Đến nội dung

Hình ảnh

Viết nghiệm phương trình


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết
Khi giải phương trình (bậc 2 chẳng hạn) ẩn z, kết luận nghiệm là x1=a, x2=b là đúng hay sai? Theo tôi được biết, một số tỉnh chấm thi tốt nghiệp đã cho là sai và trừ điểm thí sinh, mời các thầy cô cho ý kiến

#2
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết
Các thầy cô đâu cả rồi, chuyện sát sườn của hs mà không ai quan tâm sao

#3
E. Galois

E. Galois

    Chú lùn thứ 8

  • Quản lý Toán Phổ thông
  • 3861 Bài viết

Các thầy cô đâu cả rồi, chuyện sát sườn của hs mà không ai quan tâm sao

Trừ điểm là đúng mà.
Phương trình ẩn z phải kết luận là z chứ.
Người ta hỏi cái gì, mình trả lời cái ấy.

1) Xem cách đăng bài tại đây
2) Học gõ công thức toán tại: http://diendantoanho...oạn-thảo-latex/
3) Xin đừng đặt tiêu đề gây nhiễu: "Một bài hay", "... đây", "giúp tớ với", "cần gấp", ...
4) Ghé thăm tôi tại 
http://Chúlùnthứ8.vn

5) Xin đừng hỏi bài hay nhờ tôi giải toán. Tôi cực gà.


#4
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết

Trừ điểm là đúng mà.
Phương trình ẩn z phải kết luận là z chứ.
Người ta hỏi cái gì, mình trả lời cái ấy.

vấn đề là không phải trả lời "x =" mà là"pt có hai nghiệm x1=,x2=". Khi đã đưa ra nghiệm số thì kí hiệu chỉ mang tính hình thức thôi. Câu hỏi là giải pt thì trả lời nghiệm của pt là các số ấy, còn kí hiệu là gì có quan trọng không

#5
Lê Xuân Trường Giang

Lê Xuân Trường Giang

    Iu HoG mA nhIn ?

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

vấn đề là không phải trả lời "x =" mà là"pt có hai nghiệm x1=,x2=". Khi đã đưa ra nghiệm số thì kí hiệu chỉ mang tính hình thức thôi. Câu hỏi là giải pt thì trả lời nghiệm của pt là các số ấy, còn kí hiệu là gì có quan trọng không

Hình như bạn phải trả lời thế này $\left[ \begin{array}{l}x = a\\x = b\end{array} \right.$
Tuổi thanh niên đó là ước mơ. Đó là niềm tin. Đó là sự vươn lên tới chiến công. Đó là trữ tình và lãng mạn. Đó là những kế hoạch lớn lao cho tương lai. Đó là mở đầu của tất cả các viễn cảnh
N.HÍCHMÉT




Khó + Lười = Bất lực

#6
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết

Hình như bạn phải trả lời thế này $\left[ \begin{array}{l}x = a\\x = b\end{array} \right.$

ồ không, trả lời như thế thì lại sai vì pt này có ẩn là z.
ví dụ z^{2} -2z+2=0 :D $\left[ \begin{array}{l}x = 1+i\\x = 1-i\end{array} \right.$
Còn thế này là sai z^{2} -2z+2=0 :off: $\left[ \begin{array}{l}x = 1+i\\x = 1-i\end{array} \right.$
Vấn đề mình đưa ra là hs sau khi tính :off: thì kết luận: Phương trình có hai nghiệm phức là x1=1+i,x2=1-i mà bị trừ điểm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi decon2009: 23-03-2011 - 23:11


#7
Lê Xuân Trường Giang

Lê Xuân Trường Giang

    Iu HoG mA nhIn ?

  • Thành viên
  • 777 Bài viết

ồ không, trả lời như thế thì lại sai vì pt này có ẩn là z.
ví dụ z^{2} -2z+2=0 :D $\left[ \begin{array}{l}x = a\\x = b\end{array} \right.$
Còn thế này là sai z^{2} -2z+2=0 :off: $\left[ \begin{array}{l}x = a\\x = b\end{array} \right.$
Vấn đề mình đưa ra là hs sau khi tính :off: thì kết luận: Phương trình có hai nghiệm phức là x1=1+i,x2=1-i mà bị trừ điểm

Trời ạ ban đầu bạn nói lun là pt có số phức lun đi. Cứ làm cho mọi người hiểu sai hết cả. Bó tay!
Ghét nhất SỐ PHỨC

Tuổi thanh niên đó là ước mơ. Đó là niềm tin. Đó là sự vươn lên tới chiến công. Đó là trữ tình và lãng mạn. Đó là những kế hoạch lớn lao cho tương lai. Đó là mở đầu của tất cả các viễn cảnh
N.HÍCHMÉT




Khó + Lười = Bất lực

#8
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết

Trời ạ ban đầu bạn nói lun là pt có số phức lun đi. Cứ làm cho mọi người hiểu sai hết cả. Bó tay!
Ghét nhất SỐ PHỨC

Số phức là phần dễ lấy điểm nhất đó chứ. Bạn có tin là có những bài thi không làm được câu khảo sát nhưng được trọn 1 điểm câu số phức không. Đừng bỏ qua phần này mà sai lầm vì nó dễ học, ít dạng.
Tôi chỉ muốn nói thế này: là hs khi thi thì nhớ pt ẩn gì thì trả lời nghiệm (nếu) kí hiệu theo ẩn đó. Là giáo viên khi chấm thì nên cân nhắc chỗ này không lại trừ điểm oan cho hs. Tôi đưa chủ đề này chủ yếu là vận động gv đó mà

#9
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Ý kiến cá nhân :
PT ghi nghiệm là z mà giải ra 1 chút lại ghi x thì tôi sẽ trừ điểm, nhưng nếu học sinh ( hoặc thí sinh ) có ghi câu "phương trình có thể viết lại ..." thì sẽ không bị trừ vì cái này, vì như thế đã convert sang 1 dạng khác.

Tiếp nữa, tôi cũng không biết đề thi ra sao, nhưng mà có thể nói vài câu thế này:
Nếu đề thi ghi là giải phương trình ..... rồi thí sinh giải ra nghiệm phức, cái này cũng tùy giáo viên và tùy trình độ học sinh lớp mấy giải nữa.
Nếu học sinh lớp 12 hoặc học sinh phân ban gì đã học số phức rồi thì NGUYÊN TẮC LÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRỪ ĐIỂM.
Nhưng nếu học sinh chưa phải lớp 12 hay phân ban ( nghĩa là chương trình chưa có dạy số phức ) thì có 2 trường hợp nảy sinh :
- Nếu thi học sinh giỏi này nọ, giáo viên trừ điểm thì tôi khuyên là nên phúc khảo, còn nếu phúc khảo không được thì cứ vác đơn đi kiện, tôi ủng hộ.
- Nếu thi tốt nghiệp thì NGUYÊN TẮC LÀ GIÁO VIÊN CÓ QUYỀN TRỪ ĐIỂM.
Đây là điều tôi thấy cũng hơi lạ, vì có lần đi hội thảo và trao đổi với 1 vài giáo viên thì có thể kết luận như sau : THÍ SINH ĐÓ LÀM THẾ KHÔNG SAI, NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐÚNG. Thế nên, giáo viên có tấm lòng bồ tát thì tha cũng được, không ai bắt bẻ; nhưng nếu trừ điểm thì không ai có quyền bắt bẻ được.
Thân!

#10
decon2009

decon2009

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 27 Bài viết

Ý kiến cá nhân :
PT ghi nghiệm là z mà giải ra 1 chút lại ghi x thì tôi sẽ trừ điểm, nhưng nếu học sinh ( hoặc thí sinh ) có ghi câu "phương trình có thể viết lại ..." thì sẽ không bị trừ vì cái này, vì như thế đã convert sang 1 dạng khác.

Tiếp nữa, tôi cũng không biết đề thi ra sao, nhưng mà có thể nói vài câu thế này:
Nếu đề thi ghi là giải phương trình ..... rồi thí sinh giải ra nghiệm phức, cái này cũng tùy giáo viên và tùy trình độ học sinh lớp mấy giải nữa.
Nếu học sinh lớp 12 hoặc học sinh phân ban gì đã học số phức rồi thì NGUYÊN TẮC LÀ KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRỪ ĐIỂM.
Nhưng nếu học sinh chưa phải lớp 12 hay phân ban ( nghĩa là chương trình chưa có dạy số phức ) thì có 2 trường hợp nảy sinh :
- Nếu thi học sinh giỏi này nọ, giáo viên trừ điểm thì tôi khuyên là nên phúc khảo, còn nếu phúc khảo không được thì cứ vác đơn đi kiện, tôi ủng hộ.
- Nếu thi tốt nghiệp thì NGUYÊN TẮC LÀ GIÁO VIÊN CÓ QUYỀN TRỪ ĐIỂM.
Đây là điều tôi thấy cũng hơi lạ, vì có lần đi hội thảo và trao đổi với 1 vài giáo viên thì có thể kết luận như sau : THÍ SINH ĐÓ LÀM THẾ KHÔNG SAI, NHƯNG CŨNG KHÔNG ĐÚNG. Thế nên, giáo viên có tấm lòng bồ tát thì tha cũng được, không ai bắt bẻ; nhưng nếu trừ điểm thì không ai có quyền bắt bẻ được.
Thân!

Xin lỗi hôm trước tôi ghi thiếu, đề là giải pt trên tập số phức.
"Nếu thi tốt nghiệp thì NGUYÊN TẮC LÀ GIÁO VIÊN CÓ QUYỀN TRỪ ĐIỂM." Đó là nguyên tắc gì thế ạ? Rõ ràng học sinh không biến đổi từ ẩn z về ẩn x, mà chỉ ghi "nghiệm là", nghĩa là kí hiệu cái số mà là nghiệm pt đó thôi, nguyên tắc là mình muốn đặt tên cho số đó là gì chẳng được, miễn không "phạm húy" thì thôi chứ. Tôi không rõ thí sinh làm thế là KHÔNG ĐÚNG ở chỗ nào?
Theo tôi, nếu bài toán đó sau này còn dùng để giải tiếp điều kiện gì đó nữa thì việc kí hiệu nghiệm mới là cần thiết, nếu không thì chỉ cần ghi các nghiệm số ra là được rồi, vì vậy cũng không nên dạy hs ghi nghiệm x1 là, x2 là hay z1, z1 gì cho phiền phức.

#11
nguyen_dung

nguyen_dung

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết
Xin phép trả lời:
Theo quy định chấm bài của BỘ, thi tốt nghiệp và thi cuối kỳ, giáo viên có quyền và được phép gạch bỏ những kiến thức vượt quá trình độ cho phép của kỳ thi. Lấy ví dụ, thi tốt nghiệp cấp 2 hệ cơ bản mà dùng số phức là CÓ THỂ GẠCH, thi tốt nghiệp cấp 3 mà dùng các kiến thức ĐH như tích phân đường, tích phân mặt, ma trận... cũng CÓ THỂ GẠCH.
Vì thế, thí sinh có thể làm CHÍNH XÁC theo tinh thần TOÁN HỌC, nhưng nếu kiến thức, thậm chí cách ký hiệu vượt quá sự cho phép của kì thi cũng coi như là KHÔNG ĐÚNG.
NHẤN MẠNH RẰNG : ĐÂY LÀ QUY TẮC. Vì thế, kiến thức đúng nhưng không hợp quy tắc cũng coi như không hợp lệ; chẳng hạn, thí sinh đem kiến thức đại học hay trên trời đưa vào, mà gặp giáo viên tỉnh lẻ, kiến thức không đủ thì sao? Bị gạch bỏ, có kiện cũng bị bác đơn ngay. Nhưng nếu đây là chuyện thi HSG thì lại khác, vì HSG là có quyền sử dụng mọi kiến thức, dù ở đâu đi nữa.
Còn chuyện chấm trừ điểm từ x thành z như bạn nói, thẳng thắn mà nói, không có qui định nào ràng buộc. Nhưng nếu giáo viên có trừ điểm thì có kiện cáo cũng rất khó, vì dù sao thì họ cũng có lý đôi ba phần.

#12
chang_huong

chang_huong

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Xin phép trả lời:
Theo quy định chấm bài của BỘ, thi tốt nghiệp và thi cuối kỳ, giáo viên có quyền và được phép gạch bỏ những kiến thức vượt quá trình độ cho phép của kỳ thi. Lấy ví dụ, thi tốt nghiệp cấp 2 hệ cơ bản mà dùng số phức là CÓ THỂ GẠCH, thi tốt nghiệp cấp 3 mà dùng các kiến thức ĐH như tích phân đường, tích phân mặt, ma trận... cũng CÓ THỂ GẠCH.
Vì thế, thí sinh có thể làm CHÍNH XÁC theo tinh thần TOÁN HỌC, nhưng nếu kiến thức, thậm chí cách ký hiệu vượt quá sự cho phép của kì thi cũng coi như là KHÔNG ĐÚNG.
NHẤN MẠNH RẰNG : ĐÂY LÀ QUY TẮC. Vì thế, kiến thức đúng nhưng không hợp quy tắc cũng coi như không hợp lệ; chẳng hạn, thí sinh đem kiến thức đại học hay trên trời đưa vào, mà gặp giáo viên tỉnh lẻ, kiến thức không đủ thì sao? Bị gạch bỏ, có kiện cũng bị bác đơn ngay. Nhưng nếu đây là chuyện thi HSG thì lại khác, vì HSG là có quyền sử dụng mọi kiến thức, dù ở đâu đi nữa.
Còn chuyện chấm trừ điểm từ x thành z như bạn nói, thẳng thắn mà nói, không có qui định nào ràng buộc. Nhưng nếu giáo viên có trừ điểm thì có kiện cáo cũng rất khó, vì dù sao thì họ cũng có lý đôi ba phần.

Đọc cả buổi, kết luận: tôi đồng ý!




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh