Đến nội dung

Hình ảnh

hóa học 11


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
quysaudong

quysaudong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
a, Chứng tỏ sự có mặt của các ion NH4+, Fe3+, NO3- trong dung dịch
b, Phân biệt các axit HCl, H2SO4, HNO3, H3PO4.
c, Phaan biệt các dung dịch sau mà không dùng thêm thuốc thử: NH3, Cu(NO3)2, Al(NO3)2, MgSO4, NaOH, ZnSO4, Na2SO4
Bài 2
a, Nhận biết sự có mặt của 3 axit HCl, H2SO4, HNO3 trong cùng 1 dung dịch loãng
b, Nhận biết sự có mặt của các ion NH4+, Mg2+, NO3-, Cl-, SO42- trong cùng 1 dung dịch
c, Chỉ có quỳ tím và các dung dịch HCl, Ba(OH)2, có thể nhận biết được các ion nào trong dung dịch chứa các ion NH4+, CO32-, SO42-, HCO3-,

Bài 3:
A, Một phi kim (X) có số oxi hóa dương cao nhất bằng 5/3 số oxi hóa thấp nhất ( tính theo trị số tuyệt đối ). Xác định (X) biết rằng dạng đơn chất của (X) là chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn.
B, Hoàn thành sơ đồ biến hóa
(A) (B) © (D) (E) (A) + (G) + H2O
Biết rằng (A), (B), ©, (D), (E), (G) đều chứa nguyên tố (X) trong câu a. (A) là hợp chất khí ở điều kiện thường và (F) là hợp chất của Kali

Bài 4:
Từ không khí, nước, than, quặng pirit, quặng aphatit và các chất xúc tác cần thiết, viểt các phương trình phản ứng điều chế: bột nở, đạm 2 lá, supe photphat đơn, supe photphat kép

Bài 5:
Trong bình kín chứa hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối hơi so với H2 là 3.6: ở nhiệt độ 27.3 0C ; áp suất p. Cho vào bình một ít chất xúc tác ( có thể tích không đáng kể ), đun nóng bình một thời gian rồi đưa về nhiệt độ ban đầu thu được hỗn hợp khí B có áp suất bằng 0.8p.
a. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp A, hỗn hợp B
b. Tính tỉ khối hơi của A so với B
c. Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3
d. Cho hỗn hợp khí B qua nước thì còn lại hỗn hợp khí C. Tính tỉ khối hơi của A đối với C.
Bài 6:
Hòa tan 22gam hỗn hợp chất rắn A( FeO, FeCO3, Fe3O4) vào 0.896 lít dung dịch HNO3 1M thì thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm CO2 và NO. Lượng HNO3 dư có trong B tác dụng vừa đủ với 5.516 gam BaCO3.
Có một bình kín dung tích 8.96l chứa không khí ( chỉ gồm O2 và N2 theo tỉ lệ thể tích lần lượt là 1:4) có áp suất cuối cùng là 0.6 atm. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong A

Bài 7:
Hai khí A và B không có màu và mùi tác dụng với nhau khi có xúc tác tạo thành khí C không có màu nhưng có mùi, khi đốt cháy khí C trong O2 thu được khí A và và oxit của A, B, C là những chất gì? Viết các phương trình phản ứng

#2
h.vuong_pdl

h.vuong_pdl

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1031 Bài viết
quá nhiều đó bạn!

bài 1) a) cho OH- vào => có khí mùi khai thoát ra đó chính là ion NH4+
cũng nhờ OH_ ta nhận ra ion Fe3+ với kết tủa màu đỏ nâu dặc trung: Fe(OH)3
cho H+ và rồi bỏ thêm Cu => có khí ko màu thoát ra + hóa nâu trong không khí!
đó là ion NO3-
b) Cu => nhận ra HNO3
Ba2+ nhận ion SO4-
Ag+ nhận CL- = kết tủa trắng
Ag nhận PO43- = kết tủa vàng!

rongden_167


#3
h.vuong_pdl

h.vuong_pdl

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1031 Bài viết
c) híc, ngửi xem khí mùi khai là cái nào => đó là NH3
cho vào các dung dich NH3 vừa nhận + xem két quả như sau:
phân loại:Na2SO4, NaOH không có hiện tượng gì!
Mg2+ và Al3+ chỉ tạo kết tủa trắng
Cu2+ và Zn2+ tạo phức với NH3, tuy nhiên dễ thấy khác là: Cu2+ tạo kết tủa màu xanh lam => tan tạo dung dịch màu xanh thẩm, còn Zn tạo kết tủa trắng => tan!
phân biệt NaSO4 và NaOH dùng ZN2+ vừa phân biệt = kết tủa sau tan
dùng NaOH vừa nhận => phân biệt Al3+
xong!

rongden_167





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh