Đến nội dung

Hình ảnh

PTLG lớp 11 và vấn đề về nghiệm.


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
giapvantuan

giapvantuan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Trong sách bài tập toán đại lớp 11( ban cơ bản), bài 2.6 trang 23 phần d có bài tập sau: cot2x.cot3x = 1
Giải: Điều kiện sin2x #0 và sin3x #0
cot2x.cot3x =1 :) cos2x.cos3x=sin2x.sin3x
:) cos2x.cos3x - sin2x.sin3x=0
:O cos5x =0 :O 5x=pi/2 +k pi, k thuộc Z
:O x=pi/10 +k.pi/5, k thuộc Z
Với k=2 +5m, m :O Z thì
x=pi/10 + (2+5m).pi/5 = pi/10 +2pi/5 +m.pi = pi/2 +m.pi, m :x Z
Lúc đó sin2x=sin(pi +2m.pi) =0,không thỏa mãn điều kiện
Có thể suy ra nghiệm phương trình là x =pi/10 +k.pi/5, k :in Z và k #2 +5m, m :in Z
Phần tớ không hiểu là tại sao tác giả lại lấy đâu ra số k=2 +5m kia để loại nghiệm ra.Mong các bạn giải thích điều này... :)

#2
CD13

CD13

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1456 Bài viết
Em biết biểu diễn nghiệm trên đường tròn lượng giác thì ok thôi em ạ!
Nếu không biết gộp nghiệm thì em chỉ cần ghi nghiệm bình thường $x = \dfrac{\pi }{{10}} + k\dfrac{\pi }{5}$
rồi sau đó ghi loại bỏ điều kiện thôi em.

#3
giapvantuan

giapvantuan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Thanks anh,có lẽ em nên ghi nghiệm rồi ghi thêm điều kiện cho chắc ăn.Còn biểu diễn nghiệm,em biết nhưng cách này không thực thi với những nghiệm khi biểu diễn có nhiều điểm trên đường tròn lượng giác: VD k.pi/36 hay k.pi/21....

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi giapvantuan: 05-09-2010 - 16:08


#4
h.vuong_pdl

h.vuong_pdl

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1031 Bài viết
uhm, thế này bạn ah,
cái gộp nghiệm có nhiều cách lắm. nhưng cấch phổ biến nhất + hay nhất +dễ dùng nhất là cách gộp nghiệm bằng đường tròn lượng giác (thầy mình bảo thế ???) => bạn nên tìm đọc cách này.

còn cái vấn đề trên thì có lẽ họ dùng cách như sau chăng (mình cũng tự bịa thôi, không biết có phải là một cách không nữa ??)
giải đk sin2x ≠ 0 và sin3x ≠ 0 => x ≠ $\dfrac{t\pi}{2}$ và x ≠ $\dfrac{\pi}{3} + \dfrac{t\pi}{2}$
giải đc nghiệm : $x = \dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5}$
bạn phải cẩn thận cái này, t, k là 2 giá trị khác nha đó. nếu dùng đg tròn lượng giác thì đc nhưng cái này thì phải phân biệt.
Như vậy xét đk ngược lại : +) $\dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5} = \dfrac{\pi}{3} + \dfrac{t\pi}{2}$ pt này luôn vô nghiệm => dk này tm.
+) $\dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5} = \dfrac{t\pi}{2} => 2k + 1 = 5t$ => t phải lẻ => t = 2m => k = 2m + 5
đó , con số 2m + 5 là như vậy ???

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi h.vuong_pdl: 05-09-2010 - 16:09

rongden_167


#5
inhtoan

inhtoan

    <^_^)

  • Thành viên
  • 964 Bài viết
Để loại nghiệm trong một số bài toán như thế này thì cần 1 chút kiến thức về số học THCS. :)

1) Biểu diễn điều kiện đã cho như sau
  • $\sin 2x \ne 0$
    $ \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{m2\pi }}{2},m \in Z.$
  • $\sin 3x \ne 0$
    $ \Leftrightarrow x \ne \dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{n\pi }}{3},n \in Z.$
2) Sau khi giải pt, ta thu được nghiệm $x= \dfrac{\pi}{10}+\dfrac{k\pi}{5},k \in Z$.
(Chú ý phần hệ số trong nghiệm và điều kiện phải khác nhau. Nếu bạn để biểu diễn nghiệm và điều kiện theo cùng một hệ số thì không loại nghiệm được vì khi đó hiển nhiên nghiệm và điều kiện luôn luôn khác nhau).

3) Giả sử với $k, m, n \in Z$ ta có
  • $\dfrac{\pi}{10}+\dfrac{k\pi}{5}=\dfrac{\pi }{4} + \dfrac{{m2\pi }}{2}$
    $\Leftrightarrow 2(2k-5m)=3$
    Vì VT là một số chẵn mà VP là số lẻ nên 2 họ nghiệm này không trùng nhau với mọi $k,m \in Z$
  • $\dfrac{\pi}{10}+\dfrac{k\pi}{5}=\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{n\pi }}{3}$
    $\Leftrightarrow k= \dfrac{5m+1}{3}=2m+\dfrac{1-m}{3}$
    vì $k \in Z$ nên ta đặt $ 1-m=3t, t\in Z$.
    $\Rightarrow n=1-3t$ và $k=2-6t+t=2-5t$ $(t \in Z)$
Vì với $k=2-5t, t \in Z$ thì $\dfrac{\pi}{10}+\dfrac{k\pi}{5}=\dfrac{\pi }{6} + \dfrac{{n\pi }}{3}$ nên ta phải có $k \neq 2-5t, t \in Z$

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là $x=\dfrac{\pi}{10}+\dfrac{k\pi}{5}$ với $k \neq 2-5t$, $(t, k \in Z)$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi inhtoan: 05-09-2010 - 16:19


#6
giapvantuan

giapvantuan

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết

uhm, thế này bạn ah,
cái gộp nghiệm có nhiều cách lắm. nhưng cấch phổ biến nhất + hay nhất +dễ dùng nhất là cách gộp nghiệm bằng đường tròn lượng giác (thầy mình bảo thế ???) => bạn nên tìm đọc cách này.

còn cái vấn đề trên thì có lẽ họ dùng cách như sau chăng (mình cũng tự bịa thôi, không biết có phải là một cách không nữa ??)
giải đk sin2x ≠ 0 và sin3x ≠ 0 => x ≠ $\dfrac{t\pi}{2}$ và x ≠ $\dfrac{\pi}{3} + \dfrac{t\pi}{2}$
giải đc nghiệm : $x = \dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5}$
bạn phải cẩn thận cái này, t, k là 2 giá trị khác nha đó. nếu dùng đg tròn lượng giác thì đc nhưng cái này thì phải phân biệt.
Như vậy xét đk ngược lại : +) $\dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5} = \dfrac{\pi}{3} + \dfrac{t\pi}{2}$ pt này luôn vô nghiệm => dk này tm.
+) $\dfrac{\pi}{10} + \dfrac{k\pi}{5} = \dfrac{t\pi}{2} => 2k + 1 = 5t$ => t phải lẻ => t = 2m +1 => k = 5m + 2
đó , con số 2m + 5 là như vậy ???

Hay quá, thật bổ ích.Rất cám ơn bạn đã giúp mình. :) :) :)




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh