Đến nội dung

Hình ảnh

ĐỀ THI HSG HUYỆN ĐỢT 2

- - - - -

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 22 trả lời

#1
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
Mình mới thi xong. Mình psot đề lên cho các bạn nhé !!! À, mình đưa nó vào file .pdf. Tại mình ko pek đánh latex cho nhanh đề Up lên đây. Mấy bạn thông cảm nhé !!!
Mình bỏ cái bài 1c). Cái đề đây này :
Cho x,y thoả mãn : $(\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3$
Hãy tinh giá trị : $x^{2011} + y^{2011} + 1$
Bạn nào rảnh thì post lại đề này dạng latex giùm mình nhé !!! Thanks mấy bạn nhìu nhìu !!!!
Đề full đây : DE THI HSG DOT 2
P/S : Sao VMF lỗi hoài thế nhỉ ??? Mình up lên host lỗi ko !!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi GINNY WEASLEY: 26-02-2011 - 19:19


#2
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Cho x,y thoả mãn : $(\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3$
Hãy tinh giá trị : $x^{2011} + y^{2011} + 1$
Giải :
$(\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3$
$ \Rightarrow (\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{x^2 + 3}-x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3(\sqrt{x^2 + 3}-x)$
$ \Rightarrow 3.(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3(\sqrt{x^2 + 3}-x)$
$ \Rightarrow (\sqrt{y^2 + 3 }+y) = (\sqrt{x^2 + 3}-x)$ (1)

$(\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3$
$ \Rightarrow (\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3}-y)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3(\sqrt{y^2 + 3}-y)$
$ \Rightarrow (\sqrt{x^2 + 3}+x).3 = 3(\sqrt{y^2 + 3}-y)$
$ \Rightarrow (\sqrt{x^2 + 3}+x) = (\sqrt{y^2 + 3}-y)$ (2)
Cộng (1) và (2) vế theo vế
Ta có : 2(x + y) = 0 . Vậy x = -y
Khi đó giá trị biểu thức
$ x^{2011} + y^{2011} + 1 = 1$

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#3
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN KHỐI 9 (LẦN 2) –
HUYỆN NHÀ BÈ

Thời gian làm bài : 150 phút
Ngày 26/02/2011

Câu 1 :
a, Cho
$ A = ( x - \sqrt{y})( x - 2\sqrt{y})$
Tính giá trị của A khi $ x = \dfrac{1}{\sqrt5 - 2} ; y = \dfrac{1}{9 + 4\sqrt5} $
b, Rút gọn :
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{3 - 2\sqrt{29 - 12\sqrt5}} } $
c, Cho x,y thoả mãn : $(\sqrt{x^2 + 3}+x)(\sqrt{y^2 + 3 }+y) = 3$
Hãy tính giá trị : $x^{2011} + y^{2011} + 1$
Câu 2 :
Tìm số tự nhiên n để n + 18 và n - 41 là 2 số chính phương
Câu 3 : Cho hai số x>0 ; y>0 thoả mãn x + y = 1
Tìm Min M với $ M = \dfrac{x}{\sqrt{1 - x}} + \dfrac{y}{\sqrt{1 - y}} $
Câu 4 :
a, Giải phương trình :
$ \sqrt{ x^2 - x - 6} + x^2 - x - 18 = 0$
b, Giải hệ phương trình
$ \left\{\begin{array}{l}xy - x - y = 1\\x^2 + y^2 = 13\end{array}\right. $

Câu 5 : Cho (O) đường kính AB. TRên tiếp tuyến của (O) tại B
lấy M sao cho AB = BM. ĐƯờng thẳng AM cắt (O) tại C. Gọi I là trung
điểm BM.
a) CMR : CA = CM
b) CMR : IC là tiếp tuyến (O)
c) AI cắt (O) tại E. CMR : MCEI nội tiếp.
d) Đường thẳng ME cắt (O) tại điểm thứ 2 là F.
CMR : C,O,F thẳng hang
Tính ME.MF = ? R
Câu 6 : Cho ABCD có góc B=70 ; góc D = 110. Gọi H,I,K lần lượt
là chân các đường vuông góc kẻ từ D đến các đường thẳng
AB,AC,BC. CMR : H,I,K thẳng hàng

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#4
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu 2 :
Tìm số tự nhiên n để n + 18 và n - 41 là 2 số chính phương

Đặt $n+18= a^{2} , n-41=b^{2} $
$\Rightarrow a^{2}-18=b^{2}+41$
$ \Leftrightarrow (a-b)(a+b)=59 $
Đến đây thì dễ rồi

#5
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

Đặt $n+18= a^{2} , n-41=b^{2} $
$\Rightarrow a^{2}-18=b^{2}+41$
$ \Leftrightarrow (a-b)(a+b)=59 $
Đến đây thì dễ rồi

Uhm. KQ là n = 882 đó

#6
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Câu 1 :
a, $ x = \dfrac{1}{\sqrt5 - 2} = \sqrt5 + 2 $
$ \sqrt{y} = \dfrac{1}{\sqrt5 + 2} = \sqrt5 - 2$
Vậy ta có : $ ( x - \sqrt{y}) ( x - 2\sqrt{y}) = 4. (\sqrt5 + 2 - 2.\sqrt5 + 4 ) = 4.(6 - \sqrt5) $
b, $ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{3 - 2\sqrt{29 - 12\sqrt5}} } $
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{3 - 2\sqrt{(2\sqrt5 - 3)^2} }$
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{3 - 2(2\sqrt5 - 3)} }$
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{9 - 4\sqrt5} }$
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.\sqrt{( \sqrt5 - 2 )^2} }$
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{10 + 2.( \sqrt5 - 2 ) }$
$ A = ( \sqrt5 - 1). \sqrt{6 + 2\sqrt5 }$
$ A = ( \sqrt5 - 1)( \sqrt5 + 1) = 4$
Câu 2 :
Đặt $ n + 18 = a^2 ; n - 41 = b^2 ( n \geq 41 ) \Rightarrow a \geq b \geq 0 $
Ta có $ a^2 - b^2 = 59 $
$ \Leftrightarrow (a - b)( a + b ) = 59$
Giải phương trình ước số tìm được a, b từ đó suy ra n

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#7
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Câu 4 :
a, Giải phương trình :
$ \sqrt{ x^2 - x - 6} + x^2 - x - 18 = 0$
b, Giải hệ phương trình
$ \left\{\begin{array}{l}xy - x - y = 1\\x^2 + y^2 = 13\end{array}\right. $
Giải :
a , ĐKXĐ : $ x \geq 3 $ hoặc $ x \leq - 2$
Đặt $ \sqrt{ x^2 - x - 6}= a ( a \geq 0 )$
Phương trình ban đầu trở thành :
$ a^2 + a - 12 = 0 $
Vậy a = 3 ( loại TH a = - 3 do $ a \geq 0 $ )
Với a = 3 $ \Rightarrow x^2 - x - 6 = 9 \Rightarrow x^2 - x - 15 = 0 $
Giải phương trình bậc 2 trên ( chú ý điều kiện của ẩn )
b , Hệ PT Đối xứng loại 1
Đặt $ \left\{\begin{array}{l}S = x + y\\P = xy\end{array}\right. $
HPT được đưa về dạng :
$ \left\{\begin{array}{l}P - S = 1\\S^2 - 2P = 13\end{array}\right. $
Dùng phương pháp thế giải hệ này sau đó dùng hệ thức Viét để giải phương trình bậc hai $ X^2 - SX + P = 0$ để tìm x , y.

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#8
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5002 Bài viết
có ai làm hình ko?
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#9
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5002 Bài viết
bài 6: tứ giác ABCD nội tiếp. HIK là đường thẳng simsơn. Cái này cm dễ.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#10
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
Mình ko nhớ cái Simson nên CM 2góc đối đỉnh. Nói chung cũng lẹ

#11
zzz.chelsea.zzz

zzz.chelsea.zzz

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
Mình thử giải câu 3 nhé:
ĐK: 0<x;y<1
ở mẫu trước:$\sqrt{1-x} $ = $\ sqrt{x+y-x} $ = $\sqrt{y}$
tương tự mẫu còn lại= $\sqrt{x} $

=> pt còn lại là: $ \dfrac{x}{\sqrt{y}} $ + $\dfrac{y}{\sqrt{x}} $
áp dụng bất đẳng thức cauchy cho 2 số ko âm => >=2 $\sqrt{xy} $
dấu bằng xảy ra khi x=y=0,5
Điều ta biết là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương.
ISAAC NEWTON

#12
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
Bài 5
a) CM : Tam giác ACB = MCB
b) CM : COBI là hình chữ nhật
c) CM : Góc CEA = góc AME
d) CM : CF = 2R . ME.MF thì dùng hệ thức lượng trong đường tròn ---> ME.MF = MB^2 = 4R^2

#13
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết
Bài 3 : Sao cậu ko ra KQ lun.
Mình CM trước thằng x + y >= căn xy ===> căn(xy) <=1/2
ĐTXR <=> x = y =1/2
Sau đó thì làm giống bạn --> nó ra dc là căn 2 ấy

#14
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Mình thử giải câu 3 nhé:
ĐK: 0<x;y<1
ở mẫu trước:$\sqrt{1-x} $ = $\ sqrt{x+y-x} $ = $\sqrt{y}$
tương tự mẫu còn lại= $\sqrt{x} $

=> pt còn lại là: $ \dfrac{x}{\sqrt{y}} $ + $\dfrac{y}{\sqrt{x}} $
áp dụng bất đẳng thức cauchy cho 2 số ko âm => >=2 $\sqrt{xy} $
dấu bằng xảy ra khi x=y=0,5

cách làm này có vẻ ko hợp lý cho lắm :-p

#15
GINNY WEASLEY

GINNY WEASLEY

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 103 Bài viết

cách làm này có vẻ ko hợp lý cho lắm :-p

Sao zậy bạn ???
Mình thì ko sử dụng như bạn đó.tương tự thui
Mình dùng cauchy rùi bụp lun cái đề-->sau đó mới dùng dk đề bài xét vào--> cũng ra dc căn 2

#16
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Sao zậy bạn ???
Mình thì ko sử dụng như bạn đó.tương tự thui
Mình dùng cauchy rùi bụp lun cái đề-->sau đó mới dùng dk đề bài xét vào--> cũng ra dc căn 2

vì như vậy thì chưa CM được f(x,y) :( m với m là hằng số.Bạn nên đọc chuyên để "Tìm cực trị" trong NC+PT 9(t1) để tránh những sai lầm như vậy :D

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi le anh tu: 26-02-2011 - 21:54


#17
zzz.chelsea.zzz

zzz.chelsea.zzz

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
bài 5 dễ quá! ap dụng mấy định lý trong SGK thôi cũng làm đc :( ko làm nhé!
Bài 6 dùng đường thẳng gia đình Simson đây mà! Chúng minh định lý luôn :D mình làm nhé:
(các bạn tự vẽ hình, mình ko biết vẽ trên máy)
dễ có: góc DIC = góc DKC = 90 độ => tứ giác DIKC nội tiếp đường tròn
=> góc DIK + góc KCD = 180 độ (1)
tương tự ta có HAID là tứ giác nội tiếp đường tròn => góc HAD = góc HID (2)( cùng chắn HD)
mà HAD là góc ngoài của tứ giác ABCD => = góc KCD (3)
từ (1),(2) và (3) => góc HID + góc DIK=180 độ =>(đpcm)
Điều ta biết là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương.
ISAAC NEWTON

#18
zzz.chelsea.zzz

zzz.chelsea.zzz

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
bài 5 dễ quá! ap dụng mấy định lý trong SGK thôi cũng làm đc :( ko làm nhé!
Bài 6 dùng đường thẳng gia đình Simson đây mà! Chúng minh định lý luôn :Rightarrow mình làm nhé:
(các bạn tự vẽ hình, mình ko biết vẽ trên máy)
dễ có: góc DIC = góc DKC = 90 độ => tứ giác DIKC nội tiếp đường tròn
=> góc DIK + góc KCD = 180 độ (1)
tương tự ta có HAID là tứ giác nội tiếp đường tròn => góc HAD = góc HID (2)( cùng chắn HD)
mà HAD là góc ngoài của tứ giác ABCD => = góc KCD (3)
từ (1),(2) và (3) => góc HID + góc DIK=180 độ =>(đpcm)

p/s: ước gì đề thi của bọn mình cũng dễ như thế này :D sắp thi thành phố rồi :D(
Điều ta biết là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương.
ISAAC NEWTON

#19
le anh tu

le anh tu

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 191 Bài viết

Câu 3 : Cho hai số x>0 ; y>0 thoả mãn x + y = 1
Tìm Min M với $ M = \dfrac{x}{\sqrt{1 - x}} + \dfrac{y}{\sqrt{1 - y}} $

t trém thử bài này nhá:
$ M = \dfrac{x}{\sqrt{1 - x}} + \dfrac{y}{\sqrt{1 - y}} \Leftrightarrow M=\dfrac{x}{\sqrt{y}} + \dfrac{y}{\sqrt{x}}$
$\Leftrightarrow M \geq \dfrac{(\sqrt{x}+\sqrt{y})^2}{\sqrt{x}+\sqrt{y}} =\sqrt{x}+\sqrt{y}$
$ \Leftrightarrow M \geq \sqrt{2(x+y)} = \sqrt{2} $
Dấu "=" xảy ra $\Leftrightarrow x=y= \dfrac{1}{2} $

#20
zzz.chelsea.zzz

zzz.chelsea.zzz

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 96 Bài viết
bạn Tú dùng Svac cũng là một cách hay :( nhưng đoạn cái dấu <=> thứ 3 của bạn hình như sai thì phải?
đoạn này nếu cậu dùng Bunhia thì bị ngược dấu rồi, đoạn này cứ dung cosi tiếp cho nó lành
Điều ta biết là một giọt nước, điều ta chưa biết là cả một đại dương.
ISAAC NEWTON




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh