Đến nội dung

Hình ảnh

Bài hình khó


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 5 trả lời

#1
biimbiim

biimbiim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
Cho Tam giác ABC. M là Trung điêmt của BC. Gọi r,r1, r2 là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC,ABM,ACM.BC=a CMR:
:frac{1}{r1}+ :frac{1}{r2} :Rightarrow 2( :frac{1}{r} + :frac{2}{a})

#2
biimbiim

biimbiim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
Còn 1 bài nữa nhé: Cho (O;R) nội tiếp tam giác ABC, M là trung điểm BC. AH là đường cao MO cắt AH tại I CMR AI=R

#3
biimbiim

biimbiim

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
k aj giai giup e ak? kho' wa' đj

#4
quanganhct

quanganhct

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 222 Bài viết

Cho Tam giác ABC. M là Trung điêmt của BC. Gọi r,r1, r2 là bán kính đường tròn nội tiếp tam giác ABC,ABM,ACM.BC=a CMR:
$ \dfrac{1}{r1}+ \dfrac{1}{r2} \geq 2( \dfrac{1}{r} + \dfrac{2}{a})$


BDT đã cho tương đương
$ \dfrac{r}{r1}+ \dfrac{r}{r2} \geq 2 + \dfrac{4r}{a}$ (i)
Lại có :
$S_{ABC} = 2S_{ABM}$
Suy ra
$rP_{ABC} = 2r_{1}P_{ABM}$
Suy ra
$\dfrac{r}{r_1} = \dfrac{2P_{ABM}}{P_{ABC}} = $
Tương tự đối với r2
Vậy (i) trở thành :
$2 \dfrac{P_{ABM}+P_{ACM}}{P_{ABC}} \geq 2 + \dfrac{4r}{a}$
$ \Leftrightarrow 2 \dfrac{P_{ABC} + 2AM}{P_{ABC}} \geq 2 + \dfrac{4r}{a}$
$ \Leftrightarrow \dfrac{AM}{P_{ABC}} \geq \dfrac{r}{a}$ (ii)
Lại có :
$2S_{ABC} = r.P_{ABC} = a.AH$ (AH là đường cao)
Suy ra
$\dfrac{r}{a} = \dfrac{AH}{P_{ABC}}$ (iii)
Suy ra (i) tương đương
$\dfrac{AM}{P_{ABC}} \geq \dfrac{AH}{P_{ABC}}$
Vì AH là đường cao, AM là trung tuyến, nên điều này hiển nhiên đúng
Suy ra đpcm

PS: còn bài 2, chiều nay ko có ai giải thì mình sẽ thử, giờ ko có giấy bút nên ko vẽ hình được :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi quanganhct: 09-01-2011 - 09:31

Cách cảm ơn tớ hay nhất là bấm nút thanks !

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
bài 2 từng giải trên diễn đàn rồi mà.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
bài 2 này rắc rồi lắm.
Giải:
Gọi D là tiếp điểm của (O) và BC.
Dựng đường kính DE của (O). Tiếp tuyến của (O) tại E cắt AB,AC lần lượt tại P,Q. AE cắt BC tại N.
Ta có: PO,BO lần lượt là phân giác của góc EPB và DBP nên dễ chứng minh góc BOP vuông (do PQ//BC).
=> góc OPB+góc OBP=90 độ
<=>góc OPE+góc góc OBD=90 độ
Mà góc OPE+góc POE=90 độ nên góc POE=góc DBO.

nên $\vartriangle OEP \sim \vartriangle BDO(g.g)$

$ \Rightarrow \dfrac{{PE}}{{DO}} = \dfrac{{BD}}{{OE}} \Rightarrow PE.BD = R^2 $

Tương tự, $EQ.CD = R^2 $

Suy ra, $EQ.CD = PE.BD \Rightarrow \dfrac{{EQ}}{{PE}} = \dfrac{{BD}}{{CD}}$

Lại có:$\dfrac{{PE}}{{BN}} = \dfrac{{AE}}{{AN}} = \dfrac{{EQ}}{{NC}} \Rightarrow \dfrac{{EQ}}{{PE}} = \dfrac{{NC}}{{BN}}$

$ \Rightarrow \dfrac{{BD}}{{CD}} = \dfrac{{NC}}{{NB}} \Rightarrow \dfrac{{BD}}{{BC}} = \dfrac{{NC}}{{BC}} \Rightarrow BD = NC \Rightarrow MD = MN$.
Suy ra, M là trung điểm của DN. Mà O là trung điểm của DE nên OM là đường trung bình tam giác DEN
=> OM//EN =>AE//IO. Mà AI//EO => AIOE là hình bình hành. =>AI=EO=> đpcm.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh