Đến nội dung

Hình ảnh

nhờ mọi người giải giúp mình mấy bài hình học luyện thi tuyển sinh 10 với!


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 3 trả lời

#1
Ngô Văn Trung

Ngô Văn Trung

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 19 Bài viết
Bài 1: Cho điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho AC=10cm, CB=40cm. Vẽ về một phía của AB các nửa đường tròn có đường kính theo thứ tự là AB, AB, CB và có tâm theo thứ tự là O, I, K. Đường vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn (O) tại E. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của EA, EB với các nửa đường tròn (I), (K).
a. Chứng minh EC=MN.
b. Chứng minh MN là itếp tuyến chung của các nửa đường tròn (I), (K).
c. Tính MN
d. Tính diện tích hình được giới hạn bởi ba nửa đường tròn.
Bài 2:Cho đường tròn (O;R) và (O';R') có R>R' tiếp xúc ngoài nhau tại C. Goi AC và BC là hai đường kính đi qua điểm C của (O) và (O'). DE là dây cung của đường tròn (O) vuông góc với AB tại trung điểm M của AB. Goi giao điểm thứ hai của DC với đường tròn (O') là F. BD cắt (O') tại G. Chứng minh răng:
a. Tứ giác MDGC nội tiếp
b. Bốn điểm M, D, B, F cùng nằm trên một đường tròn
c. Tứ giác ADBE là hình thoi
d. B, E, F thẳng hàng
e. DF, EG, AB đồng quy
f. MF= 1/2 DE
g. MF là tiếp tuyến của (O')
Bài 3:Cho đường tròn (O) đường kinh AB = 6cm. Gọi H là điểm nằm giữa A và B sao cho AH=1cm. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với AB, đường thẳng này cắt đường tròn (O) tại C và D. Hai đường thẳng BC và DA cắt nhau tại M. Từ M hạ đường vuông góc MN với đường thẳng AB (N thuộc đường thẳng AB)
a. Chứng minh MNAC là tứ giác nội tiếp
b. Tính độ dài đoạn thẳng CH và tính tgABC
c. Chứng minh CN là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt NC ở E. Chứng minh đường thẳng EB đi qua trung điểm của đoạn thẳng CH

#2
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Bài 3: Cho đường tròn (O) đường kinh AB = 6cm. Gọi H là điểm nằm giữa A và B sao cho AH=1cm. Qua H vẽ đường thẳng vuông góc với AB, đường thẳng này cắt đường tròn (O) tại C và D. Hai đường thẳng BC và DA cắt nhau tại M. Từ M hạ đường vuông góc MN với đường thẳng AB (N thuộc đường thẳng AB)
a. Chứng minh MNAC là tứ giác nội tiếp
b. Tính độ dài đoạn thẳng CH và tính tgABC
c. Chứng minh CN là tiếp tuyến của đường tròn (O)
d. Tiếp tuyến tại A của đường tròn (O) cắt NC ở E. Chứng minh đường thẳng EB đi qua trung điểm của đoạn thẳng CH.
Giải :
Hình đã gửi
a, Ta có :
$ \widehat{ACB} = 90^o $ ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn ).
$ \Rightarrow \widehat{ACM} = 90^o$
Mặt khác : $ \widehat{MNA} = 90^o $ ( giả thiết ).
$ \Rightarrow $ Tứ giác MNAC có : $ \widehat{ACM} + \widehat{MNA} = 90^o + 90^o = 180^o $
$ \Rightarrow $ Tứ giác MNAC nội tiếp ( tổng hai góc đối bằng 180 độ )
b, Ta có : $ AH = 1 (cm) \Rightarrow BH = 5 (cm)$
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ACB, ta có :
$ CH^2 = AH.HB = 1.5 = 5 \Rightarrow CH = \sqrt{5} ( CH \geq 0 ) $
Trong tam giác vuông CHB có : $ \tg{\widehat{ABC}} = \dfrac{CH}{BH} = \dfrac{\sqrt{5}}{5} = \dfrac{1}{\sqrt{5}}$
c, Ta thấy :
$ \widehat{MAN} = \widehat{DAB }$ ( đối đỉnh )
$ \widehat{DAB} = \widehat{DCB}$ ( Tứ giác DACB nội tiếp )
$ \Rightarow \widehat{MAN} = \widehat{DCB}$
$ \Rightarrow \widehat{NMA} =\widehat{ABC } $ (1)
- Tứ giác MNAC nội tiếp ( câu a ) : $ \Rightarrow \widehat{NMA} = \widehat{NCA}$ (2)
- $ \Delta $ OAC cân tại O $ \Rightarrow \widehat{ABC} = \widehat{OCB} $ (3)
Từ (1) ; (2) và (3) $ \Rightarow \widehat{NCA} = \widehat{OCB} \Rightarrow \widehat{OCB} + \widehat{ACO} = \widehat{NCA} + \widehat{ACO} \Rightarrow \widehat{ACB} = \widehat{NCO}$
Mà $ \widehat{ACB} = 90^o \Righatrrow \widehat{NCO} = 90^o$
$ \Righatrow $ NC là tiếp tuyến đường tròn (O).
d, Gọi K là giao điểm của AE với MB, I là giao điểm của EB với CH.
Dễ dàng chứng minh được EC = EA :) ( tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau - 2 tiếp tuyến AK và CN ) $ \Rightarrow \widehat{ECA} = \widehat{EAC} $
Trong tam giác vuông KCA , ta có :
$ \widehat{ECA} = \widehat{EAC} \Rightarrow \widehat{AKC} = \widehat{ECK }$ ( phụ với 2 góc bằng nhau).
$ \Rightarrow $ Tam giác KCE cân tại E $ \Rightarrow CE = KE $ =)):icon1:
Từ =)):D(*) $ \Rightarrow EA = EK ( = EC ) $
Dễ thấy $ CH // AK $ ( cùng vuông góc với AB )
Ta có :
$ CI // KE \Rightarrow \dfrac{BI}{BE} = \dfrac{CI}{KE}$ ( Định lý Talets )
$ IH // EA \Rightarrow \dfrac{BI}{BE} = \dfrac{HI}{AE}$ ( Định lý Talets )
$ \Rightarrow \dfrac{CI}{KE} = \dfrac{HI}{EA}$
Mà EA = KE $ \Rightarrow CI = IH $
$ \Rightarrow $ I là trung điểm CH hay EB đi qua trung điểm CH.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 12-06-2011 - 11:33

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#3
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Bài 1: Cho điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho AC=10cm, CB=40cm. Vẽ về một phía của AB các nửa đường tròn có đường kính theo thứ tự là AB, AC, CB và có tâm theo thứ tự là O, I, K. Đường vuông góc với AB tại C cắt nửa đường tròn (O) tại E. Gọi M, N theo thứ tự là giao điểm của EA, EB với các nửa đường tròn (I), (K).
a. Chứng minh EC=MN.
b. Chứng minh MN là itếp tuyến chung của các nửa đường tròn (I), (K).
c. Tính MN
d. Tính diện tích hình được giới hạn bởi ba nửa đường tròn.
Giải :
Hình đã gửi
a, Ta có :
- $\widehat{AMC} = 90^o$ ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (I)).
$ \Rightarrow \widehat{EMC} = 90^o$
- $\widehat{CNB} = 90^o$ ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (K)).
$ \Rightarrow \widehat{ENC} = 90^o$
- $\widehat{AEB} = 90^o$ ( góc nội tiếp chắn nửa đường tròn (O)).
Tứ giác EMCN có : $ \widehat{EMC} = \widehat{ENC} =\widehat{AEB} = 90^o \Rightarrow $ EMCN là hình chữ nhật $ \Rightarrow MN = EC $.
b, Do EMCN là hình chữ nhật :
$ \Rightarrow \widehat{MEC} = \widehat{MNC} = \widehat{ECN} = \widehat{EMN}$
Ta có : $ \widehat{ACM} = \widehat{AEC} $ ( cùng phụ $ \widehat{EAC} $) $ \Righatrrow \widehat{ACM} = \widehat{EMN}$
Mặt khác : $ \Delta ICM $ cân tại I $ \Rightarrow \widehat{ACM} = \widehat{IMC} $
$ \Rightarrow \widehat{IMC} = \widehat{EMN} \Rightarrow \widehat{IMC} + \widehat{CMN} = \widehat{EMN} + \widehat{CMN} \Rightarrow \widehat{IMN} = \widehat{EMC }$
Mà $ \widehat{EMC} = 90^o \Rightarrow \widehat{IMN} = 90^o$
$ \Rightarrow $ MN là tiếp tuyến của đường tròn (I).
Tương tự với đường tròn (K).
c, Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông AEB, ta có :
$ EC^2 = AC = BC = 10.40 = 400 (cm) \Rightarrow EC = 20 (cm) ( EC > 0 )$
Mặt khác MN = EC ( theo câu a )
$ \Rightarrow MN = 20 (cm) $
d, Dễ dàng tính được bán kính của các đường tròn tâm (O); (I); (K) lần lượt là $ r_{(O)} = 25; r_{(I)} = 5 ; r_{(K)} = 20 $
Diện tích đường tròn tâm O là :
$ S _{(O)} = r_{(O)}^2. \pi = 25^2.\pi = 625 \pi ( cm^2)$
Diện tích đường tròn tâm I là :
$ S _{(I)} = r_{(I)}^2. \pi = 5^2.\pi = 25 \pi (cm^2) $
Diện tích đường tròn tâm K là :
$ S _{(K)} = r_{(K)}^2. \pi = 20^2.\pi = 400 \pi ( cm^2) $
Vậy diện tích hình được giới hạn bởi 3 nửa đường tròn là :
$ S = S _{(O)} - ( S _{(I)} +S _{(K)} ) = 200\pi ( cm^2) $

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 12-06-2011 - 11:25

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#4
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5000 Bài viết
Bài 2:
Hình đã gửi
a)$\angle DMC+\angle DGC=180^o \Rightarrow Q.E.D$
b)$\angle DMB=\angle DFB \Rightarrow Q.E.D$
c) AEBD có 2 đường chéo vuông góc nhau tại trung điểm mỗi đường nên ta có đpcm.
d)$\angle GBF=\angle DCG=\angle DAE=\angle DBE \Rightarrow Q.E.D$
e)Cần cm E,C,G thẳng hàng.
Thực vậy, CG :D DB.
Lại có C là trực tâm :D DEB nên EC :Rightarrow BD :Rightarrow đpcm.
f)$\angle MFO'=\angle MFC+\angle CFO'=\angle MDC+\angle FCO'=\angle MDC+\angle MCD=90^o \Rightarrow Q.E.D$
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh