Đến nội dung

Hình ảnh

Hình thành khái niệm toán học

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 7 trả lời

#1
lequangdung

lequangdung

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Trong thực tế hiện nay, học sinh phổ thông học quá nhiều , học không còn thời gian tự học , tự rèn luyện thao tác cơ bản , số đông học sinh là chép theo thầy , bài mẫu, lời giải sẵn . . . tuy nhiên kết quả thi , kiểm tra thường là thấp , nếu đề ra có tính tư duy , không cùng dạng đã học tại sao vậy ??? , qua tìm hiểu tôi thấy rằng : Tình trạng này người dạy học môn toán cần phải nhìn lại phương pháp dạy học như thế nào cho phù hợp với thực tế
- Dạy khái niệm toán học như thế nào ( theo phương án thực tế) .
Mong quý đồng nghiệp trao đổi ?

#2
huemath

huemath

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Rõ ràng ta dễ nhận thấy rằng mỗi khái niệm toán học sơ cấp thường gắn liền rất chặt với thực tế. Mà các khái niệm toán học cao cấp thì theo tôi nhận thấy cũng thế thôi. Do đó khi dạy các khái niệm toán học cho học sinh, đặc biệt là học sinh phổ thông, thiết nghĩ cần làm sao để các em liên hệ tốt với thực tế đồng thời biết vận dụng linh hoạt khả năng của mình để liên hệ và hiểu rõ hơn các khái niệm mà minh đã học được.
Có lẻ quan trọng ở đây vẫn là người thầy( mặc dù cái chính vẫn là học sinh). Phải biết dẫn dắt một cách khéo léo, liên hệ một cách nhẹ nhàng, làm cho học sinh hiểu rõ dần dần. Ngày nay qua tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng nhiều Thầy Cô giáo khi dạy học, đặc biệt là dạy môn toán thường trình bày vấn đề một cách cứng nhắc nếu không muốn nói là nhồi nhét một cách quá đáng. Tôi đã đi nhiều và nghe giảng củng nhiều rồi nhưng ít khi thấy một giờ học toán nào thực sự sinh động, triển khai cho thật rõ ràng dễ hiểu nhất. Cũng có thể tôi hơi khắt khe vì ngay từ hồi còn học phổ thông những giờ toán của chúng tôi học thì thật sự bổ ích và lí thú. Cũng có thể là nhờ sự đồng đều về kiến thức trong một lớp chuyên toán. Nhưng rõ ràng rằng ngay cả những lớp học không chuyên đi chăng nửa thì chúng ta củng có thể xây dựng một bài giảng thực sự có ý nghĩa, mà ở đây cái chính là dẫn dắt hình thành khái niệm toán học cho học sinh phổ thông một cách tốt nhất.
Học sinh phổ thông hiện nay theo tôi nghĩ không phải là học quá nhiều mà chật vật trong các bài toán quá. Làm toán như gà công nghiệp vậy mà thực chất không mang lại gì bổ ích nhiều ngoài khả năng đổ đại học. Đụng chạm đến vấn đề này thì thật là khó nói thật, bởi muốn tồn tại trong xã hội này thì khó có thể thoất khỏi cái guồng đó được. Để tiếp cận với nghề chính của mình mà phải đi một đường vòng xa như vậy thì thiết nghĩ cũng phí thật. Nhưng cái đó lại một vấn đề khác rồi. Ở đây nếu mỗi học sinh biết tìm cho mình một phương pháp học đúng đắn thì chỉ cần những gợi mở ban đầu của người thầy họ có thể tiếp cận nhanh và hiểu thấu mọi khái niệm toán học. Kỉ năng thực sự quan trọng thật nhưng biết kết hợp chặt chẽ với việc phát triển tư duy thì chắc chắn lợi ích mang lại nhiều hơn rồi.
Đó là một số ý kiến của riêng tôi. Hy vọng các bạn cùng bàn luận để chúng ta có một cách nhìn tốt hơn trong giảng dạy nối chúng và giảng dạy toán nói riêng.

#3
lifeformath

lifeformath

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 354 Bài viết
Nhưng mình nghĩ vấn đề ở những người ra đề kiểm tra hay thi cũng cực kì quan trọng. Nếu các bạn thực hiện việc dạy lớp học lý thú phải bàn luận rộng ra những vấn đề thực tiễn cuộc sống, chiếm mất thời giờ dạy tiết học mà thực chất là quá ngắn đến chỉ dạy công thức và cách làm bài thôi đã ko đủ thời gian. Các bạn lại thấy các chương trình tóan mới ngày càng nặng thêm ko hà!!! Nói đến đây thì thấy sự việc rộng lớn quá để cấp cao hơn giải quyết. Mình chỉ luôn muốn nhấn mạnh phương pháp nào cũng có tính chất hai mặt vì vậy phải có phương pháp thích hợp với từng đối tượng từng thời điểm, từng nội dung mà thôi!!!Tóm lại rất cần sự sáng tạo và tài năng của các bậc truyền thụ. Chúc các bạn ngày càng giảng dạy tốt hơn và đạt được những thành tựu lớn hơn!!!
Sự lãng mạn của toán học là ko thể thiếu để đưa ra các ý tưởng sáng tạo mới!!!

#4
thanhhai

thanhhai

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 17 Bài viết
Mình lại không nghĩ là nói nhiều về toán học thực tiến thì lại làm mất nhiều thời gian dạy ở lớp !Vấn đề là bạn chọn đề tài nào để nói cho học sinh và bạn có hiểu về đề tài đó trong thực tiễn một cách rõ ràng để chuyển cho HS hay không ?
Mọi vấn đề đều bắt đầu từ thực tiễn , vì vậy nên kết thúc nó ở thực tiễn !
Bạn muốn có kết quả tốt nơi HS ( thực tiễn ) , thì bạn nên nói nhiều về toán học trong thực tế cho HS .Chẳng hạn như lượng giác , bạn phải giải thích rằng , Lượng giác bắt đầu từ việc đo đạt đất đai những miền lồi lõm, và phát triển nhờ thiên văn học , vì vậy phải học phép biến đổi lượng giác ...
Tuy nhiên , đề tài nói cũng quan trọng không kém , và chọn lựa thời gian nào thích hợp , không gian nào thỏa mái ... thì nói mới cơ hiệu quả !
Mình chỉ là SV năm 3 , ĐH SP Toán nên còn nhiều diều cần bàn luận thêm , mong các bạn tham gia !

#5
doichotathe

doichotathe

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Chúng ta phải nhìn nhận một điều rằng là người thầy chỉ mang tính chất gợi mở chứ không phải là quyết định. Bởi vậy càng gợi mở chừng nào càng tôt chừng đó. Một tiết học không phải là quá ngắn đến nổi không làm được điều đó. Chỉ sợ là người thầy không đủ khả năng, không đủ nhiệt huyết để làm điều đó mà thôi.

Phải nhìn thực mà công nhận rằng SGK không phải nặng nề như chúng ta cứ nhìn thiển cận rồi kết luận. Rõ ràng nó đã đáp ứng được nhiều điều mặc dù chưa phải là hay lắm. Bảo đảm rằng ai cũng đồng tình SGK mới ( riêng về môn toán ) có tính sư phạm khá cao đồng thời giúp phát triển tư duy học sinh cũng khá tốt. Một học sinh bình thường hoàn toàn có thể lĩnh hội được những vấn đề trong SGK nêu ra nếu biết mày mò, biết học tập cho có phương pháp.

Quay lại vấn đề người thầy, rõ ràng cái quan trọng ở đây là dẩn dắt cho các em hiểu được các khái niệm một cách chắc chắn nhất. Rồi phải biết làm sao cho các em biết cách tự học. Thiết nghĩ rằng mỗi thầy giáo đứng lớp phải hiểu được khả năng của từng học sinh trong lớp mình để từ đó giúp các em học tập tốt hơn, đứng phương pháp hơn. Làm được điều đó mới đáp ứng được nhiệm vụ của một người thầy và chắc rằng hơn hẳn việc đứng trên bục giảng thao thao bất tuyệt về bài giảng rồi những bài tập hòng nhồi nhét vào đầu các em.

Hình như nền kinh tế thị trường đã đẩy đưa ngay cả những nhà giáo (những người xưa nay vẫn được coi là chân chính nhất) đến những chổ không thể nào chấp nhận được. Nhân đây tôi muốn nhắn nhủ đến các bạn sinh viên ngành SP phải xây dựng cho mình một ý chí một nghị lực đủ mạnh đủ vững vàng để sau này sẽ trở thành một người giáo viên chân chính.

Các bạn cố gắng trao đổi nhé!
Không có cái gì là hiện hữu nếu ngay chính bản thân chúng ta không hiện hữu. Không có lòng tin nào tốt hơn là lòng tin chính bản thân mình!

#6
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Ai chưa làm GV thì chưa biết cuộc sống của GV nhỉ?!
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!

#7
thánhtoán

thánhtoán

    Toán học là bể khổ

  • Thành viên
  • 195 Bài viết
theo mình thì để thoát khỏi tình trạng hiện nay thì cần phải làm những điều sau:
1 --người thầy phải tìm hiểu thật kĩ bài và truyền thụ cho học sinh những cái cốt lõi của vấn đề để từ đó học sinh tự phát triển thêm,nên nói sơ qua về lịch sử khái niệm đó để học sinh hiểu sâu hơn...
2--dạy cho học sinh phương pháp tư duy có định hướng ,cách thức tự học
3--cái này cũng quan trong ,đó là dạy cho học sinh bản lĩnh không chạy theo điểm giả học thực chất,không học theo kiểu tra bài giải để lấy điểm,dám đương đầu với điểm kém ,ban đầu điểm có thể kém nhưng khi mà đã học chắc cái gốc thì dần điểm sẽ cao lên
còn những cái khác mời các bạn tự thêm vào
:D

#8
con-meo

con-meo

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 32 Bài viết
Mỗi người một vẽ,mười phân vẹn mười!.
Ta cứ làm hết sức,hết lương tâm,trách nhiệm của một người GV đ/v người học là đủ(tùy trình độ của lớp học)."Học-hành"mà.
[COLOR=red]
con-meo Chào mấy bạn!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh