Đến nội dung

Hình ảnh

Cho điểm


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 4 trả lời

#1
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Bài: B6

Tiêu đề: Toán Học Thống Nhất

Tóm tắt nội dung: Tác giả trình bày sự thống nhất giữa con người và toán học, và giữa các phần của toán học với nhau

Bình luận và chấm điểm:
1. Chủ đề:
- Ý 1: toán học là hiện thân của Chân, Thiện, Mỹ; con người hướng tới Chân, Thiện, Mỹ; vì vậy toán học có sự thống nhất với con người (!)
- Ý 2: Tính không giải được bằng thước và compa của hai bài toán dựng hình khác nhau qua phương pháp biểu diễn đại số cho thấy sự liên quan giữa hai bài toán.
- Chấm điểm: 20 (Khá thú vị)

2. Bố cục:
- Phần mở bài và kết luận ổn (+)
- Phần thân bài dẫn giải vấn đề bằng các thí dụ khá hay (+)
- Tuy nhiên thân bài tản mạn không có liên kết chặt chẽ (-)
Chấm điểm: 20 (Khá hợp lý)

3. Lời văn:
- Diễn đạt nhìn chung khá trôi chảy (+)
- Một số đoạn trình bày rối, không rõ ý (-)
- Một số câu văn mang hình thức văn nói (-)
Chấm điểm: 20 (Khá trôi chảy)

4. Chính tả:
- Nhìn chung ít lỗi (+)
- chấm phẩy chưa đúng cách (thí dụ: Chân ,Thiện,Mỹ. Viết đúng phải là: Chân, Thiện, Mỹ.) (-)
- vài lỗi nhỏ về từ, viết hoa tên riêng (thí dụ: pháp) (-)
Chấm điểm: 5

Tổng điểm: 65
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#2
TieuSonTrangSi

TieuSonTrangSi

    Thiếu úy

  • Founder
  • 526 Bài viết
Dựa trên thang điểm của Lim đưa ra, tôi có thử "sắp hạng" như sau (nhưng thú thật là chỉ đọc kỹ các bài B7, B5, B6)

1) B7 : 29 + 29 + 29 + 5 = 92 /100
Đọc kỹ lại thì đồng ý là có "hồn", cũng mang tính "tổng hợp" chứng tỏ kiến thức rộng của tác giả (đa số mấy bài khác chỉ thiên về một khía cạnh nào đó). Dù chỉ là kiến thức sơ cấp, nhưng rất thích hợp với đa số thành viên diễn đàn.

2) B5 : 26 + 26 + 26 + 8 = 86 /100
Cũng có tính cách "bao quát" như bài B7, với trình độ cao cấp hơn. Hơi thiếu "đam mê" (passion) so với B7, dù lời văn lưu loát hơn.

3) B6 : 26 + 23 + 23 + 7 = 79 /100
Bố trí dàn bài hơi kém B5. Tôi cũng chẳng rành về Chân, Thiện, Mỹ, nhưng cách nói về C, T, M của tác giả có tính cách "triết lý chung chung", theo tôi thì không đem lại gì hơn...

4) Đồng hạng B4, B3,B2, B1 : 22 + 20 + 22 + 6 = 70 /100
No comments :P
Chí lớn trong thiên hạ không đựng đầy đôi mắt của giai nhân

#3
Saomai

Saomai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 74 Bài viết

Bình luận và chấm điểm: Bài B7
1. Chủ đề:
Chấm điểm: 30

2. Bố cục:
Chấm điểm: 30

3. Lời văn:
Chấm điểm: 25

4. Chính tả:
Chấm điểm: 5

Tổng điểm: 90

Lý do, SM đã post ở bên ngoài rồi.

<strong class='bbc'><span style='color:blue'>...Có sao đâu trái mùa thu vẫn thắm<br />Mây mùa thu vẫn trắng những chân trời...</span></strong>

#4
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Bài: B5

Tiêu đề: Vẻ Đẹp của Thế Giới Toán Học

Tóm tắt nội dung: Tác giả trình bày vẻ đẹp toán học qua sự có mặt trong đời thường và vẻ đẹp liên quan tới lĩnh vực toán cao cấp.

Bình luận và chấm điểm:
1. Chủ đề:
Chấm điểm: 25

2. Bố cục:
Chấm điểm: 25

3. Lời văn:
Chấm điểm: 20

4. Chính tả:
Chấm điểm: 5

Tổng điểm: 75
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>

#5
Alligator

Alligator

    Sĩ quan

  • Founder
  • 428 Bài viết
Bài: B4

Tiêu đề: Cuộc phiêu lưu vào thế giới đa diện đều

Tóm tắt nội dung: Tác giả trình bày vẻ đẹp toán học qua việc tính toán và dựng các đa diện đều.

Bình luận và chấm điểm:
1. Chủ đề:
Chấm điểm: 25

2. Bố cục:
Chấm điểm: 25

3. Lời văn:
Chấm điểm: 25

4. Chính tả:
Chấm điểm: 5

Tổng điểm: 80


Bình luận và gợi ý:
- Đoạn nói về khối lập phương: cách dựng khối lập phương nội tiếp mặt cầu có đúng không (người chấm chưa kịp kiểm tra lại :P )
- Đoạn nói về tứ diện: khi nói tới các kim tự tháp (pyramid) mà không ghi chú gì thêm, người ta nghĩ tới các kim tự tháp Ai Cập về mặt hình học thuộc loại khối kim tự tháp đáy vuông (square pyramid) trong khi tác giả dùng nó để dẫn tới hình tứ diện đều. Dĩ nhiên tứ diện đều cũng là một loại khối pyramid có đáy tam giác, nhưng tác giả lẽ ra cần làm rõ đoạn này không để dễ lầm lẫn với khái niệm pyramid thông dụng trong đời sống.
<span style='color:blue'>Roses are red,
violets are blue,
Fermat is dead,
but his theorem is true.
</span>




1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh