Đến nội dung

Hình ảnh

Lý thuyết về PPDH

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 9 trả lời

#1
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Mọi người thường nói: " nói thì dễ, làm thì khó", "toàn lý thuyết suông, thử xây dựng một bài học cụ thể xem sao",...Nhưng, cũng không nên xem nhẹ vai trò của lý thuyết. Có định hướng đúng, mới có thể làm tốt được. Nội dung kiến thức rất quan trọng. Nhưng cách thức tác động đến tâm lý người học như thế nào, để họ có thể tiếp thu được hết những điều người dạy muốn truyền đạt, rồi từ đó tự làm giàu kiến thức cho chính họ?
Đây là những ghi chép khi đọc sách về PPDH, có thể chưa toàn diện, hệ thống, và thật cẩu thả vì đã không chú thích lại nguồn gốc tài tiệu, một số chỗ lại là những tóm tắt ý chính, hoặc là những ý nghĩ nảy sinh trong quá trình đọc, nên mọi người thông cảm. Tôi muốn đưa ra để mọi người cùng tham khảo, bàn luận, hy vọng mỗi người sẽ rút ra được những điều có ích cho công tác giảng dạy của mình.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#2
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Đọc sách:
NHỮNG CƠ SỞ CỦA TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

V.A.CRUCHEXKI


Để tổ chức quá trình dạy học, giáo dục một cách đúng đắn và khoa học cần phải hiểu rõ các quy luật tâm lý của chính quá trình học tập, quá trình lĩnh hội kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, tư duy tích cực, độc lập và sáng tạo. Trong Tâm lý học, ai cũng biết, câu trả lời phụ thuộc vào sự diễn đạt các câu hỏi. Đặc điểm bẩm sinh là tiền đề quan trọng để phát triển tâm lý, không phải động lực
Nguyên tắc phát triển tư duy tích cực và độc lập của học sinh, nâng cao hứng thú học tập của các em:

-Tìm những khả năng kích thích hoạt động tích cực của học sinh giỏi, chú ý nhiều tới các học sinh kém.
Đến cuối thời kỳ học tập ở trường phổ thông, học sinh cần nắm được kỹ năng suy nghĩ độc lập, nắm được phương pháp và kỹ thuật hoạt động trí tuệ độc lập, tự trau dồi tri thức(phải biết tự học). Cách tổ chức học tập nhằm hình thành và phát triển kỹ năng này là phù hợp nhất với đặc điểm lứa tuổi của sự phát trinể trí tuệ của học sinh lớn.
Học sinh phải thường xuyên tự phân tích tài liệu đang học, nhờ đó tư duy của các em có tính chất tích cực, độc lập và sáng tạo hơn. Tính phê phán của tư duy cũng phát triển.
Học sinh cần phải có khả năng diễn đạt đúng đắn những ý nghĩ của mình.
Hoạt động tư duy thiếu tính độc lập là một trong những thiếu sót căn bản trong hoạt động học tâp của học sinh. Nguyên nhân: GV đặt nhiệm vụ học tập đơn giản, không đòi hỏi học sinh phải tư duy, phải suy nghĩ độc lập, phải có ý kiến riêng mà tất cả chỉ quy về việc tái hiện những tư tưởng của người khác, cách luận chứng của người khác.GV cần chú ý là, học sinh lớn có thiên hướng chú ý nhiều tới tính cơ sở, tính đúng đắn của luận điểm này hay luận điểm khác, học sinh muốn tin tưởng vào tính chân thực của những điều được học. (Trong khi dạy học toán học, nhiều giáo viên thường chỉ nêu nội dung định lý, trốn tránh chứng minh vì việc chứng minh thường mất nhiều thời gian, trong khi chỉ yêu học sinh biết áp dụng định lý giải các bài tập là được.)
-Nhiệm vụ của giáo viên là hướng dẫn tiến trình phân tích, tranh luận để học sinh tự rút ra kết luận đúng đắn. Nên khuyến khích các em đưa ra ý kiến của mình(dù đúng hay sai cũng cần tôn trọng ý kiến của các em, không nên chê, vì lần sau các em sẽ ngần ngại đưa ý kiến)

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#3
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
Bản chất của việc học tập và những quy luật của nó

Nhiệm vụ giáo dưỡng ở trường phổ thông phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được những cơ sở của các khoa học một cách tích cực, tự giác, có hệ thống. Các thành phần tâm lý của sự lĩnh hội:
1.Thái độ tích cực của học sinh đối với công việc học tập.
2.Các quá trình học sinh tìm hiểu tài liệu một cách trực tiếp và cảm tính.
3.Quá trình tư duy với tư cách là quá trình cải biến tích cực tài liêu đã thu nhận được.
4. Quá trình ghi nhớ và bảo tồn thông tin đã thu nhận được và đã được cải biến.

1/Thái độ học tập:

Thái độ tích cực đối với việc học tập là một điều kiện rất cần thiết để lĩnh hội tài liệu học tập đạt kết quả tốt. Để hình thành thái độ như vậy cần có những nhân tố sau:
-Tài liệu học tập có tính tư tưởng khoa học sâu sắc, mối quan hệ của nó với thực tiễn
-Việc trình bày tài liệu có tính chất nêu vấn đề và gợi cảm, tổ chức hoạt động nhận thức và tìm tòi cho học sinh, cho các em thể nghiệm niềm vui và những khám phá độc lập của mình, vũ trang cho học sinh cách thức học tập hợp lý.
Thái độ học tập của học sinh thể hiện ở sự chú ý, ở hứng thú đối với công việc học tập, ở sự sẵn sàng nỗ lực ý chí để khắc phục khó khăn. Sự chú ý của học sinh là điều kiện tất yếu để việc học tập đạt kết quả tốt. Những nguyên nhân thông thường của sự không chú ý:
-thiếu hứng thú đối với môn học.
-trình bày tài liệu khô khan và không rõ ràng
-sự mệt mỏi của học sinh
Những phương tiện chủ yếu để kích thích sự chú ý:
*Sử dụng các thủ thuật nhiều hình nhiều vẻ để vào bài mới một cách sinh động.
*Tổ chức tính tích cực của học sinh.
*Trình bày tài liệu sinh động.
*Chuyển học sinh từ dạng hoạt động này sang dạng hoạt động khác.
*Loại trừ các tác nhân gây mất chú ý. Bên cạnh đó hình thành năng lực chống lại
đấu tranh với tác động phân tán chú ý của chúng; nếu không như thế sẽ hình thành nên một sự chú ý được nuông chiều, mềm yếu, một thói quen làm việc chỉ trong điều kiện tuyệt đối thuận tiện
*Nhịp độ của hoạt động học tập có ảnh hưởng đến tính chất của chú ý: nhịp độ chậm chạp làm phân tán chú ý, hạ thấp tính tích cực hoạt động của học sinh. nhịp độ nhanh cũng không thuận lợi, đa số học sinh không theo kịp tư tưởng của giáo viên, các em bị mệt mỏi và tụt lại, sự suyyếu và sự phân tán của chú ý cũng là phản ứng đối với việc đó. GV cũng cần chú rằng có hiện tượng giả vờ chú ý. GV không chỉ dựa vào biểu hiện bề ngoài của chú ý mà phải đạt được sự chú ý chân chính, gắn liền với sự tri giác tích cực trong quá trình hoạt động.
*Hứng thú học tập:Hứng thú thường mang màu sắc xúc cảm, gắn liền với sự thể nghiệm của những tình cảm sâu sắc và tích cực.Hứng thú học tập phụ thuộc vào ý nghĩa của tài liệu học mà học sinh nhgiên cứu rõ ràng đến mức độ nào đối với các em;tài liệu đó có liên quan với những hứng thú bên ngoài phạm vi học tập của học sinh đến mức độ nào, giáo viên trình bày tài liệu rõ ràng, dễ hiểu đến mức độ nào và các phương pháp dạy học có tính chất đa dạng đến mức độ nào.Trong khi giảng dạy, không nên cho học sinh chỉ quen làm những gì các em trực tiếp hứng thú. Cần giáo dục cho các em những hứng thú gián tiếp, những hứng thú này không chỉ do tính lý thú quyết định mà còn do sự nhận thức sâu sắc được ý nghĩa của môn học.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#4
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
2/Vai trò của tài liệu trực quan cảm tính, trực quan sinh động.
Không thể phủ nhận ý nghĩa của tri giác, sự quan sát tích cực, có tổ chức, có kế hoạch trong quá trình dạy học.Trong khi nắm vững các tri thức, học sinh quan sát sự vật và hiện tượng cụ thể, những hình ảnh của chúng, thu nhận những biểu tượng cụ thể. Tâm lý học phân biệt: trực quan đồ vật; trực quan tạo hình, trực quan từ ngữ.Tuy nhiên nếu dừng lại quá lâu ở giai đoạn tri giác cảm tính, không những không có lợi mà còn có hại nữa, vì nó kìm hãm sự phát triển của tư duy trừu tượng.
Cần giáo dục óc quan sát-như là một kỹ xảo quan sát tích cực, có tổ chức, có mục đích, có hệ thống. trong khi tổ chức quan sát, GV đặt ra trước cho học sinh một mục đích rõ ràng và xác định, hướng dẫn các em, yêu cầu các em tách ra những chi tiết, so sánh đối tượng này với đối tượng khác; tách ra những dấu hiệu bản chất và không bản chất. Điều quan trọng là dạy học sinh ghi những kết quả quan sát dưới hình thức từ ngữ hay trực quan(các phác họa, sơ đồ...)


3/Sự thấu hiểu, thông hiểu tài liệu học tập
Sự thấu hiểu, thông hiểu tài liệu học tập, việc đưa nó vào một hệ thống nhất định, sự thiết lập các mối quan hệ cục bộ bên trong bộ môn và giữa các bộ môn là một thành phần quan trọng nhất tiếp theo của sự lĩnh hội.
Hiểu luốn có nghĩa là đưa tài liệu mới vào hệ thống những liên tưởng đã được hình thành, là gắn liền tài liệu chưa biết với cái đã biết.Việc xác định những mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc vào nhân quả là tương đối khó đối với học sinh. Nguyên nhân là do, ngay cả những mối quan hệ phụ thuộc đơn giản thuộc loại này cũng không phải là những quan hệ phụ thuộc một chiều mà là những quan hệ phụ thuộc nhiều mặt. Mặt khác,những khó khăn này còn do những mối liên hệ nhân quả thường không được tiếp thu bằng con đường quan sát đơn giản mà lại được vạch ra nhờ tư duy.
Trình độ phát triển cao của tư duy trong lứa tuổi học sinh là tư duy lý luận: hình thức tư duy biện chứng, khái quát,hướng vào việc giải quyết các hiện tượng, nhận thức các quy luật chung nhất, tạo khả năng tiên đoán.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#5
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
4/Lưu giữ thông tin

Thông tin được thu vào và cải biến từ tư duy của học sinh phải được giữ gìn trong trí nhớ để lúc nào cũng có thể rút ra và sử dụng. Sự ghi nhớ phụ thuộc trực tiếp vào tính chất hoạt động của học sinh. Sự ghi nhớ sẽ có hiệu quả lớn nhất khi nó diễn ra trong một hoạt động tích cực nào đó. Hiệu quả ghi nhớ còn phụ thuộc vào tâm thế. Có thể có những tâm thế ghi nhớ nói chung và những tâm thế có tính chất riêng phần: giữ gìn lâu dài hay ngắn hạn trong trí nhớ, tái hiện chính xác hay tái hiện bằng lời của mình.v.v...
* Vai trò của người giáo viên là tạo ra được một tâm thế thích hợp ở học sinh, bằng cách chỉ ra cho các em thấy cái gì cần phải ghi nhớ trong một thời gian nào đấy, cái gì cần phải ghi nhớ mãi mãi và cái gì hoàn toàn không phải ghi nhớ mà chỉ cần hiểu, cái gì phải ghi nhớ từng câu từng chữ và cái gì ghi nhớ để truyền đạt ý nghĩa bằng lời của mình. Những quan sát chỉ ra rằng, khi không có sự chỉ dẫn như vậy thì ở học sinh hình thành những tâm thế không đúng, đôi khi còn đối lập trực diện với những tâm thế cần thiết.
*Sự thuộc lòng với tư cách là một hoạt động được tổ chức một cách đặc biệt để ghi nhớ, trong đó sử dụng những thủ thuật đặc biệt(chia nhóm tài liệu theo ý nghĩa, xác định điểm tựa có ý nghĩa,nhắc lại hợp lý luân phiên với sự tái hiện,...) có ý nghĩa to lớn.Thường học sinh không khám phá ra những thủ thuật trên; GV cần có những chỉ dẫn, không nên để học sinh dừng lại quá lâu ở giai đoạn ghi nhớ trực tiếp tài liệu. Ghi nhớ có ý nghĩa tài liệu không những là cần thiết mà có ý nghĩa hơn nhiều so với ghi nhớ máy móc. HS càng lớn thì ghi nhớ có ý nghĩa càng giữ vai trò lớn trong hoạt động trí tuệ của các em. GV cố gắng làm sao cho ghi nhớ có ý nghĩa và tái hiện trở thành một đặc điểm chủ yếu của hoạt động ký ức của học sinh. Cần cho học sinh thấy rõ, ghi nhớ máy móc không phải bao giờ cũng là học thuộc lòng một các vô nghĩa những gì mình chưa hiểu và sự ghi nhớ này gắn liền với tâm thế về sự ghi nhớ và tái hiện chính xác từng câu từng chữ, điều này hoàn toàn cần thiết đối với những định nghĩa, công thức.



Những môn học mà học sinh lĩnh hội là hệ thống những khái niệm khoa học với tư cách là những tri thức đã được khái quát hóa về những dấu hiệu bản chất của các sự vật và hiện tượng. Sự lĩnh hội môn học cũng là sự hình thành những khái niệm tương ứng của học sinh.
*Khi giải thích các khái niệm, GV dùng lời nói để nhấn mạnh khả năng biến dạng của các dấu hiệu không bản chất, nguyên tắc và phương hướng của những biến dạng đó, đồng thời cần phải đòi hỏi học sinh không những chỉ vạch ra những dấu hiệu bản chất, mà còn chỉ ra một cách đặc biệt những dấu hiệu không bản chất, những biến dạng có thể của chúng
*Trong khi học tập ở trường phổ thống, học sinh không chỉ nắm vững cơ sở của các khoa học mà còn tiếp thu cả những kỹ năng, kỹ xảo nữa:
-Kỹ năng:Sự thực hiện có kết quả một hoạt động nào đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những phương thức đúng đắn.
-Kỹ xảo:Những thủ thuật, phương thức hoạt động đã được củng cố và trở thành tự động hóa, chúng là những yếu tố tạo thành một hoạt động phức tạp, có ý thức.
+)Những kỹ năng được hình thành trong quá trình luyện tập, nhưng không phải mọi sự luyện tập được xem như là sự lặp đi lặp lại hành động cùng một kiểu đều dẫn đến sự hình thành kỹ năng. Phải biết một cách chính xác: cần phải làm cái gì, phải đạt được những kết quả gì, cần có khả năng so sánh theo từng thời kỳ những kết quả đã đạt được với mẫu, ý thức được những sai sót và sửa chữa chúng.Kỹ năng gắn liền với việc nắm vững các thủ thuật, phương thức đúng đắn để thực hiện các hành động. Kỹ năng có những mức độ khác nhau tùy theo nhiệm vụ học tập và theo lứa tuổi
+)Hành động ở giai đoạn kỹ xảo được thực hiện nhanh chóng và chính xác hơn. Sau đó cấu trúc của hành động được xây dựng lại: có sự hợp nhất các yếu tố nhỏ, hoàn chỉnh của hoạt động thành những yếu tố lớn, trọn vẹn hơn. Hành động thoát khỏi những yếu tố thừa, yếu tố phụ, hỗ trợ và trở nên tiết kiệm hơn. Cuối cùng những thành phần riêng biệt của hoạt động được tự động hóa, bắt đầu được thực hiện không cần có sự kiểm tra trực tiếp, hay có sự kiểm tra rất yếu của ý thức. Khi thoát khỏi sự kiểm tra quá trình hành động, ý thức được tập trung vào mặt phức tạp hơn và sáng tạo hơn của hoạt động.Kỹ xảo không phải là hành động hoàn toàn tự động hóa, hoàn toàn không có sự kỉểm tra của ý thức. trong lúc cần thiết, ý thức sẽ can thiệp và định hướng hành động.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#6
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
***Kỹ xảo hoạt động trí tuệ:

Hiện tượng rút gọn suy luận trong quá trình giải các bài toán.Trong quá trình tiến hành những suy luận thuộc cùng một kiểu có sự rơi rụng dần những khâu trung gian, nhờ đó toàn bộ quá trình suy luận mang tính chất rút gọn. Đồng thời, những yếu tố lập luận của sự suy luận (những luận điểmchung trả lời cho những câu hỏi: tại sao làm thế này mà không làm thế khác được) cũngbị rơi rụng, không phải vì HS không hiểu chúng đầy đủ, mà ngược lại, do học sinh hiểu rõ những phán đoán lập luận này, khi đó sự ý thức, sự diễn đạt những luận điểm bằng lời nói trở nên không cần thiết.
Những yếu tố tác nghiệp của sự suy luận trả lời câu hỏi làm gì và làm như thế nào , cần phải tiến hành những thao tác nào và theo trình tự nào vẫn được giữ lại. Điều đó có nghĩa là, do ảnh hưởng của những luyện tập cùng một kiểu, ở học sinh không nảy sinh những thắc mắc tại sao lại làm theo hướng này mà chỉ tập trung tìm hiểu phương thức hành động phù hợp với các đặc điểm của nhiệm vụ tư duy đó. Sau khi tri giác các điều kiện của bài toán, HS chuyển ngay tức khắc sang thực hành tựa như loại bỏ toàn bộ lập luận của suy luận
Như vậy, trong quá trình tiến hành các bài toán cùng một kiểu có hiện tượng rút ngắn các khâu suy luận, hợp nhất các thao tác riêng thành một hành động thống nhất, đó chính là quy luật hình thành kỹ xảo. Điều này cho ta những cơ sở để nói về kỹ xảo trí tuệ như là những hành động trí óc được tự động hóa.


***Điều kiện cần thiết để hình thành và củng cố kỹ xảo:
1.Biết chính xác mục đích luyện tập, bết cần phải đạt đến kết quả nào.
2.Theo dõi một cách đặc biệt tính chính xác của việc thực hiện, để không củng cố những sai sót nếu chúng xuất hiện, phải theo dõi những kết quả luyện tập bằng cách so sánh hành động của mình với mẫu, phải ý thức được những thành tích nào đã đạt được và phải tập trung chú ý vào những thiếu sót để khắc phục chúng.
3.Số lần luyện tập cần phải đủ để hình thành kỹ xảo. Nếu luyện tập không đầy đủ, kỹ xảo không được củng cố và sẽ bị phá hủy. Số lần luyện tập quá nhiều sẽ dẫn đến thái độ tiêu cực của học sinh, hạ thấp sự chú ý, do đó cũng cản trở sự hình thành kỹ xảo.
4. Những bài tập không được là một bộ hành động cùng một kiểu được lựa chọn một cách ngẫu nhiên. Cơ sở của chúng phải là 1 hệ thống xác định, 1 trình tự đúng đắn, có kế hoạch, rõ ràng và nhất là sự phức tạp hóa dần dần của chúng.
5.Các bài tập không được ngắt quãng trong một thời gian dài nào đó, nếu không kỹ xảo sẽ hình thành chậm, hoặc nếu nó không được củng cố sẽ bị suy yếu, ức chế, thậm chí bị mất đi, thể hiện qua những biểu hiện: hành động dần dần mất tự động hóa, việc thực hiện nó đòi hỏi sự chú ý căng thẳng và sự kiểm tra trực tiếp của ý thức đối với từng yếu tố, độ nhanh và độ chính xác của hành động bị mất đi.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#7
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TẠO RA HỨNG THÚ


* "Con người ta thích cái mới nhưng phải là cái mà phần nào người ta đã quen biết". Đó là điều kiện tâm lý đầu tiên để tạo ra hứng thú. Con người thường thích cái mới nào quện chặt với cái đã từng quen biết, cái mới phải dựa vào cái đã biết này.

** Điều kiện thứ hai để tạo ra hứng thú là: bất kỳ một công việc không thích thú nào cũng có thể trở thành có hứng thú nếu như chúng ta tiến hành nó để nhằm đạt được mục đích đã định. Có thể lấy ví dụ như việc đọc giờ tàu chạy chẳng hạn.

***Điều kiện thứ ba:Nếu ta gắn một điều gì đó không hứng thú với một điều ta đang thích thú, thì sau khi kết hợp chúng với nhau, điều không hứng thú ban đầu sẽ có chất lượng đối với ta, sẽ gây hứng thú cho ta. Ví dụ như,việc học ngoại ngữ là rất đáng ngán. Nhưng dịch sách toán thì khá thú vị.
:D
<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#8
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
PHÁT TRIỂN TƯ DUY TÍCH CỰC, ĐỘC LẬP CỦA HỌC SINH


Học tập càng tiến tới nguyên tắc: "Học tập đó là một hành động khám phá" thì nó càng có kết quả. Trong quá trình học tập của mình, học sinh càng mong muốn đi vào con đường mà nhà nghiên cứu đã trải qua thì kết quả đạt được càng tốt hơn.Và phương pháp đánh giá, phê phán lẫn nhau về những công việc đã thực hiện là hình thức thú vị để tổ chức rèn luyện tư duy độc lập, tích cực của học sinh.

Học sinh tiếp thu tri thức không phải dưới dạng có sẵn mà phải tự khai thác tri thức. Để phát triển tư duy tích cực, độc lập của học sinh thì điều quan trọng là phải biến dạng nhiều lần các điều kiện của bài toán:

1. Những bài toán không diễn đạt câu hỏi: Trong những bài toán này, người ta cố ý không nêu ra câu hỏi, nhưng nó được suy ra một cách logic từ những quan hệ toán học đã cho.Học sinh luyện tập, hiểu logic của những mối quan hệ phụ thuộc đó. Bài toán sẽ được giải sau khi học sinh phát biểu được câu hỏi(đôi khi có thể đặt ra một số câu hỏi).

2. Những bài toán thiếu dữ kiện: trong những bài toán này thiếu một số dữ kiện, vì thế không trả lời chính xác được câu hỏi đặt ra. Học sinh phải phân tích bài toán và chứng minh tại sao không thể trả lời chính xác câu hỏi của bài toán được, cần phải thêm những gì vào các điều kiện của bài toán để giải được nó.

3. Những bài toán thừa dữ kiện: Trong những bài toán này, người ta cố ý đưa vào những điều kiện bổ sung, không cần thiết để che lấp những chỉ số cần thiết để giải bài toán. Học sinh phải tách ra được cái cần thiết và chỉ ra cái thừa.

4. Những bài toán có nhiều cách giải: Để rèn cho học sinh tính mềm dẻo của tư duy thì điều quan trọng là phải kích thích học sinh tìm nhiều cách giải cho cùng một bài toán và đánh giá từng cách giải một trên quan điểm tiết kiệm và hợp lý. Cần phải kích thích học sinh tìm cách giải rõ ràng nhất, đơn giản nhất.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#9
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết
MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA JEAN PIAGET VỀ GIÁO DỤC HỌC


Phương châm : Thà ít mà chắc hơn nhiều mà không nắm chắc.
* Nên vận dụng kiến thức để giáo dục những vấn đề thực tế của cuộc sống để học sinh có một trí tuệ với những cơ chế và cơ cấu sắc bén.
Theo Jean Piaget, trí tuệ con người hình thành trong một quá trình lâu dài thông qua những hoạt động của giác quan và vận động, kết hợp với những hoạt động của tư duy...Trí óc con người không phải là cái tủ nhiều ngăn, cứ nhét vào nhiều đồ vật chừng nào hay chừng ấy.

Không thể hoàn toàn cách dạy và học truyền thống nhưng cũng không thể để cách thức giáo dục ấy chiếm toàn bộ hoạt động của nhà trường.
Nhất thiết phải giành thời gian tạo điều kiện cho mỗi học sinh, hoặc từng nhóm, hoặc cả lớp có dịp suy nghĩ trước một vấn đề cụ thể để tìm cách đặt vấn đề, quan sát, tra cứu, đặt giả thiết, tìm cách xác minh giả thiết ấy, trao đổi, tranh luận với nhau để cuối cùng tự mình tìm ra một chân lý, tứ là phần nào đi lại con đường của những bậc tiền bối đã phát minh ra các chân lý ấy. Nếu trong nhiều năm học tập được một vài lần làm như vậy thì có khả năng cấu tạo nên những phương pháp tư duy sắc bén.Và cái còn lại chủ yếu sau nhiều năm học tập chính là được trang bị những phương pháp tư duy ấy để lúc ra đời có khả năng giải quyết được nhiều vấn đề của cuộc sống.

Nhà truờng cần vun đắp cho học sinh tính năng động, chủ động. Có được chủ động mới tập trung được tay làm, trí nghĩ,mới có sáng kiến, mới có tự giác . Chủ động bao giờ cũng xuất phát từ nhu cầu hứng thú của bản thân; nếu việc làm do người khác áp đặt thì chỉ thực hiện được với những động cơ không lành mạnh, đặc biệt với thưởng, phạt và dễ tạo ra những cong người thụ động, tệ hơn nữa, giả dối và cơ hội.

Điều chủ yếu mà giáo viên cần truyền đạt cho học sinh chính là lòng say mê và phương pháp đi sâu vào các đề tài. Trong chương trình, cần phân biệt những điểm cơ bản nhất, mọi học sinh nhất thiết phải biết với những điểm phụ. Không nhất thiết buộc giáo viên phải lên lớp tất cả những bài được ghi trong SGK. Có những điểm cơ bản hay khó hiểu, GV có thể tập trung đi sâu, nhắc đi nhắc lại, dùng tài liệu tham khảo mở rộng ra, giảng dạy trong một số tiết nhiều hơn số tiết được quy định chính thức và bỏ không lên lớp một số bài giao cho học sinh về nhà tự học
Và GV trung học phải có khả năng phát hiện trong học sinh của họ những nhà nghiên cứu tương lai và chuẩn bị cho chúng bước vào công việc đó ngang với việc giúp chúng đồng hóa kiến thức đã thu lượm được.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#10
marguerite

marguerite

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Dạy học là một nghệ thuật hay một khoa học? Ngày nay xem ra nó thiên về ý 2 hơn (công nghệ dạy học). Những lý thuyết ở trên mới chỉ thể hiện mối quan hệ giữa thầy và trò. Dạy học hiện đại còn chú trọng sự tương tác giữa các học viên: dạy theo nhóm, theo dự án,.... Hơn nữa, khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, cũng cần tính đến phản ứng của người học với các phương tiện này...
Vấn đề này Marg chưa tìm hiểu kỹ lắm, chỉ phát biểu được vậy thôi, sẽ phát biểu tiếp ạ! :Leftrightarrow
Khi em sống ngang tàng, cao thượng,
Em thấy mình như trời cao,
Cánh chim anh không bao giờ bay hết.
Nhưng nếu em sống yếu mềm, hèn nhát,
Em chỉ là ngọn cỏ dưới chân anh...




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh