Đến nội dung

Hình ảnh

Mỗi ngày một chút

* * * * * 12 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 297 trả lời

#61
emmuongioitoan

emmuongioitoan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

Bài 30: Xác định hàm số $f:\,N \to R$ thỏa mãn

$\left\{ \begin{array}{l}f(0) = 2 \\ f\left( {n + 1} \right) = 3f\left( n \right) + \sqrt {8f^2 \left( n \right) + 1} \\ \end{array} \right.\,,\,\,\,\,\forall n \in N$.


-------------
KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!


Chuyển về dạng dãy
$\left\{ \begin{array}{l}u_0 = 2 \\u_{n+1} = 3u_n + \sqrt {8u_n^2 + 1} \\ \end{array} \right.\,,\,\,\,\,\forall n \in N$.

Ta có $(u_{n+1} - 3u_n)^2 = 8u_n^2 + 1$ nên

$u^2_{n+1} - 6u_{n+1}u_n + u_n^2 -1 = 0$, thay n bởi n-1

$u^2_{n} - 6u_{n}u_{n-1} + u_{n-1}^2 -1 = 0 $ hay

$u^2_{n-1} - 6u_{n-1}u_n + u_n^2 -1 = 0$


Vậy $u_{n+1}, u_n$ là nghiệm của PT $X^2 - 6Xu_n + u_n^2-1=0$. Theo Viete thì

$u_{n+1} + u_{n-1} = 6u_n$ với $n\ge 1$

Đến đây, dùng sai phân, xét PT đặc trưng $X^2-6X+1=0$

ra 2 nghiệm $\dfrac{6 \pm \sqrt{32}}{2}$

$u_n = a(\dfrac{6-\sqrt{32}}{2})^n + b(\dfrac{6+\sqrt{32}}{2})^n $

Thay n = 0, 1 vào là tìm được a, b thôi.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi emmuongioitoan: 07-08-2011 - 09:32

Phấn đấu thi IMO 2015 & IMO 2016

Website trường mình: http://vuhuu.edu.vn
Diễn đàn trường mình: http://vuhuuonline.net

#62
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Chuyển về dạng dãy
$\left\{ \begin{array}{l}u_0 = 2 \\u_{n+1} = 3u_n + \sqrt {8u_n^2 + 1} \\ \end{array} \right.\,,\,\,\,\,\forall n \in N$.

Ta có $(u_{n+1} - 3u_n)^2 = 8u_n^2 + 1$ nên

$u^2_{n+1} - 6u_{n+1}u_n + u_n^2 -1 = 0$, thay n bởi n-1

$u^2_{n} - 6u_{n}u_{n-1} + u_{n-1}^2 -1 = 0 $ hay

$u^2_{n-1} - 6u_{n-1}u_n + u_n^2 -1 = 0$
Vậy $u_{n+1}, u_n$ là nghiệm của PT $X^2 - 6Xu_n + u_n^2-1=0$. Theo Viete thì

$u_{n+1} + u_{n-1} = 6u_n$ với $n\ge 1$

Đến đây, dùng sai phân, xét PT đặc trưng $X^2-6X+1=0$

ra 2 nghiệm $\dfrac{6 \pm \sqrt{32}}{2}$

$u_n = a(\dfrac{6-\sqrt{32}}{2})^n + b(\dfrac{6+\sqrt{32}}{2})^n $

Thay n = 0, 1 vào là tìm được a, b thôi.

Anh giải ra kết quả cuối cùng luôn đi! Em ngu không tìm được :D:D

-------------
KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!

#63
emmuongioitoan

emmuongioitoan

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 44 Bài viết

Anh giải ra kết quả cuối cùng luôn đi! Em ngu không tìm được :D:D

-------------
KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!

ừ, giải hệ xong em tìm được a, b thay vào ta có
$u_n = (1-\dfrac{\sqrt{66}}{8})(\dfrac{6-\sqrt{32}}{2})^n + (1+\dfrac{\sqrt{66}}{8})(\dfrac{6+\sqrt{32}}{2})^n $

Em có thể tính thử với $n = 0,1,2,..$ và công thức ở đề để check lại
Phấn đấu thi IMO 2015 & IMO 2016

Website trường mình: http://vuhuu.edu.vn
Diễn đàn trường mình: http://vuhuuonline.net

#64
loveyou

loveyou

    Binh nhất

  • Thành viên
  • 22 Bài viết
Oh dear, 2 thằng cu này tí tuổi đã làm mấy bài thế này :D

#65
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

ừ, giải hệ xong em tìm được a, b thay vào ta có
$u_n = (1-\dfrac{\sqrt{66}}{8})(\dfrac{6-\sqrt{32}}{2})^n + (1+\dfrac{\sqrt{66}}{8})(\dfrac{6+\sqrt{32}}{2})^n $

Em có thể tính thử với $n = 0,1,2,..$ và công thức ở đề để check lại

THANKS! :D

-------------
KHÔNG THỬ SAO BIÊT!!!

#66
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Tiếp nha...
Bài 31: Tìm tất cả các hàm số $f:\,R \to R$ thỏa mãn điều kiện
$f\left( {x^3 + x} \right) \le x \le \left( {f\left( x \right)} \right)^3 + f\left( x \right)\,\,,\,\,\forall x \in R$.

----------
KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!

#67
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Chà. Hôm nay có lẽ đủ bài rồi nhỉ :D. Mình chỉ xin post thêm 1 bài nữa thôi :
Bài 32: Giải phương trình :
$ (1+x)(2+4^x)=3.4^x $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#68
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Chà. Hôm nay có lẽ đủ bài rồi nhỉ :D. Mình chỉ xin post thêm 1 bài nữa thôi :
Bài 32: Giải phương trình :
$ (1+x)(2+4^x)=3.4^x $

Từ pt dễ dàng suy ra $x > - 1$
Đặt $f\left( x \right) = \dfrac{{3.4^x }}{{2 + 4^x }} - x - 1 \Rightarrow f'\left( x \right) = \dfrac{{6\ln 4.4^x }}{{\left( {2 + 4^x } \right)^2 }} - 1$.
$f'\left( x \right) = 0 \Leftrightarrow 6\ln 4.4^x = \left( {2 + 4^x } \right)^2 $
Đây là phương trình bậc hai theo $4^x $ nên có không quá hai nghiệm. Vậy theo định lí Rolle phương trình f(x)=0 có không quá 3 nghiệm.
Mặt khác: $f\left( 0 \right) = 0,\,\,\,f\left( {\dfrac{1}{2}} \right) = 0,\,\,\,f\left( 1 \right) = 0$.
Vậy phương trình đã cho có đúng 3 nghiệm $x = 0;\,\,x = \dfrac{1}{2};\,\,x = 1$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi xusinst: 09-08-2011 - 08:58


#69
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

Tiếp nha...
Bài 31: Tìm tất cả các hàm số $f:\,R \to R$ thỏa mãn điều kiện
$f\left( {x^3 + x} \right) \le x \le \left( {f\left( x \right)} \right)^3 + f\left( x \right)\,\,,\,\,\forall x \in R$.

----------
KHÔNG THỬ SAO BIẾT!!!

Thử xem sao ( Không tự tin lắm :D):
Cho $ x=0$ Thì từ điều kiện ban đầu $ \Rightarrow f(0)=0 $
Nghĩa là f có dạng $ f(x)=xQ(x) $
Giả sử $ Q(x) = a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0 (a_n \neq 0 ) $
Nhưng nếu $ a_n >0 $ thì $ f(x) \rightarrow +\infty $ nhanh hơn x.do vậy tồn tại x để:
$ f(x^3+x)\geq x $ ( Mâu thuẫn )
Nêu $ a_n <0 $ , thì khi $ x \rightarrow +\infty $ thì $ f(x) \rightarrow - \infty $ .Do đó
tồn tại x để $ [f(x)]^3+f(x) \leq 0 $ . Lại một lần nữa mâu thuẫn.
Do vậy Q(x) là một hàm hằng . từ đó suy ra $ f(x)=ax $ ( a là hằng số)
Thay vào điều kiện ban đầu ta được :
$ a(x^3+x) \leq ax \leq (ax)^3+ax \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}{ax \leq 0}\\{ax \geq 0 }\end{array}\right. $ với mọi $ x \in R $
$ \Rightarrow a=0 $
Vậy hàm cần tìn là $ f(x)=0 $
P/s: Xusinst có tài liệu về định lí Rolle không . Nêu có file thì share tớ nha :D

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#70
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Thử xem sao ( Không tự tin lắm :D):
Cho $ x=0$ Thì từ điều kiện ban đầu $ \Rightarrow f(0)=0 $
Nghĩa là f có dạng $ f(x)=xQ(x) $
Giả sử $ Q(x) = a_nx^n+a_{n-1}x^{n-1}+...+a_1x+a_0 (a_n \neq 0 ) $
Nhưng nếu $ a_n >0 $ thì $ f(x) \rightarrow +\infty $ nhanh hơn x.do vậy tồn tại x để:
$ f(x^3+x)\geq x $ ( Mâu thuẫn )
Nêu $ a_n <0 $ , thì khi $ x \rightarrow +\infty $ thì $ f(x) \rightarrow - \infty $ .Do đó
tồn tại x để $ [f(x)]^3+f(x) \leq 0 $ . Lại một lần nữa mâu thuẫn.
Do vậy Q(x) là một hàm hằng . từ đó suy ra $ f(x)=ax $ ( a là hằng số)
Thay vào điều kiện ban đầu ta được :
$ a(x^3+x) \leq ax \leq (ax)^3+ax \Rightarrow \left\{\begin{array}{l}{ax \leq 0}\\{ax \geq 0 }\end{array}\right. $ với mọi $ x \in R $
$ \Rightarrow a=0 $
Vậy hàm cần tìn là $ f(x)=0 $
P/s: Xusinst có tài liệu về định lí Rolle không . Nêu có file thì share tớ nha :D

Lời giải của anh sai rồi! Tài liệu của em không ở trên máy sao mà share được :D

#71
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết

Lời giải của anh sai rồi! Tài liệu của em không ở trên máy sao mà share được :D

Xusinst có bài giải không ? Có thể làm phiền bạn post lên được không nhỉ :D

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#72
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Xusinst có bài giải không ? Có thể làm phiền bạn post lên được không nhỉ :D

Dạ có nhưng từ từ anh ak, để các bạn khác vào chém thử đã chứ nhỉ!

#73
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài 33: Giải phương trình sau trên tập các số nguyên $n \ge 2$.
$\left[ {\sqrt n } \right] + \left[ {\sqrt[3]{n}} \right] + \left[ {\sqrt[4]{n}} \right] + ... + \left[ {\sqrt[n]{n}} \right] = \left[ {\log _2 n} \right] + \left[ {\log _3 n} \right] + ... + \left[ {\log _n n} \right]$.
Bài 34: Gọi d là tổng độ dài các đường chéo của một đa giác lồi trong mặt phẳng có n đỉnh, n>3. Gọi p là chu vi đa giác đó.
Chứng minh rằng: $n - 3 < \dfrac{{2d}}{p} < \left[ {\dfrac{n}{2}} \right].\left[ {\dfrac{{n + 1}}{2}} \right] - 2$.

#74
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 35: Giải phương trình :
$ x^3+\dfrac{\sqrt{68}}{x^3} = \dfrac{15}{x} $
Bài 36 : Giải hệ :
$ \left\{\begin{array}{l}{x^{19}+y^5=1890z+z^{2001}}\\{y^{19}+z^5=1890x+x^{2001}} \\ {z^{19}+x^5=1890y+y^{2001}} \end{array}\right. $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#75
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết

Bài 35: Giải phương trình :
$ x^3+\dfrac{\sqrt{68}}{x^3} = \dfrac{15}{x} $ (1)

ĐK: $x \ne 0$
(1) $\Leftrightarrow x^6 - 15x^2 + 2\sqrt {17} = 0\,\,\,(2)$.
Đặt $t = x^2 > 0$ khi đó $(2) \Leftrightarrow t^3 - 15t + 2\sqrt {17} = 0$
$= \left( {t + \sqrt {17} } \right)\left( {t^2 - \sqrt {17} t + 2} \right) = 0$
$\mathop \Rightarrow \limits^{t > 0} t^2 - \sqrt {17} t + 2 = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}t = \dfrac{{3 + \sqrt {17} }}{2} \\ t = \dfrac{{\sqrt {17} - 3}}{2} \\ \end{array} \right. \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}x = \pm \sqrt {\dfrac{{3 + \sqrt {17} }}{2}} \\ x = \pm \sqrt {\dfrac{{\sqrt {17} - 3}}{2}} \\ \end{array} \right.$

#76
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 37 :Cmr:
$ sin e\sqrt[3]{cos (e-1)} - sin (e-1)\sqrt[3]{cos e} > \sqrt[3]{cos e . cos (e-1)} $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#77
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài 38: Tìm tất cả các số tự nhiên n để:

$A = n^{n + 1} + \left( {n + 1} \right)^n \, \vdots 5$.



#78
Nguyễn Hoàng Lâm

Nguyễn Hoàng Lâm

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 312 Bài viết
Bài 39 : Cho $ \Delta ABC$ có a,b,c là độ dài các cạnh . $ h_a, h_b,h_c $ là các đường cao tương ứng va R là bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác . Cmr:
$ (ab+bc+ca)(\dfrac{1}{h_a}+\dfrac{1}{h_b}+\dfrac{1}{h_c}) \geq 18R $

Đôi khi ta mất niềm tin để rồi lại tin vào điều đó một cách mạnh mẽ hơn .


#79
NGOCTIEN_A1_DQH

NGOCTIEN_A1_DQH

    Never Give Up

  • Thành viên
  • 625 Bài viết

Bài 39 : Cho $ \Delta ABC$ có a,b,c là độ dài các cạnh . $ h_a, h_b,h_c $ là các đường cao tương ứng va R là bán kính đường tròn ngoại tiếp của tam giác . Cmr:
$ (ab+bc+ca)(\dfrac{1}{h_a}+\dfrac{1}{h_b}+\dfrac{1}{h_c}) \geq 18R $

ta có:
$ h_a=\dfrac{2S}{a} \\ h_b=\dfrac{2S}{c} \\ h_c=\dfrac{2S}{c} \\ \Rightarrow BDT \Leftrightarrow \dfrac{1}{2S}.(ab+bc+ca).(a+b+c) \geq 18R \\ \Leftrightarrow \dfrac{1}{abc}.(ab+bc+ca).(a+b+c) \geq 9 $
BDT cuối hiển nhiên đúng theo BDT AM-GM nên ta có DPCM, dấu = khi tam giác đều
đã xong :leq :geq
Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn

Mong rằng toán học bớt khô khan

Em ơi trong toán nhiều công thức

Cũng đẹp như hoa lại chẳng tàn

#80
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Bài 38: Tìm tất cả các số tự nhiên n để:

$A = n^{n + 1} + \left( {n + 1} \right)^n \, \vdots 5$.

Ta xét các trường hợp $n$ nhận các dạng khi chia cho 5.

a) Nếu $n=5k$, khi đó $n^{n+1} \vdots 5$, còn $(n+1)^n=(5k+1)^{5k}$. Khai triển nhị thức Newton thì:

$(5k+1)^{5k}= P.5 +1^{5k}= 5P+1$


với P là số nguyên dương. Như vậy P không chia hết cho 5.

Tương tự với các TH $n=5k+4,5k+2$ thì P đều không chia hết cho 5.

+ Nếu $n=5k+1$ thì

$n^{n+1}+(n+1)^{n}=(5k+1)^{5k+2}+(5k+2)^{5k+1}.$


Như vậy

$n^{n+1}+(n+1)^{n} \equiv 1+2^{5k+1} \ ( \mod \ 5) \equiv 1+2^{k+1} \ (\mod 5) \equiv 4(2^{k-1}-1) \ (mod \ 5).$


Như vậy để A chia hết cho 5 thì

$2^{k-1} \equiv 1 \ (mod \ 5)$


Giả sử $k-1=4t+r \ (0 \le r <3)$, ta có:

$2^{k-1} \equiv 2^r \equiv 1 \ (mod\ 5) \Leftrightarrow r=0.$


Vậy $k=4t+1 \Rightarrow n=5(4y+1)+1=20t+6$. Khi đó ta có $n \equiv 6 \ (mod \ 20)$ thì P chia hết cho 5.

+ Nếu $n=5k+3$ thì:

$n^{n+1}+(n+1)^n = (5k+3)^{5k+4}+(5k+4)^{5k+3} \equiv (-2)^k +(-1)^{k+1} \ (mod \ 5)$


Xét hai trường hợp $k$ chẵn hay lẻ thì khi đó ta có
_ $k$ chẵn thì $n \equiv 3 \ (mod \ 20)$
_ $k$ lẻ thì $n \equiv 6 \ (mod \ 20)$

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh