Đến nội dung

Hình ảnh

Luyện thi lớp 10


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 39 trả lời

#1
Để tử Wallunint

Để tử Wallunint

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết

Ôn luyện kiến thức cơ bản và nâng cao!ưu tiên dành cho các bạn đà nẵng!



ĐỀ 1

Câu 1. So sánh:

$\sqrt{2007}+\sqrt{2009}$ và $2\sqrt{2008}$


Câu 2. a) Với a, b > 0 chứng minh :

$\dfrac{1}{a+b}\leq \dfrac{1}{4}.(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b})$


Dấu ''='' xảy ra khi nào?

b) Cho x, y, z là 3 số dương thỏa mãn:

$\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=8$

Tìm

$P_{max}=\dfrac{1}{2x+y+z}+\dfrac{1}{x+2y+z}+\dfrac{1}{x+y+2z}$

Câu 3.
a) Giải phương trình :

$\sqrt{x-3}+\sqrt{5-x}=x^{2}-8x+18$


b) Cho x, y là các số thỏa mản :

$(\sqrt{x^{2}+3}+x).(\sqrt{y^{2}+3}+y)=3$


Tính:

$A=x^{2009}+y^{2009}+1$


Câu 4:
1. Tìm số dư của phép chia 2888885 chia cho 13
2. Giải phương trình nghiệm nguyên:

a)

$xy+2y=3x+11$

b)

$x^{3}-x^{2}y+3x-2y=5$


Câu 5. Cho 0 < a, b, c < 1. CMR:

$a^{2}+b^{2}+c^{2}\leq 1+a^{2}b+b^{2}c+c^{2}a$

Câu 6. Mấy anh ghi kết quả bài này thôi nha!
Cho x, y thỏa mãn:

$2x^{2}+2y^{2}=5xy$


Tính A= $\dfrac{x+y}{x-y}$
Câu 7
Tìm min của biểu thức :

A= $\sqrt{a^{2}-a+1}+\sqrt{a^{2}-a\sqrt{3}+1}$


Đề 2

Bài 1: giải các phương trình và hệ phương trình sau:
1)

$\sqrt{\dfrac{1}{2x}+\sqrt{x-1}}+\sqrt{\dfrac{1}{2x}-\sqrt{x-1}}=\sqrt{2}$

2)

$\sqrt{\dfrac{x-1}{x+1}}-\sqrt{\dfrac{x+1}{x-1}}=\dfrac{3}{2}$


3)Cho a;b;c>0.Chứng mình BĐT

$(a+b+c)(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})\geq 9$

4)Cho abc=1 và a;b;c>0 Chứng minh:

$\dfrac{a^{3}}{(1+b)(1+c)}+\dfrac{b^{3}}{(1+a)(1+c)}+\dfrac{c^{3}}{(1+a)(1+b)}\geq \dfrac{3}{4}$


5)Cho a;b;c là 3 cạnh tam giác.Chứng minh:

$(a+b-c)(a+c-b)(b+c-a)\leq abc$

6)Cho hàm số:

$f(x)=(x^{2}+2x-15)(x-1)(x+7)$

Tìm x và để f(x)min.

Bài 2 :1/Cho

$x=\sqrt[3]{1+\sqrt{65}}-\sqrt[3]{\sqrt{65}-1} $

Tính:$A=x^{3}+12x+2009$

2/a/Cho x;y>0 chứng minh :

$\dfrac{2}{x^{2}+2y^{2}+3}\leq \dfrac{1}{xy+y+1}$


b/a;b;c>0 và abc=1.Tìm Amin :
$A=\dfrac{1}{a^{2}+2b^{2}+3}+\dfrac{1}{b^{2}+2c^{2}+3}+\dfrac{1}{c^{2}+2a^{2}+3}$

3/giải phương trình: a)

$\sqrt{x^{2}+9}+y=\sqrt{y^{2}+9}+x=9$

b)

$13x+2(3x+2)\sqrt{x+3}+42=0$


4/Cho :

$a(a+3)x^{2}-2x- (a+1)(a+2)=0$


(Với a là tham số)
a)Chứng minh phương trình luôn có ngiệm hữu tỹ
b)Xác định a để phương trình có các ngiệm đều nguyên
Đề 3
Bất đẳng thức :
1/Cho x+y+z+2=xyz và x;y;z là số dương.Chứng minh:

$\dfrac{1}{\sqrt{xy}}+\dfrac{1}{\sqrt{yz}}+\dfrac{1}{\sqrt{zx}}\leq \dfrac{3}{2}$

2/Cho a+b+c=3 và a;b;c dương.Chứng minh:

$\dfrac{4a^{3}}{(1+b)(1+c)}+\dfrac{4b^{3}}{(a+1)(c+1)}+\dfrac{4c^{3}}{(1+b)(1+a)}\geq 3$
Giai phương trình:
1/Tìm các cặp số (x;y) thỏa mản:
a) $2(x\sqrt{y-4}+y\sqrt{x-4})=xy$
b $\sqrt{x^2-\dfrac{1}{4} +\sqrt{x^2+x+\dfrac{1}{4}}}=\dfrac{1}{2}(2x^3+x^2+2x+1)$
2/Tìm nghiệm nguyên dương trong các phương trình sau:
a) 13x+3y=50
b) 21x+31y+280
c) 12x+19y=94
Bài này chủ yếu cách làm nha mấy anh!
Phần hàm số (lớp 9):
Trên mặt phẳng tọa độ cho M(4;1).Một đường thẳng (d) luôn đi qua M cắt Ox;Oy theo thứ tự A có tọa độ (A;0) và B có tọa độ(0;B).Với AB>0.Lập phương trình (d) sao cho :
a)Diện tích tam giác 0AB đạt giá trị nhỏ nhất
b)OA+OA đạt giá trị nhỏ nhất
c)$\dfrac{1}{OA^2}+\dfrac{1}{OB^2}$ đạt giá trị nhỏ nhất

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Để tử Wallunint: 25-09-2011 - 13:53

Nghệ Thuật Đà Nẵng
Yhaoo: [email protected]
Học với phương châm:Tiên học lễ hậu học văn,đi học trể trốn học luôn!

#2
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết
Câu 2:
Ta có:$ \dfrac{1}{a+b}\leq \dfrac{a+b}{4ab}$
$ \Leftrightarrow 4ab\leq (a+b)^{2} $
BĐT trên luôn đúng với a,b >0 (BĐT đc chứng minh)
Dấu "=" xảy ra khi a=b



Câu 4 phần 2
$xy-3x+2y-6=5$
$ \Leftrightarrow (x+2)(y-3)=5$
mà $Ư(5)=+-1;+-5$
Thay lần lượt các giá trị vào ta tìm đc x và y tương ứng

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi thatlong_anh_xinloi_em: 28-08-2011 - 10:11

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person


#3
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Làm bài 1 đây.
Ta có:
$(\sqrt {2007} + \sqrt {2009} )^2 = 2007 + 2009 + 2\sqrt {2007.2009} = 2.2008 + 2\sqrt {(2008 - 1)(2008 + 1)} = 2.2008 + 2\sqrt {2008^2 - 1} < 2.2008 + 2.\sqrt {2008^2 } = 4.2008$ :D
Vì $\sqrt {2007} + \sqrt {2009} > 0$ và $2\sqrt {2008} > 0$ nên từ :( suy ra $\sqrt {2007} + \sqrt {2009} < 2\sqrt {2008} $
@CXH:Sorry, lỡ tay ghi nhầm cái dấu

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 29-08-2011 - 22:59

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#4
hoa_giot_tuyet

hoa_giot_tuyet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết
b) Cho x, y, z là 3 số dương thỏa mãn:

$\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}=8$

Tìm $P_{max}=\dfrac{1}{2x+y+z}+\dfrac{1}{x+2y+z}+\dfrac{1}{x+y+2z}$

Tớ làm bài này nha bạn đệ tử Wallunint :D

Áp dụng BĐT Bunyakovsky dạng phân thức ta có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{x} \geq \dfrac{16}{2x+y+z}$

Tương tự ta cũng có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{16}{x+2y+z}$

$\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{z} \geq \dfrac{16}{x+y+2z}$

Cộng 3 BĐT vế theo vế là ok :D


p/s: U mới post thui mờ, tốt nhất nên suy nghĩ đã rồi nhờ "anh bảo chung" giúp :(. À mà tớ khá kém phần hình nên lúc nào cậu học xong chương trình thì post nhá :-*

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoa_giot_tuyet: 28-08-2011 - 11:23

I can believe....

#5
Để tử Wallunint

Để tử Wallunint

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
Áp dụng BĐT Bunyakovsky dạng phân thức ta có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{x} \geq \dfrac{16}{2x+y+z}$

Tương tự ta cũng có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{16}{x+2y+z}$

$\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{z} \geq \dfrac{16}{x+y+2z}$

Uả bunhiacopxci đâu phải ri ? :( mình mới chuyên lại nên hơi ngu!mong thông cảm.hình như là BDT cauchy?cho hỏi cái bdt đó cần chứng minh k,hay đc áp dụng ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Để tử Wallunint: 28-08-2011 - 12:59

Nghệ Thuật Đà Nẵng
Yhaoo: [email protected]
Học với phương châm:Tiên học lễ hậu học văn,đi học trể trốn học luôn!

#6
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết

Áp dụng BĐT Bunyakovsky dạng phân thức ta có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{x} \geq \dfrac{16}{2x+y+z}$

Tương tự ta cũng có $\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{y} \geq \dfrac{16}{x+2y+z}$

$\dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z} + \dfrac{1}{z} \geq \dfrac{16}{x+y+2z}$

Uả bunhiacopxci đâu phải ri ? :( mình mới chuyên lại nên hơi ngu!mong thông cảm.hình như là BDT cauchy?cho hỏi cái bdt đó cần chứng minh k,hay đc áp dụng ?

Cái BĐT này có tên là Bất đẳng thức Xvác (Schwars).
Ngoài cái BĐT như Cô -si và Bunhiacopxki thì tất cả các BĐT đều phải chứng minh

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person


#7
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Câu 3.
a) Giải phương trình :

$\sqrt{x-3}+\sqrt{5-x}=x^{2}-8x+18 $..........(1)

b) Cho x, y là các số thỏa mản :

$(\sqrt{x^{2}+3}+x).(\sqrt{y^{2}+3}+y)=3$

Tính: $A=x^{2009}+y^{2009}+1$

Giải

a, Chú ý bất đẳng thức:

$( a + b )^2 \leq 2( a^2 + b^2)$

Bất đẳng thức này dễ dàng chứng minh được bằng biến đổi tương đương.
Từ BĐT trên, suy ra:

$|a + b| \leq \sqrt{2( a^2 + b^2)}$

Dấu ì=” xảy ra khi a = b.

Áp dụng BĐT trên với:
$\left\{\begin{array}{l}a = \sqrt{x - 3}\\b = \sqrt{5 - x}\end{array}\right. \Rightarrow |\sqrt{x - 3} + \sqrt{5 - x}| \leq \sqrt{2( x - 3 + 5 - x)} $

$\Rightarrow \sqrt{x - 3} + \sqrt{5 - x} \leq 2$

Lại có:
$x^2 - 8x + 18 = ( x - 4 )^2 + 2 \geq 2$

Do vậy, phương trình (1) có nghiệm khi và chỉ khi:
$\sqrt{x - 3} + \sqrt{5 - x} = x^2 - 8x + 16 = 2$

Điều này xảy ra khi:
$\left\{\begin{array}{l}x - 3 = 5 - x\\( x - 4 )^2 = 0\end{array}\right. \Rightarrow x = 4$
Vậy phương trình có nghiệm x = 4

b, $(\sqrt{x^{2}+3}+x).(\sqrt{y^{2}+3}+y)=3$..........(2)

Nhận thấy $\sqrt{x^2 + 3} \neq x \Rightarrow \sqrt{x^2 + 3} - x \neq 0$

Nhân hai vế của (2) với $\sqrt{x^2 + 3} - x$, ta được:

$[(\sqrt{x^2 + 3} - x)(\sqrt{x^{2}+3}+x)].(\sqrt{y^{2}+3}+y)=3(\sqrt{x^2 + 3} - x)$

$\Leftrightarrow (\sqrt{x^2 + 3}^2 - x^2)( \sqrt{y^2 + 3} + y) = 3(\sqrt{x^2 + 3} - x)$

$\Leftrightarrow \sqrt{y^2 + 3} + y = \sqrt{x^2 + 3} - x$..........(3)

Tương tự, lại nhân hai vế của (2) với $\sqrt{y^2 + 3} - y$
Ta có:
$\sqrt{x^2 + 3} + x = \sqrt{y^2 + 3} - y$..........(4)

Cộng (3) và (4) vế theo vế, ta được:
$\sqrt{x^2 + 3} + x + \sqrt{y^2 + 3} + y = \sqrt{x^2 + 3} - x + \sqrt{y^2 + 3} - y \Rightarrow 2( x + y ) = 0$

$\Rightarrow x = - y \Rightarrow x^{2009} + y^{2009} = 0$
Vậy $A=x^{2009}+y^{2009}+1 = 1$

Câu 4:
1. Tìm số dư của phép chia 2888885 chia cho 13
Bài này có thể chia trực tiếp.
Đáp án là 12

Câu 6. Mấy anh ghi kết quả bài này thôi nha!
Cho x, y thỏa mãn: $2x^{2}+2y^{2}=5xy$
Tính $A= \dfrac{x+y}{x-y}$

Giải

$2x^{2}+2y^{2}=5xy \Rightarrow (2x^2 - 4xy) - ( xy - 2y^2)=0$

$\Leftrightarrow 2x( x - 2y) - y( x - 2y) = 0 \Rightarrow ( 2x - y )( x - 2y) = 0$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} 2x = y\\2y = x\end{array}\right.$
Bạn tự thay vào nhé.

P/S: Sao bạn lại tên là Đệ tử Wallunint?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-08-2011 - 18:18

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#8
hoa_giot_tuyet

hoa_giot_tuyet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Cái BĐT này có tên là Bất đẳng thức Xvác (Schwars).
Ngoài cái BĐT như Cô -si và Bunhiacopxki thì tất cả các BĐT đều phải chứng minh


Ừ chắc là phải c/m, tại học cũng lâu rồi nên cứ lấy áp dụng :()

Mà cái phần c/m dài dòng lắm :D

Câu 6 đáp án là 1/3 đấy bạn ơi :geq

Còn câu 5, nhớ là đã làm ở đâu rồi mà quên mất :in(

Chỉ nhớ là 0 <a,b,c < 1 thì abc > 0 > (a-1)(b-1)(c-1)

Ta có $a^2+b^2+c^2 \leq 1+a^2b + b^2c+ c^2a \Leftrightarrow a^2b-a^2+b^2c-b^2+c^2a-c^2+1 \geq 0 $

$\Leftrightarrow a^2(b-1) + b^2(c-1) + c^2(a-1) + 1 \geq 0 $

Đến đây thì tịt :D) chắc là sai hướng rồi :geq

Câu 3.

Câu 6. Mấy anh ghi kết quả bài này thôi nha!
Cho x, y thỏa mãn: $2x^{2}+2y^{2}=5xy$
Tính $A= \dfrac{x+y}{x-y}$

Giải

$2x^{2}+2y^{2}=5xy \Rightarrow (2x^2 - 4xy) - ( xy - 2y^2)$

$\Leftrightarrow 2x( x - 2y) - y( x - 2y) = 0 \Rightarrow ( 2x - y )( x - 2y) = 0$

$\Rightarrow \left[\begin{array}{l} 2x = y\\2y = x\end{array}\right.$
Bạn tự thay vào nhé.

P/S: Sao bạn lại tên là Đệ tử Wallunint?


Hì tks mấy bài giải pt của anh

Cái bài 6 ý anh, e làm thế này đc k :D

Ta có $2x^2+2y^2=5xy$

:Rightarrow 2(x-y)^2 = xy và 2(x+y)^2 = 9xy

:Rightarrow $ \dfrac{(x-y)^2}{(x+y)^2} = \dfrac{1}{9}$

:Rightarrow Kết quả là 1/3

p/s: cái nick bạn ý chắc là do bạn ý là đệ tử của anh Wallunit :Leftrightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hoa_giot_tuyet: 28-08-2011 - 16:15

I can believe....

#9
Mr.thaipro(^_^)

Mr.thaipro(^_^)

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Câu 6: $ 2x^2+2y^2-5xy=0<=>(x-2y)(2x-y)=0$
$ =>\dfrac{x+y}{x-y}=3$hoặc$=-3$

Hình đã gửi


#10
Để tử Wallunint

Để tử Wallunint

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
em với anh wallunit ở đà nẵng!
bài 6 máy anh coi lại thử, =3 mà ?
giải kiểu này 1 ngày 1 đề :(

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Để tử Wallunint: 28-08-2011 - 17:09

Nghệ Thuật Đà Nẵng
Yhaoo: [email protected]
Học với phương châm:Tiên học lễ hậu học văn,đi học trể trốn học luôn!

#11
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4999 Bài viết
Dứt điểm câu 5. Mà đề đúng phải là $a;b;c \in \left\[ {0;1} \right\]$ chứ nhỉ.
Giải:
Do $a \in \left\[ {0;1} \right\] \Rightarrow 0 \le a^2 \le a \le 1$
Tương tự với b và c, ta có :$0 \le b^2 \le b \le 1;0 \le c^2 \le c \le 1$

$(1-a^2)(1-b^2)(1-c^2) \ge 0$
$\Rightarrow a^2+b^2+c^2 \le 1+a^2 b^2+b^2 c^2+c^2 a^2 \le 1+a^2 b+b^2 c+c^2 a$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 28-08-2011 - 18:17

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#12
Để tử Wallunint

Để tử Wallunint

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
Tks!đợi mai làm típ nha!

up!up bài khó!bài 7 theo đề treen^^^^!!!!anh mod làm hộ đy!máy anh coi lại dùm em bài 1!lúc lớn hơn hoặc bằng!cao xuân huy có nhầm không?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Để tử Wallunint: 29-08-2011 - 21:05

Nghệ Thuật Đà Nẵng
Yhaoo: [email protected]
Học với phương châm:Tiên học lễ hậu học văn,đi học trể trốn học luôn!

#13
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4999 Bài viết
Bài 7:
Chọn trên mặt phẳng tọa độ Oxy các điểm $X\left( {a;0} \right);Y\left( {\dfrac{1}{2};\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right);Z\left( {\dfrac{{\sqrt 3 }}{2};-\dfrac{1}{2}} \right)$

$A = \sqrt {a^2 - a + 1} + \sqrt {a^2 - a\sqrt 3 + 1} $

$ = \sqrt {\left( {a - \dfrac{1}{2}} \right)^2 + \dfrac{3}{4}} + \sqrt {\left( {a - \dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)^2 + \dfrac{1}{4}} =XY+XZ$
Tìm được phương trình đường thẳng YZ là $y=(-2-\sqrt{3})x+1+\sqrt{3}$
Gọi X' là giao điểm của YZ và Ox thì tọa độ X' là $X\left( {-1+\sqrt{3};0} \right)$
Mà $A=XY+XZ \ge YZ=\sqrt{2} \Leftrightarrow X \equiv X' \Leftrightarrow x=-1+\sqrt{3}$


@Đệ tử Wallunit: Bài 1 em Cao Xuân Huy làm sai rồi :perp Phải bé hơn chứ nhỉ.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 29-08-2011 - 21:34

Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#14
Tài

Tài

    Lính mới

  • Thành viên
  • 5 Bài viết
Câu 7; $\sqrt{a^2-a+1}+ \sqrt{a^2-a\sqrt{3}+1}$ = $\sqrt{(a-\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{3}{4}}+\sqrt{(-a+\dfrac{\sqrt{3}}{2})^2+\dfrac{1}{4}}\geq \sqrt{(\dfrac{\sqrt{3}-1}{2})^2+(\dfrac{\sqrt{3}+1}{2})^2}$

#15
Minhnguyenquang75

Minhnguyenquang75

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 244 Bài viết

Câu 7; $\sqrt{a^2-a+1}+ \sqrt{a^2-a\sqrt{3}+1}$ = $\sqrt{(a-\dfrac{1}{2})^2+\dfrac{3}{4}}+\sqrt{(-a+\dfrac{\sqrt{3}}{2})^2+\dfrac{1}{4}}\geq \sqrt{(\dfrac{\sqrt{3}-1}{2})^2+(\dfrac{\sqrt{3}+1}{2})^2}$

thi lop 10 thi` k nen tap trung vao nhung bai the nay, ban nen tim laij nhung kt co ban di.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 29-08-2011 - 22:12


#16
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Làm chủ yếu mấy bài luyện thi trường chuyên chứ mấy bài cơ bản thì bạn có thể học ở lớp

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#17
Để tử Wallunint

Để tử Wallunint

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 69 Bài viết
UP!UP
Nghệ Thuật Đà Nẵng
Yhaoo: [email protected]
Học với phương châm:Tiên học lễ hậu học văn,đi học trể trốn học luôn!

#18
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết

Bài 1: giải các phương trình và hệ phương trình sau:
2)$\sqrt{\dfrac{x-1}{x+1}}-\sqrt{\dfrac{x+1}{x-1}}=\dfrac{3}{2}$

Mở màn cái đã:
Bình phương cả 2 vế ta có:
$\dfrac{(x-1)^{2}+(x+1)^{2}}{x^{2}-1}-2= \dfrac{9}{4}$
$ \Rightarrow \dfrac{2(x^{2}+1)}{x^{2}-1}= \dfrac{17}{4}$
$ \Leftrightarrow 8(x^{2}+1)=17(x^{2}-1)$
$ \Leftrightarrow 9x^{2}=25$
$ \Leftrightarrow x= \dfrac{3}{5}; x= \dfrac{-3}{5}$

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person


#19
NguyThang khtn

NguyThang khtn

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1468 Bài viết

4)Cho abc=1 và a;b;c>0 Chứng minh:
$\dfrac{a^{3}}{(1+b)(1+c)}+\dfrac{b^{3}}{(1+a)(1+c)}+\dfrac{c^{3}}{(1+a)(1+b)}\geq \dfrac{3}{4}$
5)Cho a;b;c là 3 cạnh tam giác.Chứng minh:
$(a+b-c)(a+c-b)(b+c-a)\leq abc$

Chém thử hai bài ni!
4)
Áp dụng BĐT AM-GM:
$\dfrac{a^{3}}{(1+b)(1+c)}+\dfrac{b+1}{8}+\dfrac{c+1}{8}\geq 3.\dfrac{a}{4}$
Làm tương tự ròi cộng lại!
Sau đó dùng AM-GM típ là ra!
5)
Ta có:
$(a+b-c)(a+c-b)=a^2-(b-c)^2 \leq a^2$
Làm tương tự rùi cộng lại ta được DPCM!

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bboy114crew: 02-09-2011 - 17:46

It is difficult to say what is impossible, for the dream of yesterday is the hope of today and the reality of tomorrow

 


#20
MyLoVeForYouNMT

MyLoVeForYouNMT

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 259 Bài viết

Bài 1: giải các phương trình và hệ phương trình sau:
3)Cho a;b;c>0.Chứng mình BĐT
$(a+b+c)(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}+\dfrac{1}{c})\geq 9$

Tiếp nè:
$1+\dfrac{a}{b}+\dfrac{a}{c}+\dfrac{b}{a}+1+\dfrac{b}{c}+1+\dfrac{c}{a}+\dfrac{c}{b}\geq 9$
$ \Rightarrow \dfrac{a}{b}+\dfrac{b}{a}+\dfrac{c}{a}+\dfrac{a}{c}+\dfrac{c}{b}+\dfrac{b}{c}\geq 6$
BĐT trên luôn đúng theo AM-GM
Dấu "=" xảy ra khi a=b=c

​You may only be one person to the world
But you may also be the world to one person





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh