Đến nội dung

Hình ảnh

KIỂU NÀY CHẾT MẤT


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 13 trả lời

#1
shinichiconan1601

shinichiconan1601

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 274 Bài viết
mọi người giúp em bài viết số 2 cái mai nạp bài rùi
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần giuộc trong bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu
Cùng nhau tham gia hội nhóm vmf trên facebook nào mọi người: http://www.facebook.com/groups/292750400745856/

#2
123455

123455

    Bá tước bóng đêm

  • Thành viên
  • 453 Bài viết
HÈ Hè chúc may mắn nhá tui mù tịt văn chỉ biết chúc bạn may mắn thui!
ĐỪNG SỢ HÃI KHI PHẢI ĐỐI ĐẦU VỚI MỘT ĐỐI THỦ MẠNH HƠN, MÀ HÃY VUI

MỪNG VÌ BẠN ĐÃ CÓ CƠ HỘI ĐỂ CHẾN ĐẤU HẾT MÌNH


web mới các bạn giúp mình xây dựng trang này với: http://www.thptquocoai.tk/

#3
thuylinhbg

thuylinhbg

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết

mọi người giúp em bài viết số 2 cái mai nạp bài rùi
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần giuộc trong bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu

mai có bài văn số 3 hình như cũng làm đề nè kiểu nè chít thật :icon1:
tương lai sẽ là sinh viên đại học khoa học tự nhiên HCM@@

#4
Toanlc_gift

Toanlc_gift

    Sĩ quan

  • Hiệp sỹ
  • 315 Bài viết

mọi người giúp em bài viết số 2 cái mai nạp bài rùi
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần giuộc trong bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu

đề thế này còn dễ đó,có thể search trên google
đề văn trường tôi thì vô sờ đối,google cũng bó tay :icon1:

=.=


#5
thuylinhbg

thuylinhbg

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 160 Bài viết
sống rùi@@http://www.vatgia.com/hoidap/4042/55832/lam-giup-em:-ve-dep-cua-hinh-tuong-nguoi-nong-dan-nghia-si-trong-bai-quot-van-te-nghia-si-can-giuoc-quot.html
tương lai sẽ là sinh viên đại học khoa học tự nhiên HCM@@

#6
Direction

Direction

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Học mấy môn xã hội đó các em nên xem SGK, vở ghi trên lớp và đọc thêm tài liệu, xem những cuốn hướng dẫn ấy :geq. Cốt lõi là các em nắm được ý, sau đó là học người ta cách trình bày, diễn đạt. Học để vận dụng, sáng tạo theo ý của mình chứ không phải là sao chép nhé!
Chúc các em tiến bộ, ko sợ mấy môn này nữa! :geq
<strong class='bbc'><span style='color: #48D1CC'><a href='http://diendantoanho...hp?showforum=3'class='bbc_url' title='Liên kết ngoài' rel='nofollow external'>Công thức Toán trên diễn đàn :D.</a></span></strong>

#7
bapwin

bapwin

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 209 Bài viết
Nói chung là không nên lên đienantoanhoc cầu cứu môn văn vì hầu như ai cũng ngán nó cả
Không có gì để nói

#8
dlt95

dlt95

    [F][ï][G][¶-¶][†][ï][Ñ][G]

  • Thành viên
  • 304 Bài viết
cái ji` chứ dân toán là ớn văn nhất đấy, cứ hỏi đến là tịt, may mà vốn văn của em cũng đủ xài, ko đến nỗi thảm lắm



Vực dậy từ trong màn đêm tối tăm, ánh dương kia dường như dẫn lối

Những hi vọng nhỏ nhoi trong ta thắp sáng lên

Cùng những giấc mơ này, sẽ thăng hoa mây trời

Bay, bay cao đến muôn ngàn.



Cần một niềm tin từ trong trái tim, chắp cánh bay cùng bao ước muốn

Những giai điệu nhịp đập trong ta đang hát vang

Listen to my heart, I’m flying to the sky

Và niềm khao khát sẽ chẳng phai mờ.


#9
Lan Phương

Lan Phương

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
Phương kg biết, nhưng anh cứ vào diễn đàn văn mẫu chấm com í thể nào cũng có vài cái để anh rút ruột

~~--**Diễn Đàn Toán học**--~~

",,..--~~Thế giới để ước mơ toán học bay xa~~--..,,"


#10
PTH_Thái Hà

PTH_Thái Hà

    David Tennant -- Doctor Who

  • Thành viên
  • 522 Bài viết

mọi người giúp em bài viết số 2 cái mai nạp bài rùi
ĐỀ BÀI:
Cảm nhận của anh chị về hình tượng người nông dân nghĩa sĩ cần giuộc trong bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của nguyễn đình chiểu


nhắc lại thấy buồn cười
hôm trước lớp em cũng kiểm tra bài này
văn bản ko thuộc 1 chữ, ngồi chém bo cả tiết, ko có 1 tí dẫn chứng nào =))
nghĩ phục mình thật
ko biết được mấy điểm nữa
Giải nhì quốc gia. Yeah

#11
flavor_fall

flavor_fall

    ĐỨA TRẺ ĐẾN TỪ THIÊN ĐƯỜNG

  • Thành viên
  • 130 Bài viết

nhắc lại thấy buồn cười
hôm trước lớp em cũng kiểm tra bài này
văn bản ko thuộc 1 chữ, ngồi chém bo cả tiết, ko có 1 tí dẫn chứng nào =))
nghĩ phục mình thật
ko biết được mấy điểm nữa

1 điểm k phải nghĩ

#12
buffbh

buffbh

    Lính mới

  • Thành viên
  • 7 Bài viết
cảm nhận. văn miêu tả đây. hic mình cũng dốt môn này ghê. ngày xưa toàn 5, với 6 điểm thôi.

#13
camthach189

camthach189

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
nghĩa sĩ cần giuộc,mình chưa học chưa biết,hjhj

....Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn....


#14
camthach189

camthach189

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 36 Bài viết
Tác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) là ngôi sao sáng của nền văn nghệ đất nước ta trong nửa sau thế kỷ 18. Bị mù, vừa dạy học, làm thuốc và viết văn thơ. Sống vào thời kỳ đen tối của đất nước: giặc Pháp xâm lăng, đất Nam Kỳ lần lượt rơi vào tay giặc. Tinh thần nhân nghĩa, lòng yêu nước thương dân và căm thù giặc Pháp xâm lược là những tư tưởng, tình cảm sâu sắc, mãnh liệt trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

Tác phẩm:

- Truyện thơ: Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

- Văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế Nghĩa sĩ trận vong Lục tỉnh.

- Thơ: Nhiều bài thơ Đường luật – cảm hứng yêu nước.

Xuất xứ, chủ đề

- Cần Giuộc thuộc Long An. Trận Cần Giuộc là một trận đánh lớn của quân ta, diễn ra đêm 14/12 âm lịch (1861). Hơn 20 nghĩa quân đã anh dũng hy sinh. Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang đã yêu cầu Đồ Chiểu viết bài văn tế này. Ngay sau đó, vua Tự Đức ra lệnh phổ biến bài văn tế trong các địa phương khác.

- Bài văn tế ca ngợi những nghĩa sĩ – nông dân sống anh dũng, chết vẻ vang trong sự nghiệp đánh Pháp để cứu dân, cứu nước.

Hình ảnh người nghĩa sĩ

1. Nguồn gốc: Nông dân nghèo khổ “cui cút làm ăn”, cần cù lao động “chỉ biết ruộng trâu ở trong làng bộ”. Chất phác hiền lành:

“Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm;
Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó:

2. Tâm hồn: Yêu, ghét dứt khoát, rõ ràng: “ghét thói mọi như nhà ông ghét cỏ” “đâu dung lũ treo dê bán chó”. Căm thù quyết không đội trời chung với giặc Pháp:

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan,
Ngày xem ống khói chạy đen sĩ, muốn ra cắt cổ”

Yêu nước, yêu xóm làng quê hương, tự nguyện đứng lên đánh giặc: “Mến nghĩa làm quân chiêu mộ”, “phen này xin ra sức đoạn kình”, “chuyến này dốc ra tay bộ hổ”

3. Trang bị

- Không phải là lính chính quy của Triều đình, “chẳng phải quân cơ, quân vệ”, chẳng có “bao tấu, bầu ngòi”. Họ chỉ là “dân ấp dân lân”, vì “bát cơm manh áo” mà đánh giặc. Trang bị thô sơ, áo mặt chỉ là “một manh áo vải”, vũ khí là một ngọn tầm vông, một lưỡi gao phay, hoặc “hỏa mai đánh bằng rơm con cúi” …

Kẻ thù của họ là mã tà, ma ní, là thằng Tây “bắn đạn nhỏ đạn to”, có “tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

4. Chiến đấu dũng cảm và anh dũng hy sinh:

- Dũng mãnh tiến công như vũ bão, “đạp rào lướt tới”, “kẻ đâm ngang, người chém ngược”, “bọn hè trước lũ ó sau”.

- Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, lẫm liệt hiên ngang: “nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”, “trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”.

- Chiến công oanh liệt: “đốt xong nhà dạy đạo kia”, cũng chém rớt đầu quan hai nọ”, “làm cho mã tà, ma ní hồng kinh”

- Hy sinh đột ngột trên chiến địa: “Những lăm lòng nghĩa lâu dùng; đâu biết xác phàm vội bỏ”.

Tóm lại, Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca, khâm phục và biết ơn các nghĩa sĩ. Ông đã dựng lên một tượng đài bi tráng về người nông dân đánh giặc cứu nước trong buổi đầu giặc Pháp xâm lăng đất nước ta.

Tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ

“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” hàm chứa những tình cảm đẹp, tư tưởng rất tiến bộ của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

- Ca ngợi lòng yêu nước, căm thù giặc và tinh thần tự nguyện đánh giặc để cứu nước của các nghĩa sĩ. Khẳng định vị trí và vai trò của người nông dân trong lịch sử chống xâm lăng vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

- Tiếc thương những nghĩa sĩ đã anh dũng hy sinh (câu 18, 25)

- Khẳng định một quan niệm về sống và chết: chết vinh còn hơn sống nhục. Không thể “theo quân tà đạo”, “ở lính mã tà” đánh thuê, làm bia đỡ đạn, sống cuộc đời bán nước cầu vinh “chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ”. Trái lại, phải sống anh dũng, chết vẻ vang: “Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia…”.

- Tự hào về các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc. Tên tuổi họ, tinh thần họ bất tử: “danh thơm đồn sáu tỉnh chúng đều khen…”, “tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ”, “cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm”… Tóm lại, lần đầu tiên trong nền văn học dân tộc, Nguyễn Đình Chiểu đã khắc hoạ và ca ngợi người nông dân Nam Bộ và những anh hùng thời đại đã sống, chiến đấu và hy sinh vì đại nghĩa.

Nghệ thuật

1. Ngôn ngữ bình dị như cách nói, cách nghĩ và cách cảm của nhân dân miền nam. Các kiểu câu tứ tự, song quang, cách cú, gối hạc, câu nào cũng đặc sắc, khô ứng, đối chọi cân xứng đẹp.

2. Chất chữ tình kết hợp với chất anh hùng ca tạo nên màu sắc bi tráng.

3. Hình tượng người chiến sĩ nghĩa quân được khắc họa tuyệt đẹp trong tư thế lẫm liệt hiên ngang.

Có thể nói, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một bài ca yêu nước chống xâm lăng, là kiệt tác trong kho tàng văn tế cổ kim của dân tộc.

Bai2:
A. GỢI Ý CHUNG

Vẻ đẹp hiếm có của hình tượng người nông dân yêu nước, chống Pháp đựơc dựng lên trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) như một tượng đài mang tính bi tráng.

B. GỢI Ý CỤ THỂ

Dàn bài sơ lược

Bài văn tế khóc thương người nông đân Cần Giuộc vì nghĩa mà đứng lên đánh giặc Pháp và đã hy sinh. Đó là đỉnh cao sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu, rất bình dị mà đã dựng lên tượng đài nghệ thuật rất đẹp, mang tính bị tráng.

1) Người nông dân Nam Bộ nghèo khó, “côi cút làm ăn” sống đời thầm lặng, cơ cực ở thôn ấp. Họ chỉ biết ruộng trâu, đã biết gì đến võ nghê, võ khí, chiến trận. Nhưng tấm lòng của họ rất đẹp: yêu nước cao độ, không đội trời chung với bọn xâm lăng và đã cầm gậy, cầm dao tự nguyện đứng lên đánh giặc trong thời đại “ vĩ đại và khổ nhục” của dân tộc.

2) Tượng đài đẹp hùng tráng:

a) Về trang bị: không có áo giáp mà với “manh áo vải thô sơ” với “ngọn tầm vông” quen thuộc của quê hương. Lần đầu tiên “ngọn tầm vông” đã đi vào văn học với ý nghĩa cao đẹp và nét tạo hình giàu giá trị thẩm mĩ.

b)Về tinh thần, hành động : Với trang bị thô sơ, thiếu thốn, người dân ấp dân lân dùng “rơm con cúi, lưỡi dao phay”, nhưng vật dùng của quê hương, gia định – mà chống lại súng đạn, tàu thiếc tàu đồng của Tây. Đến đây, đoạn văn ngắt nhịp ngắn, khẩn trương cùng với hàng loạt từ ngữ đầy sức mạnh chiến đấu quật cường “đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược.Bọn hè trước, lũ ó sau…”. Tất cả làm hiện ra quần thể tượng đài người nông dân yêu nước trong tư thế tấn công mạnh mẽ hào sảng.

Những người nông dân chất phác đã tự dựng cho mình tượng đài anh hùng, cao cả, đầy nghĩa khí và nhà thơ mù đã xây dựng họ thành hình tượng nghệ thuật, thành quần thể tượng đài hào hùng cao đẹp trong áng văn tế bất hủ của mình.

c) Kết quả chiến đấu: Đốt đồn giặc, chém rớt đầu tên quan chỉ huy.

d) Tuợng đài vừa tráng vùa bi: a) Đây là những người anh hùng thất thế: Những người nông dân đã lấy gan đồng chọi với đạn sắt, lất cái yếu chống cái mạnh, lấy vũ khí thô sơ chống phương tiện hiện đại.

b) Tuy đã chiến đấy ngoan cường, đánh một trận oanh liệt tưng bừng nhưng họ đã ngã xuống hi sinh trong chiến bại.

c) Giọt nước mắt của sông nước cỏ cây, của nhân dân và đặc biệt nỗi đau của mẹ già, vợ yếu.

3) Ý thức yêu nước mãnh liệt, lòng khâm phục và xót đau với người nghĩa sĩ trong trận Cần Giuộc đã tạo ra kiệt tác cho nhà thơ mù Đồ Chiểu.

Vẻ đẹp của quần tượng này vừa mới lạ xưa nay chỉ có các chủ soái mới được đề cao như thế) vừa rất đẹp, rất hào hùng, rất bi tráng, rất đáng tự hào. Đây là nước mắt của nhà thi sĩ anh hùng lao chẳng ráo, khóc thưiưng những anh hùng ngã xuống nhưng bất tử.

- Bài thơ của Miên Thẩm khi đọc xong bài văn tế:

Lại giởbài văn điếu chiến trường

Tưởng nghe mồn một chuyện văn chương

Chép ghi chân thật lời Mạnh Tả

Ca ngợi hùng bi giọng Khuất Bường

Gươm gỗ cờ lau gương vạn cổ

Vượn sầu hạc oán mấy tinh sương

Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút

Báo nước từng này biết mấy thương.

....Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn....





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh