Đến nội dung

Hình ảnh

mấy bài ôn thi vào 10. Cần mọi người giúp đỡ


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
longkgb

longkgb

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết
Trong các bài tổng hợp dạng như đi thi vào 10 thì em luôn chỉ làm được đến câu c trong số 4 câu. Câu cuối thuộc dạng quỹ tích, c/m luôn qua 1 điểm cố định hay vị trí của 1điểm để hình này như thế nào và cực trị. Em muốn mọi người cho em 1 cách tư duy khi gặp các loại bài này với ạ.
Dưới đây nhờ mọi người xem cho em 1 bài em không làm được câu nào. Mong mọi người hướng dẫn tận tình cho em cách làm dạng toán hay cụ thể là bài dưới, giờ nay tuần sau nữa thì em cũng thi xong Toán rồi.
Bài 1 ( em chưa làm được câu nào)
Cho nửa (O) đường kính AB, C thuộc cung AB, CH :Rightarrow AB; I,K là tâm đường tròn nội tiếp :D CAH & :Rightarrow CBH. IK cắt CA, CB tại M, N. C/m:
a)CM=CN
b) Tìm vị trí của C để AMNB nội tiếp
c) Kẻ CD :perp MN. C/m khi C di động trên cung AB thì CD luôn đi qua điểm cố định
d)tìm vị trí của C để Diện tích :D CMN Max
Nhờ mọi người chỉ dẫn cho em bài đầu này. Không dám làm phiền mọi người nhiều, bây giờ em chỉ đưa bài này thôi, dần dần sẽ có thêm. Cám ơn mọi người nhiều!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi longkgb: 08-06-2011 - 17:59


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết
bài1: mình có 1 cách, nhưng hơi dở. Bạn nào có cách hay hơn thì post lên lun.
Hình đã gửi
a)Gọi X là tâm đường tròn nội tiếp :neq ABC.
Theo bài toán ở đây thì ta có được CX :perp MN. Mà CX là phân giác của :delta CMN nên :delta CMN vuông cân tại C :Rightarrow Q.E.D.
b) Ta có: $\angle CMN=45^o$
AMNB là tgnt
$\Leftrightarrow \angle CMN=\angle NBM \Leftrightarrow \angle CBA=45^o$
$\Leftrightarrow $:delta BAC vuông cân tại C
$\Leftrightarrow CA=CB \Leftrightarrow $ C là trung điểm cung AB.
c)Dễ thấy CD là phân giác của :delta CMN nên CD sẽ đi qua trung điểm L cố định của cung AB không chứa C.
d)$\angle CMI=\angle CHI=45^o \Rightarrow \vartriangle CIM=\vartriangle CIH \Rightarrow CM=CH=CN$
$\Rightarrow S_{CMN}=\dfrac{1}{2}.CM.CN=\dfrac{1}{2}.CH^2 \leq \dfrac{1}{2}.CO^2=\dfrac{1}{8}AB^2$
$\Rightarrow maxS_{CMN}=\dfrac{1}{8}AB^2 \Leftrightarrow H \equiv O \Leftrightarrow$ C là trung điểm cung AB.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
longkgb

longkgb

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 41 Bài viết
câu a mình chưa hiểu lắm bạn ơi! Tại sao CX vuông góc với Mn thế? À mà bạn cho mình cách tư duy mấy dạng mình nêu ở trên được không?

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

câu a mình chưa hiểu lắm bạn ơi! Tại sao CX vuông góc với Mn thế? À mà bạn cho mình cách tư duy mấy dạng mình nêu ở trên được không?

Để ý rằng 2 bộ 3 điểm (A,I,X) và (B,K,X) thẳng hàng.
Cậu cố chứng minh được IX :delta CK (tham khảo trong bài toán mình đưa ra trong link). Tương tự, KX :delta CI nên X là trực tâm :neq CIK. :delta Q.E.D
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh