Đến nội dung

Hình ảnh

hóa học 11


  • Please log in to reply
Chưa có bài trả lời

#1
quysaudong

quysaudong

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 30 Bài viết
Bài 1
Hòa tan 23,4 gam hỗn hợp G gồm Al, Fe, Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 15,12 lít khí SO2 (đkc). Nếu cho 23,4 gam G vào bình A chứa 850ml dung dịch H2SO4 1M loãng dư thu được khí B. Dẫn toàn bộ khí B vào ống chứa bột CuO dư, đun nóng thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Cho các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong G
b. Cho dung dịch chứa m gam NaNO3 vào bình A sau phản ứng giữa G với dung dịch H2SO4 loãng ở trên thấy thoát ra V lít NO (đkc) (sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m để V lớn nhất

Bài 2
Chia 42,72 gam hỗn hợp X gồm kim loại M và Fe3O4 làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 hòa tan hết vào dung dịch HNO3, đun nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 500 ml dung dịch Y và thoát ra 2,464 lít (đkc) hỗn hợp khí Z gồm 1 khí màu nâu và 1 khí hóa nâu ngoài không khí. Phần 2 phản ứng vừa hết với 185 ml dung dịch H2SO4 2M loãng thu được 1,12 lít khí (đkc)
a. Tìm M và tính % khối lượng mỗi chất trong X
b. Tính khối lượng hỗn hợp khí Z
c. Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch Y biết HNO3 đã dùng dư 20% so với lượng phản ứng

Bài 3
Cho hỗn hợp A gồm kim loại R (hóa trị I) và kim loại X ( hóa trị II ). Hòa tan 3 gam A vào dung dịch có chứa HNO3 và H2SO4 thu được 2,94 gam hỗn hợp B gồm khí NO2 và khí D có thể tích bằng 1,344 lít (đkc)
a. Tính khối lượng muối khan thu được nếu cô cạn dung dịch sau phản ứng
b. Nếu cho cùng một lượng khí clo lần lượt tác dụng hoàn toàn với kim loại R và với X thì khối lượng kim loại R đã phản ứng gấp 3,375 lần khối lượng của kim loại X, khối lượng muối clorua của R thu được gấp 2,126 lần khối lượng muối clorua của X được tạo thành. Tính % về khối lượng các kim loại trong A.

Bài 4
Cho hỗn hợp bột Fe, Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 2,24 lít khí H2 ( đkc ), dung dịch A và một chất không tan B. Để oxi hóa vừa hết các sản phẩm còn trong bình người ta phải cho thêm vào đó 10,1 gam KNO3. Sau khi phản ứng xảy ra thu được 1 khí không màu hóa nâu ngoài không khí và một dung dịch C. Để trung hòa lượng axit dư trong dung dịch người ta cần 200 ml dung dịch NaOH 1M
a. Tính khối lượng hỗn hợp kim loại và thể tích khí không màu sinh ra (đkc)
b. Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4

Bài 5
Cho 9,6 gam bột Cu tác dụng hoàn toàn với 600ml dung dịch HNO3 1M thu được V lít NO (đkc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được chất rắn B. Nung B đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn C. Tính V và m.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh