Đến nội dung

Hình ảnh

“Nền Toán học Việt Nam có nguy cơ tiêu vong”

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 44 trả lời

#1
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Toán học của nước ta hiện bị tụt hậu khá xa so với một số nước trong khu vực vốn kém hoặc không hơn ta như Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và đang đứng trước nguy cơ bị tiêu vong.
Đó là ý kiến của GS Lê Tuấn Hoa, Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam phát biểu tại Hội thảo ìChương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học đến năm 2020” (tổ chức ngày 16/5, tại Hà Nội).
Hình đã gửi
Được xây dựng cơ bản từ năm 1954, đi lên từ con số 0, đến nay, Toán học nước ta đã được xếp vào loại khá trong các nước đang phát triển, có thể xếp vào hàng thứ 50-60 trên thế giới. Tuy nhiên, theo GS Tuấn Hoa, cách đây 10 năm, khi xác định các hướng khoa học công nghệ trọng điểm, Toán học không còn được đánh giá đúng mức.

Thêm vào đó, dưới tác động của kinh tế thị trường, số học sinh, sinh viên giỏi theo ngành Toán học đã giảm sút nghiêm trọng. Hậu quả là Toán học nước ta vừa ít về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Vì thế một số nhân tố gây dựng được của nền Toán học còn rất non trẻ của nước ta bị ìbiến đi”.

Khó tuyển nghiên cứu sinh để gửi đi nước ngoài đào tạo

GS Lê Tuấn Hoa cho biết, nếu so với đồng nghiệp ở nước ngoài thì toàn bộ số giảng viên Toán đồng thời là những người có công trình công bố quốc tế về Toán học của nước ta không bằng một trường đại học lớn ở nước ngoài.

Trong khi đó, đầu vào của sinh viên sư phạm và cử nhân Toán có chênh lệch rất lớn. Sinh viên sư phạm Toán có điểm đầu vào cao, ngược lại cử nhân Toán có đầu vào rất thấp, chỉ bằng điểm sàn của Bộ. Do vậy, chất lượng cử nhân Toán học khi ra trường cũng rất yếu.

Chất lượng sinh viên yếu dẫn đến hàng năm không có đủ người để đào tạo tiến sĩ về Toán.

Cả nước hiện chỉ có 10 cơ sở đào tạo tiến sĩ về Toán là ĐH KHTN - ĐHQGHN, ĐHSP Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐHQG TPHCM, ĐH Sư phạm TPHCM, Viện Công nghệ Thông tin - Viện KH&CN Việt Nam, ĐH Huế, ĐH Vinh, ĐH Đà Lạt và ĐH Thái Nguyên. Trong đó, Viện Toán học là cơ sở đào tạo lâu đời nhất nhưng trong suốt 10 năm qua chỉ tuyển được tối đa 5 nghiên cứu sinh, trong khi đó chỉ tiêu mỗi năm của Viện là 10. Các cơ sở còn lại hàng năm cũng chỉ tuyển được 15 nghiên cứu sinh để bảo vệ luận án tiến sĩ về Toán.

Đáng buồn hơn là vừa qua Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF) của Mỹ cũng rất khó khăn mới tuyển được nghiên cứu sinh về Toán để đi đào tạo.

Theo số liệu thống kê của Viện Toán học Việt Nam, hiện cả nước chỉ có 30/322 trường ĐH trong cả nước đào tạo cử nhân hoặc sư phạm Toán. Tuy nhiên, trong đó chỉ có 15 trường ĐH là có khoa Toán riêng. Số tiến sĩ ở 15 trường này chiếm gần 50% giảng viên. Còn lại giảng viên có học vị tiến sĩ chiếm tỷ lệ thấp. Số giảng viên có học hàm GS, PGS lại thấp hơn nhiều…

Sẽ bị tiêu vong, nếu…
Nhiều giáo sư tại hội thảo cũng bày tỏ những quan ngại của mình về tình trạng ìthụt lùi” của nền Toán học trong nước.

GS Hoàng Xuân Sính than rằng: ìBây giờ giới trẻ không thích học Toán, ngay cả sinh viên đoạt giải quốc tế về Toán khi đi du học nước ngoài toàn chọn ngành kinh tế. Khi tôi hỏi những sinh viên đó thì trả lời rằng chả tội gì đi làm Toán vì Toán ìnghèo”.

GS Nguyễn Đình Trí thì lo ìđến lúc nào đó không còn giảng viên dạy Toán”.

Muốn phát triển Toán học không có cách nào khác là phải đẩy mạnh nghiên cứu Toán học. Các trường ĐH nên gắn khoa Toán với Viện nghiên cứu để giảng viên nhận được đề tài nghiên cứu. Mặt khác, cần bố trí giảm thời lượng giảng dạy trên lớp để giảng viên có thời gian nghiên cứu về Toán. Có như vậy, thì mới có ìnguồn” Toán học sau này - GS Trí đề nghị.

Còn GS Hoàng Tuỵ tiếc rẻ cho biết: ìChúng ta đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội để phát triển Toán học, do đó bị tụt hậu so với Singapore, Hàn Quốc hiện nay. Việc mình đứng thứ bao nhiêu trên thế giới không phản ánh được điều gì. Chúng ta chỉ hơn các nước là có một số nhà Toán học có trình độ cao nhưng lại thua các nước về trình độ trung bình”.

Theo GS Tụy, giáo dục Việt Nam muốn hội nhập quốc tế mà cứ giữ khư khư tiêu chí như hiện nay thì không ìngoi” lên được. Các nước phát triển thành công là nhờ thu hút được nhân tài trên khắp thế giới. Ông đề nghị, mục tiêu quan trọng nhất của nền Toán học Việt Nam trong thời gian tới là phải giữ vững đội ngũ nhà Toán học có trình độ cao như hiện nay. Đặc biệt, cần có chế độ, chính sách đối với sinh viên theo ngành Toán học để họ kế thừa và phát triển được thành quả nghiên cứu trước đó. Nếu không, thời gian tới, Việt Nam không có nhà Toán học nào có tầm.

Viện Toán học đã đưa ra giải pháp để giải quyết tình trạng trên là cử giảng viên đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài, giảm giờ dạy đối với giảng viên để tập trung vào nghiên cứu… xây dựng lộ trình đào tạo năng khiếu đặc biệt, xuyên suốt từ bậc THPT đến bậc tiến sĩ.

Theo đó, hoàn thiện hệ thống các lớp chuyên Toán, khôi phục lại hệ thống thi học sinh giỏi Toán toàn quốc ở các lớp cuối cấp. Cho phép những học sinh xuất sắc được đặc cách học vượt lớp, vào thẳng đại học để học Toán. Đối với bậc ĐH, tạo những học bổng hấp dẫn cho sinh viên, nghiên cứu sinh và cử đi đào tạo ở các trung tâm toán học lớn trên thế giới…

Đặc biệt, trong khi chưa có trường ĐH nghiên cứu về Toán học thì biện pháp thích hợp và chủ yếu chính là lập Viện nghiên cứu và đào tạo cấp cao về Toán học.

GS Lê Tuấn Hoa cho biết, đây là cách làm có tính khả thi cao, tiết kiệm, hiệu quả nhất. Vì chúng ta tập trung được lực lượng đầu vào vốn ít ỏi, để từ đó tạo nên một ìquả đấm” mạnh, có sức giải quyết được một số vấn đề lớn.

Bảng vàng thành tích thi Toán quốc tế của Việt Nam từ năm 2002-2008:

Hình đã gửi


(nguồn: dantri.com.vn)


Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 18-05-2009 - 19:02


#2
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết
Mình không đồng ý với bất cứ ai có ý kiến là nền toán học VN đang đứng trước nguy cơ tiêu vong. Nói chúng ta có nền toán học lạc hậu là hoàn toàn sai lầm và không hiểu bản chất của từ "tiêu vong". Thực tế nên GD VN hơi thiên về lí thuyết nhưng không có nghĩa là nó lạc hậu. Hàng ngàn nhà khoa học nói chung và các nhà toán học nói riêng đang tìm mọi cách để đưa nền toán học VN sánh với bạn bè thế giới và cụ thể là thành tích của VN qua cuộc thi của thế giới
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#3
hungbk

hungbk

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
minh nghĩ rằng thành tích thi thế giới chưa thể khẳng định rằng nền toán học của nước đó là mạnh.
Việc một nền toán học có mạnh hay không còn phụ thuộc rất lớn vào số công trình nước đó công bố và giá trị của các công trình đó.
Mình may mắn được học cùng các bạn thi quốc tế và thấy rằng không phải ai cũng còn duy trì được niềm đam mê với toán học khi họ bước lên bậc học cao hơn. Hầu hêt mọi người theo học các ngày có tính thực dụng cho tương lai mai sau.

#4
thang ngo

thang ngo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết
viện toán học "..xây dựng lộ trình đào tạo năng khiếu đặc biệt, xuyên suốt từ bậc THPT đến bậc tiến sĩ. "
tôi nghĩ không nên có một lộ trình theo kiểu như thế. Lý do:
1. Có sự khác biệt rất lớn giữa toán học phổ thông và toán học học ở đại học sau này
2. Một học sinh giỏi toán ở phổ thông không có nghĩa là họ muốn gắn bó với toán sau này, việc đưa họ vào một lộ trình gò ép như vậy sẽ ảnh hưởng đến tương lai của những học sinh đó.
Tôi cho rằng vê trước măt cũng như lâu dài cần phải cải thiện ngay chất lượng giảng dạy ở các khoa toán của các trường đại học.
Vấn đề đầu tiên là thiếu nhân lực, để giải quyết vấn đề này: trước mắt chỉ tập trung cho các lớp chất lượng cao, đào tạo cao học, giữa các khoa toán và viện toán nên có sự hợp tác trong giảng dạy cả trong đại học lẫn cao học, mõi nơi có ngành mạnh riêng, qua đó bổ sung cho nhau, lúc đó các sinh viên sẽ được thụ hưởng những giờ giảng chất lượng đồng đều ở các môn học. Có những sinh viên tốt nghiệp có trình độ sẽ tốt cho đào tạo sau này.
Một ví dụ tốt là lớp cao học quốc tế ở trường DHSP và viện toán, sinh viên sẽ được học đại số do viện toán dạy, hhvp và giải tích hàm do khoa toan DHSP dạy, các môn khác sv được các giáo sư nước ngoài trực tiếp dạy. Nếu các lớp CLC được đào tạo theo kiểu như thế này có tốn tiền cũng xứng đáng. Để tránh sự dờm rà trong quản lí nên đặt các lớp CLC dưới chế độ quản lí riêng, chứ không như là một thành phần chịu sự quản lí của khoa toán. tiện thẻ tôi hỏi luôn lớp cử nhân tài năng toán ở bên DH KHTN bị dẹp rồi ah?

Vấn đề thứ hai là chuyện muôn thủa: những NCS được đưa ra nước ngoài rồi nhiều người sẽ không trở về nước, vấn đề này không phải chỉ của riêng toán học việt nam mà của tất cả các ngành khác, câu trở lời tại sao lại như thế đã qua rõ ràng, chỉ có giải quyết làm sao thôi, tôi sẽ không bàn đến vấn đề này ở đây.

#5
thang ngo

thang ngo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết
tiện thể nói thêm, mấy cái giải toán quốc tế chỉ có cho vui vậy thôi. đừng đem nó ra như là một tiêu chí để đánh giá.

#6
vuvantu

vuvantu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 8 Bài viết
tôi đọc cái thống báo của AMS năm 97 thì trong sốc các mathians được nêu có ít người IMO lắm , mà toàn đấy toàn là trâu thôi :D ta tự hiểu ý nghĩa ở đây về IMO rồi chứ
Tôi thấy ai học được thì cứ cho vượt lớp đi như bên Mỹ 14 đã học Prin. ầm ầm rồi , mọi ngành đều như thế không cứ là toán
I am not merely mèo con but also a student

#7
math_galois

math_galois

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 313 Bài viết
hiện nay tớ đang du học. Trong giờ kiểm tra toán, có 1 điều đáng buồn là các học sinh VN làm toán chậm hơn học sinh các nước khác. Điều đó cho thấy có sự khác biệt rất lớn giữa 1 hs bình thường và 1 hs chuyên toán. Nước ta quá chăm chút vào thành tích mà quên đi tình trạng chung của học sinh với môn toán hiện nay.

#8
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

hiện nay tớ đang du học. Trong giờ kiểm tra toán, có 1 điều đáng buồn là các học sinh VN làm toán chậm hơn học sinh các nước khác.

Cái này cũng tùy thôi em, nó tùy vào học sinh, vào trường đang học và nước du học, điều này hoàn toàn bình thường. Hs VN k fải ở đâu làm cũng chậm hơn :D.

#9
kenjimeo

kenjimeo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 28 Bài viết

minh nghĩ rằng thành tích thi thế giới chưa thể khẳng định rằng nền toán học của nước đó là mạnh.
Việc một nền toán học có mạnh hay không còn phụ thuộc rất lớn vào số công trình nước đó công bố và giá trị của các công trình đó.
Mình may mắn được học cùng các bạn thi quốc tế và thấy rằng không phải ai cũng còn duy trì được niềm đam mê với toán học khi họ bước lên bậc học cao hơn. Hầu hêt mọi người theo học các ngày có tính thực dụng cho tương lai mai sau.

Pác hungbk có cùng quang điểm với tôi, theo tôi chúng ta nên phân biệt giữa người nghiên cứu toán và người giải toán. Thật ra người giải toán chỉ cần kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm, tất nhiên không phủ nhận sự sáng tạo trong quá trình giải toán của họ, tuy nhiên nó vẫn còn bị giới hạn, nó gắn chặc chúng ta với những vấn đề mang tính chất quy cũ, bài bản. Dường như khi càng gắn bó với nó ( về mặt thực dụng: ví dụ như cố gắng làm bài tập thật nhiều ) ta càng bị lệ thuộc nó. Tất nhiên vì thế mà không thể mở ra cho chúng ta những hướng mới khi gặp một vấn đề mới, và cứ thế loay hoay mãi với lý thuyết cũ trong một ngõ cụt! Và có lẽ hệ quả của nó là đã vô tình biến chúng ta thành "một cái máy giải toán" không hơn không kém! Nhưng để kích thích một nền toán học đi lên, tôi nghĩ rằng chúng ta thật sự cần những người nghiên cứu toán, những người có đam mê thật sự! Nhưng như chúng ta thấy số đó của nước ta quá ít! Có lẽ suy nghĩ thực dụng đã dẫn đến điều đó chăng?

#10
Niels Henrik Abel

Niels Henrik Abel

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 174 Bài viết

tiện thể nói thêm, mấy cái giải toán quốc tế chỉ có cho vui vậy thôi. đừng đem nó ra như là một tiêu chí để đánh giá.


Theo em nghĩ thì câu này... chuẩn !
Có lẽ cần 1 bài khảo sát theo kiểu xã hội học và tâm lý học ở đây , ai giỏi về ngành này thì cho ý kiến nhe :D
Vấn đề thi hs giỏi tràn lan hiện nay có lẽ thuộc về 2 khía cạnh
_ Quan niệm cố hữu
_ Thị dục huyền ngã

Vấn đề chọn ngành ít người dám chọn toán học để theo em nghĩ có 3 vấn đề :
_ Sự bất cập trong thông tin về toán học ( Theo toán học sẽ vất vả nhưng ko nhàm chán và lệ thưộc như toán cấp 3 )
_ Ý thức hệ tư tưởng xã hội
_ Chính sách giáo dục của Bộ GD còn khá hạn chế về 1 số mặt , ko nên áp dụng mọi điều cho những thứ nhạy cảm như 1 môn khoa học về tư duy thế này


Các bác thấy có j` ko phải thì bỏ qua cho em nhé :D
ko co j` thi` cg~ chang~ co' j` !!!

#11
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
học sinh VIỆT NAM càng ngày càng ít theo ngành toán là do co ý nghĩ kinh tế(nghèo!! :Rightarrow )
và do ko thực sự đan ne chứ đã đam mê thì tiền lương ko quan trọng :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi terenceTAO: 11-03-2010 - 11:40

Stay hungry,stay foolish


#12
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
Ai bảo tiền không quan trọng. Một nhà toán học mà suốt ngày vợ con nheo nhóc, suốt ngày nghe lải nhải tiếng người đến đòi nợ thì làm sao mà tập trung để cho ra những "tác phẩm để đời" đuợc :)
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#13
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết

học sinh VIỆT NAM càng ngày càng ít theo ngành toán là do co ý nghĩ kinh tế(nghèo!! :) )
và do ko thực sự đan ne chứ đã đam mê thì tiền lương ko quan trọng a^{x}


Tiền lương rất quan trọng. Tất cả chúng ta, ai cũng phải lo cho bản thân, rồi lo cho gia đinh. Sau đó mới lo cho xã hội. Muốn người ta cống hiến cho xã hội người ta phải có cuộc sống tốt đã. Lấy ví dụ, lương Master mới ra trường, làm trợ giảng ở trường đại học của chuyentoan đang học tầm 3000 eur, sau trừ thuế còn lại tầm 1700 eur đến hơn 2000 eur (tùy theo bị áp mức thuế nào). Tiền ăn ở của một người bình thường bên này mỗi tháng hết 500 - 700 eur. Còn ở Hà Nội, tiền ăn ở một tháng hết bao nhiêu? Tiền lương của trợ giảng (tức là chưa phải người đi giạy chính thức) là bao nhiêu? Mình không so sánh giá trị tuyệt đối của đồng lương, vì như thế là không có ý nghĩa. Mình đang so sánh cái tỉ lệ giữa tiền lương với mức bình quân ăn ở. Rõ ràng lương ở nhà là chưa đủ cho ăn ở, lại còn muốn người ta đóng góp cho xã hội?
The only way to learn mathematics is to do mathematics

#14
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Tiền lương rất quan trọng. Tất cả chúng ta, ai cũng phải lo cho bản thân, rồi lo cho gia đinh. Sau đó mới lo cho xã hội. Muốn người ta cống hiến cho xã hội người ta phải có cuộc sống tốt đã. Lấy ví dụ, lương Master mới ra trường, làm trợ giảng ở trường đại học của chuyentoan đang học tầm 3000 eur, sau trừ thuế còn lại tầm 1700 eur đến hơn 2000 eur (tùy theo bị áp mức thuế nào). Tiền ăn ở của một người bình thường bên này mỗi tháng hết 500 - 700 eur. Còn ở Hà Nội, tiền ăn ở một tháng hết bao nhiêu? Tiền lương của trợ giảng (tức là chưa phải người đi giạy chính thức) là bao nhiêu? Mình không so sánh giá trị tuyệt đối của đồng lương, vì như thế là không có ý nghĩa. Mình đang so sánh cái tỉ lệ giữa tiền lương với mức bình quân ăn ở. Rõ ràng lương ở nhà là chưa đủ cho ăn ở, lại còn muốn người ta đóng góp cho xã hội?

nhưng rõ ràng là thực tế nước ta còn nghèo lắm mà!!!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi terenceTAO: 13-03-2010 - 05:10

Stay hungry,stay foolish


#15
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết

nhưng rõ ràng là thực tế nước ta còn nghèo lắm mà!!!

Vì thế nên chuyentoan mới nói là "không so sánh giá trị tuyệt đối của đồng lương".

Đúng là nước ta còn nghèo, nhưng đừng đổ lỗi cho nghèo mà "đối xử" đối với giảng viên ĐH ngang một... anh xe ôm. Theo như tính toán của tôi, tiền ăn của một công chức nói chung giữa Hà Nội vào khoảng trên dưới 2000.000Đ/ tháng (mức trung bình). Nhưng lương cho một trợ giảng chỉ như thế này thì không bao xa, chẳn còn ai dám "ở lại trường" nữa.
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#16
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Vì thế nên chuyentoan mới nói là "không so sánh giá trị tuyệt đối của đồng lương".

Đúng là nước ta còn nghèo, nhưng đừng đổ lỗi cho nghèo mà "đối xử" đối với giảng viên ĐH ngang một... anh xe ôm. Theo như tính toán của tôi, tiền ăn của một công chức nói chung giữa Hà Nội vào khoảng trên dưới 2000.000Đ/ tháng (mức trung bình). Nhưng lương cho một trợ giảng chỉ như thế này thì không bao xa, chẳn còn ai dám "ở lại trường" nữa.

vậy mà trước tới này em tương lương giảng viên cũng ko tồi!!! :leq (bụng đói thì giảng dạy với nghiên cứu gì nữa :leq :)

Stay hungry,stay foolish


#17
T*genie*

T*genie*

    Đường xa nặng bóng ngựa lười...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 1161 Bài viết

vậy mà trước tới này em tương lương giảng viên cũng ko tồi!!! <_< (bụng đói thì giảng dạy với nghiên cứu gì nữa :D :)

Vì vậy nhiều anh phải thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống (dạy luyện thi đại học là 1 ví dụ). Ở đây tớ có quen 1 anh đang làm tiến sĩ toán về hình học đại số của sư phạm Hà Nội. Hôm nọ 2 anh em uống bia cũng có nói qua qua về nghiên cứu toán ở VN, nếu dạy thêm luyện thi thì cuộc sống sẽ tương đối dư giả so với mặt bằng nước ta nhưng đứng trên phương diện đam mê toán, nghiên cứu toán thì họ cũng ... không thích lắm.

Nghiên cứu KH nước ta vẫn còn bị xem nhẹ quá, ít nhất phải có đồng lương gấp đôi, gấp rưỡi mức sống bình quân thì mới đủ nuôi sống niềm đam mê. Đời ai mà chẳng phải "cơm, áo, gạo, tiền *" ...

:leq: trích dẫn chữ kí "cơm áo, gạo, tiền, bút nghiêng sách vở" trước của anh Badman, một trong những chữ kí tớ rất ấn tượng :leq

#18
Magus

Magus

    Trung tá

  • Hiệp sỹ
  • 2781 Bài viết
nói thật những điều trên ko sai, nhưng thực tế mọi người phải xem nó là 1 bài toán thực tế và nên đóng góp cách thức để giải nó :) mình và MrMath,Linh - thánh toán, hiện cũng đang bắt tay tìm 1 giải pháp cụ thể để giải 1 phần bài toán "cơm áo gạo tiền" này. Các hướng đi đang được vạch ra và hiện theo phân tích khá khả quan. Có gì thì nhờ mọi người giúp đỡ sau :leq
<div align="center"><img src="http://img221.images...4795706ld2.jpg" border="0" class="linked-image" /><br />

<!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...0&#entry168717" target="_blank">Hướng dẫn gõ công thức toán lên diễn đàn cho người mới</a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

<br /><div align="center"><!--fonto:Verdana--><span style="font-family:Verdana"><!--/fonto--><a href="http://diendantoanho...howtopic=38505" target="_blank">Cách gõ công thức toán mới</a><br /><a href="http://diendantoanho...id=1&Itemid=18" target="_blank"><!--coloro:#008000--><span style="color:#008000"><!--/coloro--><b>Bạn có muốn gửi bài viết của mình lên trang chủ không?</b><!--colorc--></span><!--/colorc--></a><!--fontc--></span><!--/fontc--></div><br /><div align="center"><!--fonto:Courier New--><span style="font-family:Courier New"><!--/fonto--><!--sizeo:2--><span style="font-size:10pt;line-height:100%"><!--/sizeo-->em=Console.ReadLine();Console.Write("Anh yêu {0}",em);<!--sizec--></span><!--/sizec--><!--fontc--></span><!--/fontc--></div>

#19
dduclam

dduclam

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 364 Bài viết
Đây là một vấn đề lớn của cả một đất nước chứ không hề đơn giản. Mình tò mò muốn biết giải pháp mà Tiến nhắc đến?
Sống trên đời cần có một tấm lòng
để làm gì em biết không?
để gió cuốn đi...

Khi ước mơ đủ lớn, mọi thứ khác chỉ là vặt vãnh

#20
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết

Vì vậy nhiều anh phải thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống (dạy luyện thi đại học là 1 ví dụ). Ở đây tớ có quen 1 anh đang làm tiến sĩ toán về hình học đại số của sư phạm Hà Nội. Hôm nọ 2 anh em uống bia cũng có nói qua qua về nghiên cứu toán ở VN, nếu dạy thêm luyện thi thì cuộc sống sẽ tương đối dư giả so với mặt bằng nước ta nhưng đứng trên phương diện đam mê toán, nghiên cứu toán thì họ cũng ... không thích lắm.

Nghiên cứu KH nước ta vẫn còn bị xem nhẹ quá, ít nhất phải có đồng lương gấp đôi, gấp rưỡi mức sống bình quân thì mới đủ nuôi sống niềm đam mê. Đời ai mà chẳng phải "cơm, áo, gạo, tiền *" ...

:leq: trích dẫn chữ kí "cơm áo, gạo, tiền, bút nghiêng sách vở" trước của anh Badman, một trong những chữ kí tớ rất ấn tượng :)

anh nói cũng phải khi lấy vợ có con rồi phải trang trải cuộc sống ko đơn giản mà phải luôn dành thời gian cho người thân ko phải chỉ cơm, áo, gạo, tiền đâu

Stay hungry,stay foolish





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh