Đến nội dung

Hình ảnh

Olimpic Toán Sinh viên Đại số 2009 của Khoa Toán-Cơ

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
fawkes mexmat

fawkes mexmat

    Lính mới

  • Thành viên
  • 9 Bài viết
Các bạn làm thử xem nhé, lời giải mình sẽ cung cấp sau.

Bài 1: Tìm rank của ma trận, phụ thuộc vào biến phức X:
matrix.JPG

Bài 2: Gọi ma trận là dịu dàng, nếu như rank của nó không thay đổi cùng với mọi sự thay đổi của phần tử ma trận.
Rank của ma trận dịu dàng 2009x2009 thường là bao nhiêu, nếu như ma trận:
a)trên trường số phức
b)trên trường từ 2 phần tử.

Bài 3: Có bao nhiêu số hạng khác 0 trong vế phải của nhị thức Newton:
$(a+b)^{2009}=a^{2009}+...+b^{2009}$
trên trường đồng dư theo modul 2?

Bài 4: Chứng minh rằng: nếu như trường $K$ không phải là trường đóng đại số, thì tập hợp nghiệm trong $K^n$ của hệ phương trình
$f_1(x_1,.....,x_n)=f_2(x_1,.....,x_n)=....=f_m(x_1,.....,x_n)$, ($f_1,....,f_m$) - đa thức n biến thuộc K) trùng với tập hợp nghiệm của 1 phương trình $F(x_1,...,x_n)=0$, F - đa thức n biến thuộc $K$.

Bài 5: Vành giao hoán kết hợp có hạn (có thể không có $e$) gọi là kỳ diệu, nếu như tích của mọi phần tử $\ne$ 0 không bằng 0, cũng không bằng -$e$. Hãy tìm mọi vành kỳ diệu như thế !

Bài 6: Số lượng gián, sống trong 1 phòng của ký túc xá có 100 phòng, bằng trung bình công số lương gián sống trong các phòng hàng xóm. Từ quy luật này chỉ có 2 ngoại lệ: phòng của sinh viên D có (100!)! (giai thừa) con gián, và phòng của sinh viên O hoàn toàn không có gián. Hãy chứng minh rằng, dù kiến trúc của ký túc xá có như thế nào đi nữa, hệ phương trình luôn có nghiệm nguyên. (Theo lý thuyết, 1 phòng có từ 1 đến 6 phòng hàng xóm).

Bài 7: Chúng ta gọi phần tử của nhóm là buồn rầu, nếu như nó không hoán vị với ai cả, ngoại trừ chính mình và $e$. Hãy chứng minh rằng, trong các nhóm không phải là $e$-nhóm (nhóm chỉ có duy nhất 1 và chỉ 1 phần tử $e$), các phần tử buồn rầu hoặc chiếm 1 nửa, hoặc là không tồn tại.

Bài 8: Giả sử nhóm aben A đẳng cấu với 1 nhóm con nào đó của nhóm B, còn nhóm B đẳng cấu với 1 nhóm con nào đó của nhóm A. Các nhóm này có thể là:
a)các nhóm không đẳng cấu?
b)các finitely generated groups không đẳng cấu?

#2
prime

prime

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 39 Bài viết
Vi du cua 8a:
A: k[X, Y] vanh da thuc 2 bien,
B: (X, Y)A tap cac da thuc 2 bien voi so hang tu do bang 0.

Khi do ca A va B deu la cac nhom Abel tu do voi phep cong cac da thuc:
Hien nhien B la nhóm con của A
Dễ có đẳng cấu giữa A và nhom con các đa thức chia hết cho x của B.
Nhưng không thể có đẳng cấu giữa A và B.

Thời gian làm cả 8 bài này là bao nhiêu nhỉ? Có sinh viên nào giải được cả 8 bài không?

Bài 7 có vẻ hay, để thwr nghĩ xem sao.

#3
okbabi

okbabi

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 31 Bài viết
Bài 1 như thế cũng kêu tính à ??? đề trên lớp chứ đề Olympic gì trời ! do MT này có hàng 1 với hàng cuối đều bằng 2 ( tỷ lệ) vậy rank=1

#4
phamtan11

phamtan11

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
bài 1 rank =20 không cần phải nghĩ !




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh