Đến nội dung

Hình ảnh

Một số đề thi thử tuyển sinh 10 toán hình của các trường Q.Phú Nhuận


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 11 trả lời

#1
hoanam25

hoanam25

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
Bài 1: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Các đường cao AD, BE, CF cắt nhau tại H.
a) Chứng minh: CDHE; BFEC nội tiếp.
b) Gọi I là trung điểm của BC. Lấy điểm K đối xứng với H qua I. Chứng minh: AK là đường kính của (O).
c) Chứng minh: nếu tam giác ABC có : tgB.tgC = 3 thì OH // BC.
d) Các tia BE và CF cắt (O) lần lượt tại M và N. Lấy điểm S trên cung nhỏ BC, vẽ SM cắt AC tại J, SN cắt AB tại L. Chứng minh: H, J, L thẳng hàng.

Bài 2: Cho nửa (O;R) đường kính AB. Gọi Ax, By là các tiếp tuyến tại A và B của (O). Tiếp tuyến tại E tuỳ ý của đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại D và C. Gọi M là giao điểm của AE và OD và N là giao điểm của BE và OC.
a) Chứng minh: ADEO và BCEO nội tiếp.
b) Chứng minh: AD.BC không đổi khi E di động trên nửa đường tròn và đường tròn ngoại tiếp tam giác DOC luôn tiếp xúc với một đường thẳng.
c) Chứng minh: CDMN nội tiếp. Xác định vị trí của E để đường tròn ngoại tiếp tứ giác CDMN có bán kính nhỏ nhất..
d) Cho AB = 8cm. Tìm vị trí của E để chu vi tứ giác ABCD bằng 28cm, khi đó tính phần diện tích tứ giác nằm ngoài (O).


Bài 3: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R). Đường phân giác của $\angle ABC$ cắt BC và (O) lần lượt tại E và D. Tiếp tuyến tại A của đường tròn cắt đường thằng BC tại M.
a) Chứng minh: $MA^2 = MB.MC$
b) Chứng minh: :-? MAE cân.
c) Kẻ đường kính DI của (O) và kẻ tiếp tuyến MF của đường tròn (F khác A).
Chứng minh: F, E, I thẳng hàng.
d) Cho biết BE = a; CE = b. Tính MA theo a, b.

Bài 4: Cho tam giác ABC nội tiếp (O;R). kẻ đường cao AH. Gọi D, E là hình chiếu của H trên AB, AC.
a) Chứng minh: ADHE, BDEC nội tiếp.
b) Chứng minh: OA :-? DE.
c) Giả sử: : $AH = R\sqrt{2}$. Chứng minh: $S_{ABC} = 2.S_{ADE}$.
d) Vẽ đường tròn (A; AH) cắt đường tròn (O) tại M, N. Chứng minh: M, D, E, N thẳng hàng.

Bài 5: cho tam giác ABC nhọn nội tiếp (O;R). Các đường cao AD, BM, CN cắt nhau tại H. gọi K là trung điểm của AH.
a) Chứng minh: BNMC nội tiếp và là tâm đường tròn nội tiếp tam giác MNH.
b) Gọi L là điểm đối xứng của H qua BC. Chứng minh: AM.AC = AN.AB và điểm L thuộc (O).
c) Gọi I là giao điểm của AH và AN. Chứng minh MB là tia phân giác góc NMD và IH.AD = AI.HD.
d) Chứng minh: I là trực tâm tam giác BKC.

Bài 6: Cho tam giác ABC nội tiếp (O;R). Đường phân giác của $\angle BAC$ cắt BC và (O) lần lượt tại E và D, kẻ đường kính BM cắt AD tại H, nối MD cắt AC tại K.
a) chứng minh: AMKH nội tiếp.
b) CM: KH :) CM.
c) CM: DB tiếp xúc (ABE).
d) Giả sử B, C cố định. Tìm vị trí điểm A trên cung lớn BC sao cho AB.AC - EB.EC lớn nhất.

Bài 7: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R), AD là đường kính (O). Tiếp tuyến tại D của (O) cắt BC tại M.
a) Chứng minh: $MD^2 = MC.MB$
b) Gọi H là trung điểm BC. Chứng minh MDHO nội tiếp.
c) Qua B vẽ đường thẳng song song với MO cắt AD tại P. Chứng minh P thuộc (BHD).
d) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của MO với AB và AC. Chứng minh: O là trung điểm của EF.

Bài 8: Cho nửa (O;R) đường kính BC. Trên tia đối tia CB lấy điểm S sao cho SC = 2R. Từ S kẻ cát tuyến SEF với (O). Kéo dài BF và CE cắt nhau tại A, gọi H là giao điểm của BE và CF. Kéo dài AH cắt BC tại I.
a) chứng minh: AI :D BC.
b) Chứng minh: $AB.AF = AC.AE$
c) Chứng minh: E, I, O, F cùng nằm trên đường tròn và tính SI theo R.
d) Gọi M là giao điểm AH với (O).Chứng minh : SM là tiếp tuyến (O;R).

Bài 9: cho ABC nội tiếp (O,R), H trực tâm, AH cắt (O) tại E. kẻ đường kính AOF
1/cm BC//EF , $\angle BAE = \angle CAF$
2/I là trung điểm BC, cm H,I,F thẳng hàng ,cm AH= 2.OI
3/ vẽ đường tròn tâm H , bán kính HA , đường tròn này cắt AB và AC tại D và K, cm AO :rolleyes: DK
4/ cm $sinA + sinB + sinC < 2 \left( cosA+cosB+cosC \right)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 04-06-2011 - 21:05
đánh dấu bài ưu tiên giải quyết


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
Bài 9:
Hình đã gửi
1) BC :-? AH.
$\angle AEF=90^o \Rightarrow AH \bot EF \Rightarrow BC//EF$

$\angle ABC=\angle AFC \Leftrightarrow 90^o-\angle ABC=90^o-\angle AFC \Leftrightarrow \angle BAH=\angle FAC$

2) $BH \bot AC ; FC \bot AC \Rightarrow BH//FC$

Tương tự, CH//FB nên BHCF là hình bình hành. I là trung điểm BC nên I là trung điểm HF (đpcm)
:-? AHF có OI là đường trung bình nên AH=2OI.

3) Không mất tính tổng quát, giả sử B nằm giữa A và D; K nằm giữa A và C.
Vẽ tiếp tuyến Ax của (O) nằm trên nửa mặt phẳng bở AC không chứa B.

$\angle AKH=\angle HAK=\angle HBC \Rightarrow $ BHKC là tứ giác nội tiếp. (1)

$\angle HDB=\angle HAB=\angle HCB \Rightarrow $ BHCD là tứ giác nội tiếp (2)

Từ (1) và (2) suy ra D,B,H,K,C cùng thuộc một đường tròn

$\Rightarrow \angle DBC=\angle DKC \Rightarrow \angle AKC=\angle ABC=\angle CAx$

$\Rightarrow Ax// DK \Rightarrow DK \bot AO$

4/(tạm thời chưa ra)

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 02-06-2011 - 07:53

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
hoanam25

hoanam25

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết

Bài 9:
Hình đã gửi
1) BC :geq AH.
$\angle AEF=90^o \Rightarrow AH \bot EF \Rightarrow BC//EF$

$\angle ABC=\angle AFC \Leftrightarrow 90^o-\angle ABC=90^o-\angle AFC \Leftrightarrow \angle BAH=\angle FAC$

2) $BH \bot AC ; FC \bot AC \Rightarrow BH//FC$

Tương tự, CH//FB nên BHCF là hình bình hành. I là trung điểm BC nên I là trung điểm HF (đpcm)
:delta AHF có OI là đường trung bình nên AH=2OI.

3) Không mất tính tổng quát, giả sử B nằm giữa A và D; K nằm giữa A và C.
Vẽ tiếp tuyến Ax của (O) nằm trên nửa mặt phẳng bở AC không chứa B.

$\angle AKH=\angle HAK=\angle HBC \Rightarrow $ BHKC là tứ giác nội tiếp. (1)

$\angle HDB=\angle HAB=\angle HCB \Rightarrow $ BHCD là tứ giác nội tiếp (2)

Từ (1) và (2) suy ra D,B,H,K,C cùng thuộc một đường tròn

$\Rightarrow \angle DBC=\angle DKC \Rightarrow \angle AKC=\angle ABC=\angle CAx$

$\Rightarrow Ax// DK \Rightarrow DK \bot AO$

4/(tạm thời chưa ra)


thank bạn perfectstrong nhé ... mình thấy câu cuối bài 8 đó
mình giải qua rồi, mà giờ quên, nhờ bạn xem giúp nha!!

#4
hoanam25

hoanam25

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 46 Bài viết
các bạn ơi, mình còn 2 câu cuối (câu c, d) đề 2,3,4 và câu cuối đề 7, 8, 9 các bạn gợi ý giúp nhé... thanks nhiều..!!

#5
hoangdang

hoangdang

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 219 Bài viết
cau 4 c:
$\vartriangle ADE \sim \vartriangle ABC$ nen ti so dien tich bang binh phuong ti so dong dang va bang binh phuong cua ti so cua 2 ban kinh duong tron ngoai tiep 2 tam giac.
de thay, AH la duong kinh duong tron ngoai tiep tam giac ADE nen ban kinh duong tron noi tiep tam giac nay bang $\dfrac{R \sqrt{2} }{2}$, ban kich duong tron noi tiep tam giac ABC bang R :delta dpcm

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 04-06-2011 - 07:20


#6
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
bài 7: d) Gọi K là giao điểm của AC và BD.
Hình đã gửi
$\angle HPD=\angle HBD=\angle DAC \Rightarrow AC//BP$

Mà H là trung điểm BC nên P là trung điểm BK.

$\dfrac{OE}{BP}=\dfrac{AO}{AP}=\dfrac{OF}{PK} \Rightarrow Q.E.D$
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#7
345

345

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

các bạn ơi, mình còn 2 câu cuối (câu c, d) đề 2,3,4 và câu cuối đề 7, 8, 9 các bạn gợi ý giúp nhé... thanks nhiều..!!

Bài 3:
c) $\widehat{AEI} = \widehat{AKI}$ ( AEKI nội tiếp )
mà $\widehat{AKI} = \widehat{AMO}$ (OAMK nội tiếp )
$\widehat{AMO} = \dfrac{1}{2}\widehat{AMF}$
mà $\widehat{AEM}+\widehat{EAM}+\widehat{FEM}+\widehat{EFM}+\widehat{AMF}= 360^{0}$ (tổng 4 góc tứ giác AEFM)
$\Rightarrow 2\widehat{AEM} + 2 \widehat{FEM} + \widehat{AMF} = 360^{0} $
$\Rightarrow \widehat{AEM}+\widehat{FEM}+\widehat{AEI} =180^o$
d) $MA^{2} = MB.MC =(ME+BE)( ME+EC) \\ = ME^{2} +ME.EC +ME.BE +BE.EC$ .
mà ME=MA
nên $MA= \dfrac{BE.EC}{EC-BE} $
Bài 4
Hình đã gửi
d)$AE.AC=AH^2 =AN^2 \Rightarrow \vartriangle AEN \sim \vartriangle ANC$
$\widehat{AEN} = \widehat{ANC} $
lại có $\widehat{ANC} +\widehat{ABC}=180^o$ mà $\widehat{ABC} = \widehat{AED} $
nên $\widehat{AEN}+\widehat{AED}=180^o$. Vậy D,E,N thẳng hàng.
Tương tự, M,D,E thẳng hàng nên ta có đpcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 04-06-2011 - 21:02
gõ latex


#8
345

345

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 26 Bài viết

các bạn ơi, mình còn 2 câu cuối (câu c, d) đề 2,3,4 và câu cuối đề 7, 8, 9 các bạn gợi ý giúp nhé... thanks nhiều..!!

bài 8 câu d
$\vartriangle SEI \sim \vartriangle SOF \Rightarrow SE.SF=SI.SO(1)$

$\vartriangle SEC \sim \vartriangle SBF \Rightarrow SE.SF=SC.SB(2)$

$(1);(2)\Rightarrow SI.SO=SC.SB \\ \Leftrightarrow (SO-OI)SO =(SO-R)(SO+R)$

$\Leftrightarrow SO^2 -OI.SO = SO^2 - R^2 \Leftrightarrow OI.SO = R^2 = OM^2 $

$\vartriangle SOM \sim \vartriangle MOI \Rightarrow \widehat{SMO} = \widehat{MIO} =90^o$

Bài 2 câu d
Phần thuận :
Ta có AD+DE+EC+CB+AB = 28(cm) mà AB = 8 cm , AD=DE ; EC = CB nên suy ra DE+EC =10 cm
Lại có $DE.EC= OE^2 = 4^2 = 16$ sử dụng hệ thức Viet đảo tính được DE=2 ;EC= 8 (và ngược lại )
Kẻ EH ^_^ AB thì $\dfrac{AH}{HB}= \dfrac{DE}{EC} =\dfrac{1}{4}$ từ đó tính được AH nên xác định được vị trí của E

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 05-06-2011 - 12:17
gõ latex


#9
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bài 7: Cho tam giác ABC nhọn (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O;R), AD là đường kính (O). Tiếp tuyến tại D của (O) cắt BC tại M.
a) Chứng minh: $MD^2 = MC.MB$
b) Gọi H là trung điểm BC. Chứng minh MDHO nội tiếp.
c) Qua B vẽ đường thẳng song song với MO cắt AD tại P. Chứng minh P thuộc (BHD).
d) Gọi E và F lần lượt là giao điểm của MO với AB và AC. Chứng minh: O là trung điểm của EF.

Bài 8: Cho nửa (O;R) đường kính BC. Trên tia đối tia CB lấy điểm S sao cho SC = 2R. Từ S kẻ cát tuyến SEF với (O). Kéo dài BF và CE cắt nhau tại A, gọi H là giao điểm của BE và CF. Kéo dài AH cắt BC tại I.
a) chứng minh: AI :delta BC.
b) Chứng minh: $AB.AF = AC.AE$
c) Chứng minh: E, I, O, F cùng nằm trên đường tròn và tính SI theo R.
d) Gọi M là giao điểm AH với (O).Chứng minh : SM là tiếp tuyến (O;R).

Bài 9: cho ABC nội tiếp (O,R), H trực tâm, AH cắt (O) tại E. kẻ đường kính AOF
1/cm BC//EF , $\angle BAE = \angle CAF$
2/I là trung điểm BC, cm H,I,F thẳng hàng ,cm AH= 2.OI
3/ vẽ đường tròn tâm H , bán kính HA , đường tròn này cắt AB và AC tại D và K, cm AO :delta DK
4/ cm $sinA + sinB + sinC < 2 \left( cosA+cosB+cosC \right)$

Bài 7/ câu d
Hình đã gửi
Chứng minh P là trung điểm BQ
$\dfrac{OE}{BP} =\dfrac{AO}{AD}$(hệ quả Talet)

$\dfrac{OF}{PQ} =\dfrac{AO}{AD}$(hệ quả Talet)

:D đpcm

Bài 9/câu d
Hình đã gửi
BF + FC > BC
$\Leftrightarrow 2RcosC + 2RcosB >2RsinA$
Chứng minh tương tự
$2RcosA+ 2RcosB >2RsinC \\ 2RcosA+ 2RcosC >2RsinB$
Cộng vế theo vế :D đpcm
Cảm ơn bạn

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 07-06-2011 - 12:44
gõ latex

Học là ..... hỏi ...............

#10
cartoonboy

cartoonboy

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 56 Bài viết

Bài 9:
Hình đã gửi

Xin phép mượn tạm hình vẽ của bạn perfectstrong :

d) Gọi CA' là đường kính của (O; R)
sinA' = sinA =$\dfrac{BC}{2R}$; sinAFC = sin B = $\dfrac{AC}{2R}$; sinAFB = sinC = $\dfrac{AB}{2R}$
cosA' cosA = $\dfrac{A'B}{2R}$ = $\dfrac{AH}{2R}$
cosAFC = cosB = $\dfrac{FC}{2R}$ = $\dfrac{BH}{2R}$; cosAFB = cosC = $\dfrac{BF}{2R}$ = $\dfrac{CH}{2R}$
sinA + sinB + sinC = $\dfrac{BC+AC+AB}{2R}$ và cosA + cosB + cosC = $\dfrac{AH+BH+CH}{2R}$ (1)
Theo BĐT tam giác : AB < AH + BH ; AC < AH + HC ; BC < BH + CH. Cộng vế với vế của 3 BĐT ta được :
AB + AC + BC < 2( AH + BH + CH) (2)
Từ (1) (2) :D đfcm.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cartoonboy: 07-06-2011 - 17:26


#11
tolaphuy10a1lhp

tolaphuy10a1lhp

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 224 Bài viết

Bài 8: Cho nửa (O;R) đường kính BC. Trên tia đối tia CB lấy điểm S sao cho SC = 2R. Từ S kẻ cát tuyến SEF với (O). Kéo dài BF và CE cắt nhau tại A, gọi H là giao điểm của BE và CF. Kéo dài AH cắt BC tại I.
a) chứng minh: AI :perp BC.
b) Chứng minh: $AB.AF = AC.AE$
c) Chứng minh: E, I, O, F cùng nằm trên đường tròn và tính SI theo R.
d) Gọi M là giao điểm AH với (O).Chứng minh : SM là tiếp tuyến (O;R).

Hình đã gửi
$\vartriangle OEI \sim \vartriangle OSE$

$\Rightarrow OE^{2} = OM^{2}= OI .OS$

$\Rightarrow \vartriangle OMI \sim \vartriangle OSM$

$\Rightarrow OM \bot MS \Rightarrow Q.E.D$
Tks trước
Ko co gi chỉ xem go latex

Bài 2: Cho nửa (O;R) đường kính AB. Gọi Ax, By là các tiếp tuyến tại A và B của (O). Tiếp tuyến tại E tuỳ ý của đường tròn cắt Ax, By lần lượt tại D và C. Gọi M là giao điểm của AE và OD và N là giao điểm của BE và OC.
a) Chứng minh: ADEO và BCEO nội tiếp.
b) Chứng minh: AD.BC không đổi khi E di động trên nửa đường tròn và đường tròn ngoại tiếp tam giác DOC luôn tiếp xúc với một đường thẳng.
c) Chứng minh: CDMN nội tiếp. Xác định vị trí của E để đường tròn ngoại tiếp tứ giác CDMN có bán kính nhỏ nhất..
d) Cho AB = 8cm. Tìm vị trí của E để chu vi tứ giác ABCD bằng 28cm, khi đó tính phần diện tích tứ giác nằm ngoài (O).

Hình đã gửi
Câu c/ Đặt AE = x; BE = y
Tg OIO'F là hcn :Rightarrow O'F = OI
$O'N^{2} = O'F^{2}+FN^{2}= OI^{2} + \dfrac{CN}{2}^{2} $
$= ... = R^{2} + \dfrac{ DM^{2}+ CN^{2}}{4} $
$=R^{2}+ \dfrac{1}{4}(( \dfrac{ x^{2} }{2y})^{2} + \dfrac{ (y^{2} }{2x})^{2}) \geq R^{2} + \dfrac{1}{4}.2 ( \dfrac{ x^{2} }{2y}.\dfrac{ y^{2} }{2x}) \geq R^{2} + \dfrac{1}{8}xy$

mà$ xy \leq \dfrac{1}{2}(x^{2} + y^{2}) = \dfrac{1}{2}(2R)^{2}= 2R^{2} $
$\Rightarrow min O'N = \dfrac{R \sqrt{5} }{2}$
Vậy $min r_{(O')} = \dfrac{R \sqrt{5} }{2}$ khi AE = BE :delta Hình đã gửi ABE vuông cân
:Rightarrow E là điểm chính giữa cung AB.
câu d/ $S_{ABCD} = 40 - 8 \pi $
Làm thì được nhưng ko biết đúng sai.

P/s: Lê Đỗ Thành Đạt: Em xem thêm trong cuốn Toán học tuổi trẻ số 4: Thầy Vũ Hữu Bình có một bài viết phân tích đúng sai của bài hình này .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi tolaphuy10a1lhp: 25-04-2012 - 16:14
gõ latex

Học là ..... hỏi ...............

#12
Lê Đỗ Thành Đạt

Lê Đỗ Thành Đạt

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 64 Bài viết

Hình đã gửi
$\vartriangle OEI \sim \vartriangle OSE$

$\Rightarrow OE^{2} = OM^{2}= OI .OS$

$\Rightarrow \vartriangle OMI \sim \vartriangle OSM$

$\Rightarrow OM \bot MS \Rightarrow Q.E.D$
Tks trước
Ko co gi chỉ xem go latex


Hình đã gửi
Câu c/ Đặt AE = x; BE = y
Tg OIO'F là hcn :Rightarrow O'F = OI
$O'N^{2} = O'F^{2}+FN^{2}= OI^{2} + \dfrac{CN}{2}^{2} $
$= ... = R^{2} + \dfrac{ DM^{2}+ CN^{2}}{4} $
$=R^{2}+ \dfrac{1}{4}(( \dfrac{ x^{2} }{2y})^{2} + \dfrac{ (y^{2} }{2x})^{2}) \geq R^{2} + \dfrac{1}{4}.2 ( \dfrac{ x^{2} }{2y}.\dfrac{ y^{2} }{2x}) \geq R^{2} + \dfrac{1}{8}xy$

mà$ xy \leq \dfrac{1}{2}(x^{2} + y^{2}) = \dfrac{1}{2}(2R)^{2}= 2R^{2} $
$\Rightarrow min O'N = \dfrac{R \sqrt{5} }{2}$
Vậy $min r_{(O')} = \dfrac{R \sqrt{5} }{2}$ khi AE = BE :delta Hình đã gửi ABE vuông cân
:Rightarrow E là điểm chính giữa cung AB.
câu d/ $S_{ABCD} = 40 - 8 \pi $
Làm thì được nhưng ko biết đúng sai.
tks trước.
chỉ xem source thôi

Anh xem lại giùm em bài 2 câu c) chỗ mà
$$ xy \leq \dfrac{1}{2}(x^{2} + y^{2}) = \dfrac{1}{2}(2R)^{2}= 2R^{2} $$
lúc đó (xy)max thì sao (O'N)min được ạ
Em cảm ơn anh nhiều ạ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Lê Đỗ Thành Đạt: 24-01-2012 - 14:20





2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh