Đến nội dung

Hình ảnh

Cần đề thi tuyển sinh vào trường năng khiếu tỉnh hà tĩnh


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết
22222222222
mh thì học dốt lém nhưng vẫn mún làm thử coi à năng
Cậu nào có cí đề thì làm ơn post lên hộ tớ vs nha
đang ấp ủ hi vọng xin mẹ thi coi ntn?????/
học dốt quá nên nỏ ai khuyến khích đi cả
hik
giúp mh ha
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#2
Ho pham thieu

Ho pham thieu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 440 Bài viết
Em xem bao THTT thu, trong do co nhieu lam
hoac vao trang ­web cua THTT: http://www.nxbgd.vn/toanhoctuoitre
Nếu thấy bài viết nào hay thì cách tốt nhất để cám ơn là hãy click vào "nút" thanks cho người đó.
I love football musics.

#3
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết
anh ơi
a chỉ cụ thể luôn đi
mà a thi thử chưa
chị e thi ui
k tốt lắm
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#4
Ho pham thieu

Ho pham thieu

    Lính mới

  • Thành viên
  • 440 Bài viết
Anh chưa thi.
cụng có vài trường tổ chức thi nhưng a dự định sang thág 3 mới thi.
Mà chị e thi thử ngoài ĐHV ko? Hình như tháng 3. Anh thi
Nếu thấy bài viết nào hay thì cách tốt nhất để cám ơn là hãy click vào "nút" thanks cho người đó.
I love football musics.

#5
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết
hình như là có a ạk
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#6
ducdx89

ducdx89

    Lính mới

  • Thành viên
  • 3 Bài viết
mình ko có oy..:)

#7
3T-29

3T-29

    Bố già

  • Thành viên
  • 218 Bài viết
Năm 2010-2011

Bài 1: a) Giải phương trình $(\sqrt{x+3}-\sqrt{x})(1+\sqrt{x^2+3x})=3$
b) Giải hệ phương trình: $ \left\{\begin{array}{l}x^2+xy+y^2=7(x-y)^2\\x^2-xy+y^2=6(x-y)\end{array}\right. $
Bài 2: a) Các số a,b,c không âm t/m hệ $ \left\{\begin{array}{l}a+b=1-ab\\b+c=3-bc\\c+a=7-ca\\\end{array}\right.$

Tính $S=a^{2011}+b^{2011}+c^{2011}$
Bài 3: a) Tìm các hệ số a,b sao cho đa thức $x^4+2x^3+3x^2+ax+b$ là bình phương của một đa thức khác.
b) Các số dương x,y t/m đièu kiện $x+\dfrac{1}{y}\leq1$. Tìm Min của $S=\dfrac{x}{y}+\dfrac{y}{x}$
Bài 4: Tam giác ABC không cân, M là trung điểm của BC. Vẽ đường cao AD của tam giác. E, F là hình chiếu vuông góc của B và C trên đường kính đi qua A của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFD
Bài 5: Cho các số $a,b,c \in [1;2]$. CM bất đẳng thức:
$\dfrac{a^2+b^2}{ab}+\dfrac{b^2+c^2}{bc}+\dfrac{c^2+a^2}{ca}\leq7$
Let`s Goooooooooo..............

http://don9x.com/forum

#8
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Bài 4: Tam giác ABC không cân, M là trung điểm của BC. Vẽ đường cao AD của tam giác. E, F là hình chiếu vuông góc của B và C trên đường kính đi qua A của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFD

cho mh hỏi bài ni cái nè
mh vẫn chưa nghĩ ra nạk
cảm ơn nhìu nah
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#9
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết
k ai giúp đỡ người cần giúp đỡ vs ak
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#10
phung khac bac linh

phung khac bac linh

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Bài 4: Tam giác ABC không cân, M là trung điểm của BC. Vẽ đường cao AD của tam giác. E, F là hình chiếu vuông góc của B và C trên đường kính đi qua A của đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Chứng minh M là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác EFD

Bài này tự vẽ hình nha.

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Dễ thấy:
Tứ giác OMFC là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc OMC và OFC cùng nhìn CO dưới 1 góc 90 độ.

=> $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $ (1)

Tương tự ta lại có tứ giác OEBM là tứ giác nội tiếp vì có
$ \widehat{OMB} + \widehat{OEB} = 180^o $

=> $ \widehat{MBO} = \widehat{MEO} $ (2)

Mà OB = OC => :infty OBC cân tại O

=> $ \widehat{OBM} = \widehat{OCM} $ (3)

Từ (1) (2) và (3) => $ \widehat{MFO} = \widehat{MEO} $
hay ME = MF (4)

Lại dễ thấy Tứ giác DFCA là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc AFC và CDA cùng nhìn cạnh AC một góc 90 độ.

=> $ \widehat{CDF} = \widehat{FAC} $ (5)

và $ \widehat{DFA} = \widehat{DCA} $

Mặt khác: $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $

=> $ \widehat{MFD} = \widehat{OCA} $ (6)

Lại có OC = OA hay :Leftrightarrow OCA cân tại O
=> $ \widehat{OCA} = \widehat{OAC} $ (7)

Từ (5) (6) và (7) => $ \widehat{MFD} = \widehat{MDF} $

Hay :Rightarrow MDF cân tại M => MD = MF (8)

Từ (4) và (8) => MD = ME = MF
hay M là tâm đường tròn ngoại tiếp :infty DEF => ĐPCM.
Hình đã gửi

#11
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết
cảm ơn a nhìu nha
mà cũng xl a nữa :)(
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME

#12
tho ngok Tg

tho ngok Tg

    tho ngok ^^!

  • Thành viên
  • 145 Bài viết

Bài này tự vẽ hình nha.

Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Dễ thấy:
Tứ giác OMFC là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc OMC và OFC cùng nhìn CO dưới 1 góc 90 độ.

=> $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $ (1)

Tương tự ta lại có tứ giác OEBM là tứ giác nội tiếp vì có
$ \widehat{OMB} + \widehat{OEB} = 180^o $

=> $ \widehat{MBO} = \widehat{MEO} $ (2)

Mà OB = OC => :Rightarrow OBC cân tại O

=> $ \widehat{OBM} = \widehat{OCM} $ (3)

Từ (1) (2) và (3) => $ \widehat{MFO} = \widehat{MEO} $
hay ME = MF (4)

Lại dễ thấy Tứ giác DFCA là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc AFC và CDA cùng nhìn cạnh AC một góc 90 độ.

=> $ \widehat{CDF} = \widehat{FAC} $ (5)

và $ \widehat{DFA} = \widehat{DCA} $

Mặt khác: $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $

=> $ \widehat{MFD} = \widehat{OCA} $ (6)

Lại có OC = OA hay :Rightarrow OCA cân tại O
=> $ \widehat{OCA} = \widehat{OAC} $ (7)

Từ (5) (6) và (7) => $ \widehat{MFD} = \widehat{MDF} $

Hay :Rightarrow MDF cân tại M => MD = MF (8)

Từ (4) và (8) => MD = ME = MF
hay M là tâm đường tròn ngoại tiếp :Rightarrow DEF => ĐPCM.

a ơi! bài giải của a vào trường hợp O nằm giữa E,F nạk.còn trường hợp E nằm giữa O,F e cũng dựa vào cách của a thui à
e post lên luôn ha
Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC
Dễ thấy:
Tứ giác OMFC là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc OMC và OFC cùng nhìn CO dưới 1 góc 90 độ.

=> $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $ (1)
ta lại có tứ giác OEMB nội tiếp(có 2 góc BMO và OEB cùng nhìn cạnh OB dưới 1 góc 90*)
=> $ \widehat{BEM} = \widehat{BOM} $
$ \widehat{BEM} = 90* - \widehat{MEF} $
$ \widehat{BOM} = 90* - \widehat{OBM} $
=>$ \widehat{OBM} = \widehat{MEF} $(2)



Mà OB = OC => :Rightarrow OBC cân tại O

=> $ \widehat{OBM} = \widehat{OCM} $ (3)

Từ (1) (2) và (3) => $ \widehat{MFO} = \widehat{MEO} $
hay ME = MF (4)

Lại dễ thấy Tứ giác DFCA là tứ giác nội tiếp vì có 2 góc AFC và CDA cùng nhìn cạnh AC một góc 90 độ.

=> $ \widehat{CDF} = \widehat{FAC} $ (5)

và $ \widehat{DFA} = \widehat{DCA} $

Mặt khác: $ \widehat{MFO} = \widehat{MCO} $

=> $ \widehat{MFD} = \widehat{OCA} $ (6)

Lại có OC = OA hay :Rightarrow OCA cân tại O
=> $ \widehat{OCA} = \widehat{OAC} $ (7)

Từ (5) (6) và (7) => $ \widehat{MFD} = \widehat{MDF} $

Hay :Rightarrow MDF cân tại M => MD = MF (8)

Từ (4) và (8) => MD = ME = MF
hay M là tâm đường tròn ngoại tiếp :Rightarrow DEF => ĐPCM.
p/s: chỉ có đoạn màu đỏ là # thui ak :D
e cứ post lên cho đầy đủ bộ phận
hihi
Hãy luôn là chính bạn vì cuối con đường đó là những j bạn cần và bạn yêu
I AM ME




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh