Đến nội dung

Hình ảnh

giải thích cho em nha!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
sakurahime

sakurahime

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 54 Bài viết
hôm nọ học bài cấu trúc tế bào nhân thực , thầy em có hỏi 1 số câu và kêu tụi em giải đáp để có gì thầy khảo miệng thì hỏi . Em tìm hoài mà không ra .
1. Vì sao tế bào hồng cầu lai không có nhân ?
2. lỗ trên màng nhân có chức năng gì ?
3. tại sao màng nhân lại có 2 lớp?
4. không bào có chức năng gì quan trọng mà lại chiếm nhiều diện tích nhất trong tế bào động vật?
5. vì sao ở người và động vật , khi cấy ghép mô và nội tạng lại có hiện tượng đào thải ?
6. dựa vào thành phần nào của tế bào để điều chế ra văcsin?
(mấy câu này đều nằm trong bài tế bào nhân thực cả )
Let bygones be bygones
YESTERDAY IS THE PAST
TOMORROW IS MYSTERY
TODAY IS A GIFT !

#2
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
Có mấy câu em biết thì em trả lời được, còn mấy câu còn lại em bó tay ^^

1/ HỒng cầu không có nhân vì nhân hồng cầu đã bị cô đặc và trục ra khỏi tế bào từ các giai đoạn trước, hệ lưới nội mô cũng bị hấp thu, trong hồng cầu lưới chỉ còn sót một phần chưa tiêu hủy hết của các bào quan như bộ máy Golgi, ti thể v...v.. Đây là quá trình thứ chót cuối để tạo thành hồng cầu.
3/ Màng nhân có 2 lớp vì chúng thực hiện 2 chức năng khác nhau:
_Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA.
_Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và ngược lại.
4/ Về không bào, thì có 2 nhóm, của động vật và thực vật thì tế bào động vật hầu như không có không bào. Câu hỏi của anh là không chính xác.
không bào có tác dụng dự trữ chất sống, nước, và điều hòa quá trình thẩm thấu, thẩm tách. cây xanh cần hấp thụ chất dinh dưỡng 1 cách trực tiếp từ môi trường nên cần phải có không bào to để hấp thụ tốt và dự trữ tốt.
Không bào của thực vật lớn hơn động vật vì ở trong đó có chứa các sắc tố bổ trợ cho quá trình chuyển đổi chất, nước, chất thải độc hại, muối khoáng,... còn ở động vật các việc này đã có các mô chuyên hóa nên không bào đã nhỏ lại vì ko còn cần thiết, nên vì vậy không bào nhỏ hoặc không có.
5/ Sự đào thải chính là sự hình thành miễn dịch chống lại các tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chính vì sự không đồng bộ của bộ phận được ghép mà chúng ta thấy ở 1 số người khả năng miễn dịch cực cao, thì hiện tượng đào thải là chuyện bình thường. Còn người miễn dịch tầm trung hoặc vừa thì tùy vào khả năng thích ứng của cơ thể mới xuất hiện hiện tượng đào thải hay không.
6/ Thứ nhất vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật, chứ không hẳn là từ tế bào. Có 3 loại vắc xin chủ yếu:
_ Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
_ Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
_ Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
Thứ hai, chắc đây là loại vắc xin duy nhất em biết dựa vào thành phần ADN của tế bào mà tạo thành, đó là...
_Vắc-xin ADN:
_ADN của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người được chủng ngừa. Lợi thế của ADN là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-xin ADN còn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang ADN lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.

Đây là tất cả những gì em đọc, nhớ và học được, hy vọng em nói đúng(chứ nói sai bị la mệt lắm ^^ ). Có gì thì anh cho biết chỗ sai để em học với ^^. Kiến thức em còn yếu lắm +_+
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#3
vu khanh ly

vu khanh ly

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 94 Bài viết

Có mấy câu em biết thì em trả lời được, còn mấy câu còn lại em bó tay ^^

1/ HỒng cầu không có nhân vì nhân hồng cầu đã bị cô đặc và trục ra khỏi tế bào từ các giai đoạn trước, hệ lưới nội mô cũng bị hấp thu, trong hồng cầu lưới chỉ còn sót một phần chưa tiêu hủy hết của các bào quan như bộ máy Golgi, ti thể v...v.. Đây là quá trình thứ chót cuối để tạo thành hồng cầu.
3/ Màng nhân có 2 lớp vì chúng thực hiện 2 chức năng khác nhau:
_Màng nhân dùng để bao ngoài và bảo vệ DNA của tế bào trước những phân tử có thể gây tổn thương đến cấu trúc hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của DNA.
_Màng nhân điều hòa sự vận chuyển chất từ tế bào chất vào nhân và ngược lại.
4/ Về không bào, thì có 2 nhóm, của động vật và thực vật thì tế bào động vật hầu như không có không bào. Câu hỏi của anh là không chính xác.
không bào có tác dụng dự trữ chất sống, nước, và điều hòa quá trình thẩm thấu, thẩm tách. cây xanh cần hấp thụ chất dinh dưỡng 1 cách trực tiếp từ môi trường nên cần phải có không bào to để hấp thụ tốt và dự trữ tốt.
Không bào của thực vật lớn hơn động vật vì ở trong đó có chứa các sắc tố bổ trợ cho quá trình chuyển đổi chất, nước, chất thải độc hại, muối khoáng,... còn ở động vật các việc này đã có các mô chuyên hóa nên không bào đã nhỏ lại vì ko còn cần thiết, nên vì vậy không bào nhỏ hoặc không có.
5/ Sự đào thải chính là sự hình thành miễn dịch chống lại các tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, chính vì sự không đồng bộ của bộ phận được ghép mà chúng ta thấy ở 1 số người khả năng miễn dịch cực cao, thì hiện tượng đào thải là chuyện bình thường. Còn người miễn dịch tầm trung hoặc vừa thì tùy vào khả năng thích ứng của cơ thể mới xuất hiện hiện tượng đào thải hay không.
6/ Thứ nhất vắc-xin có thể là các virus hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, khi đưa vào cơ thể không gây bệnh hoặc gây bệnh rất nhẹ. Vắc-xin cũng có thể là các vi sinh vật bị bất hoạt, chết hoặc chỉ là những sản phẩm tinh chế từ vi sinh vật, chứ không hẳn là từ tế bào. Có 3 loại vắc xin chủ yếu:
_ Vắc-xin bất hoạt là các vi sinh vật độc hại bị giết bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt. Thí dụ: các vắc-xin chống cúm, tả, dịch hạch và viêm gan siêu vi A. Hầu hết các vắc-xin loại này chỉ gây đáp ứng miễn dịch không hoàn toàn và ngắn hạn, cần phải tiêm nhắc nhiều lần.
_ Vắc-xin sống, giảm độc lực là các vi sinh vật được nuôi cấy dưới những điều kiện đặc biệt nhằm làm giảm đặc tính độc hại của chúng. Vắc-xin điển hình loại này thường gây được đáp ứng miễn dịch dài hạn và là loại vắc-xin được ưa chuộng dành cho người lớn khỏe mạnh. Các vắc-xin ngừa bệnh sốt vàng, sởi, bệnh ban đào và quai bị đều thuộc loại này.
_ Các "toxoid" là các hợp chất độc bị bất hoạt trích từ các vi sinh vật (trong trường hợp chính các độc chất này là phương tiện gây bệnh của vi sinh vật). Thí dụ: các vắc-xin ngừa uốn ván và bạch hầu.
Thứ hai, chắc đây là loại vắc xin duy nhất em biết dựa vào thành phần ADN của tế bào mà tạo thành, đó là...
_Vắc-xin ADN:
_ADN của tác nhân gây bệnh sẽ được biểu hiện bởi tế bào người được chủng ngừa. Lợi thế của ADN là rẻ, bền, dễ sản xuất ra số lượng lớn nên thích hợp cho những chương trình tiêm chủng rộng rãi. Ngoài ra, vắc-xin ADN còn giúp định hướng đáp ứng miễn dịch: tác nhân gây bệnh ngoại bào được trình diện qua MHC loại II, dẫn đến đáp ứng CD4 (dịch thể và tế bào). Khi kháng nguyên của tác nhân đó được chính cơ thể người biểu hiện, nó sẽ được trình diện qua MHC loại I, lúc này đáp ứng miễn dịch tế bào qua CD8 được kích thích. Tuy nhiên phương pháp này là con dao hai lưỡi bởi lẽ tế bào mang ADN lạ có nguy cơ bị nhận diện là "không ta", sinh ra bệnh tự miễn.

Đây là tất cả những gì em đọc, nhớ và học được, hy vọng em nói đúng(chứ nói sai bị la mệt lắm ^^ ). Có gì thì anh cho biết chỗ sai để em học với ^^. Kiến thức em còn yếu lắm +_+

nhóc kiên thức uyên thâm ghê nhỉ. nhưng mà chị nhớ không nhâm thì tế bào đọng vật hoàn toàn ko có không bào mà!

#4
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
Bởi vì ở động vật như ở trên em đã nói, không bào bị "suy dinh dưỡng" nên hoặc hiện diện với số lượng rất ít và có cấu trúc rất nhỏ hoặc "KHÔNG" hiện diện trong cơ thể động vật, ở các động vật cấp thấp hoặc các loài đơn bào nho nhỏ xinh xinh như amip chẳng hạn, thì không bào tuy có nhưng đã teo nhỏ, riêng amip thì nó gần với thực vật hơn động vật do vậy, không bào nó chỉ giảm kích thước khoảng 1/6 đối với thực vật thôi. :lol:, em nghĩ vậy, tại em đọc từa lưa hột dưa hết nên không còn nhớ là tên chính xác của cuốn nào nữa, chị thông cảm O_O
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh