Đến nội dung

Hình ảnh

Lớp luyện thi VMO 2010 trên mạng


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 79 trả lời

#1
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Các bạn thân mến,

Nhằm giúp các bạn học sinh có thêm điều kiện để ôn luyện những kiến thức và kỹ năng cần thiết, cũng như rèn luyện khả năng trình bày, kỹ năng làm việc tập trung, kỹ năng tấn công vào bài toán mới, chúng tôi mở lớp luyện thi VMO 2010 trên mạng.

Lớp học được sự tham gia về chuyên môn của các thầy cô giáo chuyên toán trên cả nước, các cựu IMO, VMO. Mọi đóng góp (bài vở, ý kiến xin gửi về cho địa chỉ [email protected], tiêu đề [4VMO2010]

Lớp học được giúp đỡ về kinh phí của Nokia Việt Nam (http://www.nokia.com.vn)

Sau đây là nội dung và các thức tổ chức lớp học:

Hàng tuần, chủ nhiệm lớp sẽ post 1 đề toán gồm 5 câu (đúng theo format kỳ thi VMO). Các bạn học sinh sẽ giải và gửi về địa chỉ [email protected] với tiêu đề [VMO2010] để được chấm. Sau 2 tuần, kết quả chấm bài, đáp án chi tiết và bình luận sẽ được công bố.

Bên cạnh đó, một số bài viết nhỏ về phương pháp giải toán cũng sẽ được đăng để các bạn học sinh tham khảo. Song hành với chương trình này còn có chương trình bình luận đề thi các tỉnh trên http://www.mathscope.org cũng sẽ rất bổ ích đối với các bạn học sinh.

Sau đây là đề của tuần số 1:

Đề số 1 (Hạn chót nộp bài 6/12)

Bài 1. Với những giá trị nào của b thì tồn tại a sao cho hệ phương trình
$ (x-1)^2 + (y+1)^2 = b
y = x^2 + (2a+1)x + a^2 $
có nghiệm?

Bài 2. Cho dãy số $ {x_n} $xác định bởi
$ x_1 = 3, x_{n+1} = \dfrac{x_n^2+3}{3x_n} $
Chứng minh rằng dãy ${x_n}$ có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Bài 3. Trên các cạnh AB và BC của tam giác ABC lấy các điểm M và N tương ứng. Chứng minh rằng bốn điểm A, M, N và C nằm trên một đường tròn khi và chỉ khi giao điểm các đoạn thẳng AN và CM nằm trên đoạn thẳng đi qua trực tâm các tam giác ABC và BMN.

Bài 4. Các số nguyên dương a, b, c, d thoả mãn điều kiện
$ a^2 + b^2 + ab = c^2 + d^2 + cd. $
Chứng minh rằng số a + b + c + d là hợp số.

Bài 5. Xét một dãy số gồm các số 0 và các số 1. Xét các cặp số trong dãy này (không nhất thiết kề nhau), trong đó số bên trái là số 1 và số bên phải là số 0. Giả sử trong số các cặp này có đúng M cặp mà giữa số 1 và số 0 của cặp này có một số chẵn các số và có đúng N cặp mà giữa số 1 và số 0 của cặp này có một số lẻ số. Chứng minh rằng M lớn hơn hay bằng N.

(Ví dụ với dãy số 1 1 0 1 0 0 thì M = 4, N = 4; với dãy số 1 0 0 0 thì M = 2, N = 1).

Để tiện cho các bạn, file word của đề số 1 được đính kèm.

===========
Vào link này để cảm ơn Nokia Vietnam đã giúp đỡ chương trình (và đón nhận những quà tặng và thông tin thú vị!)
http://www.nokia.com...u/gameloft/quiz

File gửi kèm



#2
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
Còn đây là file .pdf đề thi

File gửi kèm


Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#3
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Bài giảng 1. Giải phương trình hàm bằng cách lập phương trình

Giải bài toán bằng cách lập phương trình và hệ phương trình là một phương pháp thông dụng trong các bài toán đại số. Ý tưởng là để tìm một ẩn số nào đó, ta đưa vào các ẩn số phụ, sử dụng các dữ kiện đã cho tạo ra mối liên hệ giữa các ẩn số đó (các phương trình), giải hệ phương trình, tìm ra giá trị của ẩn số cần tìm. Phương pháp tương tự cũng có thể áp dụng cho các bài toán hình học tính toán (chẳng hạn bài toán giải tam giác, tứ giác), các bài toán đếm (phương pháp dãy số phụ).

Trong bài này, chúng ta đề cập tới phương pháp lập phương trình, hệ phương trình để giải các bài toán phương trình hàm. Ý tưởng chung cũng là để tìm một giá trị f(x) hoặc f(a) nào đó, ta sử dụng phương trình hàm để tìm ra mối liên kết giữa các đại lượng, nói cách khác, tạo ra các phương trình số. Giải các phương trình số này, ta có thể tìm ra f(x) hoặc f(a) với a là một giá trị nào đó.

Với những phương trình hàm có 2 (hoặc nhiều hơn) phương trình điều kiện, ta có thể tìm cách kết hợp các phương trình đó để tìm ra f(x). Phương pháp cơ bản vẫn là tạo ra các mối liên kết, hay các phương trình bằng cách tính một giá trị bằng hai cách khác nhau.

Bài toán 1. Tìm tất cả các hàm số $ f: R -> R $ thoả mãn điều kiện
i) $ f(-x) = -f(x) $với mọi x thuộc R;
ii) $ f(x+1) = f(x) + 1 $với mọi x thuộc R;
iii) $ f(1/x) = f(x)/x^2 $ với mọi x khác 0.

Giải. Tất cả các điều kiện đều trên một biến x. Trong trường hợp này, ta có thể dùng một chút khái niệm về đồ thị để hiểu con đường đi đến lời giải. Ta xem các số thực như các đỉnh của một đồ thị. Đỉnh x sẽ được nối với các đỉnh x+1, -x, 1/x. Các điều kiện đề bài sẽ cho chúng ta các mối liên hệ giữa giá trị của hàm số tại các đỉnh được nối bởi một cạnh. Nếu chúng ta tìm được một chu trình thì một cách tự nhiên, chúng ta sẽ có 1 phương trình (để tránh hàm số có hai giá trị khác nhau).

Ta thử tìm một chu trình như vậy
$ x -> x+1 -> \dfrac{1}{x+1} -> - \dfrac{1}{x+1} -> 1 - \dfrac{1}{x+1} = \dfrac{x}{x+1} -> \dfrac{x+1}{x} -> \dfrac{1}{x} -> x $
Đặt y = f(x) thì từ chu trình ở trên, ta lần lượt có
$ f(x+1) = y+1, f(\dfrac{1}{x+1}) = \dfrac{y+1}{(x+1)^2}, f(-\dfrac{1}{x+1}) = -\dfrac{y+1}{(x+1)^2}, f(\dfrac{x}{x+1}) = 1 - \dfrac{y+1}{(x+1)^2} = \dfrac{x^2+2x-y}{(x+1)^2}, f(\dfrac{x+1}{x}) = \dfrac{\dfrac{x^2+2x-y}{(x+1)^2}}{(\dfrac{x}{x+1})^2} = \dfrac{x^2+2x-y}{x^2}, f(1/x) = \dfrac{2x-y}{x^2}, f(x) = 2x-y $

Từ đó suy ra 2x - y = y, tức là y = x. Vậy f(x) = x.

Trong lý luận trên, ta cần đến điều kiện x khác 0 và -1. Tuy nhiên từ điều kiện f(x+1) = f(x) + 1 ta dễ dàng suy ra f(0) = 0 và f(-1) = 1. Vậy f(x) = x là tất các nghiệm của bài toán.

Bài toán 2. Tìm tất cả các hàm số f: R -> R thoả mãn điều kiện
$ f(x^2-y) = xf(x) - f(y) $ với mọi x, y thuộc R
Giải. Thay x = y = 0 vào phương trình hàm, ta được f(0) = - f(0), suy ra f(0) = 0. Thay y = 0 và phương trình hàm, ta được
$f(x^2) = xf(x) (1) $
Từ đó suy ra
$ f(x^2-y) = f(x^2) - f(y)$
Thay x = 0, ta được f(-y) = - f(y). Thay y bằng - y, ta được
$f(x^2+y) = f(x^2) - f(-y) = f(x^2) + f(y) $ với mọi x, y.
Từ đó, kết hợp với tính chất hàm lẻ, ta suy ra $f(x+y) = f(x) + f(y) $với mọi x, y.
Bây giờ ta có $f((x+1)^2) $một mặt có thể tính theo công thức (1), tức là bằng
$(x+1)f(x+1) = (x+1)(f(x)+f(1))$. Mặt khác, ta có thể khai triển
$f((x+1)^2) = f(x^2+2x+1) = f(x^2) + 2f(x) + f(1) = xf(x) + 2f(x) + f(1).$
Từ đó ta được phương trình $(x+1)(f(x)+f(1)) = xf(x) + 2f(x) + f(1)$, suy ra $f(x) = f(1)x$.
Đặt $f(1) = a$, ta được $f(x) = ax$. Thử lại vào phương trình ta thấy nghiệm đúng.

Vậy $f(x) = ax$ với a thuộc R là tất cả các nghiệm của bài toán.

Phương pháp tạo ra các mối liên kết cũng có thể áp dụng hiệu quả trong các bài toán phương trình hàm trên Q, N, Z. Ta xem xét một số ví dụ

Bài toán 3. Tìm tất cả các hàm số f : Q+ -> Q+ thoả mãn các điều kiện
i) $f(x+1) = f(x) + 1 $với mọi x thuộc Q+;
ii) $f(x^2) = f^2(x) $với mọi x thuộc Q+.
Giải. Từ điều kiện i) ta dễ dàng suy ra f(n) = n với mọi n thuộc Z và f(r+n) = f(r ) + n với mọi r thuộc Q và n thuộc Z. Bây giờ ta tính f(r ) với r = p/q. Ý tưởng ta sẽ tính $f((r+q)^2) $ theo f(r ) bằng hai cách.
Trước hết $f((r+q)^2) = f^2(r+q) = (f(r ) + q)^2 $ (1)
Mặt khác $f((r+q)^2) = f(r^2+2p+q^2) = f(r^2) + 2p + q^2 = f^2(r ) + 2p + q^2$ (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra $f^2(r ) + 2qf(r ) + q^2 = f^2(r ) + 2p + q^2 $=> $f(r ) = p/q = r$.

Vậy f(r ) = r với mọi r thuộc Q.

Bài toán 4. Tìm tất cả các hàm số f: N -> N sao cho
$f(m^2+n^2) = f^2(m) + f^2(n) $ với mọi m, n thuộc N
Giải. Cho m = n = 0, ta được $f(0) = 2f^2(0)$, suy ra f(0) = 0. Cho m = 1, n = 0, ta được f(1) = 0 hoặc f(1) = 1. Ta xét trường hợp f(1) = 1, trường hợp f(1) = 0 xét tương tự. Với f(1) = 1, ta lần lượt tính được
$ f(2) = f(1^2+1^2) = f^2(1) + f^2(1) = 2 $
$ f(4) = f(2^2+0^2) = f^2(2) + f^2(0) = 4 $
$ f(5) = f(2^2+1^2) = f^2(2) + f^2(1) = 5 $
Nhưng làm sao để tính, chẳng hạn f(3)? Rõ ràng f(3) không thể tính được theo sơ đ?#8220; trên được, vì 3 không biểu diễn được dưới dạng tổng của hai bình phương.

Ta nhớ lại một bài toán lớp 3. Có 1 cái cân đĩa với 2 quả cân 1kg, 5kg và 1 bao đường nặng 10kg. Hãy cân ra 7kg đường bằng 1 lần cân. Rõ ràng, với cách cân thông thường thì ta chỉ cân được 1kg đường, 4kg đường (5-1), 5 kg đường và 6kg đường. Tuy nhiên, nếu tinh ý 1 chút, ta có thể có phương án cân được 7kg đường như sau: Đặt vào đĩa bên trái quả cân 1kg và 10kg đường, đĩa bên phải là quả cân 5kg, sau đó chuyển dần đường từ bên trái sang bên phải sao cho cân cân bằng, khi đó số đường còn lại ở đĩa bên phải là 7kg !

Bây giờ ta cũng thủ thuật tương với bài toán này. Ta không tính được trực tiếp f(3) nhưng ta lại có $f^2(5) = f(25) = f(3^2+4^2) = f^2(3) + f^2(4)$. Từ đó ta được f(3) = 3.

Tương tự như vậy ta có thể tính được f(6) nhờ vào đẳng thức $6^2 + 8^2 = 102$, trong đó $f(8) = f(2^2+2^2) = 2f^2(2) = 8$, $f(10) = f(3^2+1^2) = f^2(3) + f^2(1) = 10$.
Tiếp tục, để tính f(7), ta để ý $7^2 + 1 = 50 = 5^2 + 5^2$, từ đó f(7) = 7. Cũng như thế, do $11^2 + 2^2 = 10^2 + 5^2 $nên ta suy ra f(11) = 11.

Cách làm này có thể tổng quát hoá như thế nào? Ý tưởng là nếu $m^2 + n^2 = p^2 + q^2 (1) $thì $f^2(m) + f^2(n) = f^2(p) + f^2(q)$. Do đó nếu ta đã tính được f(n), f(p), f(q) thì f(m) cũng sẽ tính được.

Làm thế nào để có được những đẳng thức dạng (1) ở dạng tổng quát, cho phép ta chứng minh f(n) = n với mọi n bằng quy nạp? Chú ý rằng (1) có thể viết lại thành (m-p)(m+p) = (q-n)(q+n) = N. Do đó nếu chọn những số N có 2 cách phân tích thành tích của những số có cùng tính chẵn lẻ, ta sẽ tìm được nghiệm cho (1). Chọn N = 8k = 2.4k = 4.2k và N = 16k = 4.4k = 8.2k, ta được hệ
m - p = 2, m+p = 4k, q - n = 4, q + n = 2k

m - p = 4, m+p = 4k, q - n = 8, q + n = 2k
Từ đó được các hằng đẳng thức tương ứng
$ (2k+1)^2 + (k-2)^2 = (2k-1)^2 + (k+2)^2$

$ (2k+2)^2 + (k-4)^2 = (2k-2)^2 + (k+4)^2$
Từ hai đẳng thức này, với chú ý là ta đã chứng minh được f(n) = n với n = 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, ta dễ dàng chứng minh bằng quy nạp được rằng f(n) = n với mọi n thuộc N.

Trường hợp f(1) = 0, cũng bằng cách lý luận nêu trên ta suy ra f(n) = 0 với mọi n thuộc N.

Bài tập.

1. Tìm tất cả các hàm số f: Q -> Q thoả mãn các điều kiện
i) $ f(x+1) = f(x) + 1 $với mọi x thuộc Q;
ii) $f(x^3) = f^3(x) $với mọi x thuộc Q;

2. Tìm tất cả các hàm f: R \ {0} -> R thoả mãn đ?#8220;ng thời các điều kiện
i) f(1) = 1;
ii) f(1/(xy)) = f(1/x) + f(1/y)
iii) (x+y)f(x+y) = xyf(x)f(y)
với mọi x, y mà xy(x+y) khác 0.

3. Tìm tất cả các hàm số f: R -> R thoả mãn
$f(x^5 - y^5) = x^2f(x^3) - y^2f(y^3) $với mọi x, y thuộc R.

4. Tìm tất cả các hàm số f: Z -> Z thoả mãn điều kiện
$f(a^3+b^3+c^3) = f^3(a) + f^3(b) + f^3(c )$
với mọi a, b, c thuộc Z.

5. Cho hàm số f: R -> R thoả mãn điều kiện
i) $f(x^2) = f^2(x)$ với mọi x thuộc R;
ii) $f(x+1) = f(x) + 1$ với mọi x thuộc R.
Chứng minh rằng f(x) = x.

#4
VIF

VIF

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 12 Bài viết
thầy viết latex lỗi tùm lum khó đọc quá
sửa lại cho dễ đọc đi thầy

#5
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Paste từ Word sang nên gặp một số lỗi. Tôi đã sửa lại.

Chỉ còn 1 ngày nữa là hết hạn nộp bài của bài số 1. Các bạn gửi về địa chỉ [email protected] để được chấm. Chú ý là không cần phải giải hết tất cả các bài.

Đề số 2 sẽ được post vào chiều thứ tư, 9/12. Lời giải và nhận xét đề số 1 sẽ được post vào ngày thứ bảy 12/12.

Chúng tôi mong được sự chung tay chung sức của các thầy cô, các bạn SV và sự hưởng ứng nhiệt tình của các bạn học sinh.

#6
vu thanh tung

vu thanh tung

    Lính mới

  • Thành viên
  • 4 Bài viết
Mong thầy có thể post file pdf hoặc file doc của bài giảng 1 lên để các thành viên tiện đọc và có thể in ra đc

#7
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đây là file Word của bài giảng trên.

Bài giảng này trích từ bài viết của tôi đăng trong kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỷ niệm 25 năm seminar Giải tích của GS Nguyễn Văn Mậu.

Chương trình mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp, các bạn SV với các đề toán, bài giảng. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected], tiêu đề [4VMO2010].

File gửi kèm



#8
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết
file pdf

File gửi kèm


Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#9
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết

Chỉ còn 1 ngày nữa là hết hạn nộp bài của bài số 1. Các bạn gửi về địa chỉ [email protected] để được chấm. Chú ý là không cần phải giải hết tất cả các bài.

Thầy ơi, không được thi VMO có được gửi baì dự thi không ạ. Em có giải rồi nhưng thấy bảo lớp luyện thi VMO nên thôi.
----------------------------------------------------------
Buồn quá, thế là ước mơ 12 năm mãi mãi cũng chỉ là ước mơ, một ước mơ không tưởng (nhân đây xin được thông báo và cũng là câu trã lời cho hơn 20 tin nhắn luôn, chắc mọi người hiểu rồi, hi vọng không ai hỏi thêm về vụ VMO này nữa. Thanks so much)
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#10
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết

Thầy ơi, không được thi VMO có được gửi baì dự thi không ạ. Em có giải rồi nhưng thấy bảo lớp luyện thi VMO nên thôi.
----------------------------------------------------------
Buồn quá, thế là ước mơ 12 năm mãi mãi cũng chỉ là ước mơ, một ước mơ không tưởng (nhân đây xin được thông báo và cũng là câu trã lời cho hơn 20 tin nhắn luôn, chắc mọi người hiểu rồi, hi vọng không ai hỏi thêm về vụ VMO này nữa. Thanks so much)


Thái gửi đi, mình học toán đâu chỉ là chỉ vì kỳ thi VMO. Em cũng đừng buồn. Biết bao nhiêu bạn chưa thành công ở các kỳ thi VMO, TST nhưng sau đó vẫn rất thành công ở các bậc học tiếp theo và sau đó trở thành người thành đạt.

Thành đạt cho mình và giúp ích cho đời, đó mới là mục tiêu phấn đấu.

Thực ra chúng tôi mở ra chương trình này là dành cho nhiều đối tượng, cả các bạn sẽ thi, cả các bạn không thi và cả các bạn đã thi. Có 1 công việc chung để làm, hoạt động của diễn đàn sẽ có định hướng hơn.

#11
supermember

supermember

    Đại úy

  • Hiệp sỹ
  • 1646 Bài viết

đúng , nếu ta học Toán chỉ vì 1 tí giải như VMO , TST hay thậm chí IMO thì cũng chưa hẳn là hay

Điều quan trọng là tình yêu của chúng ta giành cho Toán có lớn không ? . Rất nhiều người , thậm chí có giải QG xong , họ cũng bỏ Toán

Đi theo cái khác , chấp nhận 1 cuộc sống nhàm chán , thiếu sáng tạo . Đơn giản vì họ ngại khó , ngại khổ . Anh không phê phán những

người đó vì theo cái gì là quyền của họ , nhưng lâu lâu họ cũng nói với anh giọng kể lể về thứ tẻ nhạt mà họ nếm từ ngày xa Toán. Dĩ

nhiên , theo Toán là 1 con đường gian nan nhưng đầy vinh quang , nếu em vượt qua được thất bại này , đó mới là cái hay em ạ . Nếu mình

thích thì có thể chọn 1 đại học về Toán , em sẽ vẫn có những cơ hội ở phía trước như OLP SV , IMC chẳng hạn ...... Và biết đâu , em sẽ là

1 GV của ĐH Vinh bồi dưỡng học sinh thi VMO trong tương lai :)

Nhưng trước tiên thì lo thi ĐH đã nhé


Khi bạn là người yêu Toán, hãy chấp nhận rằng bạn sẽ buồn nhiều hơn vui :)

#12
vuthanhtu_hd

vuthanhtu_hd

    Tiến sĩ Diễn Đàn Toán

  • Hiệp sỹ
  • 1189 Bài viết

Thầy ơi, không được thi VMO có được gửi baì dự thi không ạ. Em có giải rồi nhưng thấy bảo lớp luyện thi VMO nên thôi.
----------------------------------------------------------
Buồn quá, thế là ước mơ 12 năm mãi mãi cũng chỉ là ước mơ, một ước mơ không tưởng (nhân đây xin được thông báo và cũng là câu trã lời cho hơn 20 tin nhắn luôn, chắc mọi người hiểu rồi, hi vọng không ai hỏi thêm về vụ VMO này nữa. Thanks so much)

Chia buồn với thằng em nhớ :) .Thực sự sau này lên ĐH rồi em sẽ thấy mấy cái giải này chả có gì quan trọng.

Nếu một ngày bạn cảm thấy buồn và muốn khóc,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi không hứa sẽ làm cho bạn cười nhưng có thể tôi sẽ khóc cùng với bạn.
Nếu một ngày bạn muốn chạy chốn tất cả hãy gọi cho tôi.
Tôi không yêu cầu bạn dừng lại nhưng tôi sẽ chạy cùng với bạn.
Và nếu một ngày nào đó bạn không muốn nghe ai nói nữa,hãy gọi cho tôi nhé.
Tôi sẽ đến bên bạn và chỉ im lặng.
Nhưng nếu một ngày bạn gọi đến tôi mà không thấy tôi hồi âm...
Hãy chạy thật nhanh đến bên tôi vì lúc đó tôi mới là người cần bạn.

______________________
__________________________________
Vu Thanh TuUniversity of Engineering & Technology


#13
toanhocmuonmau

toanhocmuonmau

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 438 Bài viết
Chút quà mọn...

File gửi kèm


The love makes us stronger!

V. Q. B. Can


#14
nguyenducnhan

nguyenducnhan

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết

Đây là file Word của bài giảng trên.

Bài giảng này trích từ bài viết của tôi đăng trong kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỷ niệm 25 năm seminar Giải tích của GS Nguyễn Văn Mậu.

Chương trình mong nhận được sự đóng góp của các đồng nghiệp, các bạn SV với các đề toán, bài giảng. Mọi đóng góp xin gửi về địa chỉ [email protected], tiêu đề [4VMO2010].


Em chào thầy DŨNG,Thưa thầy,Thầy có thể up file kỷ yếu Hội nghị Khoa học kỷ niệm 25 năm seminar Giải tích của GS Nguyễn Văn Mậu tại Bắc Giang 11/2009 lên diễn đàn được không ạ.Em cảm ơn thầy

#15
hongthaidhv

hongthaidhv

    GS-TSKHVMF. Lê Hồng Thái

  • Thành viên
  • 442 Bài viết
Em xin được cảm ơn tất cả mọi người nhiều lắm. em sẽ cố gắng để thực hiện được ước mơ trở thành nhà toán học ( ít nhất cũng là GV toán) của mình. Nhưng trước tiên phải cũng cố lại Lí Hóa cái đã, sắp thi HKI rồi .Dạo này Lí hóa sa sút nghiêm trọng :) nên sẽ ít đầu tư cho toán đc.
M.Lê Hồng Thái
La classe des Matériaux Avancés - Groupe des Écoles des Mines (GEM)
Mél: [email protected]
Y!M: turjnto_le
Facebook: http://www.facebook.com/hongthai.le
Télé: +84(0)936 431 156
+84(0) 979 646 777

#16
toanhocmuonmau

toanhocmuonmau

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 438 Bài viết
File mới nhất... đã hoàn thành nhiệm vụ thầy giao.

File gửi kèm


The love makes us stronger!

V. Q. B. Can


#17
chuyentoan

chuyentoan

    None

  • Hiệp sỹ
  • 1650 Bài viết

File mới nhất... đã hoàn thành nhiệm vụ thầy giao.

Bạn có thể add thêm Bookmark không? :D Vì mình không phải là tác giả nên không dám add vào :x Có BM sẽ dễ cho mọi người đọc hơn.
The only way to learn mathematics is to do mathematics

#18
toanhocmuonmau

toanhocmuonmau

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 438 Bài viết

Bạn có thể add thêm Bookmark không? :D Vì mình không phải là tác giả nên không dám add vào :x Có BM sẽ dễ cho mọi người đọc hơn.

Mình cũng đâu phải tác giả. Mình ghi tác giả là thầy Dũng đàng hoàng mà. :D

Bên dưới là file mới nhất có bookmark theo yêu cầu (thú thật là mình chẳng thích dùng anh bookmark này mấy).

File gửi kèm


The love makes us stronger!

V. Q. B. Can


#19
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Bài giảng 2. Dãy truy hồi loại $ u_{n+1} = f(u_n) $

(Trích từ Giáo trình Giải tích 1, Jean-Marie Monier, NXBGD 1999)

Cách tính chất chung

Cho I là một khoảng đóng của R, f: I --> I là một ánh xạ.
a) Giả sử f đơn điệu trên I.
* Trường hợp f tăng trên I
Vì với mọi n nguyên dương thì $u_{n+1} - u_n = f(u_n) - f(u_{n-1})$ nên ta thấy rằng $u_{n+1} - u_{n}$ cùng dấu với $ u_1 - u_0 $.
Chính xác hơn:
$ u_0 \le u_1 => u_1 \le u_2 => ... => u_{n} \le u_{n+1} => ... $
$ u_0 \ge u_1 => u_1 \ge u_2 => ... => u_{n} \ge u_{n+1} => ... $
Như vậy $(u_n) $ đơn điệu và có chiều biến thiên phụ thuộc vào vị trí tương đối của $u_0$ và $u_1$. Trong mỗi ví dụ chỉ còn phải xem $(u_n)$ bị chặn dưới hay bị chặn trên.
* Trường hợp f giảm trên I.
Ánh xạ fof tăng trên I, vậy theo trường hợp trên, các dãy con với chỉ số chẵn và chỉ số lẻ đều đơn điệu (và có chiều ngược nhau)
b) Giả sử f liên tục trên I.
Nếu $u_n -> L $ thì L thuộc I, chuyển qua giới hạn khi n dần đến vô cùng trong biểu thức $u_{n+1} = f(u_n)$, ta suy ra f(L) = L. Thường thì ta có thể giải phương trình f(L) = L (ẩn là L thuộc I) và từ đó xác định được các giới hạn "khả dĩ" của $(u_n)$.
Ta nói một phần tử x của I là một điểm bất động của f khi và chỉ khi f(x) = x.

Ví dụ.

Khảo sát sự hội tụ của các dãy sau đây

1. $u_0 = 1, u_{n+1} = \dfrac{u_n}{u_n^2+1}$

* Trước hết, một phép quy nạp đơn giản cho thấy rằng với mọi n thuộc N, $u_n$ thuộc [0, +oo)
* Với mọi n thuộc N, $u_{n+1} - u{n} = -\dfrac{u_n^3}{u_n^2+1} \le 0$, vậy $(u_n)$ giảm.
* Vì $(u_n) $ giảm và bị chặn dưới bởi 0 nên nó hội tụ đến một số thực L và $L \ge 0$.
Chuyển qua giới hạn khi n tiến tới +oo, ta có $L = \dfrac{L}{L^2+1}$, từ đó L = 0.
Cuối cùng ta được $u_n -> 0$.

2. $u_0 > 0, u_{n+1} = \dfrac{1}{2}(u_n+a^2/u_n)$ trong đó a là một hằng số dương cho trước.

* Trước hết, một phép quy nạp đơn giản cho thấy với mọi n thuộc N, $u_n$ tồn tại và thuộc (0, +oo).
* Điểm bất động duy nhất thuộc (0, +oo) của hàm số $f(x) = \dfrac{1}{2}(x+a^2/x)$ là x = a.
* Với mọi n thuộc N, $u_{n+1} - a = \dfrac{u_n^2+a^2-2au_n}{2u_n} = \dfrac{(u_n-a)^2}{2u_n} \ge 0$
* Với mọi n thuộc N*, $u_n+1 - u_n = \dfrac{a^2-u_n^2}{2u_n} \le 0 $

Vậy $(u_n)$ giảm và bị chặn dưới bởi a nên hội tụ đến một số thực L thuộc [L; +oo), số thực đó chỉ có thể là a theo lời giải của f(x) = x.

Cuối cùng $u_n -> a$

3. $u_0 > 0, u_{n+1} = \dfrac{1}{6}(u_n^2+8)$

* Phép quy nạp đơn giản chứng tỏ rằng với mọi n thuộc N, $u_n > 0$.
* Phép giải phương trình f(x) = x với x thuộc R+ cho thấy f có hai điểm bất động là 2 và 4. Khảo sát hàm số f(x), ta thấy f tăng trên (0, +oo) và các khoảng đóng [0, 2], [2, 4], [4, +oo) đều ổn định đối với f (nghĩa là f([0, 2] thuộc [0, 2] ...)
* Vì f tăng, $(u_n)$ đơn điệu nên chiều biến thiên phụ thuộc vào dấu của $u_1 - u_0$. Vì $f(x) - x = \dfrac{1}{6}(x-2)(x-4)$, nên dấu của $u_1 - u_0$ phụ thuộc vào vị trí tương đối của $u_0 $ so với 2 và 4.
Trường hợp 1: $u_0$ thuộc [0; 2]
Ở đây $u_1 \ge u_0$, vậy bằng một phép quy nạp đơn giản ta có với mọi n thuộc N: $u_{n+1} \ge u_n$.
Hơn nữa, với mọi n thuộc N, $u_n$ thuộc [0;2].
Vậy $(u_n)$ tăng và bị chặn trên bởi 2, nên hội tụ đến số thực L thuộc [0; 2]. Ta đã thấy L thuộc {2, 4}. Vậy L = 2.
Trường hợp 2: $u_0$ thuộc [2; 4)
Bằng cách tương tự ta thấy rằng $(u_n)$ giảm và bị chặn dưới bởi 2 nên hội tụ đến một số thực L thuộc [2; u_0] thuộc [2; 4). Ta đã biết L thuộc {2, 4}, vậy L = 2.
Trường hợp 3: $u_0 = 4$.
Dãy $(u_n)$ không đổi và bằng 4, hội tụ đến 4.
Trường hợp 4: $u_0$ thuộc (4;+oo).
Ở đây $(u_n)$ tăng. Nếu $(u_n)$ hội tụ đến một số thực L thì ta có $L \ge u_0 > 4$, mâu thuẫn với L thuộc {2, 4}. Do đó $(u_n)$ tăng và phân kỳ, vậy $u_n$ --> +oo.

Ta nói rằng 2 là điểm bất động hút và 4 là điểm bất động đẩy của f.

4. $u_0 = 1, u_{n+1} = \dfrac{1}{2+u_n}$

* Phép quy nạp đơn giản cho thấy rằng với mọi n thuộc N, $u_n > 0$.
* Cho $f: R+ -> R+, x -> \dfrac{1}{2+x}$. Phép giải phương trình f(x) = x (với x>0) cho thấy có 1 và chỉ một điểm bất động, ký hiệu là A và $A = \sqrt{2} - 1$.
* Với mọi n thuộc N, ta có $|u_{n+1} - A| = |\dfrac{1}{2+u_n} - \dfrac{1}{2+A}| = \dfrac{|u_n-A|}{(2+u_n)(2+A)}\le \dfrac{2}{4}|u_n-A|$
* Bằng một phép quy nạp đơn giản, ta suy ra
với mọi n thuộc N, $|u_n-A| \le \dfrac{1}{4^n}|u_0-A|$
Vậy $u_n$ --> A.

Ở đây không cần khảo sát các dãy con với chỉ số chẵn và chỉ số lẻ.

(Còn tiếp)

#20
namdung

namdung

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1205 Bài viết
Đây là bài luyện thi số 2.

Các bạn làm và gửi về theo địa chỉ [email protected] trước 24:00 ngày 13/12 năm 2009.

Chương trình được thực hiện với sự giúp đỡ của Nokia Việt Nam,

Bạn có thể tạo email cho riêng mình tại địa chỉ mail.ovi.com

Vào link: http://www.nokia.com...u/gameloft/quiz để tham gia trả lời câu hỏi và nhận vé xem phim miễn phí tại Mega Star, cũng như nhận được những thông tin thú vị về Games, nhạc chuông, hình nền do Nokia cung cấp.

Cảm ơn các bạn Võ Quốc Bá Cẩn, Lê Nam Trường đã cung cấp bài cho đề lần này.

File gửi kèm






1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh