lại đôi khi họ chỉ dùng toán ở mức tối thiểu , cọng trừ nhân chia , hơn nữa hiện nay lại có máy tính cầm tay có chức năng rất mạnh . Từ thực tế , ta phải sử dụng " dạy cái gì ?" cho phù hợp với từng đối tượng học sinh . Định lý này chứng minh cho đối tượng nào , công nhận cho đối tượng nào ? nhấn mạnh cái gì , lướt qua điều gì ? Nói thì dễ nhưng vận dụng thì phải đòi hỏi bạn phải am tường nhiều mặt , tâm lý sư pham , phương pháp dạy học "Linh động" , kiến thức "năng động " . . ...
hãy cùng trao đổi vấn đề này !

#2
NangLuong

NangLuong

    Thành viên Diễn đàn Toán.

  • Hiệp sỹ
  • 2488 Bài viết
Theo ý anh như thế thì mình sẽ tách thành chủ đề "Về vấn đề nâng cao chất lượng giảng dạy toán trong trường phổ thông" nhé, chủ đề này là lời mở đầu thôi mà.

---------------

Theo ý kiến riêng của mình,

Có nhiều thực nghiệm cho thấy rằng số học sinh học toán, đam mê toán chỉ có 1% , 30% chỉ cần biết sử dụng toán cho công việc tương lai , số còn lại đôi khi họ chỉ dùng toán ở mức tối thiểu , cộng trừ nhân chia

Không biết thực nghiệm nào chứng tỏ điều này nhưng mình thì không tin lắm, vì khi còn học ở trường phổ thông làm sao các em có đủ hiểu biết để tự xác định rằng "mình sẽ chỉ dùng toán cho công việc tương lai", con số 1% học sinh yêu thích Toán học cũng không đáng tin cậy lắm, nếu chỉ có thể người VN không thể được tiếng là "hiếu học", ngoài ra bạn cũng có thể thấy tờ báo "Toán học và tuổi trẻ" ở VN được phổ biến rộng rãi nhất trong học sinh, hơn hẳn các tạp chí khoa học khác phục vụ cho học sinh (trong lĩnh vực Vật Lý, Tin học..)

Từ thực tế , ta phải sử dụng " dạy cái gì ?" cho phù hợp với từng đối tượng học sinh . Định lý này chứng minh cho đối tượng nào , công nhận cho đối tượng nào ? nhấn mạnh cái gì , lướt qua điều gì ?


Điều này thì mình đồng ý là rất khó cho người giáo viên. Khung chương trình do Bộ quyết định, phân lớp do hiệu trưởng (hoặc ít nhất là ban giám hiệu) quyết định. Rõ ràng bản thân người giáo viên không thể tham gia vào những khâu này, họ chỉ biết rằng nhiệm vụ của mình là phải làm sao là phải "dạy tốt" những học sinh được phân cho mình, theo khung chương trình đã được định sẵn. Từ đó mới nảy ra nhiều bất đồng ý kiến giữa những người hoạch định chương trình và những người thực hiện chương trình đó.

#3
dmthanh

dmthanh

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Mình đồng ý với ý kiến là chỉ có một số it học sinh đam mê thực sự về toán và các môn khoa hoc tự nhiên. Ở nước ta thì không có sự thống kê đầy đủ, còn về truyền thống học thì có lẻ nước nào cũng có truyền thống nhưng không chỉ dành cho môn toán không thôi. Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Thụy Điển chẳng hạn, số học sinh được đào tạo về Khoa hoc tự nhiên (như theo ta hiểu nôm na la Ban A) chi chiếm chưa tới 20%. Con số này dựa trên mức độ hứng thú và khả năng của trẻ (trẻ có tư duy phù hợp với tư duy logic của KHTN hay không). Đối với những đối tượng này thì học sinh vẫn học KHTN (trong đó có toán) như các học sinh ở nước ta, thậm chí rất nặng. Người ta sẽ dạy toán theo những phương pháp truyền thống hàn lâm, cũng dạy nhiều công thức, rồi chứng minh định lý,... Số học sinh này sau này sẽ tiếp tục đi vào các lĩnh vực liên quan đến khoa học cơ bản và nghiên cứu. (chiếm tỉ lệ nhỏ các ngành trong xã hội). Phần đông học sinh còn lại (hơn 80%) sẽ học các môn khoa học tự nhiên dừng lại ở mức độ thấp hơn mà chú trọng vào các môn xã hội và chúng sẽ đi theo hầu hết các lĩnh vực trong xã hội (kinh tế, luật, ...), do đó người ta rất coi trọng những môn xã hội. quan điểm về môn xã hội cũng khác nước ta. Hầu hết cái gọi là đổi mới phương pháp hay cải cách là nhằm vào đối tượng này. Vì đây là đói tượng chiếm phần đông và rất khó dạy. Những đứa mà có tư duy logic và ham thích về KHTN thì bản thân logic của vấn đề đã kích thích chúng nó học rồi. Nhưng còn những học sinh và có thiên hướng xã hội thì rất là khó. Nhưng nếu nhìn lại nước ta thì sao, trái ngược hoàn toàn. Chúng ta dạy học sinh nhưng không biết nó có thích hay không. Mỗi đứa một tính cách, một khả năng nhưng lại chung 1 chương trình, một nội dung học,... cho dù có đổi mới phương pháp gì đi nữa thì cũng không hiệu quả bao nhiêu mà cũng có giới hạn của nó.
Do đo theo tôi, để dạy tốt môn toán nói riêng và môn KHTN nói chung thì chúng ta phải thay đổi ngay từ việc đầu tiên là nhận ra vấn đề đó để sửa chữa. Tư duy kiểu như là: ngành nào cũng cần toán, lý hóa thì không thể tiến bộ được. Ngay cả ngành kinh tế thì kiến thức xã hội là cần hơn kiến thức tự nhiên. Mà môn xã hội không phải là văn sử địa, GDCD,... Chỉ có từ bỏ lối tư duy ấy thì mới cải cách được.
Do đó chứng ta có đổi mới phương pháp trên những đối tượng không phù hợp với chương trình cũng như không? Cụ thể là chúng ta nên phân bang lại, việc này phải từ cấp II, chứ không phải ở cấp III. Ở cấp III thì phân bang mới thực sự rỏ rệt, còn cấp hai thì chưa rỏ rệt nhưng đủ cơ sở cho chính học sinh chọn cho mình phân ban phù hợp ở cấp III....
Cụ thể thì rất dài, trên diễn đàn không thể nói hết ý. Như tóm lược lại thì ta nên quan tâm đến hứng thú của học sinh, khả năng tư duy của nó, và đánh giá đúng nhu cầu của xã hội.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh