Đến nội dung

Hình ảnh

Bản chất của thời gian là gì?

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 26 trả lời

#1
lengkeng

lengkeng

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Đây là vấn đề mà tôi rất muốn tìm hiểu mà vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu.
Có lẽ những hiểu biết của tôi còn quá hạn hẹp, nên tôi xin bắt đầu như thế này vậy:
Thời gian gắn liền với vận động, không có vận động thì không có thời gian. Các sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng, mà quy luật vận động của mỗi sự vật hiện tượng là khác nhau, như vậy có phải chăng mỗi sự vật hiện tượng đều có một thời gian đặc trưng riêng hay không? Nếu đúng là như vậy thì có cách nào để xác định thời gian đặc trưng này?

#2
thanhluan001

thanhluan001

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết

Thời gian gắn liền với vận động, không có vận động thì không có thời gian.

Không hiểu lắm bạn muốn nói gì nhưng mình không thấy lý do nào để thời gian và vận động gắn liền với nhau cả. Vì con người vận động nên mới nảy sinh nhu cầu về tính thời gian nên mới có khái niệm vận động gắn liền với thời gian ( chứ không phải ngược lại. Lấy ví dụ như lúc mình không vận động như đi ngủ thì thời gian cũng cứ trôi nhưng mình tỉnh dậy thì thấy như mới đây.)

Các sự vật hiện tượng luôn vận động và biến đổi không ngừng, mà quy luật vận động của mỗi sự vật hiện tượng là khác nhau, như vậy có phải chăng mỗi sự vật hiện tượng đều có một thời gian đặc trưng riêng hay không? Nếu đúng là như vậy thì có cách nào để xác định thời gian đặc trưng này?

Mình thấy nó giông giống thuyết Tương đối nhỉ? (không hiểu rõ lắm đâu, đừng hỏi) Nó nói là thời gian và không gian có thể bị uốn cong: Ví dụ bạn di chuyển với vận tốc ánh sáng thì thời gian sẽ bị chậm lại. Nói một cách khác, có thể có nhiều chiều không gian tồn tại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Xác định nó???? No idea

#3
lengkeng

lengkeng

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
Mình thấy đứng yên chỉ có ý nghĩa tương đối . Bởi vì khi bạn ngủ thì bạn vẫn đang vận động so với mặt trăng chẳng hạn, vấn đề là xét trong hệ quy chiếu nào mà thôi. Đó là chưa kể đến các quá trình sinh học vẫn đang vận động trong cơ thể bạn nữa. Nếu theo quan điểm này thì mình thấy mọi dạng vật chất đều vận động, vì vậy vận động là tuyệt đối còn đứng yên chỉ là tạm thời . Không có vận động thì không có thời gian

#4
tnk

tnk

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 214 Bài viết
Nhung cai dong ho de do thoi gian bay gio no' dua vao cai gi` nhi???
Em là bông hoa kì diệu
Anh là hòn ngọc sáng trong...

#5
nguyen_hung

nguyen_hung

    Đại lãn

  • Thành viên
  • 299 Bài viết
Vài dòng ... spam chơi.
Thời gian, và cách đo thời gian là điều làm người ta khá đau đầu từ trước tới nay. Thời cổ đại người ta dùng bóng nắng để đo thời gian. Nhưng mùa hè và mùa đông chênh lệch bóng nắng rất nhiều. Rồi người ta dùng cái hồ đầy nước, để vào đó 1 cái bình đồng có lỗ nhỏ. Khi nào nó chìm thì lại lấy lên làm lại chu kì đó. Khỏi nói cũng thấy nó chính xác đến mức nào. Sau này thì dùng các cách như đốt nến và đo sự ngắn dần của nến (hic, hao quá), đồng hồ cát.
Đồng hồ chính xác đầu tiên có lẽ là đồng hồ quả lắc với cơ cấu bánh cóc và quả nặng do Galile phát minh. Sau này khi phát hiện ra dòng điện thì người ta dùng sự dao động của tinh thể thạch anh để đo thời gian. Hiện đại hơn là những đồng hồ điện tử dùng các xung điện có chu kì rất chính xác, nhưng hình như lại không phải là ước nguyên hay bội nguyên của 60, cái này đọc lâu rồi, hồi học điện tử, giờ quên mất rồi.
Các bác chú ý sẽ thấy hệ đếm thời gian cũng như hệ đếm để đo góc là hệ thập lục phân. Tại sao vậy ? Tại vì 60 chia hết cho nhiều số lắm : 2,3, 4, 5, 6, 10, 12, 15, .... nên rất tiện để chia ngày giờ. Hồi cách mạng Pháp thế kỉ 18, người ta quá khích đến mức chia lại ngày giờ theo hệ đếm thập phân. Khỏi nói các bác cũng hình dung ra nó rối rắm thế nào.
Tại sao kim đồng hồ quay theo chiều ... kim đồng hồ mà ko theo chiếu ngược lại ? Theo thiển ý của mình là do đồng hồ mặt trời. Vì người ở Bắc bán cầu phát triển và có ảnh hưởng đến thế giới nhiều hơn Nam bán cầu thời cổ đại. Các cái nôi của những nền Văn hóa cổ đại đều nằm ở Bắc bán cầu. Nên họ nghĩ ra đồng hồ mặt trời. Họ lấy chiều quay của bóng nắng làm chuẩn. Sau này cứ "theo đó mà làm".
Vài ý lạm bàn vậy, bác Mod nào thấy lạc đề thì xóa hay chuyển cũng được.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyen_hung: 21-06-2005 - 04:04


#6
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Có chỗ này tôi không hiểu lắm,đó là theo Einstein,khi một vật chuyển động nhanh với vận tốc cỡ vận tốc ánh sáng (v=0,1c chẳng hạn)thì thời gian trên nó bị co lại.Thế thì thời gian có luôn biểu hiện qua cái đồng hồ đo không/Chẳng hạn nếu chúng ta chế tạo được một tàu vũ trụ có vận tốc bằng 1 phần 10 vận tốc ánh sáng thì khi ta đặt lên nó 1 đồng hồ thì nó chạy chậm lạiTức là sau khi cho tàu vũ trụ chạ 1 thời gian rồi khi dừng lại thì nó chạy chậm so với đồng hồ trên mặt đất?Vậy nếu đồng hồ là đồng hồ quả lắc,dây cót,điện tử...thì cái nào cũng bị chạy chậm sao?Tại sao thế nhỉ?

#7
Lim

Lim

    Quét rác đêm

  • Hiệp sỹ
  • 858 Bài viết

Có chỗ này tôi không hiểu lắm,đó là theo Einstein,khi một vật chuyển động nhanh với vận tốc cỡ vận tốc ánh sáng (v=0,1c chẳng hạn)thì thời gian trên nó bị co lại.Thế thì thời gian có luôn biểu hiện qua cái đồng hồ đo không/Chẳng hạn nếu chúng ta chế tạo được một tàu vũ trụ có vận tốc bằng 1 phần 10 vận tốc ánh sáng thì khi ta đặt lên nó 1 đồng hồ thì nó chạy chậm lạiTức là sau khi cho tàu vũ trụ chạ 1 thời gian rồi khi dừng lại thì nó chạy chậm so với đồng hồ trên mặt đất?Vậy nếu đồng hồ là đồng hồ quả lắc,dây cót,điện tử...thì cái nào cũng bị chạy chậm sao?Tại sao thế nhỉ?

Để trả lời cho câu hỏi này, thì cần phải ngược lại dòng lịch sử, từ thí nghiệm của Michelson- Morley, đến những giả thuyết của Einstein, tiếp đến là biến đổi Lorentz. Như vậy mới tiếp cận được đến khái niệm thời gian giãn nở .


Về mặt tính toán, chỉ cần dùng đến định lý Pitago là đủ . :P




Suy ra :




Với



Ở đó chính là thời gian chuẩn, và là sự giãn nở của thời gian .

Quan sát viên ở S sẽ cho rằng đồng hồ tại A' ở S' chạy chậm, do đồng hồ ở đó đo khoảng thời gian nhỏ hơn giữa 2 sự kiện. Nếu S' di chuyển nhanh ứng với S, thì sẽ lớn , và đồng hồ ở S' sẽ chậm hơn, nếu quan sát ở S .

-----------
Tuy nhiên, bản chất của thời gian là gì ?
híc, câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ

Hình gửi kèm

  • cogian.JPG


#8
hoathiênthanh

hoathiênthanh

    hoa cúc dại

  • Thành viên
  • 3 Bài viết

Tuy nhiên, bản chất của thời gian là gì ?
híc, câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ

theo em thì thời gian có một mối quan hệ gì đó với vận động
giả sử có 1 vận tốc lớn hơn vận tốc ánh sáng thì chúng ta co' thể đi đến tương lai ấy chứ .ví dụ như khi bị hút vào lỗ đen ,ở đó khoáng phút thôi ,co' vận tốc nhanh hơn ánh sáng ,thắng được lực hút của hố đen ,trở về trái đất ,thì đã là thế kỉ thứ bao nhiêu rồi.
ai có tài liệu gì về phần này post lên cho em tham khảo với nhé

#9
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết

Để trả lời cho câu hỏi này, thì cần phải ngược lại dòng lịch sử, từ thí nghiệm của Michelson- Morley, đến những giả thuyết của Einstein, tiếp đến là biến đổi Lorentz. Như vậy mới tiếp cận được đến khái niệm thời gian giãn nở .


Về mặt tính toán, chỉ cần dùng đến định lý Pitago là đủ . :D




Suy ra :




Với



Ở đó chính là thời gian chuẩn, và là sự giãn nở của thời gian .

Quan sát viên ở S sẽ cho rằng đồng hồ tại A' ở S' chạy chậm, do đồng hồ ở đó đo khoảng thời gian nhỏ hơn giữa 2 sự kiện. Nếu S' di chuyển nhanh ứng với S, thì sẽ lớn , và đồng hồ ở S' sẽ chậm hơn, nếu quan sát ở S .

-----------
Tuy nhiên, bản chất của thời gian là gì ?
híc, câu hỏi này vẫn còn bỏ ngỏ

Chẳng lẽ khi chuyển động với vận tốc lớn thì sẽ có tác động lên kim đồng hồ làm nó chạy chậm lại ư?Em thấy không rõ ràng lắm,nếu như đồng hồ điện tử thì sao,hay là kim đồng hồ vẫn chạy như cũ nhưng thời gian thì thay đổi?

#10
xuansang

xuansang

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết

Chẳng lẽ khi chuyển động với vận tốc lớn thì sẽ có tác động lên kim đồng hồ làm nó chạy chậm lại ư?


Theo tớ có thể xem tác động của chuyển động tới kim đồng hồ làm cho nó chạy chậm lại là không có! Thời gian trôi chậm đi là do thời gian bị co lại!
Xét theo tiên đề 2 của Einsteins: Vận tốc c không đổi trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
Do đó, nếu tàu vũ trụ bay với V=0.1c thì cũng thấy vận tốc ánh sáng =c.
Lúc này theo công thức Lorentz sẽ thấy khoảng không thời gian của tàu vũ trụ trong hệ quy chiếu đứng yên sẽ co lại. Tất nhiên, sự co lại này chỉ thấy ở quả đất (hệ QC chuẩn), còn trên tàu thì vẫn díễn ra bình thường (hệ kín)!
Còn vấn đề 'chạy' của đồng hồ thì không thay đổi!

---------------------
ĐBX

#11
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Vậy thời gian ở đây là không được biểu hiện qua cái đồng hồ?Vậy thì làm thế nào người ta đo được thời gian trên con tàu ấy nhỉ?

#12
mlup

mlup

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 14 Bài viết

Vậy thời gian ở đây là không được biểu hiện qua cái đồng hồ?Vậy thì làm thế nào người ta đo được thời gian trên con tàu ấy nhỉ?

Thì chắc là dựa vào đồng hồ trên con tàu... :pi

#13
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Nhưng cái đồng hồ ấy có chạy nhanh hơn hay chậm hơn không?Mù mờ quá nhỉ?

#14
Quest

Quest

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 37 Bài viết

Nhưng cái đồng hồ ấy có chạy nhanh hơn hay chậm hơn không?Mù mờ quá nhỉ?

Đồng hồ sủ dụng trong thuyết tương đối là đồng hồ nguyên tử, không phải là đồng hồ thường, vì độ nhậy của đồng hồ nguyên tử mới giúp chúng ta đo được giá trị sai số , hay độ co giãn của thời gian.

Đồng hồ̀ nguyên tử hoạt động, "giống như đồng hồ thường" chỉ khác dao động của nó dao động của electron xung quanh hạt nhân . Sự thăng giáng giữa các lớp năng lượng trong nguyên tử do ảnh hưởng của từ trường sẽ cho ta những đơn vị thời gian chuẩn .

Trở lại với câu hỏi của bạn, nếu bạn gắn 2 chiếc đồng hồ nguyên tử, 1 cái ở dưới mặt đất và 1 cái ở trên tàu, thì theo ngôn ngữ của thuyết tương đối hẹp, 2 đồng hồ này sẽ cho 2 giá trị khác nhau . Đồng hồ ở trên tàu sẽ cho trị số lớn hơn, vì thời gian di chuyển của nó dài hơn do quãng đường đi của ánh sáng dài hơn trong khi vận tốc ánh sáng trong môi trường đó không đổi , như công thức ở trên kia .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Quest: 15-07-2005 - 17:49


#15
nguyendinh_kstn_dhxd

nguyendinh_kstn_dhxd

    Đỉnh Quỷ Đỏ

  • Thành viên
  • 1167 Bài viết
Cảm ơn bạn ,thế là rõ ràng rồi!

#16
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Thế theo các bạn, thời gian có tồn tại khách quan không :)

#17
magic

magic

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 114 Bài viết

Thế theo các bạn, thời gian có tồn tại khách quan không :)

Bạn nào biết định nghĩa thời gian theo quan điểm triết học không.

#18
namdx

namdx

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 178 Bài viết
Đến giờ người ta vẫn chưa định nghĩ được chính xác thời gian là gì mà chỉ thông qua cách đo thời gian mà có khái niệm về nó thôi. :)

#19
hieuphuong

hieuphuong

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 16 Bài viết
Cách trả lời của bạn NAMDX là không ổn rồi.Cách đây 400 năm cũng có người vướng vào câu trả lời của bạn.Còn định nghĩa về thời gian theo quan điểm triết học là câu hỏi dành cho các vị viết sách cho học viện chính trị quốc gia.Không ai dám trả lời cho bạn đâu

#20
namvk

namvk

    Tay Trái Vàng

  • Thành viên
  • 592 Bài viết
Nó đây
Tất cả là phù du.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh