Đến nội dung

Hình ảnh

Về các định lý về nhóm của Sylow!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 31 trả lời

#1
vinhspiderman

vinhspiderman

    Tồ đại hiệp

  • Thành viên
  • 189 Bài viết
Hôm trước mình thấy có nhiều bác đề cập và quan tâm tới các định lý về nhóm của Sylow,mấy bữa ấy đang tu tập "kiếm công" nên chưa rảnh,bữa nay rảnh rỗi post lên một topic về vấn đề này cho vui.Bà con cùng tham gia nhé!
Thứ tự mình trình bày ra đây chưa phải là tốt nhất,nó chỉ là thứ tự để tiện cho việc chứng minh thôi,còn về các ý

* vấn đề cơ bản dẫn đến việc nghĩ ra các định lý về p-nhóm Sylow (tức là ông Sylow đã quan tâm đến câu hỏi gì mà từ đó ông ta nghĩ ra các định lý này)
* làm sáng rõ vì sao ông Sylow nghĩ ra cách giải quyết vấn đề nói trên (tức là dựa trên những dấu hiệu gì mà ông Sylow đã nghĩ ra cách chứng minh của các định lý)
* lịch sử của việc hình thành các định lý này

thì mình rất tiếc là chưa rõ lắm,không dám "loạn ngôn" (hy vọng bác nào biết về các vấn đề trên thì cùng thảo luận)!
Cuối cùng,mình không đưa ra những chứng minh chi tiết nếu không có một hoàn cảnh nào quá đặc biệt,vì làm như vậy rất dài,không đủ thời gian.Vả lại,các bạn quan tâm có thể tìm xem từng bước của chứng minh trong những sách về đại số đại cương hoặc lý thuyết nhóm.Referrence của mình đề nghị là Algebra - S.Lang và The theory of groups - Hall.

1)Vấn đề cơ bản mở đầu của 3 định lý Sylow là công thức các lớp :
Xét G là một nhóm hữu hạn.Xét G tác dụng liên hợp lên chính nó.Chúng ta định nghĩa
Gx={y|y.x.y^(-1)=x} gọi là nhóm đẳng hướng của x trong G.
loc(G,x)={y.x.y^(-1)|y in G} gọi là quỹ đạo của x trong G.
Khi đó ta có :
(1a)(G:Gx)=card(loc(G,x))
(1b)Các loc(G,x) sẽ tạo thành các lớp phân hoạch của G nên dẫ đến
(G:1)=sum{(G:Gx)},trong đó tổng này lấy theo tất cả các lớp quỹ đạo loc(G,x) (gọi là công thức các lớp).

Để ý rằng với Z={y|yz=zy với mọi z thuộc G} là tâm của G thì x thuộc Z khi và chỉ khi (G:Gx)=1.Do đó công thức trên còn có thể viết lại
(G:1)=card(Z)+sum{(G:Gx)|(G:Gx)>1}

2)Để dẫn tới định lý 1 của Sylow,chúng ta cần 2 bổ đề sau :

Bổ đề 1 : Nếu G là một nhóm abel hữu hạn có số mũ m thì tồn tại s để m^s chia hết cho card(G).
(cm bằng quy nạp)

Từ bổ đề 1 ta suy trực tiếp ra bổ đề 2 :

Bổ đề 2 : Nếu G là một nhóm abel hữu hạn và p là một ước nguyên tố của card(G) thì trong G tồn tại một nhóm con H cấp p.

3)Xét một nhóm hữu hạn G có card(G) chia hết cho p nguyên tố.Giả sử s là số mũ lớn nhất sao cho p^s vẫn còn là ước của card(G).Khi ấy nhóm con có cấp p^s được gọi là p-nhóm con Sylow của G.Câu hỏi được đặt ra là có phải khi nào cũng tồn tại một p-nhóm con Sylow trong G hay không?
Nhờ vào (1b) và bổ đề 2,ta chứng minh được định lý Sylow 1 trả lời cho câu hỏi trên.Định lý đó như sau :

Nếu G là nhóm hữu hạn và p là một ước nguyên tố của card(G).Khi đó trong G tồn tại ít nhất một p-nhóm con Sylow.

Định lý này cho biết sự tồn tại của p-nhóm con Sylow,nhưng sâu hơn về cấu trúc và tính chất của các p-nhóm con này là định lý Sylow 2.Để chứng minh được định lý này ta cũng cần dùng một kết quả bổ trợ.

4)Bổ đề 3 : Cho H và K là các nhóm con của một nhóm G.Giả sử H là một nhóm con của cái chuẩn tắc hóa của K trong G.Khi ấy
(3a)HK=KH là một nhóm.
(3b)HK/K đẳng cấu với H/(H K)
(cm của bổ đề này không phức tạp lắm,có thể chứng minh trực tiếp)

5)Định lý Sylow 2 :
Bây giờ xét H là một p-nhóm con của G (tức là nhóm con có cấp là lũy thừa của G).Gọi S là tập tất cả các p-nhóm con Sylow của G.Khi ấy H tác dụng liên hợp lên S.Áp dụng (1b) và bổ đề 3 ta có thể chứng minh được định lý Sylow 2 phát biểu như sau :

Cho G là một nhóm hữu hạn.Khi đó
(5a)mỗi p-nhóm con H của G luôn được chứa trong một p-nhóm con Sylow nào đó.
(5b)tất cả các p-nhóm con Sylow của G đều liên hợp với nhau.
(5c)số các p-nhóm con Sylow của G đồng dư với 1 theo mod p.

6)Cuối cùng,từ công thức biến đổi của (1b) ta chứng minh được một phần của định lý Sylow 3 :

Cho G là một p-nhóm.Khi đó
(6a)G giải được.
(6b)nếu card(G)>1 thì tâm Z của G là không tầm thường.

Như đã nói ở trên,(6b) được chứng minh trực tiếp từ biến đổi của (1b).Còn (6a) có thể suy ra bằng quy nạp dựa trên (6b) và một bổ đề nhỏ dưới đây :

Bổ đề 4 : Cho f:G-->G' là đồng cấu nhóm.Khi đó nghịch ảnh của một tháp abel trong G' cũng là một tháp abel trong G.

Tóm lại,ta có các định lý Sylow (3,5,6).
Lạy chúa!
Con không hề hoài nghi tí nào về sự hiện hữu hoài nghi của người nhưng con hoài nghi rất nhiều về sự minh mẫn và công bình của người!

#2
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Có 2 kết quả gần giống với định lý Sylow 3, có ai biết cách chứng minh xin chỉ với :approx

1. Cho G là một nhóm hữu hạn, |G|=p^n.
Khi đó, số nhóm con chuẩn tắc (normal subgroup) của G có p^m phần tử (m < n+1) là một số đồng dư 1 mod p.

2. Cho G là một nhóm hữu hạn, |G|=p^n * k. (k ko chia hết cho p)
Khi đó, số nhóm con của G có p^m phần tử (m < n+1) là một số đồng dư 1 mod p.

Mở rộng: số nhóm con chuẩn tắc có lực lượng p^m của một nhóm hữu hạn có tính chất gì? có đồng dư 1 mod p ko?

#3
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Bổ đề 2 : Nếu G là một nhóm abel hữu hạn và p là một ước nguyên tố của card(G) thì trong G tồn tại một nhóm con H cấp p.


Mình đề nghị một bổ đề mạnh hơn như sau: G là một nhóm hữu hạn và p là một ước nguyên tố của |G| thì số các nhóm con cấp p của G đồng dư với -1 theo modulo p.

Một phát biểu khác được biết dưới tên Định lý Sylow 1 (Giáo trình Đại số hiện đại - ĐHKHTN-TPHCM): Cho G là một nhóm với |G|=http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?p^mk với (p,k)=1. khi đó với mỗi số tự nhiên r thỏa http://dientuvietnam...imetex.cgi?p^r.

Mình cũng biến đổi định lý này bằng cách thay cụm từ "nhóm con H của G" bởi "nhóm con chuẩn tắc H của G" khi k=1.

Câu hỏi mở rộng của anh madness hay thật, nói riêng với m=1 ta hãy tìm số các nhóm con chuẩn tắc cấp p (sâu hơn, hãy mô tả tất cả các nhóm con ...). Vì mỗi nhóm con chuẩn tắc cấp p đều là nhóm con của Z(G) mà Z(G) Abel nên bất kỳ một nhóm con nào của Z(G) cũng Abel (suy ra chuẩn tắc) vậy công việc còn lại là đếm số nhóm con cấp p của Z(G). Hơn nữa việc mô tả tất cả các nhóm Abel hữu hạn được xác định chính xác tới một đẳng cấu dựa vào cấu trúc các nhóm thương Z/p.
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#4
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Mình đề nghị một bổ đề mạnh hơn như sau: G là một nhóm hữu hạn và p là một ước nguyên tố của |G| thì số các nhóm con cấp p của G đồng dư với -1 theo modulo p.

Có lẽ nemo nhầm một tí, số các nhóm con cấp p của G đồng dư với 1 theo modulo p khi G là nhóm hữu hạn.

Vì mỗi nhóm con chuẩn tắc cấp p đều là nhóm con của Z(G) mà Z(G) Abel nên bất kỳ một nhóm con nào của Z(G) cũng Abel (suy ra chuẩn tắc) vậy công việc còn lại là đếm số nhóm con cấp p của Z(G).


Điều này chỉ đúng khi G là p-group. Nó được suy ra từ một mệnh đề: nếu G là finite p-group, và N là nontrivial normal subgroup, khi đó N giao Z(G) tại nhiều hơn 1 phần tử.

Nếu G là là finite group mà ko là p-group, có thể thấy A_3 là normal subgroup of order 3 trong S_3, mặt khác A_3 ko thể nằm trong Z(S_3) (vì nếu A_3 nằm trong Z(S_3), khi đó A_3=Z(S_3), mà (12) o (123) <> (123) o (12))

Điều nemo nêu ra là chứng minh cho kết quả 1 khi m=1 :approx.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 24-09-2005 - 23:57


#5
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Có lẽ nemo nhầm một tí, số các nhóm con cấp p của G đồng dư với 1 theo modulo p khi G là nhóm hữu hạn.

Không hiểu em nhầm chỗ nào nhưng em vẫn được kết quả là số các nhóm con cấp p (dĩ nhiên đều là nhóm xyclic) của G đồng dư với -1 theo mod p !?.
Trong chứng minh, đặt http://dientuvietnam...x_1,x_2,...,x_p)|x_i :D http://dientuvietnam...i?|X|=|G|^{p-1} :P p và xét tác động của nhóm http://dientuvietnam...mimetex.cgi?Z_p lên tập X được định nghĩa như sau:
http://dientuvietnam.net/cgi-bin/mimetex.cgi?(r,(x_1,x_2,...,x_p)) thành http://dientuvietnam... r},...,x_{p r}) (ở đây các chỉ số được lấy theo modulo p). Sử dụng công thức khai triển thành quĩ đạo thì được số các quĩ đạo có 1 phần tử (ứng với các bộ có dạng http://dientuvietnam....cgi?(x,x,...,x) và http://dientuvietnam...metex.cgi?x^p=1 tức mỗi bộ sẽ cho 1 nhóm con cấp p) phải chia hết cho p, nhưng rõ ràng (1,1,...,1) :D X và cấp của phần tử đơn vị 1 là 1, loại giá trị này thì số các bộ còn lại tương ứng với số các nhóm con cấp p sẽ đồng dư với -1 theo mod p !?

Điều này chỉ đúng khi G là p-group. Nó được suy ra từ một mệnh đề: nếu G là finite p-group, và N là nontrivial normal subgroup, khi đó N giao Z(G) tại nhiều hơn 1 phần tử.

Nếu N là nhóm con chuẩn tắc của G thì N là p-nhóm chuẩn tắc suy ra N có nhóm con xyclic cấp p chuẩn tắc, mà mọi nhóm con xyclic cấp p chuẩn tắc của G đều nằm trong Z(G), vì vậy p||N :luoi Z(G)|
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#6
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

cấp của phần tử đơn vị 1 là 1, loại giá trị này thì số các bộ còn lại tương ứng với số các nhóm con cấp p sẽ đồng dư với -1 theo mod p

nemo nhầm ở chỗ này, lúc này thì chỉ suy ra số các phần tử cấp p là đồng dư -1 mod p; mà số các phần tử cấp p bằng (p-1)*số các nhóm cấp p --> số các nhóm cấp p là đồng dư 1 mod p.

Nếu N là nhóm con chuẩn tắc của G thì N là p-nhóm chuẩn tắc suy ra N có nhóm con xyclic cấp p chuẩn tắc, mà mọi nhóm con xyclic cấp p chuẩn tắc của G đều nằm trong Z(G), vì vậy p||N giao Z(G)|


Một cách chứng minh khác cho mệnh đề "nếu G là finite p-group, và N là nontrivial normal subgroup, khi đó N giao Z(G) tại nhiều hơn 1 phần tử" :

Cho G tác động lên N: g*n = gng^{-1}; vì G là finite p-group nên |N| và |N^G| sẽ có cùng số dư khi chia cho p (N^G là tập các phần tử của N được cố định bởi G, và đây cũng chính là N giao Z(G)). Do |N| chia hết cho p, và N giao Z(G) chứa 1; vì thế N giao Z(G) có nhiều hơn 1 phần tử.

Nếu N là nhóm con chuẩn tắc cấp p thì |N giao Z(G)| = p , do đó N nằm trong Z(G).

#7
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

nemo nhầm ở chỗ này, lúc này thì chỉ suy ra số các phần tử cấp p là đồng dư -1 mod p; mà số các phần tử cấp p bằng (p-1)*số các nhóm cấp p --> số các nhóm cấp p là đồng dư 1 mod p.


Hay thật đúng là em không để ý tới điều này, rằng trong một nhóm cấp p thì ngoài đơn vị bất cứ phần tử nào cũng có cấp p. Cảm ơn anh madness.

Xét riêng nhóm G cấp http://dientuvietnam...mimetex.cgi?p^3 với p nguyên tố, em nghĩ Z(G)=[G,G] (nhóm hoán tử) và http://dientuvietnam...metex.cgi?G/Z(G) đẳng cấu với http://dientuvietnam...tex.cgi?Z_pxZ_p (từ đây suy ra |Z(G)|=p), em chưa kiểm tra điều này có đúng không nhưng nếu đúng thì vấn đề đặt ra là với những giá trị nào của n thì mỗi nhóm cấp http://dientuvietnam...mimetex.cgi?p^n đều đẳng cấu với nhóm http://dientuvietnam...?Z_pxZ_pX...Z_p (n lần lấy tích - điều này suy ra tất cả các nhóm hữu hạn cấp http://dientuvietnam...mimetex.cgi?p^n với n thỏa điều trên thì đều đẳng cấu với nhau) !?
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#8
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Xét riêng nhóm G cấp p^3 với p nguyên tố, em nghĩ Z(G)=[G,G](nhóm hoán tử) và  đẳng cấu với  (từ đây suy ra |Z(G)|=p),


Điều này chỉ đúng khi G là nonabelian. Nếu G là abelian thì Z(G)=G; và [G,G]={1}.

Nếu G là nonabelian, ta có mệnh đề sau: (chắc chắn đúng): nếu p là số nguyên tố, G là nonabelian group of order p^3, thì |Z(G)|=p, Z(G)=[G,G] và G/Z(G) isomorphic với Z/p x Z/p.

Để chứng minh mệnh đề trên, cần dùng một số tính chất sau của [G,G]:

Định nghĩa: [G,G] is the subgroup of G generated by all the elements of the form aba^{-1}b^{-1} for all a,b \in G.

Mệnh đề 1: (Universal property of [G,G]) [G,G] is normal in G; G/[G,G] is abelian; and for all abelian group A and group homomorphism f:G-->A, there exists a unique homomorphism g:G/[G,G]-->A such that f=g o q where q is the natural homomorphism G-->G/[G,G].

Mệnh đề 2: for any normal subgroup N of G such that G/N is abelian, we have: [G,G] is a subgroup of N. ([G,G] is the smallest normal subgroup H that makes G/H abelian)

Ngoài lề tí, mệnh đề 1 và 2 cho 2 tính chất "universal" khá thú vị của [G,G].

nhưng nếu đúng thì vấn đề đặt ra là với những giá trị nào của n thì mỗi nhóm cấp p^n đều đẳng cấu với nhóm Z/p x ... x Z/p (n lần lấy tích Z/p - điều này suy ra tất cả các nhóm hữu hạn cấp  với n thỏa điều trên thì đều đẳng cấu với nhau) !?


Trước hết xét nhóm cấp p^2: chỉ có 2 nhóm thỏa điều này, và có một nhóm ko phải Z/p x Z/p.

Câu hỏi đặt ra là có nonabelian group nào có cấp p^3 ko? Câu trả lời là có: xét các matrix 3x3 với các hệ số lấy trong Z/p, đường chéo là 1,1,1; và a_ij=0 với i>j. Đây là một nonabliean group G với order p^3.

Bây giờ với n>3, ta có thể thành lập một nhóm cấp p^n mà ko phải là tích của các Z/p.

----------

Có lẽ một câu hỏi thú vị là xét một finite p_group G bất kỳ, xem xét tính chất của Z(G) và [G,G]. Chúng có bằng nhau ko, hay một group là subgroup của group kia? Và G/Z(G) có tính chất gì? :P

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 26-09-2005 - 23:43


#9
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Nếu G là nonabelian, ta có mệnh đề sau: (chắc chắn đúng): nếu p là số nguyên tố, G là nonabelian group of order p^3, thì |Z(G)|=p, Z(G)=[G,G]và G/Z(G) isomorphic với Z/p x Z/p


Em kiểm tra được điều này thông qua sự kiện: Nếu nhóm G/Z(G) xyclic thì nhóm G giao hoán.

Trước hết xét nhóm cấp p^2: chỉ có 2 nhóm thỏa điều này, và có một nhóm ko phải Z/p x Z/p


Với nhóm cấp p^2 thì có thể chứng minh được nó đẳng cấu với 1 trong 2 nhóm là Z/(p^2) hoặc Z/p x Z/p, dự đoán cho nhóm cấp p^3 đẳng cấu với một trong các nhóm Z/(p^3), Z/(p^2) x Z/p hoặc Z/p x Z/p x Z/p, và mọi p-nhóm đều có thể mô tả thông qua tích của các nhóm thương dạng Z/(p^i) !?

Nhắc đến nhóm cấp p^3 có một bài toán hay là mọi nhóm cấp 8 không Abel đều đẳng cấu với một trong hai nhóm là Q_8 và D_4.

p/s: Em thắc mắc là khi nói G là p-nhóm thì có hàm ý G hữu hạn không nhỉ ? (Giáo trình của S.Lang chấp nhận điều này nhưng đa số sách còn lại em đọc đều không đề cập mà có lẽ là không vì nếu chấp nhận như thế thì trong các sách này có nhiều bài tập hay nhận xét khá vô duyên !?)
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#10
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Em kiểm tra được điều này thông qua sự kiện: Nếu nhóm G/Z(G) xyclic thì nhóm G giao hoán.

Cách này ngắn và hay thật :leq, nhưng làm sao nemo chứng minh Z(G)=[G,G]?

Với nhóm cấp p^2 thì có thể chứng minh được nó đẳng cấu với 1 trong 2 nhóm là Z/(p^2) hoặc Z/p x Z/p, dự đoán cho nhóm cấp p^3 đẳng cấu với một trong các nhóm Z/(p^3), Z/(p^2) x Z/p hoặc Z/p x Z/p x Z/p, và mọi p-nhóm đều có thể mô tả thông qua tích của các nhóm thương dạng Z/(p^i) !?


Ko biết anh có hiểu nhầm ý nemo ko nhỉ? Có phải nemo đặt vấn đề là mọi p-nhóm hữu hạn đều được mô tả thông qua tích của các nhóm Z/(p^i)? Nếu thế thì nemo đã cho rằng mọi p-nhóm hữu hạn đều giao hoán, mà điều này thì ko đúng, ví dụ như 2 nhóm cấp 8 ko giao hoán mà nemo chỉ ra, và nhóm bao gồm các ma trận 3x3 có tính chất như đề cập ở trên là nhóm ko giao hoán cấp p^3 với mọi số nguyên tố p. Thực chất nếu thế p thành số nguyên dương n bất kỳ thì đó cũng là nhóm ko giao hoán cấp n^3.

Và nếu lấy tích của nhóm G ko giao hoán cấp p^3 với Z/p thì ta được nhóm ko giao hoán cấp p^4, tiếp tục thế thì sẽ được nhóm ko giao hoán cấp p^n (n>=3).

p/s: Em thắc mắc là khi nói G là p-nhóm thì có hàm ý G hữu hạn không nhỉ ? (Giáo trình của S.Lang chấp nhận điều này nhưng đa số sách còn lại em đọc đều không đề cập mà có lẽ là không vì nếu chấp nhận như thế thì trong các sách này có nhiều bài tập hay nhận xét khá vô duyên !?)


Theo anh thì cách tốt nhất là định nghĩa p-nhóm là một nhóm mà trong đó mọi phần tử đều có cấp là lũy thừa của p (ko thừa nhận sự hữu hạn của G trong định nghĩa - điều này cho phép ta nghiên cứu các p-nhóm ko hữu hạn) Có ai biết kết quả nào hay về các p-nhóm tổng quát hay các p-nhóm ko hữu hạn ko ?

Từ định lý đó sẽ suy ra: p-nhóm G là hữu hạn khi và chỉ khi |G| là một lũy thừa của p.

Một quyển về lý thuyết nhóm rất hay là "introduction to the theory of groups" của Rotman, ko biết trường nemo có ko? Quyển của Serge Lang thì ko chuyên sâu vào lý thuyết nhóm lắm nên ko có nhiều bài tập và kết quả thú vị như của Rotman.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 27-09-2005 - 22:19


#11
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

1. Cho G là một nhóm hữu hạn, |G|=p^n.
Khi đó, số nhóm con chuẩn tắc (normal subgroup) của G có p^m phần tử (m < n+1) là một số đồng dư 1 mod p.

2. Cho G là một nhóm hữu hạn, |G|=p^n * k. (k ko chia hết cho p)
Khi đó, số nhóm con của G có p^m phần tử (m < n+1) là một số đồng dư 1 mod p.

3. Mở rộng: số nhóm con chuẩn tắc có lực lượng p^m của một nhóm hữu hạn có tính chất gì? có đồng dư 1 mod p ko?


Câu hỏi số 3 ko đúng, vì nếu số nhóm con p-Sylow chuẩn tắc đồng dư 1 mod p, tức là tồn tại một nhóm con p-Sylow, và đây là nhóm con p-Sylow duy nhất. Mà có những nhóm có nhiều hơn 1 nhóm con p-Sylow.

Tuy nhiên, kết quả 1 và 2 vẫn đúng, và kết quả 2 là mở rộng thú vị của định lý Sylow 3.

#12
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Cách này ngắn và hay thật , nhưng làm sao nemo chứng minh Z(G)=[G,G]?

Em dùng cái này chủ yếu để chứng minh |Z(G)|=p, sau đó chứng minh G/Z(G) đẳng cấu với Z/p x Z/p (Chứng minh tổng quát, mọi nhóm cấp p^2 đều đẳng cấu với một trong hai nhóm Z/(p^2) hoặc Z/p x Z/p, áp dụng chỉ cần chỉ ra trong G/Z(G) không chứa phần tử cấp lớn hơn p) từ điều này suy ra Z(G)=[G,G] (áp dụng mệnh đề 2 mà anh đã nêu)).

Ko biết anh có hiểu nhầm ý nemo ko nhỉ? Có phải nemo đặt vấn đề là mọi p-nhóm hữu hạn đều được mô tả thông qua tích của các nhóm Z/(p^i)? Nếu thế thì nemo đã cho rằng mọi p-nhóm hữu hạn đều giao hoán, mà điều này thì ko đúng

Anh không hiểu lầm đâu :leq. Vì không phải tất cả các nhóm p-nhóm đều giao hoán nên mới nảy sinh câu hỏi: Phải chăng mọi p-nhóm giao hoán đều đẳng cấu với tích trực tiếp của các nhóm Z/(P^i) !? Em cũng đã kiểm tra thử, tuy chưa ra kết quả chính xác nhưng em chắc điều này đúng.

Có ai biết kết quả nào hay về các p-nhóm tổng quát hay các p-nhóm ko hữu hạn ko ?

Nếu không hữu hạn thì định lý Sylow về sự liên hợp của các p-nhóm Sylow không đúng. (Em muốn tìm một ví dụ đơn giản hơn là xét tích trực tiếp vô hạn của nhóm S_3 nhưng vẫn chưa được)

Một câu hỏi nhỏ em muốn tham khảo ý kiến mọi người. Chứng minh nhóm S_n không giải được khi n>4, có cách nào khác ngoài việc phải tìm một nhóm con H của S_n để [H,H]=H không vì cách này em đã thử, tuy tự nhiên về mặt ý tưởng nhưng không tự nhiên về mặt logic, lời giải có vẻ hơn "tủ".

Em không có cuốn của Rotman, thư viện thì em chưa xem nhưng tuần sau thầy sẽ đưa ba cuốn (sách ngoại ) nghe nói kinh điển lắm không biết có cuốn này không :leq
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#13
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết
Mấy hôm nay có tests liên miên nên giờ mới trả lời nemo được :D

Vì không phải tất cả các nhóm p-nhóm đều giao hoán nên mới nảy sinh câu hỏi: Phải chăng mọi p-nhóm giao hoán đều đẳng cấu với tích trực tiếp của các nhóm Z/(P^i) !? Em cũng đã kiểm tra thử, tuy chưa ra kết quả chính xác nhưng em chắc điều này đúng.

Điều này đúng, mỗi p-nhóm hữu hạn và giao hoán đều đẳng cấu với tích các Z/(p^i). Về chứng minh, xem ở lecture note này: http://math.berkeley...3/Lect113W6.pdf (định lý 5.6, trang 9).

Chứng minh nhóm S_n không giải được khi n>4, có cách nào khác ngoài việc phải tìm một nhóm con H của S_n để [H,H]=H không vì cách này em đã thử, tuy tự nhiên về mặt ý tưởng nhưng không tự nhiên về mặt logic, lời giải có vẻ hơn "tủ".


mad ko biết cách chứng minh mà tìm nhóm con H của S_n để [H,H]=H, cũng chưa nghĩ thử, để mai test xong rồi nghĩ tiếp :P nemo nói sơ về cách này được ko :D

Nhưng có một cách chứng minh mà dùng mệnh đề 1 sau:

1. Let G be a group which has a composition series (i.e. a proper subnormal series in which each factor is simple). Then G is solvable if and only if each composition factor in that composition series is cyclic of prime order.

2. (Extra) Every finite group has a composition series.

Mệnh đề 2 có thể chứng minh bằng quy nạp; mệnh đề 1 có thể được chứng minh dựa trên 2 mệnh đề sau:

1a. A group G is solvable if and only if it has a (finite) subnormal series such that each factor is abelian.

1b. Every subgroup of a solvable group is solvable.

S_n có 1 composition series là S_n > A_n > 1 (dễ kiểm tra đây là composition series vì mỗi factor S_n/A_n và A_n/1 đều là simple groups). Nhưng composition factor A_n/1 ko phải cyclic group of prime order, do đó S_n là nhóm ko giải được (dựa vào 1.)

#14
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Các chứng minh S_5 không giải được của thầy em cực kì độc đáo nhưng nghĩ ra được thì cực kì tốn công (chắc cho vào máy tính chạy). Theo định lý thì nếu tồn tại nhóm con H của G để [H,H]=H thì H không giải được và thầy em sau một hồi viết viết xóa xóa (không cho SV thấy) đưa ra nhóm con H cần tìm (!!??). Em không thích cm này nên không nhớ rõ H. Cách chứng minh em đã nghĩ là chứng minh A_5 là nhóm đơn (thật ra bằng phép nhúng suy ra A_n là nhóm đơn ngoại trừ n=4 (hình như của Galois)). Chứng minh A_5 là nhóm đơn dựa vào việc mọi phép thế chẵn đều phân tích thành tích của các 3-cycle.

Cảm ơn anh Mas đã đưa cho em đường dẫn trên.
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#15
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Các chứng minh S_5 không giải được của thầy em cực kì độc đáo nhưng nghĩ ra được thì cực kì tốn công (chắc cho vào máy tính chạy). Theo định lý thì nếu tồn tại nhóm con H của G để [H,H]=H thì H không giải được và thầy em sau một hồi viết viết xóa xóa (không cho SV thấy) đưa ra nhóm con H cần tìm (!!??).


Công nhận cách này hay thiệt, nhưng tìm ra nhóm con H cho trường hợp S_n thì hơi bị hóc búa, mà sao thầy gì mà chơi xấu, giải mà giấu ko cho SV thấy :P

-----------------

Xin nói về một định lý sau: Mọi nhóm G có số phần tử là p_1....p_n (p_i: các số nguyên tố khác nhau) đều giải được.

Nhận xét:
a. Nếu p_i <> 2 với mọi i, thì đây là trường hợp đặc biệt của định lý Feit-Thompson: "mọi nhóm hữu hạn cấp lẻ đều giải được". Nếu một số p_i nào đó bằng 2 thì ta có thêm một lớp các nhóm cấp chẵn và giải được.
b. Nhận xét rằng mọi nhóm giải được đều không phải là simple group. Do đó đây có thể coi là tổng quát hóa của hai bài tập thường gặp trong sách là: chứng minh mọi nhóm có cấp là pq hay pqr đều ko phải simple group (p,q,r: 3 số nguyên tố khác nhau).

Bắt đầu CM: Trước hết giả sử rằng mọi nhóm G có số phần tử p_1...p_n đều ko simple, bằng quy nạp ta chứng minh được G là ko giải được (có dùng một số mệnh đề về nhóm giải được và về composition series mà đã được nêu ra trong cùng topic).

Bây giờ chỉ cần CM G là ko simple. Tới chỗ này thì mad xin chịu, chỉ biết cách dùng một "con dao to" là

Burnside's Normal Complement Theorem: if P is a p-subgroup of G such that P is cyclic, and P lies in the center of the normalizer of P, then P has a normal complement in G, i.e. a normal subgroup N of G such that the intersection of N and P is {1}, and NP = G.

mà lại ko biết chứng minh "con dao to" này :vdots.


Có ai biết cách chứng minh sơ cấp cho định lý Burnside này hoặc chứng minh G ko phải simple group, xin chỉ với :luoi

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi madness: 04-10-2005 - 23:29


#16
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết

Công nhận cách này hay thiệt, nhưng tìm ra nhóm con H cho trường hợp S_n thì hơi bị hóc búa, mà sao thầy gì mà chơi xấu, giải mà giấu ko cho SV thấy

Em đã từng thử cách rùa này nhưng nháp mòn bút mà không tìm ra được nhóm con H cần tìm :P

Burnside's Normal Complement Theorem: if P is a p-subgroup of G such that P is cyclic, and P lies in the center of the normalizer of P, then P has a normal complement in G, i.e. a normal subgroup N of G such that the intersection of N and P is {1}, and NP = G.

Hình như "con dao to" này có nhiều cách chứng minh nhưng đơn giản nhất cho tới nay là dùng Lý thuyết biểu diễn thì phải.

(Em lại biết định lý Burnside dưới dạng khác là mọi nhóm có cấp p^m.q^n đều là solvable group với p,q là các số nguyên tố, mà hình như có cả một Not burnside's theorem thì phải. Phát biểu dưới dạng của anh có gì đó giống với bổ đề Frattini nhỉ :luoi)
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#17
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Hình như "con dao to" này có nhiều cách chứng minh nhưng đơn giản nhất cho tới nay là dùng Lý thuyết biểu diễn thì phải.

Hic, cái này chưa học; nemo biết có cách nào CM sơ cấp ko nhỉ :P

(Em lại biết định lý Burnside dưới dạng khác là mọi nhóm có cấp p^m.q^n đều là solvable group với p,q là các số nguyên tố, mà hình như có cả một Not burnside's theorem thì phải. Phát biểu dưới dạng của anh có gì đó giống với bổ đề Frattini nhỉ )


Ông Burnside đâu chỉ có một định lý đâu :luoi Còn sự tương tự nemo phát hiện ra cũng hay nhỉ, thử phân tích xem:

Frattini argument: if G is a finite group, K is a normal subgroup of G, and P is a p-Sylow of K, then G = N_G(P)K,

Burnside's Normal Complement Theorem: if P is a p-subgroup of G such that P is cyclic, and P lies in the center of the normalizer of P, then P has a normal complement in G, i.e. a normal subgroup N of G such that the intersection of N and P is {1}, and NP = G.


Burnside's Theorem là cho cả infinite group. Frattini tìm một complement của normal subgroup (bất kì) K cho finite group G; còn Burnside thì tìm một normal complement cho p-subgroup có tính chất đặc biệt của G. Có lẽ đây là mối liên hệ chăng (cả 2 bài toán đều là bài toán con của extension problem?), có thể làm chặt hơn ko, ví dụ trong Burnside nếu bỏ điều kiện cyclic của P hay bỏ điều kiện P nằm trong Z(N_G(P)) thì sao? :vdots

#18
nemo

nemo

    Hoa Anh Thảo

  • Founder
  • 416 Bài viết
Em không có chứng minh cho Burnside's theorem (nói đúng hơn là em chưa biết một chứng minh nào cả chứ chưa nói gì tới sơ cấp hay cao cấp :P). Về cách chứng minh bằng lý thuyết biểu diễn các nhóm hữu hạn qua matrix tương đối ngắn gọn (không nói đơn giản :sum) là cho một Burnside's theorem khác là nhóm cấp p^mq^n là solvable group.

Anh Mad có ý kiến gì về vấn đề này không ạ ?

Nếu mọi nhóm G of order p_1p_2...p_n là solvable group thì nhóm G' of order pp_1p_2...p_n cũng là một solvable group với p,p_i là các prime numbers !?
<span style='color:purple'>Cây nghiêng không sợ chết đứng !</span>

#19
K09

K09

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 263 Bài viết
Cám ơn các anh quá .Đang lang thang tìm hiểu nó thì thật may làm sao
Maths is life. K09_PC87
Người ta sống để yêu thương và hi vọng chứ không sống để giận dữ hay thất bại.

#20
madness

madness

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 137 Bài viết

Về cách chứng minh bằng lý thuyết biểu diễn các nhóm hữu hạn qua matrix tương đối ngắn gọn (không nói đơn giản ) là cho một Burnside's theorem khác là nhóm cấp p^mq^n là solvable group.

Cái này mad chưa đọc, hì, chỉ biết mấy thằng bạn nói dùng transfer gì đó, hay character theory gì đó :geq


Nếu mọi nhóm G of order p_1p_2...p_n là solvable group thì nhóm G' of order pp_1p_2...p_n cũng là một solvable group với p,p_i là các prime numbers !?


Nhóm G' mà nemo nói đây có phải là [G,G] ko, tại vì kí hiệu G' thường dùng để diễn tả commutator subgroup [G,G] của G? Và p,p_i có điều kiện gì ko, ví dụ p<>p_i và p_i<>p_j nếu i<>j ?




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh