Đến nội dung

Hình ảnh

Việt Nam TST 2010


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 8 trả lời

#1
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Đề chọn đội tuyển Việt Nam dự thi Toán quốc tế (TST)

Ngày 1

Bài 1 (6 điểm): Với mỗi $n$ nguyên dương, xét tập sau $T_n = [11(k + h) + 10(n^k + n^h) \mid 1 \leq k, h \leq 10]$. Tìm tất cả $n$ sao cho không tồn tại $a \neq b \in T_n$ sao cho $a - b$ chia hết cho $110$.

Bài 2 (6 điểm): Cho $\Delta ABC$ không vuông tại $A$. Trung tuyến $AM, D$ là một điểm chạy trên $AM. (O_1), (O_2)$ lần lượt là các đường tròn đi qua $D$ và tiếp xúc với $BC$ tại $B$ và $C. CA$ cắt $(O_2)$ tại $Q, BA$ cắt $(O_1)$ tại $P$.
a) Cmr tiếp tuyến tại $P$ của $(O_1)$ và tiếp tuyến tại $Q$ của $(O_2)$ phải cắt nhau, gọi giao điểm này là $S$.
b) Cmr $S$ luôn chạy trên một đường cố định khi $D$ chạy trên $AM$.

Bài 3 (8 điểm): Hình chữ nhật kích thước $1*2$ được gọi là hình chữ nhật đơn (hcnd). Hình chữ nhật $2*3$ bỏ đi 2 ô ở góc chéo nhau (tức có có 4 ô) gọi là hình chữ nhật kép (hcnk). Người ta ghép khít các hncd và hcnk được bảng $2008*2010$. Tìm số bé nhất các hcnd có thể dùng để lát được như trên.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Pirates: 17-04-2010 - 17:46

"God made the integers, all else is the work of men"


#2
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Ngày 2

Bài 4 (6 điểm): Cho $a, b, c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $16(a + b + c) \geq \dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c}$. Chứng minh rằng:
$\sum_{cyclic} {\dfrac{1}{(a + b + \sqrt{2(a + c)})^3}} \leq \dfrac{8}{9}$.

Bài 5 (7 điểm): Có $n$ nước, mỗi nước có $k$ đại diện $(n > k > 1)$. Người ta chia $n.k$ người này thành $n$ nhóm mỗi nhóm có $k$ người sao cho không có 2 người cùng nhóm đến từ 1 nước. Chứng minh rằng có thể chọn ra $n$ người đến từ các nhóm khác nhau và đến từ các nước khác nhau.

Bài 6 (7 điểm): Gọi $S_n$ là tổng bình phương các hệ số trong khai triển của $(1 + x)^n$. Chứng minh rằng $S_{2n} + 1$ không chia hết cho 3.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Pirates: 19-04-2010 - 13:45

"God made the integers, all else is the work of men"


#3
chiphuong92

chiphuong92

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết
Bài 5: Có $n$ mỗi nước có $k$ đại diện $(n > k > 1)$.
anh viết rõ hơn được ko ạ?
Cái ngày mà một phụ nữ đi qua trước mặt bạn, tỏa ánh sáng cho bạn bước theo chân nàng, thì cái ngày đó bạn khốn đốn rồi, bạn đã yêu .Hình ảnh của nàng sẽ đưa bạn sang một lĩnh vực rực rỡ của tâm hồn bạn, nơi không có gì phải cũng chẳng có gì trái, đó là lĩnh vực của cái đẹp và tình yêu . Lúc này bạn chỉ còn một việc để làm : " Nghĩ đến nàng thiết tha đến mức nàng buộc phải nghĩ đến bạn "

#4
abstract

abstract

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 430 Bài viết

Ngày 2

Bài 4: Cho $a, b, c$ là các số thực dương thỏa mãn điều kiện $16(a + b + c) \geq \dfrac{1}{a} + \dfrac{1}{b} + \dfrac{1}{c}$. Chứng minh rằng:
$\sum_{cyclic} {\dfrac{1}{(a + b + \sqrt{2(a + c)})^3}} \leq \dfrac{8}{9}$.

Bài 5: Có $n$ mỗi nước có $k$ đại diện $(n > k > 1)$. Người ta chia $n.k$ người này thành $n$ nhóm mỗi nhóm có $k$ người sao cho không có 2 người cùng nhóm đến từ 1 nước. Chứng minh rằng có thể chọn ra $n$ người đến từ các nhóm khác nhau và đến từ các nước khác nhau.

Bài 6: Gọi $S_n$ là tổng bình phương các hệ số trong khai triển của $(1 + x)^n$. Chứng minh rằng $S_{2n} + 1$ không chia hết cho 3.

Bài BDT dễ quá
AM-GM: $ {(a + b + \sqrt{2(a + c)})^3}}=[(a+b)+(\sqrt{\dfrac{a+c}{2}})+(\sqrt{\dfrac{a+c}{2}})]^3 \geq \dfrac{27}{2}(a+b)(a+c)$
Chuyển về đối xứng ko còn gì nữa, sd $q^2 \geq 3pr$ và $pq \geq 9r$ là OK
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông


#5
*LinKinPark*

*LinKinPark*

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 146 Bài viết
Bài 4-day 2

Ta có: ${\left[ {a + b + \sqrt {2\left( {a + c} \right)} } \right]^3} = {\left[ {\left( {a + b} \right) + \left( {\sqrt {\dfrac{{a + c}}{2}} } \right) + \left( {\sqrt {\dfrac{{a + c}}{2}} } \right)} \right]^3} \ge \dfrac{{27}}{2}\left( {a + b} \right)\left( {a + c} \right)$

Suy ra:

$\left[ {\sum {{{\left( {\dfrac{1}{{a + b + \sqrt {2\left( {a + c} \right)} }}} \right)}^3}} } \right] \le \sum\limits_{cyc} {\dfrac{2}{{27\left( {a + b} \right)\left( {a + c} \right)}}} = \dfrac{{4\left( {a + b + c} \right)}}{{27\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right)}}$

Cần CM: $\dfrac{{4\left( {a + b + c} \right)}}{{27\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right)}} \le \dfrac{8}{9}$

$ \Leftrightarrow 6\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right) \ge \left( {a + b + c} \right)$

Từ ĐK đề bài ta có: $ab + bc + ca \le 16abc\left( {a + b + c} \right) \le \dfrac{{16}}{3}{\left( {ab + bc + ca} \right)^2}$

$ \Rightarrow ab + bc + ca \ge \dfrac{3}{{16}}$

Vậy: $9\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right) \ge 8\left( {a + b + c} \right)\left( {ab + bc + ca} \right) \ge \dfrac{3}{2}\left( {a + b + c} \right)$

$ \Leftrightarrow 6\left( {a + b} \right)\left( {b + c} \right)\left( {c + a} \right) \ge \left( {a + b + c} \right)$ Q.E.D :D

#6
*LinKinPark*

*LinKinPark*

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 146 Bài viết
Bài 2-day 1

Hình đã gửi

Ta có: $BC$ là tiếp tuyến chung của $\left( {{O_1}} \right),\left( {{O_2}} \right)$. Mà $M$ trung điểm $BC$. Suy ra $M$ thuộc trục đẳng phương của $\left( {{O_1}} \right),\left( {{O_2}} \right)$

Mà $A \in DM$ nên $A$ nằm trên trục đẳng phương của $\left( {{O_1}} \right),\left( {{O_2}} \right)$. Suy ra $AP.AB=AQ.AC$ $ \Rightarrow \Delta AQP \sim \Delta ABC$

Gọi $Px,Py$ lần lượt là tiếp tuyến của $\left( {{O_1}} \right),\left( {{O_2}} \right)$. Ta có:

$180^\circ - \widehat{xPB} = \widehat{PBC} = \widehat{PQC} \Rightarrow Px$ là tiếp tuyến của đường tròn $(APQ)$

Vậy $\left( {{O_1}} \right)$ và $(APQ)$ tiếp xúc nhau tại $P$. Tương tự ta cũng có $\left( {{O_2}} \right)$ và $(APQ)$ tiếp xúc nhau tại $Q$

Vậy $Px,Qy$ là 2 tiếp tuyến của đường tròn $(APQ)$

Đến đây ta để ý do $ \widehat A \ne 90^\circ $ nên 2 tiếp tuyến đó luôn cắt nhau. Nếu $S$ là giao điểm thì $SP=SQ$. Suy ra $S$ cũng thuộc trục đẳng phương của $\left( {{O_1}} \right),\left( {{O_2}} \right)$ ( tức $AM$ ). Vậy $S$ di động trên 1 đường cố định

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi *LinKinPark*: 21-04-2010 - 10:04


#7
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Đề năm nay theo các cao thủ nhận xét thì dễ và thiếu sáng tạo. Bài 4 có lẽ là dễ nhất, nhiều người làm được. Bài 5 thì liên quan đến định lý Hall, bài 6 thì định lý Lucas. Bài khó nhất là bài 3.
Miền Nam có 4 người, hy vọng sẽ có 1 người được chọn...

Bài 5: Có $n$ mỗi nước có $k$ đại diện $(n > k > 1)$.
anh viết rõ hơn được ko ạ?

Mình sửa lại rồi đó.

"God made the integers, all else is the work of men"


#8
Messi_ndt

Messi_ndt

    Admin batdangthuc.com

  • Thành viên
  • 679 Bài viết

Đề chọn đội tuyển Việt Nam dự thi Toán quốc tế (TST)

Ngày 1

Bài 1 (6 điểm): Với mỗi $n$ nguyên dương, xét tập sau $T_n = [11(k + h) + 10(n^k + n^h) \mid 1 \leq k, h \leq 10]$. Tìm tất cả $n$ sao cho không tồn tại $a \neq b \in T_n$ sao cho $a - b$ chia hết cho $110$.

Bài 2 (6 điểm): Cho $\Delta ABC$ không vuông tại $A$. Trung tuyến $AM, D$ là một điểm chạy trên $AM. (O_1), (O_2)$ lần lượt là các đường tròn đi qua $D$ và tiếp xúc với $BC$ tại $B$ và $C. CA$ cắt $(O_2)$ tại $Q, BA$ cắt $(O_1)$ tại $P$.
a) Cmr tiếp tuyến tại $P$ của $(O_1)$ và tiếp tuyến tại $Q$ của $(O_2)$ phải cắt nhau, gọi giao điểm này là $S$.
b) Cmr $S$ luôn chạy trên một đường cố định khi $D$ chạy trên $AM$.

Bài 3 (8 điểm): Hình chữ nhật kích thước $1*2$ được gọi là hình chữ nhật đơn (hcnd). Hình chữ nhật $2*3$ bỏ đi 2 ô ở góc chéo nhau (tức có có 4 ô) gọi là hình chữ nhật kép (hcnk). Người ta ghép khít các hncd và hcnk được bảng $2008*2010$. Tìm số bé nhất các hcnd có thể dùng để lát được như trên.

TST năm nay bài số và bài tổ hợp đều khó cả,chỉ có bài bất đẳng thức là dễ,và bài hình cũng khá nhẹ nhàng.
:)

Bài 1.Đấy là lời giải của nbkschool:
n thỏa mãn khi và chỉ khi n là căn nguyên thủy mod 11.Nếu n chia hết cho 11 thì đơn giản.
Nếu n nguyên tố cùng nhau với 11 thì xét 2 trường hợp:
TH 1:n không phải là căn nguyên thủy mod 11.Điều kiện đề bài tương đương với tồn tại $(k_1,k_2,h_1,h_2)$ sao cho $10 |k_1+k_2-h_1-h_2$ và $11|n^{k_1}+n^{k_2}-n^{h_1}-n^{h_2}$,đồng thời hai bộ $(k_1,k_2),(h_1,h_2)$ (không tính thứ tự) phải khác nhau.
Tồn tại ước d của $10$ và $<10$ sao cho $11 |n^d-1$.Nếu d=5 chọn $(k_1,k_2,h_1,h_2)=(9,10,4,5)$.Nếu $d=2$ chọn $(k_1,k_2,h_1,h_2)=(3,10,1,2)$.Nếu $d=1$ chọn $(k_1,k_2,h_1,h_2)=(3,10,1,2)$.Với các cách chọn trên ta đều có $n^{k_1} \equiv n^{h_1} (mod 11)$ và $n^{k_2} \equiv n^{h_2} (mod 11)$ nên thỏa mãn.

TH 2:n là căn nguyên thủy mod 11.Ta chứng minh không tồn tại a,b thỏa mãn,từ đó n thỏa mãn.
Ta nhận xét rằng $k_1$ khác $h_1,h_2$ (nếu không sẽ suy ra 2 bộ trùng nhau).Tương tự $k_2$ khác $h_1,h_2$
Khi đó ta có thể lấy a' sao cho $a'+k_1 \equiv 0 (mod 10)$ và chọn $k'_1=a'+k_1 (mod 10)$.$k'_2,h'_1,h'_2$ tương tự.
Bộ số cũ thỏa đề bài khi và chỉ khi bộ số mới thỏa đề bài.Ở đây để cho quen mắt thì đổi kí hiệu n thành g.
Nếu $10| k'_2$ thì $g^{h'_1} \equiv g^{h'_2} (mod 11)$ suy ra $h'_2 \equiv h'_1 (mod 10)$ suy ra $h'_2=h'_1$.Nhưng như thế thì $k'_1+k'_2+h'_1+h'_2 \equiv 2(k'_1-h'_1) \equiv 0 (mod 10)$,suy ra $k'_1=h'_1$,vô lý.
Xét trường hợp còn lại,ta có $g^{k'_1} \equiv g^{h'_1+h'_2}$.Suy ra $1+ g^{h'_1+h'_2}-g^{h'_1}-g^{h'_2} \equiv 0 (mod 11)$ hay $(g^{h'_1}-1)(g^{h'_2}-1) \equiv 0 (mod 11)$.Vậy một trong hai số $h'_1,h'_2$ phải chia hết cho 10,suy ra trùng với $k'_1$,vô lý.
Từ đó không tồn tại bộ $(k'_1,k'_2,h'_1,h'_2)$ thỏa nên cũng không tồn tại bộ $(k_1,k_2,h_1,h_2)$ thỏa.
Bài toán được chứng minh.

Bài hình: :)

Ta có $MB^2=MC^2$ $\Rightarrow $ M thuộc trục đẳng phương của $(O_1)$ và $(O_2)$.
Suy ra DM là trục đẳng phương của 2 đường tròn. Do đó A thuộc trục đẳng phương của 2 đường tròn.
$\Rightarrow AP.AB=AQ.AC \Rightarrow$ tứ giác BCPQ nội tiếp.
Gọi tiếp tuyến của $(O_1)$ là Px thì $\widehat{xPB}=\widehat{PBC}=\widehat{PQA}$ hay (APQ) tiếp xúc với $(O_1)$, tương tự suy ra (APQ) tiếp xúc với cả $(O_1)$ và $(O_2)$.
Tam giác APQ đồng dạng với ACB nên APQ không vuông. Suy ra tiếp tuyến tại P và Q phải cắt nhau tại S.
$SP^2=SQ^2$ nên S thuộc trục đẳng phương của $(O_1)$ và $(O_2)$, hay S thuộc 1 đường thẳng cố định.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Messi_ndt: 19-04-2010 - 18:47


#9
Pirates

Pirates

    Mathematics...

  • Thành viên
  • 642 Bài viết
Chắc cũng sắp có kết quả rồi, VMF có ai thi không ta...

Bài 3 là bài khó nhất TST năm nay, diễn đàn mình ai giải được post lên cái...

"God made the integers, all else is the work of men"





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh