Đến nội dung

Hình ảnh

toán 8


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
uk.em_rat_ngoc

uk.em_rat_ngoc

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết
Bài 1
Cho tứ giác ABCD có A = 900 ; B = 600 ; C = 1500 ; AD = 12cm. BC là cạnh hình vuông có diện tích 108cm2. M là một điểm ở miền trong của tứ giác sao cho MBCD là hình bình hành.
a/ Chứng minh MD ; MB lần lượt là phân giác của CDA và CBA.
b/ Gọi MH là đường cao của tam giác AMD. Chứng minh tam giác AMD vuông tại M và tam giác AMB cân tại M.
c/ Gọi N là giao điểm của BM và AD. Chứng minh N là trung điểm của AD,
ABN = MDA và ABC là tam giác đều.
Bài 2
Cho hình vuông ABCD. M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Gọi I là giao điểm của CM và DN. Chứng minh AI = AD.

#2
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Câu 1 :
a, Tổng các góc trong một tứ giác bằng 360 độ nên => $ \widehat{D} = 60^o $
Do DCBM là hình bình hành , $ \widehat{C} = 150^o => \widehat{MDC} = 30 ^o => \widehat{ADM} = 30^o $ => DM là phân giác của $ \widehat{ADC} $
Chứng minh tương tự với BM .
b,
Dễ dàng tính được : $ BC = DM = \sqrt{108} = 6.\sqrt{3} $
Xét tam giác vuông DHM có góc D = 30 độ , cạnh huyền $ DM = 6\sqrt{3} $
=> $ MH = 3\sqrt{3}$ ( cạnh đối diện với góc 30 độ )
=> $ DH = \sqrt{ DM^2 - HM^2 } = 9 $
Xét hai tam giác DHM và DMA có :
- $ \widehat{D} $ chung
- $ \dfrac{DH}{DM} = \dfrac{DM}{DA} = \dfrac{\sqrt{3}}{2} $
=> $ \triangle DHM \approx \triangle DMA $ ( c.g.c )
=> Tam giác DMA vuông tại M .
Kéo dài DM , DM cắt AB tại F . Do $ MH \perp AD ; FA \perp AD => MH // FA $
Dễ thấy : $ \widehat{AFM} = 60^o $ . Do AFM là tam giác vuông ( tại M ) theo chứng minh ở trên => $ \widehat{MAF} = 30^o $
Mặt khác ; $ \widehat{MBF} = 30^o $ ( theo câu a )
=> $ \widehat{MAF} = \widehat{MBF} $ .
Vậy , tam giác AMB cân tại M
c, Dễ thấy : Tam giác ANB vuông tại A => $ \widehat{ANB} = 60^o $
Lại có $ \widehat{DAM} = 60^o $ ( theo chứng minh ở câu b ) => Tam giác AMN là tam giác đều => AM = AN = MN .
Ta lại có , theo câu b , tam giác DMA vuông tại M có $ \widehat{AMN} = 60^o => \widehat{DMN} = 30^o$ . Hơn nữa $ \widehat{ADM} = 30^o $
=> Tam giác DMN cân => DN = MN
=> DN = AN hay N là trung điểm AD .


Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#3
hoa_giot_tuyet

hoa_giot_tuyet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Cho hình vuông ABCD. M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Gọi I là giao điểm của CM và DN. Chứng minh AI = AD.

Hình như bài nỳ trong SBT thì fải :perp
Gọi E là trung điểm CD. Do hình vuông ABCD có M,N là trung điểm AB,BC :perp AM=CE và AM // CE :perp AMCE là hình bình hành do đó AE//MC (1)
Dễ dàng c/m :Rightarrow BMC = :perp CND (c.g.c) :perp CM = DN và $\widehat{BMC} = \widehat{CND}$
Mà $\widehat{BMC} + \widehat{BCM} = 90^o $ :Rightarrow $\widehat{CND} + \widehat{BCM} = 90^o$
Do đó $\widehat{CIN} = 90^o$ :Rightarrow CM :perp DN (2)
Từ (1) và (2) suy ra AE :perp DN
Gọi AE cắt DN tại F ta có AF :perp DN
Xét :Rightarrow DIC có DE = CE và EF // CI nên DF = FI
Xét :Rightarrow ADI có AF :perp DI và DF = FI :Rightarrow :perp ADI cân tại A (AF vừa đường cao vừa trung tuyến)
:Rightarrow AD = AI

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoa_giot_tuyet: 06-02-2011 - 15:54

I can believe....

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Bài 2
Cho hình vuông ABCD. M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC. Gọi I là giao điểm của CM và DN. Chứng minh AI = AD.

Vẽ CM kéo dài cắt đường thẳng AD tại E.
:Rightarrow MBC= :perp NDC :perp góc MCB=góc CDN :perp góc CNI+góc ICN=góc CDN+góc CNI=90 độ :perp góc CIN=90 độ
:perp EID vuông tại I.
:Rightarrow AME= :Rightarrow BMC :Rightarrow EA=BC=AD :Rightarrow A là trung điểm của ED. :Rightarrow IA là trung tuyến ứng cạnh huyền của :perp EID vuông tại I. :Rightarrow đpcm.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#5
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5003 Bài viết

Hình như bài nỳ trong SBT thì fải :perp
Gọi E là trung điểm CD. Do hình vuông ABCD có M,N là trung điểm AB,BC :perp AM=CE và AM // CE :perp AMCE là hình bình hành do đó AE//MC (1)
Dễ dàng c/m :Rightarrow BMC = :perp CND (c.g.c) :perp CM = DN và $\widehat{BMC} = \widehat{CND}$
Mà $\widehat{BMC} + \widehat{BCM} = 90^o $ :Rightarrow $\widehat{CND} + \widehat{BCM} = 90^o$
Do đó $\widehat{CIN} = 90^o$ :Rightarrow CM :perp DN (2)
Từ (1) và (2) suy ra AE :perp DN
Gọi AE cắt DN tại F ta có AF :perp DN
Xét :Rightarrow DIC có DE = CE và EF // CI nên DF = FI
Xét :Rightarrow ADI có AF :perp DI và DF = FI :Rightarrow :perp ADI cân tại A (AF vừa đường cao vừa trung tuyến)
:Rightarrow AD = AI

bài 2 này thực chất xuất phát từ một bài toán đường tròn nhưng đã xóa đi đường tròn. Nên nếu nhìn nhận theo quan điểm của đường tròn ("lỡ tay" kéo dài CM) thì sẽ giải quyết nhanh gọn hơn.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 06-02-2011 - 16:12

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh