Đến nội dung

Hình ảnh

cách học môn toán sao cho hiệu quả

* * * * * 1 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 27 trả lời

#1
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
Thứ nhất, cách học này khá gian khổ và cần lòng kiên trì lẫn niềm tin rất lớn, vì ban đầu sẽ chẳng có chút thành công nào cả(trừ khi người đó thông minh...), nên cách học này nên cân nhắc trước khi tiến hành.
Thế đầu tiên, môn toán gồm 2 loại hình cơ bản: đại số và hình học, nhưng càng lên cao 2 cái trộn vào nhau nên chẳng biết cái nào ra cái nào, nhưng chuyện đó để sau. Sau 1 năm tìm tòi và gần 2 năm thử nghiệm, em chỉ mới đạt được kết quả vào khoảng 3 tháng cuối cùng, nhưng không có nghĩa là người nào cũng như em, nhiều khi còn nhanh hơn cả chục lần nữa là khác ^^.
Về Đại số
: gồm 3 bước: 1/học lý thuyết và nắm thật vững, nghĩa là phải hiểu được lý thuyết nói gì và áp dụng thực tế vào bước 2
2/áp dụng thực tế: thế vấn đề là ở chỗ áp dụng như thế nào là hợp lý nhất, em đã tìm ra giải pháp, đó là làm đầu tiên các bài tập cơ bản,trung bình,nâng cao với số lượng tỉ lệ là 10:5:2, vì sao lại có tỉ lệ như vậy? Vì muốn nắm vựng lý thuyết phải nắm vững cơ bản của lý thuyết, sau khi đã có căn bản, chúng ta mới bắt đầu đi sâu hơn về các dạng của lý thuyết, tập nhìn vấn đề sao cho thấy được cái lắc léo bên trong bài toán, thế làm sao để nhìn đuợc? có 2 cách,
cách 1:có 3 bước: tập chuẩn đoán mức độ khó của mỗi bài toán>tập khả năng sáng tạo(qua các lớp hội họa, ca múa nhạc kịch...)>tập khả năng tư duy(bằng cách làm ô số sudoku hay chơi ô chữ v...v...).
cách 2: đối với một người thông minh, thì khả năng tư duy cao nên có thể bỏ bước 1 và 3.
Trở lại vấn đề, sau khi đã nhìn mỗi bài toán thông suốt, chúng ta đi sâu hơn về tư duy, khi làm các bài nâng cao, nó có rất rất rất rât rất rất rất rất nhiều dạng kỳ lạ quái thai, nhưng nó đều bắt nguồn từ 1 gốc căn bản, nó khó không phải vì nó cao siêu hay gì cả, mà vì nó là sự tổng hợp của nhiều kiến thức, khi làm tới các bài toán nâng cao, hãy chắc chắn rằng kiến thức đã vững và đồng thời phải tìm hiểu thêm thật nhiều các kiến thức khác. với dạng nâng cao, chúng ta không thể dễ dàng làm được ngay, chúng đòi hỏi không những tư duy, óc sáng tạo mà còn kinh nghiệm giải toán, nên phần này, bắt buộc phải có tính kiên trì, làm nhiều bài tập của từng dạng và nhiều dạng.
3/đây là bước dành cho những người thật sự yêu thích toán học và dành cả đời vì nó: sáng tạo ra bài toán mới, tự chỉnh sửa các bài toán đó và làm càng nhiều lần như vậy càng tốt, nó rất có lợi vì nó sẽ giúp ta hoàn thành bước 2 tốt hơn cả khi chúng ta bắt đầu, hay nói 1 cách khác, càng sử dụng phương pháp này, chúng ta học càng nhanh và giỏi chứ không như các phương pháp học khác, càng lúc càng khó dần...
Về hình học: khá đơn giản, giống như 3 bước trên, nhưng cái hay ở bước 3 là nó không ngừng ở việc sáng tạo mà chúng ta còn phải tập tư duy thêm, bằng cách nào?Đơn giản, với mỗi bài hình, chúng ta thay đổi kết cấu của các phần tử trong bài toán đó, nghĩa là ví dụ cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O) với BC là đường kính... thì chúng ta thay đổi sao cho ABC không những là tam giác vuông mà còn vuông cân, hoặc không vuông mà cân hay đều, lồi, lõm,tứ giác, lục giác v..v... ban đầu chúng ta sẽ thấy mỗi lần sửa đề, là mỗi lần rất nhiều rắc rồi xuất hiện, chúng ta phải tập sửa tất cả các rắc rối đó>tư duy càng ngày càng phát triển...và học càng lúc càng nhanh hơn.

Đây là phương pháp dành cho một học sinh bình thường như em, không phải dành cho các bậc thầy cao siêu gì đâu, ai cũng thực hiện và đạt kết quả NHƯ NHAU, và như em đã nói ở trên và em cũng sẽ nói lại ở đây, đây là cách học đòi hỏi mức độ kiên trì rất cao, những thành quả sẽ chỉ đến một khi mọi người thật sự làm hết tất cả các bước trên, thời gian có thể rất ngắn là 1 năm cho đến lâu hơn và nhất là 6 năm hoặc hơn(chắc vậy).

Ngoài ra để học toán tốt hơn nữa, chúng ta cần học vượt cấp, đúng mọi người sẽ nghĩ rằng điên sao lại học vượt cấp, kiến thức câp này chưa hết mà ra vẻ ta đây, xin thưa, học vượt cấp chỉ là để hình thành ý niệm về các kiến thức trước khi học, ngắn gọn là phản xạ vô điều kiện, nhờ vậy, quá trình học của chúng ta sẽ nhanh hơn và đạt kết quả tốt hơn, thế nhưng nhiều người sẽ nghĩ học vượt cấp nghĩa là chú trọng kỹ lưỡng vào tất cả các kiến thức cấp đó và học như bình thường cấp đang học, đấy là 1 ý kiến và đây là ý kiến của em, học như vậy không những tốn thời gian mà còn có nguy cơ quên đi kiến thức cấp đang học, tin em đi em biết(một lần học nhiều quá, đi ngủ mà nhắm mắt lại là thấy số không là số, 4 giờ sáng mới chợp mắt, 6 giờ dây đi học trái buổi, ngủ gật trong lớp bị cô la ^u^, về tới nhà, đánh một giấc tới tối khỏi ăn cơm* quên đi học chính quy luôn)nên em khuyên mọi người đừng quá chú trọng đến các kiến thức đó, chúng ta chỉ học lý thuyết và các bài toán cơ bản, tuyệt đối không được học quá, nhưng đã học thì phải nhớ và phải biết rằng kiến thức vừa học có liên hệ như thế nào với kiến thức đang học, như vậy, vô hình chung, chúng ta đã hình thành 1 phản xạ, khi lên tới cấp đó, học không những nhanh hơn mà còn đạt được hiệu quả tốt hơn rất nhiều...( khuyến cáo: bước này có thể bỏ, hoặc áp dụng cũng được, không sao)

Đây là cách học của em, nếu ai muốn tiến hành thì không sao, không muốn cũng được, em không ép hay dọa dẫm gì cả, nhưng nếu đã tiến hành thì phải làm tới cùng, bỏ giữa chừng là "chết" theo đúng nghĩa đen. ^^. Hy vọng mấy anh mấy chị góp ý

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Mathgeek: 17-12-2009 - 12:24

Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#2
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
hay nhỉ , chắc là em học giỏi ghê lắm...................

#3
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
mình cũng có một chút kinh nghiệm muốn chia sẻ cùng các bạn:
Đôi khi ta gặp những bài toán mà không thể tìm ra hướng giải. Sau đó xem đáp án thì thấy có xen lẫn những phép chứng minh phụ " từ trên trời rơi xuống" mà ta chẳng hiểu vì sao mà nghĩ ra được phép chứng minh đó một cách không tự nhiên như vậy. Trong quá trình học toán , ta gặp rất nhiều bài toán có thể coi là nền móng cho rất nhiều phép chứng minh. ví dụ như : CM : (x+y+z)(1/x+1/y+1/z)>=9, a^2+b^2+c^2>= ab+bc+ca........... Những bài toán đó chứng minh rất đơn giản nhưng lại là nền móng cho rất nhiều phép chứng minh phức tạp. Vì vậy cách duy nhất để học tốt môn toán là phải làm nhiều , va vấp nhiều và sau mỗi bài toán phải tìm hiểu ứng dụng của nó trong các bài toán khác.
Đối với các bạn cấp 3 nên đặc biệt chú trọng phần bất đẳng thức vì nó liên quan mật thiết đến hầu hết các đơn vị kiến thức học ở THPT , mình chưa học THPT nhưng cũng đã tìm hiểu kha khá nên rút ra điều đó.

#4
chypkun95

chypkun95

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết
Mathgeek ơi!
cái kinh nghiệm này là đúc rút từ bản thân sao? ( hay là copy của ông nào đó)
anh công nhận em học vuợt lớp thật ( hình như 2 lớp đúng không) . mấy bữa nay ôn thi HSG , cứ nhắm mắt là mơ làm toán, sợ thật! không khéo mất ngủ mà chẳng được tích sự gì ^^!
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách đá phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em ....

ps: A better day

#5
Nguyễn Hoàng Nam

Nguyễn Hoàng Nam

    Độc thân...

  • Thành viên
  • 334 Bài viết
Theo mình thì chúng ta trước khi làm bài nên chú trọng đến lý thuyết. Một điểm nữa là cũng một dạng toán nhưng nó có vô vàn biến thể, chúng ta nên biết cách sáng tạo, tìm tòi cái mới trong toán học. Có một lời nói, ko nhớ của ai, là: Khi bạn giải được bài toán khó, bạn thực ra mới chỉ giải được 50% bài toán đó, vì 50% kia thuộc người ra đề mất rồi.
Kho tư liệu bất đẳng thức

My blog

My website
Bán acc Megaupload giá rẻ, giảm giá đặc biệt cho các thành viên của VMF :D
Contact: 01644 036630

#6
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
em học cũng được, không giỏi đâu, chỉ nhờ cách học đúng mà mới đạt được thành quả, có 2 con đường dẫn tới thành công, 1 là con đường chông gai, 1 là con đường thẳng. mỗi đường có 1 kết quả thu được khác nhau, nhưng đều có 1 đích đến, em đã đi cả 2 nên em có thể tạo ra 1 con đường khác để đạt kết quả tốt hơn. Đây thực sự là kinh nghiệm bản thân chị ơi, em tốn 1 năm ròng đút kết kinh nghiệm và thử nghiệm mới tìm ra đó chị ơi. Học thì dễ nhưng tìm ra cách học thì khó, nói vậy chứ em học dở ẹc à ^^
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#7
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
em có nghe tới việc thi học sinh giỏi, nhưng sao lớp 7 không thi vậy anh?
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#8
chypkun95

chypkun95

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết
Anh không biết, hình như HSG chỉ thi các lớp 5-9-12 thôi!, lớp 5 thì không nói làm gì nhưng lớp 9 với lớp 12 thi oải quá, còn bai nhiêu kì thi nưa, mệt mỏi kinh khủng!
( à mathgeek ơi, ở đây có thấy chị nào đâu? )
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách đá phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em ....

ps: A better day

#9
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
ặc, sorry, em có tật ẩu lắm, xin lỗi anh nhé, cứ tưởng anh là con gái hoài ^u^
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#10
chypkun95

chypkun95

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 273 Bài viết

ặc, sorry, em có tật ẩu lắm, xin lỗi anh nhé, cứ tưởng anh là con gái hoài ^u^

cứ thích trêu anh à? đánh cho bi giờ
Anh xa em
Trăng cũng lẻ
Mặt trời cũng lẻ
Biển vẫn cậy mình dài rộng thế
Vắng cánh buồm một chút đã cô đơn
Gió không phải là roi mà vách đá phải mòn
Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím
Sóng chẳng đi đến đâu nếu không đưa em đến
Vì sóng đã làm anh
Nghiêng ngả
Vì em ....

ps: A better day

#11
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
cái khó nhất trong giải một bài toán là sự suy ra một bài toán khác, đồng dạng nhưng khác số cũng như độ phức tạp tăng hoặc giảm sẽ làm cho chúng ta có khả năng mường tượng ra cách giải hơn là vùi đầu vào đống sách mà ngồi học, em có thằng bạn làm toán trong lớp rất siêu, cũng như nâng cao, nhưng hễ có bài nào em tự sáng tạo, cho nó làm, là nó bí ngay, vấn đề không phải ở chỗ để của em sai, thậm chí em có hỏi cô xem có đúng không(hoàn toàn không nhờ sửa giùm), và rất đúng... vấn đề ở chỗ, suy luận của bạn ấy,bị giới hạn bởi số bài bạn ấy làm, không phải bởi trí tưởng tượng, em thấy được lỗ hổng trong cách học của đa số đó, để tìm ra cách này, phức tạp, lâu hơn, nhưng cũng đỡ mệt óc hơn rất nhiều so với cách học điên cuồng kia(chủ yếu là do em rât lười làm bài, trừ khi nó quan trọng đối voi em).

À, anh Chypkun ơi, nếu anh có thi HSG, cho em mượn đề nha anh, kiến thức lớp 9 em còn lung lay lắm, nhất là cái logarit với phương trình diophant,
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#12
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
này em ơi , logarit lớp 9 không có đâu , vác sách lớp 12 ra mà đọc nhé!

#13
dlt95

dlt95

    [F][ï][G][¶-¶][†][ï][Ñ][G]

  • Thành viên
  • 304 Bài viết

À, anh Chypkun ơi, nếu anh có thi HSG, cho em mượn đề nha anh, kiến thức lớp 9 em còn lung lay lắm, nhất là cái logarit với phương trình diophant,


em có cần vượt cấp đến mức ko biết mình đang học cái ji`, kiến thức lớp mấy ko hả



Vực dậy từ trong màn đêm tối tăm, ánh dương kia dường như dẫn lối

Những hi vọng nhỏ nhoi trong ta thắp sáng lên

Cùng những giấc mơ này, sẽ thăng hoa mây trời

Bay, bay cao đến muôn ngàn.



Cần một niềm tin từ trong trái tim, chắp cánh bay cùng bao ước muốn

Những giai điệu nhịp đập trong ta đang hát vang

Listen to my heart, I’m flying to the sky

Và niềm khao khát sẽ chẳng phai mờ.


#14
Nguyễn Thái Vũ

Nguyễn Thái Vũ

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 684 Bài viết
đừng miên man quá kẻo hỏng đấy!11

#15
triều

triều

    VMF's Joker

  • Thành viên
  • 417 Bài viết
em mathqeek hãy xem lại . học vượt là rất tốt nhưng phải có liều lượng , học phần nào phải chắc phần đó (nói như Vũ : đừng miên man quá kẻo hỏng đấy )

P/S : @mathqeek : anh có 1 thằng bạn khá giống em ( cũng thi program ) nó ở tuyên quang & thi QG đạt giải 3 . nó biết hết toán/lý cấp 3 ( lớp 10+11+12 ) khủng thật - nhưng nó được vậy là nhờ luyện tập từ nhỏ . ( hiện giờ nó đang chuẩn bị thi HSG toán cấp tỉnh đấy )

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi triều: 28-04-2010 - 22:23

TÔI KHÔNG THÔNG MINH, TÔI CHỈ THÍCH ĐƯỢC KHÁM PHÁ


#16
Mathgeek

Mathgeek

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 414 Bài viết
quả thật, đôi khi em cũng bó tay với kiến thức của em, nếu anh học chắc anh cũng sẽ hiểu rằng đôi khi mình học kỹ rồi, kiến thức ngâm thăng vào đầu của mình, đến mức trộn cả vào kiến thức lớp khác, không phải vì học không chính xác, mà vì mội kiến thức cao hơn là sự bổ sung cho tính toàn diện của kiến thức cấp dưới vốn là bao quát của kiến thức cấp trên, nên khi học thật kỹ, anh sẽ không phân biệt nổi cái nào thuộc cấp nào nữa(cái logarit là do em mày mò khi học cái bài hàng điểm điều hòa). Anh Vũ khỏi lo, em có học miên man đi nữa, khi tới cấp đó, cũng học lại một lượt, chẳng sỡ mất, lại dính vào đầu hơn là đằng khác. Cái chính là phải sắp xếp các kiến thức sao cho chúng vừa hỗ trợ nhau để hợp lại thành một. Bây giờ, một kiến thức vậy lý nho nhỏ, anh có một hộp cát có hạt cát đường kính 2mm với dung tích là 50ml, hộp còn lại cũng 50ml với đầy đường. Tưởng tượng, hạt cát là kiến thức phổ quát(cấp thấp), hạt đường là kiến thức chuyên sâu(cấp cap). Nếu anh chỉ dùng hộp cát, thì kiến thức sẽ thiếu hụt, để một hạt cát bị gió bào mòn để trở nên nhỏ hơn và lấp đi các lỗ hỗng đó mất hơn...1 triệu năm, nghĩa là mất rất nhiều thơi gian, trong khi khoảng thời gian đó, mình có thể dùng cho việc khác. Tưởng tượng, anh trộn cả hai hộp với nhau, tưởng tượng não người có dung tích là 100ml, thì bình thường sẽ nghĩ rằng khi trộn với nhau cho hỗn hợp là 100ml, sai, hỗn hợp thu được nhỏ hơn nhiều, chừa lại một khoảng trống, cho chúng ta cơ hội để đổ vào đó thêm những chất khác,...Nói chung, rất nhiều người có một quan niệm lạc hậu là chia kiến thức ra làm nhiều phần, từ thấp tới cao để học cho dễ dàng, họ phải nhận thức rằng, tất cả đều là kiến thức không có phân biệt cao thấp gì cả, cái chủ yếu là họ có hiểu được chúng không mới quan trọng, nếu học cao mà hiểu được, thì tội gì không học, lại học cái thấp, làm giam thiểu năng suất làm việc cũng như thời gian quý giá của chúng ta. Khi kiến thức được tổng quát hóa, chúng sẽ bổ trợ cho nhau, từ cái tổng quát đó, chúng ta mới đi sâu hơn để hiểu rõ hơn các vấn đề đặt trong chúng... Nói chung, cách học chủ yếu hiện giờ cho chúng ta kết quả tức thì, cách học của em, cho kết quả sau một thời gian rất rất lâu, nhưng cũng đáng chứ. Em không muốn danh hiệu HSG gì hết, hay là thằng nhóc thông minh gì cả, tất ca những gì em muốn là học thật nhiều, để giúp nhân loại tiến nhanh hơn, trong kỷ nguyên của công nghệ và khoa học này, hơn nữa, để tìm ra cách hạn chế sự gia tăng entropy cực kỳ mãnh liệt của vũ trụ bây giờ, đó là mục đích thật sự của em, còn động lực, thật đơn giản, tất cả, em đều làm vì một người(chắc ai cũng biết). Vậy nên mọi người được quyền lựa chọn cách học tốt nhất cho mình hay tự sáng tạo ra nó
Some say love, it is a river
That drowns the tender reed
Some say love, it is a razor
That leaves your soul to bleed

Some say love, it is a hunger
An endless aching need
I say love, it is flower
And you-its only seed

#17
terenceTAO

terenceTAO

    mathematics...

  • Thành viên
  • 197 Bài viết
kinh nghiệm của tôi khá đơn giản khi đọc lí thuyết xong phải đặt câu hỏi TAI SAO LẠI CÓ CÁI NÀY ?? CAI NÀY LẤY Ở ĐAU?? TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI NGHĨ RA??_ đơn giản vì toán là môn khoa học cua suy luận bất cứ lí thuyết nào cũng do con người tự dựng lên có đều mỗi dụng một kiểu(vd:oclit và sepski)
thứ 2 phải đi ngược lại vấn đề để phát hiên cái mới:khi doc lí thuyết về khai căn bậc 2 có bạn học sinh thcs nào dám nghĩ rằng có thể có căn bậc hai của 1 số âm và phát hiện ra một trường số mới!!!(điều đó còn phụ thuộc vào việc hs có bước sang con đường mới trái với lề thói cũ không)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi terenceTAO: 17-02-2010 - 12:41

Stay hungry,stay foolish


#18
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Tất cả các môn, nhất là môn Toán đều cần có nền tảng là lý thuyết, có nền tảng vững chắc thì mới phát triển lên được... vì vậy mà chúng ta nên học thật kĩ lý thuyết trước đã rồi làm bài tập, và nên đi từ cái đơn giản đến phức tạp, dễ đến khó... Một cách bình thường nhưng hiệu quả.

"God made the integers, all else is the work of men"


#19
duchieu.math

duchieu.math

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
Mình nghĩ học trước chương trình cũng được nhưng miễn sao hiểu được và làm được

#20
duchieu.math

duchieu.math

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 49 Bài viết
mà mới học lớp 7 mà đã đúc kết được kinh nghiệm như thế này rồi thì quả là ..... bó tay




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh