Đến nội dung

Hình ảnh

Đại hội toán học thế giới 2010 và các ứng viên cho Fields Medal

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 21 trả lời

#21
vietsnets2

vietsnets2

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết
Chiều 20/8, trong buổi giao lưu với các thủ khoa của thủ đô, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ, muốn giữ niềm đam mê thì phải giữ được con mắt trẻ thơ, để tò mò tìm hiểu vạn vật.

Sau khi cùng các thủ khoa làm lễ dâng hương tại Văn Miếu, GS Ngô Bảo Châu cùng ông Hồ Quang Lợi, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, anh Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Trung ương Đoàn, Ngọ Duy Hiểu, Bí thư thành đoàn Hà Nội, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm cùng các thủ khoa.

Rất nhiều bạn trẻ đặt câu hỏi cho GS Ngô Bảo Châu và thật lòng chia sẻ "em thần tượng anh từ lâu, tìm hiểu về anh rất nhiều nhưng hôm nay mới có cơ hội được gặp mặt". Trước đề nghị của một nữ thủ khoa về việc chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khó khăn, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, bất cứ ai cũng sẽ gặp phải những vướng mắc trong cuộc sống.

"Khi chúng ta kỳ vọng đạt được một điều gì đó, cảm giác thất bại trong quá trình thực hiện là thường xuyên bởi để đạt được điều mong muốn phải trải qua nhiều gian nan", anh nói.

Một người bạn của giáo sư Châu từng nói với anh rằng, anh làm toán rất khổ sở, 100 ngày thì có 99 ngày khổ, chỉ có một ngày vui nhưng sau đó lại quay trở lại cái vòng đó. Tuy nhiên, anh lại nghĩ, trong cái vất vả gian nan của chặng đường làm khoa học, nếu mình thành thật với chính mình thì trong thất bại đã có mầm mống của thành công. "Chúng ta cần phải trải qua khó khăn và cố gắng chờ đợi, khi số phận mỉm cười với mình, chúng ta sẽ biết nắm bắt được bởi đã có kinh nghiệm trước đó", giáo sư nói.

Các thủ khoa cũng băn khoăn, trong thời gian tới GS Ngô Bảo Châu sẽ có kế hoạch cống hiến gì cho đất nước. Vị giáo sư trẻ tâm sự, phần lớn thời gian của anh là sinh sống tại Mỹ, làm việc ở ĐH Chicago. Anh được nhà nước giao trọng trách làm giám đốc viện Toán cao cấp nên hàng năm vào dịp hè, anh trở về nước làm việc.

Bên cạnh đó, trong những thời gian khác, GS Ngô Bảo Châu cũng thường xuyên trao đổi công việc với lãnh đạo Viện Toán cao cấp ở trong nước, bàn về hoạt động và cải tạo công tác khoa học của Viện.

Anh chia sẻ, từ năm ngoái anh đã rất quan tâm đến các vấn đề xã hội trong nước. Anh đang lập kế hoạch xây dựng quỹ tiếp sức cho các nhà trí thức nghiên cứu khoa học. Đây là kế hoạch lâu dài được nhiều anh em, bạn bè, tổ chức giúp đỡ.

"Quỹ có tên là Hạt vừng bởi từ trong câu chuyện hạt vừng tuy nhỏ bé nhưng mở ra cánh cửa mới. Tôi hy vọng cánh cửa tri thức của Việt Nam sẽ có tầm cao hơn", GS Châu nói và cho hay, anh đang cùng Nhà xuất bản Trẻ làm tủ sách cho người dân. Đây không chỉ là tủ sách về khoa học mà bao gồm nhiều kiến thức khác với mong muốn xã hội có nhiều người yêu sách, cùng đọc sách như anh và những trí thức khác.
GS Ngô Bảo Châu giữa vòng vây các thủ khoa. Ảnh: Hoàng Hà.

Thủ khoa Dương Thanh Long của Đại học FPT nhờ GS Châu tư vấn về phương pháp để luôn giữ niềm đam mê. Anh tâm sự, trong quá trình làm khoa học khó nhất là giữ được niềm đam mê để làm được dài lâu. Theo anh đam mê không phải tự nhiên mà có, đó là nhờ sự rèn luyện và phát huy quyết tâm của mình.

Với GS Châu, cách giữ đam mê tốt nhất là phải giữ con mắt mình tươi trẻ, con mắt của trẻ thơ bởi nó có sự tò mò, kích thích sự tìm hiểu vạn vật. Một đứa trẻ bao giờ cũng thắc mắc, hỏi tại sao lại thế và đó chính là điều quan trọng để luôn có đam mê.
*Ảnh: GS Ngô Bảo Châu với thủ khoa xuất sắc

Ngoài những kinh nghiệm quý báu của GS Ngô Bảo Châu, các thủ khoa còn nhận được rất nhiều lời khuyên của các vị khách mời. Ông Hồ Quang Lợi nhắn nhủ, mỗi thủ khoa xuất sắc hãy luôn lấy GS Ngô Bảo Châu làm gương - một tâm hồn Việt trong một nhà khoa học lớn. "Dù đi đâu, làm gì, ở phương trời nào cũng phải luôn nhớ mình là người Việt Nam", ông nhắc nhở.

Anh Nguyễn Đắc Vinh thì cho rằng, các thủ khoa bước đầu đã có những thành công nhất định trong công việc. Anh hy vọng, mỗi thủ khoa hãy kiên trì và quyết tâm để có thể làm được mọi việc, dù là gian khó nhất.

Thủ lĩnh đoàn của tuổi trẻ thủ đô, người từng là sinh viên xuất sắc của ĐH Luật - anh Ngọ Duy Hiểu nhắn nhủ, mỗi thanh niên, mỗi thủ khoa cần phải sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật. Đó là một biểu hiện của lòng yêu nước.

#22
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Nói chuyện với GS Hà Huy Khoái


Bài nói chuyện này đã được đăng trên Tia Sáng. Ban biên tập Tia sáng đã tự ý cắt đi một số đoạn và giật một cái tít kêu như chuông.
Cũng như bài trước, blogger 5xu giúp biên tập bài nói chuyên này.

******
NBC: Tỉ lệ nhà toán học trên đầu người có lẽ không ở đâu bằng gia đình chú Khoái. Chú Hà Huy Hân là giáo viên toán, chú Hà Huy Vui là một nhà toán học Việt nam hàng đầu trong chuyên ngành kỳ dị. Thế hệ sau còn có Hà Huy Tài, Hà Minh Lam và Hà Huy Thái. Đây là một điển hình về truyền thống gia đình hay là một sự ngẫu nhiên tai quái ?
HHK: Có thể gia đình chú không có “tỷ lệ trên đấu người làm toán cao nhất Việt Nam” (cũng có một số gia đình tương tự, như gia đình các giáo sư Phan Đình Diệu, Nguyễn Minh Chương,…)Tuy nhiên, chú bỏ qua việc cạnh tranh cái “kỷ lục” này, để trả lời câu hỏi tiếp theo. Đây đúng là một phần của truyền thống gia đình, một phần là kết quả của một sự TẤT NHIÊN tai quái (không phải “ngẫu nhiên”, nhưng vẫn là “tai quái”)! Truyền thống, vì cho đến những đời còn ghi lại được trong gia phả (cũng nhiều thế kỷ rồi), thì hình như các cụ kỵ của chú chỉ biết mỗi nghề…đi học! Có một số cụ đỗ đạt, nhưng có “làm quan” thì cũng chỉ trông coi việc học, như là Huấn đạo, Đốc học. Thành ra đến đời chú cũng chỉ biết tìm nghề học mà thôi. Vấn đề còn lại chỉ là: học cái gì? Ở phổ thông, chú thích học tất cả các môn: Văn, Toán, Sử, Địa,…, có lẽ chỉ trừ môn Thể dục! Thích nhất là Văn, Sử. Thời đó thì Toán có gì để thích đâu: không học thêm, không sách tham khảo, chỉ có sách giáo khoa thôi, mà hình như giáo khoa thời đó cũng dễ hơn bây giờ.Cho nên Toán chỉ được thích vì dễ! Có thể đó cũng là cái may lớn, vì chưa sợ Toán khi học phổ thông, nên sau này vui vẻ đi theo nghiệp Toán! Còn cái sự tất nhiên tai quái nào dẫn chú đến Toán, mà không phải Văn, thì là vì thời chú học phổ thông cấp 2, 3 (1958-1963) là thời mà sự kiện “nhóm Nhân văn – Giai phẩm” còn ồn ào lắm. Ông cụ thân sinh của chú, là một nhà giáo, khuyên các con theo nghề Toán, vì chắc chắn tránh được những nhóm tương tự! Còn thế hệ tiếp theo (Tài, Lam, Thái) thì có thể là do “quán tính”!
Tuy vậy, nếu bây giờ cho chọn lại, chắc chú vẫn chọn nghề Toán!
NBC: Chú Khoái đã có thời gian được làm việc trực tiếp với GS. Lê Văn Thiêm. Chú có chia sẻ những ký ức của chú về GS. Lê Văn Thiêm không? GS Thiêm đã có ảnh hưởng như thế nào đến sự nghiệp toán học của chú Khoái?
HHK: Có hai người thầy ảnh hưởng nhiều nhất đến chú, không chỉ trong khoa học mà cả trong cách nhìn nhận cuộc sống là Giáo sư Lê Văn Thiêm và Giáo sư Manin. GS Lê Văn Thiêm, như chú đã từng viết trong một bài giới thiệu về Ông, “thuộc vào số những con người không lặp lại của lịch sử”. Không lặp lại, vì những người hoàn toàn trong sáng như Ông thường chỉ xuất hiện trong buổi đầu của mỗi giai đoạn lịch sử, khi niềm say mê lý tưởng giúp họ quên đi những toan tính cá nhân. Giáo sư Lê Văn Thiêm trong sáng và ngây thơ đến mức tin rằng mọi người cũng trong sáng như Ông (cả khi lịch sử không còn ở giai đoạn đầu!) Khi Ông là Viện trưởng Viện Toán học, đã nhiều lần vì không đủ thời gian chờ, Ông ký tên vào tờ giấy trắng để sau đó nhân viên điền vào những gì họ cần “xin”. Điều đó không để lại hậu quả nào cho Ông khi làm việc ở Viện, nhưng chú nghe nói trước đó, thời còn là Hiệu phó Đại học Tổng hợp, Ông đã bị một số người lợi dụng sự cả tin như vậy và đưa đến khá nhiều điều phiền toái cho Ông. Vậy mà Ông vẫn không hề “rút kinh nghiệm”. Cho đến tận cuối đời, Ông vẫn giữ được nụ cười hồn nhiên như trẻ thơ.
Về khoa học thì chú nghĩ đóng góp tốt nhất của chú là xây dựng “lý thuyết Nevanlinna p-adic”. Chú học được “lý thuyết Nevanlinna” từ GS Lê Văn Thiêm, một trong những người có đóng góp lớn vào lý thuyết đó. Khi đi làm nghiên cứu sinh với Manin, chú học được về “p-adic”. Ghép hai chữ học được ở hai thầy lại thành chữ của mình!
NBC: Chú đã sống với toán học và khoa học Việt Nam qua những thời kỳ rất khác nhau. Thời kỳ trước thống nhất đất nước, thời kỳ từ 75 đến khi bức tường Berlin sụp đổ, thời kỳ từ 1990 đến nay. Liệu chú có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về những sự biến đổi của khoa học Việt Nam trong từng thời kỳ này không ? Chú nghĩ như thế nào về tương lai ?
HHK: Câu hỏi lớn quá, và ngẫu nhiên trùng với một ý định từ lâu của chú là viết một cuốn “Hồi ký toán học”. Nói là “hồi ký” có thể không đúng lắm, nhưng là chú muốn viết về những điều “mắt thấy, tai nghe, đầu nghĩ” của mình về cái giai đoạn đầy biến động đó, mà chú may mắn (có thật là may không?) được chứng kiến. Không hiểu rồi cái “hồi ký” mà chú dự định có thể hoàn thành được không, nhưng nếu cần có câu trả lời (dù nhỏ) cho câu hỏi lớn của cháu, thì chú nghĩ có thể là thế này.
Trong biến động nào cũng có hai phần: tinh thần và vật chất, dĩ nhiên là không độc lập với nhau. Trước 1975, hầu như cả dân tộc Việt Nam sống bằng niềm tin vào ngày thống nhất đất nước. Niềm tin đó giúp người ta vượt qua mọi khó khăn về vật chất. Khoa học Việt Nam, Toán học Việt Nam cũng không nằm ngoài không khí chung đó. Khổ, nhưng thấy học toán, làm toán là một niềm vui lớn. Đặc biệt, những năm đầu tiên bước vào ngành toán chính là những năm để lại nhiều ấn tượng nhất trong cuộc đời làm toán của chú, khi được cùng GS Lê Văn Thiêm và mấy người đàn anh áp dụng phương pháp nổ mìn định hướng vào việc nạo vét Kênh nhà Lê phục vụ giao thông thời chiến. Trong chiến tranh, hình như con người lại “lãng mạn” hơn trong thời bình. Lãng mạn, vì ít tính toán hơn. Cũng có thể không có gì để tính toán. Mà lãng mạn thực sự là điều cần cho những ai đi vào toán học, vì nghề làm toán lại là nghề khó “tính” trước nhất! Có ai dám chắc mình sẽ được kết quả gì trong tương lai.
Thời kỳ đầu sau 1975 là thời mà toán học Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Rất nhiều người được cử đi học tập ở nước ngoài, kể cả ở các nước phương Tây. Nhưng rồi những thuận lợi đó nhanh chóng qua đi, khi vào khoảng 1985 kinh tế Việt Nam bộc lộ những khủng hoảng trầm trọng của cái thời mà ta gọi là “tập trung, quan liêu, bao cấp”. Không thể sống bằng nghề làm toán với đồng lương ít ỏi, một số phải đi dạy học ở châu Phi, số khác tìm những nghề “tay trái” (nhưng thu nhập hơn nhiều lần “tay phải”), một số ít may mắn hơn thì tìm kiếm được những học bổng để đi nước ngoài. Ngành toán Việt Nam vượt qua được giai đoạn gay go đó trước hết nhờ vẫn còn có những người chịu “sinh nghề, tử nghiệp” với toán, và cả những người “may mắn” nhận được học bổng nước ngoài để sống và tiếp tục làm toán.
Sau 1990, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới. Toán học Việt Nam cũng đứng trước thách thức hoàn toàn mới. Có lẽ lần đầu tiên, những người làm toán ở Việt Nam phải tự đặt câu hỏi: tại sao lại làm toán, mà không làm nghề khác (có thể kiếm nhiều tiền hơn)? Cái thời mà làm việc gì cũng nghèo như nhau, thì ai thích toán cứ làm toán. Bây giờ, thích toán nhưng cần tiền, có làm toán nữa không? Cái chất “lãng mạn” mà toán học rất cần đã không còn, hay là còn rất ít đất sống. Ông Frédéric Pham đã từng đặt câu hỏi “Y-aura-t-il toujours des mathematiciens au Vietnam l’an 2000” (Gazete de mathematiques, vol. 64, pp. 61-63, 1995). Nhưng toán học Việt Nam, năm 2000, vẫn tồn tại qua thời khủng hoảng. Có thể là do kinh tế Việt Nam cũng đã bước qua khủng hoảng. Cũng có thể do ai đã chọn toán làm nghề nghiệp của mình thì cũng là người không đòi hỏi quá nhiều về vật chất, nên họ dễ tự bằng lòng với cuộc sống không cần quá nhiều tiền của mình! Có ai đó nói :”Không nên lãng mạn hóa cái nghèo”, đúng lắm, nhưng cũng đừng để cái nghèo giết chết lãng mạn. Không còn lãng mạn sẽ không còn âm nhạc, thơ ca, không còn toán học.
Cháu hỏi chú nghĩ gì về tương lai? Để tồn tại, có lẽ toán học Việt Nam đã qua cái thời khó khăn nhất. Còn để phát triển lên một bước mới: chắc vẫn đang ở thời kỳ khó khăn nhất. Xã hội Việt Nam đang trong cái thời kỳ đầu của “kinh tế thị trường”, cái thời mà chuẩn mực của sự “thành đạt” nhiều khi được đo bằng tiền. Mà tiền chính là cái các nhà toán học có ít nhất! Vậy nên, chỉ những người có quan niệm khác về “thành đạt” mới có thể chọn toán làm nghề nghiệp của mình. Về tương lai của toán học Việt Nam, chú trông chờ hai điều: 1/ nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển để đến khi các nhà doanh nghiệp Việt Nam không còn tự hài lòng với việc giàu lên do làm người bán hàng cho nước ngoài, hoặc người bán nguyên liệu của nước mình cho nước ngoài. Đến khi họ không muốn và không thể tiếp tục làm giàu theo cách đó, họ sẽ cần đến khoa học công nghệ. Khi đó, khoa học cơ bản, toán học sẽ có tiếng nói của mình. 2/ các nhà lãnh đạo thấy rõ đầu tư cho khoa học cơ bản – cũng có thể xem là một phần của việc đầu tư cho giáo dục – là việc làm lâu dài, bảo đảm cho sự phát triển bền vững, là việc của Nhà nước. Nói cách khác, những nhà lãnh đạo cũng cần phải “lãng mạn”, để nhìn được tương lai xa hơn những lợi ích trước mắt có thể “cân đo đong đếm” dễ dàng.
NBC: Cháu cũng thấy thật đáng sợ khi người ta lấy đồng tiền làm thước đo cho mọi thứ. Trong cuộc sống, mình vẫn phải tính toán thiệt hơn, nhưng không thể đem cái tính toán thiệt hơn ra làm nền tảng xã hội. Dù sao thì cháu vẫn tin đến lúc nào đó thì chúng ta sẽ tỉnh lại, vì cái căn của con người Việt Nam vẫn là sự tử tế.
HHK: Người làm toán bao giờ cũng gặp mâu thuẫn giữa ý muốn làm được cái gì thật hay với việc phải “sản xuất đều đều công trình” (nhất là khi phải xin tài trợ). Theo cháu làm thế nào để sống yên ổn cùng một lúc với hai ý muốn đó?
NBC: Theo cháu, mỗi người làm toán nên giữ riêng cho mình một câu hỏi lớn. Có thể không trả lời được ngay, có thể sẽ không trả lời được trong phạm vi hữu hạn của cuộc sống mình có. Nhưng nó sẽ là một cái đích để mọi việc mình làm trở nên logic chứ không ngẫu nhiên và không bị chi phối bởi những gì ầm ĩ nhất thời. Ngược lại, trong mỗi việc cụ thể mình làm thì lại không nên câu nệ xem đây là bài toán to hay nhỏ, mà bản thân mình thấy hay là được. Có điều mình phải luôn tự nhủ phải trung thực với bản thân. Chú có biết cái câu thơ này của ông Bảo Sinh không :
Tự do là sướng nhất đời
Tự lừa còn sướng bằng mười tự do.
HHK. Chú không biết câu thơ này. Nghe cũng có vẻ A.Q. lắm! Nhưng ở đời, “chỉ số A.Q” có lẽ dự đoán mức độ thành công tốt hơn là chỉ số I.Q. Bởi vì “thành công” của mỗi con người chủ yếu phụ thuộc vào quan niệm của chính họ.
*****
HHK: Chú thấy cháu đọc nhiều, không chỉ có toán mà cả văn học, triết học. Tất nhiên điều đó trước hết là để thỏa mãn ý thích ham hiểu biết, nhưng liệu điều đó có giúp ích (hay làm hại – do mất thời gian) cho nghề toán của cháu không?
NBC: Đúng là cháu thích đọc sách lắm, nhiều khi đọc đủ thứ bà rằn. Ngay cả trong toán, cháu cũng đọc nhiều sách không liên quan gì đến công việc nghiên cứu nhất thời. Theo cháu cuộc sống có nhiều giai đoạn. Có lúc mình phải tập trung toàn tâm toàn ý vào bài toán mình đang làm. Những lúc đó thì hầu như cháu không sờ vào sách, mà chỉ dùng đến tạp chí chuyên môn, tìm những thông tin thiết thực nhất cho cái mình đang làm.
Lúc làm xong một bài toán rồi thì lại phải quay lại xem có cái gì mình chưa biết để đi đến cái câu hỏi lớn kia. Lúc đó mình lại phải quay lại học những cái kiến thức cơ bản nhất. Cháu thấy nhiều khi học lại, học học thêm những cái cơ bản nhất, những vùng đã được nhân loại chinh phục, vẫn có thể đem lại niềm vui không kém so với việc tìm tòi ở ranh giới của cái chưa biết. Cháu nghĩ chỉ có thế mới có thể đổi mới một cách cơ bản công việc nghiên cứu của mình.
Tất nhiên có một cái hại là số lượng bài báo sản xuất được sẽ giảm đáng kể. Nói cho cùng thì cũng không cần sản xuất nhiều lắm chú Khoái nhỉ. Có một số bài báo cháu viết ra mà sau đó cháu thấy tiếc. Đáng ra không nên viết nó ra thì hơn, hoặc ít nhất là không nên in.
Cháu thấy đọc Văn, đọc Triết giúp mình nhiều lắm. Chẳng hạn như nó giúp mình “không bị chi phối bởi những gì ầm ĩ nhất thời”. Nó dạy mình sống trung thực với bản thân mình hơn, hoặc ít nhất có “tự lừa” thì cũng sớm tỉnh ngộ. Nó giúp mình sống thanh thản, không đòi hỏi quá nhiều ở người khác, không đòi hỏi quá nhiều ở cuộc sống.
HHK: Người làm toán nào cũng ít nhiều thích “nổi tiếng”, nhưng khi quá nổi tiếng (chẳng hạn được Fields) thì hình như sự nổi tiếng lại thành gánh nặng. Cháu có lời khuyên thế nào với các bạn trẻ?
NBC: Cháu nghĩ ai cũng cần sự công nhận, sự tôn trọng từ những người khác. Trường hợp ông Perelman là rất ngoại lệ. Còn sự nổi tiếng theo kiểu tài tử xi nê thì thực ra rất là bất tiện. Chỉ có điều trong trường hợp của cháu, mình không có cách nào khác ngoài chấp nhận nó, rồi cố gắng hướng nó vào những việc có ý nghĩa.
*****
NBC: Cháu cảm thấy gần đây có một sự căng thẳng của một số nhà khoa học “trẻ” đối với các nhà khoa học “già”. Chú suy nghĩ gì về hiện tượng này.
HHK: Chú là một “nhà toán học già”, nhưng không cảm thấy rõ lắm sự căng thẳng đó. Nhưng chắc chắn nó tồn tại. Mỗi thế hệ, thậm chí mỗi người, đều có cái thước đo của riêng mình. Người già có cái thước già, người trẻ có cái thước trẻ. Có cái thước nhiều chiều, cũng có những cái thước “cực đoan” chỉ có một-hai chiều thôi. Mà mỗi con người, mỗi sự việc của cuộc sống đều nhiều chiều lắm. Đem cái thước ít chiều của mình ra đo thiên hạ rồi khen chê, làm sao tránh được “căng thẳng”. Có những người ít thấy căng thẳng hơn, là vì họ nhớ câu của Khổng Tử :”Kẻ nào khen ta là bạn ta, kẻ nào chê ta là thầy ta, kẻ nào nịnh ta thì đúng là thù của ta vậy”. Nhưng thời nay hình như số người thích làm “thầy” người khác hơi nhiều, mà số ngược lại thì ít. Có thể con người ngày nay “tự tin” hơn chăng? Tuy vậy, trong cộng đồng toán học Việt Nam, chú nghĩ quan hệ giữa hai thế hệ “trẻ-già”chưa có gì phải lo ngại.
NBC: Hiện tượng cháu nhắc đến ít ảnh hưởng đến cộng đồng toán học, có lẽ giá trị trong toán học dễ cảm nhận hơn ở cách ngành khác. Người ta dễ nhận thức chính xác hơn về giá trị của mình và giá trị của người khác. Ở các chỗ khác, một số bạn trẻ lẫn lộn giữa phong cách khoa học và giá trị khoa học, cho nên khi so sánh các nhà khoa học “già” xa lạ với phong cách làm việc Âu-Mỹ, thì mặc nhiên đánh giá họ thấp đi và tự đánh giá mình cao quá. Một mặt khác, sự chênh lệch về mức sống trở nên quá lớn và điều kiện sống của nhà khoa học trẻ ở Việt Nam là thực sự khó khăn. Những mâu thuẫn kiểu này có lẽ lúc nào cũng có, và theo cụ Marx thì nó là động cơ cho sự vận động của xã hội. Chỉ có điều mình phải để ý để nó vận động theo chiều hướng tích cực.
HHK: Khi tiếp xúc với những nhà toán học nước ngoài, chú có cảm giác nói chung họ biết nhiều hơn (về những thứ “không toán”, hay có thể gọi chung là “văn hóa”) so với những người làm toán ở nước ta. Cháu có thấy thế không? Có thể giải thích thế nào về hiện tượng này, và nó ảnh hưởng thế nào đến chính việc làm toán của “họ” và “ta”?
NBC: Cháu lại thấy các nhà khoa học phương tây hay thắc mắc làm sao mà người phương đông, không chỉ riêng các nhà khoa học, ai cũng là triết gia. Có thể là cái phông văn hóa phương đông và phương tây rất khác nhau, nên ai cũng thấy người kia biết những thứ mà mình mù tịt. Nhưng đúng là cái phông văn hóa có chi phối hoạt động khoa học. Ở phương đông cháu thấy người ta thích cái kiểu tầm chương trích cú quá.
Có một cái các nhà khoa học phương tây, tính cả Ấn độ, hiểu biết hơn hẳn đó là âm nhạc, nói rộng ra là khả năng cảm thụ thẩm mỹ. Theo cháu cái khả năng này là một phẩm chất không thể thiếu của người làm toán.
NBC. Là một người gắn bó với khoa học Việt Nam gần như từ lúc khai sinh, chú Khoái có thể nói một vài lời cho những bạn trẻ đang chuẩn bị dấn thân vào con đường khoa học không ?
HHK. Chú không thích lắm cái chữ “dấn thân”. Nó làm cho người đi vào khoa học có vẻ như ra chiến trường, có vẻ như sẵn sàng hy sinh vì người khác. Thực ra đi vào khoa học cũng không phải “hy sinh” cái gì hết. Ta làm khoa học vì ta thích hiểu biết, thích sáng tạo. Làm khoa học thì được đọc nhiều, tức là được thụ hưởng hơn người khác cái kho tàng tri thức vô giá của nhân loại. Mà đã thụ hưởng thì có nghĩa vụ đền đáp, tức là phải cố gắng góp được cái gì đó, dù nhỏ. Cuộc sống bao giờ cũng sòng phẳng. Nếu mình đã được làm cái mình thích thì cũng không nên đòi hỏi cuộc đời cho lại đầy đủ mọi thứ như người khác. Thích hiểu biết (thực chất cũng là một thứ hưởng thụ) mà lại vẫn mong có rất nhiều tiền; thích tự do làm cái mình muốn mà vẫn mong có nhiều quyền; thích được yên tĩnh để đắm mình vào suy tư riêng mà vẫn mong cái sự nổi tiếng – đó là những mâu thuãn mà nếu không nhận thức ra thì cứ tưởng mình đang phải hy sinh, đang “dấn thân”! Làm khoa học cũng là một nghề, như mọi nghề khác. Nếu thích giàu thì nên đi buôn, thích quyền thì nên đi làm chính trị, thích hiểu biết, thích tự do thì nên đi vào khoa học. Nghề nào cũng có cái “được” và “mất”. Quan trọng nhất là hiểu cho được mình thực sự cần cái gì. Điều này không dễ, nhất là khi người ta còn trẻ.
Bởi vậy, nếu định chọn con đường khoa học thì nên tự hỏi: có phải cái mà mình mong muốn nhất là tri thức và tự do không?
*****
HHK. Trong cuộc đời, ai cũng có thể mắc sai lầm. Theo cháu, bao giờ thì một người cần nhận ra rằng mình đã sai lầm khi chọn nghề Toán, và nên đổi sang nghề khác?
NBC. Cháu thấy có nhiều lý do khiến người ta có thể từ bỏ nghề Toán và chọn một nghề khác. Trong trương hợp không nhìn thấy triển vọng nào để nghề Toán tạo cho gia đình mình một cuộc sống tạm gọi là tươm tất, thì Toán không còn là nghề nữa mà là một dạng nghệ thuật để theo đuổi. Để theo đuổi một nghệ thuật thì cần một tình yêu mãnh liệt lắm. Đấy là nghĩa của từ dấn thân mà cháu sử dụng. Nhưng đo độ mãnh liệt của tình yêu thì không dễ.
Để làm toán, người ta chỉ sử dụng một số khá hạn chế khả năng của con người, nhưng lại sử dụng chúng một cách tối đa. Khi nhận ra rằng mình thiếu một số khả năng để làm nàng Toán hoan hỉ, mà laị thừa những khả năng mà nàng ta lờ đi, thì có khi cũng nên tìm một nghề khác với nghề nghiên cứu Toán. Yêu đơn phương lâu dài thì mệt lắm.
Theo blog Ngô Bảo Châu

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh