Đến nội dung

Hình ảnh

Phân bố tiết dạy, (Lý thuyết + Bài tập )

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 14 trả lời

#1
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Chào các bạn . Là người thày trẻ mình cũng xin nêu một phương pháp dạy học mới mà mình cũng đang áp dụng. Cụ thể là: Như chúng ta biết thông thường một bài học gồm 2 tiết (1 tiết lý thuyết, một tiết bài tập ) và thông thường ta luôn dạy hết lý thuyết xong rùi mới làm bài tập. Nhưng tôi thấy như thế không phải là cách dạy hay mà tôi dạy như sau: Ví dụ một bài bất kỳ ( giả sử gồm 6 phần nhỏ chẳng hạn )thì tôi dạy từng phần sau đó đưa ra bài tập củng cố luôn và trong tiết học đó tôi chỉ dạy một nửa lý thuyết ( 3 phần ) và chủ yếu là làm bài tập củng cố.

Rất mong các bạn cùng thảo luận cách dạy này! Cảm ơn
(manh0510, Oct 7 2004, 09:57 PM )

#2
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Cách của anh đâu có gì mới đâu nào , đấy chính là cách dạy "cuốn chiếu", Cách dạy này theo em tốt cho hoc sinh trung bình và yếu vì các bạn sẽ nắm chắc ngay phần lý thuyết và biết cách vận dụng lý thuyết vào giái các bài tập mà cần sử dụng kiến thức đó như thế nào.Đối với học sinh khá giỏi nếu người thầy không có kinh nghiệm , không biết soạn giáo án mở thì tiết học đó khó thành công do hai nguyên nhân :
i.Bị học sinh cuốn đi với những bài tập khó bài tập mở .=> cháy giáo án.
ii.Không liên kết được giữa các phần lý thuyết với nhau làm gẫy mạch tư duy của học trò .Bài học sẽ mang tính áp đặt cho hoc sinh.
(hoa_sữa, Oct 8 2004, 12:01 AM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#3
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Theo tôi thì cần biết điều chỉnh, tùy từng bài, tùy trình độ học sinh, và cần vận dụng nhiều hình thức , nhiều phương pháp dạy học khác nhau. Học sinh nhiều em học trước quên sau. Vì vậy khi dạy không nên quá chi tiết, bắt học sinh làm nhiều bài ngay từ đầu. Vì là lần đầu tiên tiếp cận với kiến thức mới, hãy cho học sinh hiểu những khía cạnh cơ bản nhất đã, vì học nhiều dễ quên nhiều. Cứ từ từ, để học sinh ngấm dần, đưa ra một vài bài tập minh họa cho lý thuyết từng phần như bạn là rất tốt, nhưng không nên quá khó vì nhiều em chưa hiểu rõ lý thuyết, ví dụ cần gần với lý thuyết để kiến thức được củng cố . Sau khi hết lý thuyết toàn bài , cần cho học sinh luyện tập một lượt nữa, vì có nhiều bài tập phải vận dụng kiến thức của toàn bài chứ không riêng phần nào, và cũng là để ôn tập và hệ thống lại toàn bộ kiến thức của cả bài. Chia ra cũng có cái tốt, nhưng nếu vụn quá sẽ dễ đẩy học sinh vào cảnh: thấy cây mà chẳng thấy rừng.
Mọi người cho ý kiến tiếp nhé!
(Sao mai, Oct 8 2004, 08:46 PM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#4
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Theo tớ nghĩ là phương pháp của manh0510 là 1 sáng tạo không nên (tự đánh mình phát). Vì ngoài những lý do mà các bạn khác đã nêu, thì phương pháp này hạn chế rất nhiều khả năng tự học của hsinh, hsinh học tốt sẽ học và làm bằng cách áp dụng như 1 cái máy, và không có time đào sâu suy nghĩ, còn hsinh kém sẽ không theo kịp. Và cả hai đối tượng đều chưa kịp ngấm kiến thức. Cách học này làm hsinh sẽ ít làm bài tập ở nhà, không những sẽ ít tư duy hơn mà còn không thể nhớ kiến thức và hiểu sâu sắc nó. Nếu bạn muốn cho hsinh áp dụng ngay những kiến thức vừa học vào giải toán thì trong sách đã có các ví dụ, hoặc tốt nhất bạn có thể đưa ra các ví dụ tương tự miễn là đưa ra được những dụng ý (mà sgk muốn đưa). Còn nếu bạn muốn thì sau tiết lí thuyết thứ nhất, bạn yêu cầu hsinh về nhà làm những bài tập (mà đã đủ kiến thức để làm) rồi trong tiết thứ 2 ktra bài cũ 15' 1,2 bài để ôn lại tiết 1. Sau đó dạy tiếp lí thuyết tiết 2.
Mình rất tránh việc dạy vừa xong đã bắt hsinh làm ngay bài tập tại lớp( trừ một số trường hợp nhưng những trường hợp đó là hỏi chung chứ không ktra cho điểm). Nếu bạn muốn hsinh suy nghĩ làm bài tập tại lớp thì nên ra bài tập làm thêm ngay trong tiết bài tập.
Mình góp ý chân thành, mong hồi đáp.
(612, Oct 11 2004, 05:04 PM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#5
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
À, còn về chuyện gợi động cơ và phân chia tiết dạy thì tớ nghĩ cái này nên để mỗi người tự sắp xếp cho mình, chúng ta chỉ nên góp ý một số ví dụ cụ thể thôi. Chứ nếu tất cả các thầy cô đều gợi động cơ như nhau, hỏi như nhau...thì chán chết
Theo tớ nghĩ, để gợi động cơ tốt, phải hiểu và đọc nhiều, dẫn để học sinh nắm được quá trình học (mình đang học cái gì, ở phần gì, vì sao phải nghiên cứu cái đó, nó làm nảy sinh ra cái gì...) hoặc kích thích dẫn đến bài mới.
Ví dụ: gợi động cơ để dẫn đến bài Hệ trục tọa độ Đê các vuông góc:

Bài trước chúng ta đã nghiên cứu về trục tọa độ, trên trục đó mỗi điểm ứng với 1 con số. (ví dụ với tọa độ -1, xác định được điểm A. Cho điểm B thì tọa độ của nó là 2, vẽ hình) Tuy nhiên, xét rộng ra trên mp, thì 1 điểm bất kì trên mp người ta không thể dùng 1 số để đại diện cho nó được. Không thể chỉ trang bị 1 trục để xác định được vị trí của 1 điểm mà người ta phải dùng 2 trục. Ở bài này, chúng ta sẽ nghiên cứu một hệ gồm hai trục tạo độ vuông góc với nhau, gọi là...(hs trả lời: Hệ trục tọa độ Đê các vuông góc) ->viết tiêu đề của bài giảng lên bảng.

Kết bài: nhận xét lại: 1 điểm ứng với tọa độ gồm 2 số (hoành độ , tung độ); ngược lại: cho 1 cặp số thì xác định được duy nhất 1 điểm có tọa đọ là cặp số đó.


Tớ nghĩ cách dẫn và kết bài như thế sẽ giúp hsinh hiểu rằng người ta thay mỗi điểm trong mp bởi 1 cặp hai số, sau này sẽ thấy được sự tương ứng giữa các đối tượng trong hình học thông thường và hình học giải tích.
Đó là cách suy nghĩ của tớ, mong mọi người góp ý......
Phùuuu, hôm ni chăm quá
(612, Oct 11 2004, 05:20 PM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#6
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Theo mình nghĩ cách dạy của bạn Manh0510 có thể áp dụng được ở nhà trường phổ thông, và nó sẽ rất tốt đối với học sinh trung bình và yếu. Còn đối với học sinh khá thì cũng chẳng sao vì mình có thể không sử dụng bài tập trong sách giáo khoa và có cả những bài hơi khó một chút cho các em suy nghĩ sau buổi học. Còn việc cháy giáo án thì không có gì quan trọng, vì thật ra các thầy cô dù đã dạy lâu năm rồi mà toàn là các giáo viên đạt viên phấn vàng thôi nhưng cũng phải xấp lại chương trình học cho học sinh sao cho phù hợp theo kinh nghiệm của họ.
Còn để có học sinh giỏi toán thật sự thì phải thành lập một đội ngũ riêng thôi và dạy cho đội ngũ này càng nhiều kiến thức mới càng tốt. Vì những kiến thức mà học sinh chưa từng biết qua thì chịu phép bó tay trong kỳ thi thôi (thầy còn không biết chứ đừng nói trò).
(Vietcantho, Oct 22 2004, 08:12 PM)
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#7
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

phương pháp này hạn chế rất nhiều khả năng tự học của hsinh, hsinh học tốt sẽ học và làm bằng cách áp dụng như 1 cái máy, và không có time đào sâu suy nghĩ, còn hsinh kém sẽ không theo kịp. Và cả hai đối tượng đều chưa kịp ngấm kiến thức. Cách học này làm hsinh sẽ ít làm bài tập ở nhà, không những sẽ ít tư duy hơn mà còn không thể nhớ kiến thức và hiểu sâu sắc nó

Mình thật sự không hiểu ?????? - Mình nghĩ cách dạy như vậy sẽ làm những điều ngược lại của bạn chứ . Mình nghĩ phương pháp này nên áp dụng cho các hs yếu - TB( Các lớp đại trà ) còn các học sinh khá giỏi (lớp chọn , trường chuyên) thì ta có phương pháp khác

Nếu theo phương pháp đó ta cũng không nên kiểm tra "miệng" đầu giờ vì thật ra trong quá trình tiết dậy ta đã kiểm tra rất nhiều kiến thức cũ rồi

Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm. Rất mong được nghe nhiều ý kiến hơn nữa
(manh0510, Oct 22 2004, 10:32 PM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#8
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Bạn ơi, cho mình hỏi nhỏ một tí hồi học phổ thông các bạn được xếp loại gì ?. Và theo mình nghĩ đã là một học sinh thì chuyện có làm bài tập ở nhà hay không thì không phụ thuộc vào thầy giáo nhiều lắm. Hồi đó mình đi học phổ thông, thì thầy giáo có dặn học sinh đọc thêm những kiến thức khó ngoài SGK, đâu mà sao mấy bạn học chung với mình đọc ầm ầm. Còn học sinh có đào sâu suy nghĩ hay không thì hơi có liên quan đến thầy giáo à nghe, nếu chúng ta không có gợi ý hấp dẫn thì học sinh lấy chủ đề ở đâu ra mà suy với nghĩ.
Bạn nghĩ rằng bạn dạy bài tập thì chỉ có học sinh trên bảng học thôi sao ?. Còn các học sinh khác đã biết hoặc là chuyên gia chép thôi sao ?. Mình nghĩ không hẵn thế đâu khi chúng ta dạy cho học trò những bài tập không có trong SGK thì làm sao mà học sinh của mình biết trước, và những học sinh khá thì dù không lên bảng thì cũng tự làm và đối chiếu lại với kết quả mà thầy giáo giải.
(Vietcantho, Oct 23 2004, 07:47 PM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#9
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết
Nói chung không có phương pháp nào là vạn năng cả , tùy tình huống cụ thể mà áp dụng một cách nào đó . Mỗi giáo viên sẽ mạnh về một phương pháp nhất định , cái quan trọng là có biết áp dụng phương pháp đúng vào ngữ cảnh của nó hay không . Nhưng một điều mình thấy hết sức quan trọng trong việc dạy là khi dạy một tiết nào đó thì mình phải thấy thích phần kiến thức mình dạy , phải thực sự thấy nó là lí thú nếu không thì " mình còn không thích làm sao học trò thích " và phải tạo được một không khí vui vẻ không hề căng thẳng trong giờ học ( đương nhiên có chừng mực chứ không thể biến tiết học thành tiết galacười ) .
(hoangminhvnnv, Oct 25 2004, 01:00 AM )
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#10
thuantd

thuantd

    Chấm dứt 5 năm (2003 - 2008) gắn bó...

  • Hiệp sỹ
  • 1251 Bài viết

Mình thật sự không hiểu ?????? - Mình nghĩ cách dạy như vậy sẽ làm những điều ngược lại của bạn chứ . Mình nghĩ phương pháp này nên áp dụng cho các hs yếu - TB( Các lớp đại trà ) còn các học sinh khá giỏi (lớp chọn , trường chuyên) thì ta có phương pháp khác

Nếu theo phương pháp đó ta cũng không nên kiểm tra "miệng" đầu giờ vì thật ra trong quá trình tiết dậy ta đã kiểm tra rất nhiều kiến thức cũ rồi

Rất cảm ơn các bạn đã quan tâm. Rất mong được nghe nhiều ý kiến hơn nữa

Ưm, quên mất. Nếu dạy 2 tiết lí thuyết thì có thể tách bài tập làm hai để dạy xen kẽ với lí thuyết như manh0510 nói (tuỳ bài cụ thể), nhưng nếu bài học chỉ có 1 tiết lí thuyết và 1 tiết bài tập thì theo tớ, thực sự không nên. Nếu bạn muốn chỉ ra cách vận dụng lí thuyết vào việc giải bài toán thì các ví dụ sẽ làm được điều này. Còn việc giải bài tập thì điều quan trọng là suy nghĩ để lựa chọn cách giải, phải vận dụng kết quả nào vào bài toán, cần lựa chọn kthức nào, tại sao lại lựa chọn nó...đó mới là học thực sự. Còn làm bài tập ngay sau phần vừa học để thực hành áp dụng thì chỉ là việc lắp ráp và học sinh giải toán như 1 người thợ mà thôi. Còn nếu có những bài toán cần tư duy nhiều hơn thì với time ở lớp, bạn không thể nào để học sinh tự suy nghĩ và tìm ra cách giải (trừ các em học giỏi) mà vẫn làm kịp các dạng bài tập và giảng đủ lí thuyết. (Giảng đủ lí thuyết ở đây không phải là phải nói tất cả lí thuyết trong sgk, mà là những điều ta có dụng ý muốn nói)
Điều này tớ hay nói với học sinh: không phải chỉ khi làm đúng 1 bài tập thì các em mới được; mà khi suy nghĩ tìm ra cách giải bài tập, dù đúng hay sai, các em đều được. Cái được chính là tư duy và củng cố kiến thức. Phải để các em làm btập ở nhà để các em kịp time ngấm kiến thức.
Còn phương án bài tập nâng cao của bạn, nó chỉ có tác dụng khi kiến thức thực sự ngấm...

Chúng ta cùng trao đổi để làm mấy đôi bạn cùng tiến vậy
(612, Oct 27 2004, 12:22 AM)
Có những lần say rượu ngã bờ ao
Vợ bắt gặp, chưa mắng một lời, đã chối
Cô gái nhà bên nhìn tôi cười bối rối
Vợ giận anh rồi, tối qua ngủ với em...

#11
song_ha

song_ha

    Sống là chiến đấu

  • Pre-Member
  • 321 Bài viết
"từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm""từ cấm"

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi song_ha: 24-04-2009 - 07:07

<span style='color:red'>...Này sông cứ chảy như ngày ấy
Có người đi quên mất lối về.....</span>

#12
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

mình muốn đưa ra 1 trường hợp cụ thể để minh họa cho quan điểm của mình mọi người cho phép chứ?

Ai cũng phải xin phép trước khi đưa ra ý kiến à? :P Thế thì ra bấy lâu nay mình vô duyên bất lịch sự quá. :lol: Tự phạt :D :Leftrightarrow Bác Song ha nói mau đi!
Tôi thì tùy từng bài, có bài dạy xong hết lý thuyết mới chuyển sang làm bài tập.Những bài như thế khi lấy ví dụ thường lấy trong thực tế, hoặc những ví dụ từ những vấn đề quen thuộc, những nội dung đã từng được học trước khi đưa ra các nội dung lý thuyết mới: định lý, định nghĩa...
Ví dụ: khi dạy bài hai mặt phẳng vuông góc:
Bài hai mp song song có định lý: nếu hai mặt phẳng song song với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này cũng song song với mặt phẳng kia.
Vì vậy, đến khi học hai mặt phẳng vuông góc học sinh thường nhầm: "hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này cũng vuông góc với mặt phẳng kia"***.Do đó, ta có thể mang tình huống này để đặt vấn đề trước khi dạy định lý: "Nếu hai mp vuông góc với nhau thì bất kỳ đường thẳng nào nằm trong mp này, vuông góc với giao tuyến sẽ vuông góc với mp kia". Cũng có thể cho học sinh kiểm chứng luôn dựa vào quan sát mặt bảng và nền nhà,...Như vậy, đạt được hai mục đích:
+)Bác bỏ tính chất *** (P) :Leftrightarrow (Q) không phải đường thẳng nào trong mặt phẳng (P) cũng vuông góc với (Q)
+)Đặt vấn đề:Vậy những đường thẳng nằm trong (P) sẽ vuông góc với (Q) khi nào? và đưa ra định lý
Nhưng có những bài không nên tuân theo phân phối chương trình, tức là dạy hết lý thuyết liền một mạch. Đó là những bài nội dung có nhiều vấn đề quan trọng. Ví dụ bài Khoảng cách- hh11. Các loại khoảng cách(giữa đường thẳng và mặt phẳng song song, giữa hai mặt phẳng song song, giữa hai đường chéo nhau) cuối cùng thường được quy về tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng. Vậy nên, khi dạy xong lý thuyết khoảng cách từ một điểm đến một phẳng nên dừng lại để luyện tập cho học sinh nắm tương đối đã...

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#13
Nesbit

Nesbit

    ...let it be...

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 2412 Bài viết
Cách "vừa dạy lí thuyết vừa bài tập" hiện nay em thấy phổ biến nhiều mà! Các bài tập được cho dưới dạng các Ví dụ .

Không đọc tin nhắn nhờ giải toán.

 

Góp ý về cách điều hành của mod

 

 


#14
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Chủ đề này nên mở rộng...Vì đa phần dân vào đây đều có liên quan đến Dạy ,học,nghiên cứu Tóan.
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#15
lequangdung

lequangdung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Thế nào là lý thuyết 2 phần , bài tập 3 phần , có nhất định như vậy không ? Nếu như vậy bạn có thể linh hoạt được không ?
Muốn phân bố thời lượng cho lý thuyết , bài tập cho tốt thì:
a) Nắm vững mục đích yêu cầu của bài dạy
b) Xác định trọng tâm của mẫu kiến thức ( mang tính lý thuyết hay mang tính thực hành )
c)Tuỳ theo kiểu bài dạy ( dạy xong lý thuyết rồi thực hành hay vừa dạy vừa luyện tập )
Trên cơ sở đó , ta có thể linh động , tuỳ theo từng lớp học , đối tượng học , trình độ của học sinh , với quan điểm kiến thức lý thuyết hay bài tập dạy phải ở mức độ đơn giản dễ tiếp thu , trong thời lượng ngắn cần lưu ý xác đinh nổi bậc trọng tâm bài dạy , củng cố kiến thức cơ bản , rèn luyện các thao tác cơ bản .
Chúc quý đồng nghiệp thành công .




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh