Đến nội dung

Hình ảnh

1 bài trong sgk t12...help me!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
bluemoon

bluemoon

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 11 Bài viết
Trong sgk t12 có câu:
Cho f(x) = x^{3} + px + q CMR: nếu cực đại vả cực tiểu trái dấu thì pt: x^{3} + px + q = 0 có 3 nghiệm phân biệt.
Em thường dùng đk này trong các bt biện luận khác, nhưng khi cm bài này thì thấy hiển nhiên quá nên ko biết nói sao. Mong moi người chỉ giúp!!!

#2
dehin

dehin

    Chém gió thần!

  • Thành viên
  • 733 Bài viết
Bạn cứ lập bảng biến thiên ra rồi kết luận nếu mà $y_{CD}.y_{CT} <0$ thì PT sẽ có 3 nghiệm.
Nếu bạn muốn giải thích cụ thể thì làm thế này
Tổng quát cho hàm số bậc 3 bất kỳ $y=f(x)=ax^3+bx^2+cx+d$ với $ a>0 $ ( TH $ a<0 $ tương tụ )
Ta có $f'(x)=0$ có 2 nghiệm là $x_1 < x_2 $. Đó 2 điểm cực trị
Lập bảng biến thiên, ta có
$ {y_{CD}} = f({x_1}),\,\,\,\,\,\,{y_{CT}} = f({x_2})\,\,\,$
Ta có
$ \left\{ \begin{array}{l} {y_{CD}}.{y_{CT}} < 0 \\ {y_{CD}} > {y_{CT}} \\ \end{array} \right. \Rightarrow {y_{CD}} > 0,{y_{CT}} < 0$
=> PT có 1 nghiệm trong khoảng $(x_1,x_2)$
Do $\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } f(x) = + \infty \Rightarrow \exists p > 0\,\,\,va\,\,p > {x_2}\,\,de\,\,f(p) > 0$
Do $\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } f(x) = - \infty \Rightarrow \exists q < 0\,\,\,va\,\,q < {x_1}\,\,de\,\,f(q) < 0$
$f(p).f(CT)<0 $ => PT có 1 nghiệm trong khoảng $(x_2,p)$
$f(q).f(CD)<0 $ => PT có 1 nghiệm trong khoảng $(q,x_1)$
Vậy PT có 3 nghiệm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi dehin: 19-08-2010 - 20:39

Love Lan Anh !

#3
khacduongpro_165

khacduongpro_165

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 594 Bài viết

Trong sgk t12 có câu:
Cho f(x) = x^{3} + px + q CMR: nếu cực đại vả cực tiểu trái dấu thì pt: x^{3} + px + q = 0 có 3 nghiệm phân biệt.
Em thường dùng đk này trong các bt biện luận khác, nhưng khi cm bài này thì thấy hiển nhiên quá nên ko biết nói sao. Mong moi người chỉ giúp!!!

đây chẳng qua là ứng dụng của hàm liên tục thôi
"Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi"!!!

#4
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết

Trong sgk t12 có câu:
Cho f(x) = x^{3} + px + q CMR: nếu cực đại vả cực tiểu trái dấu thì pt: x^{3} + px + q = 0 có 3 nghiệm phân biệt.
Em thường dùng đk này trong các bt biện luận khác, nhưng khi cm bài này thì thấy hiển nhiên quá nên ko biết nói sao. Mong moi người chỉ giúp!!!

Thật kì lạ! Lâu quá không lại sách Toán 12 không ngờ sau cải cách lại có bài toán ngộ đến vậy!




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh