Đến nội dung

Hình ảnh

Chuyên đề: Tính giá trị biểu thức

* * * * - 18 Bình chọn

  • Please log in to reply
Chủ đề này có 140 trả lời

#1
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết

Chuyên đề : Tính giá trị biểu thức



Yêu cầu về bài viết trong topic:
- Viết bằng Tiếng Việt có dấu, viết hoa đầu dòng, tuyệt đói không dùng ngôn ngữ chat.
- Viết rõ ràng bằng latex ( nếu không viết được có thể nhờ Mod sửa hộ nhưng phải đầy đủ thông tin). Không để font, size, màu quá lớn. Hạn chế tải thêm các hình ảnh không liên quan.
- Không SPAM.
- Bài viết đầy đủ thông tin. Phương pháp làm, Lo-gic và Kết quả. tránh tình trạng bỏ dở.

Bài 1: http://diendantoanho...showtopic=61533
Bài 2. Hãy tính tổng $ S = ab + cd$ biết rằng $ a^2 + b^2 = c^2 + d^2 = 2005$ và $ ac + bd = 0$

Bài 3. Cho $ a^2 + b^2 = 4282; c^2 + d^2 = 1658; ac + bd = 2384$.
Tính $ad - bc$

Bài 4. Cho $a + b + c = 0$.
Tính giá trị biểu thức: $ M = a^3 + b^3 + a^2c + b^2c - abc$

Bài 5. Tính tổng $ 1^3 + 5^3 + 9^3 + … + ( 4n + 1 )^3$

Bài 6. Tính tích số :
$ P = 101.10001.100000001… 1\underset{2^n - 1 }{\underbrace{00…00}1}$

Bài 7. Một dãy số tự nhiên được phân thành nhóm như sau:
(1), (2, 3), ( 4, 5, 6), (7, 8, 9, 10), …
Gọi $ S_k$ là tổng các số ở nhóm thứ k.
Tính tổng $ S = S_1 + S_2 + S_3 + … + S_{2n - 1}$

Bài 8. Gọi n là số tự nhiên, $n \geq 1$. Tính tích số sau theo n:
$( 1 - \dfrac{1}{2} )( 1 - \dfrac{1}{3})( 1 - \dfrac{1}{4})…( 1 - \dfrac{1}{n + 1 })$
(Đề thi HSG toàn quốc 1977 - 1978)

Bài 9. Cho $f(x) = ax^2 + bx + c$ có tính chất:
f(x) nhận giá trị nguyên khi x là số nguyên.
Hỏi các hệ số a, b, c có nhất thiết là các số nguyên hay không?
Tại sao?
(Đề thi vào lớp 10 chuyên Trường Đại học KHTN Hà Nội năm học 2002 - 2003)

Bài 10. Cho
$\left\{\begin{array}{l}4\alpha^2 = 2( b^2 + c^2) - a^2\\4\beta^2 = 2( c^2 + a^2) - b^2\\ 4\gamma^2 = 2( a^2 + b^2) - c^2 \end{array}\right.$
Hãy tính các biểu thức sau theo a, b, c:
a, $T_1 = \alpha^2 + \beta^2 + \gamma^2$
b, $T_2 =\alpha^2\beta^2 + \beta^2\gamma^2 + \alpha^2\gamma^2$
c, $ T_3 = \alpha^4 + \beta^4 + \gamma^4$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 30-09-2011 - 20:02

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#2
pretty_sp2

pretty_sp2

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 18 Bài viết
Bài 10:
a, Ta có:
$\left\{\begin{array}{l}4\alpha^2 = 2( b^2 + c^2) - a^2\\4\beta^2 = 2( c^2 + a^2) - b^2\\ 4\gamma^2 = 2( a^2 + b^2) - c^2 \end{array}\right.$
$ \Rightarrow\alpha ^{2}+\beta ^{2}+ \gamma^{2} = \dfrac{3}{4}( a^{2} + b^{2}+ c^{2} )$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 17-08-2011 - 09:47

maths!

#3
Hoa Hồng Lắm Gai

Hoa Hồng Lắm Gai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 53 Bài viết
Bài 8:

$( 1 - \dfrac{1}{2} )( 1 - \dfrac{1}{3})( 1 - \dfrac{1}{4})…( 1 - \dfrac{1}{n + 1 })$

$= \dfrac{1}{2}. \dfrac{2}{3}. \dfrac{3}{4}… \dfrac{n}{n + 1}$

$=\dfrac{1}{n + 1}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 17-08-2011 - 09:48

Ác Ma Học Đường- Cá Sấu


#4
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Bài 2:
Ta có:
$(ac + b{\rm{d}})(a{\rm{d}} + bc) = 0 \Leftrightarrow a^2 c{\rm{d}} + abc^2 + ab{\rm{d}}^2 + c{\rm{d}}b^2 = 0 $

$\Leftrightarrow ab(c^2 + d^2 ) + c{\rm{d}}(a^2 + b^2 ) = 0 \Leftrightarrow 2005(ab + c{\rm{d}}) = 0 \Leftrightarrow ab + c{\rm{d}} = 0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 03-09-2011 - 22:46

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#5
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Bài 5:

Ta có:

$1^3 + 5^3 + 9^3 + ... + \left( {4n + 1} \right)^3 = \sum\limits_{i = 0}^n {\left( {4i + 1} \right)^3 } $

$= \sum\limits_{i = 0}^n {\left( {64i^3 + 16i^2 + 4i + 1} \right) = 64} \sum\limits_{i = 0}^n {i^3 } + 16\sum\limits_{i = 0}^n {i^2 + 4\sum\limits_{i = 0}^n {i + n} } $


Mặt khác, ta có các công thức:

$\sum\limits_{i = 0}^n {i^3 } = \dfrac{{n^2 \left( {n + 1} \right)^2 }}{4};\,\,\,\,\sum\limits_{i = 0}^n {i^2 } = \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{6};\,\,\,\sum\limits_{i = 0}^n {i = \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2}} $.


Do đó:

$S = \dfrac{{n^2 \left( {n + 1} \right)^2 }}{4} + \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right)}}{6} + \dfrac{{n\left( {n + 1} \right)}}{2} + n$


Rút gọn BT cuối là xong.

Bài 9:

Ta có:

$f\left( 0 \right) = c \in Z \Rightarrow c \in Z$

$f\left( 1 \right) = a + b + c \in Z \Rightarrow a + b \in Z\,\,(1)$

$f\left( { - 1} \right) = a - b + c \in Z \Rightarrow a - b \in Z\,\,(2)$


Từ (1) và (2) $\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}2a \in Z \\ 2b \in Z \\ \end{array} \right. \Rightarrow a = b = \dfrac{1}{2}$.

Vậy f(x) nguyên với mọi x nguyên thì c phải nguyên và a, b không nhất thiết phải nguyên.


#6
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Bài 6.
$P = 101.1001.100000001.1\underbrace {00..0}_{2^n - 1}1 = (10^2 + 1)(10^4 + 1)(10^8 + 1)...(10^{2^n } + 1)$

$= \dfrac{1}{{99}}(10^2 - 1)(10^2 + 1)(10^4 + 1)...(10^{2^n } + 1) $

$= \dfrac{1}{{99}}(10^4 - 1)(10^4 + 1)(10^8 + 1)...(10^{2^n } + 1)$

Tiếp tục làm như vậy ta được:
$P = \dfrac{1}{{99}}(10^{2^{n + 1} } - 1) = \dfrac{{\underbrace {999...99}_{2^{n + 1} }}}{{99}} $

$= \dfrac{{\underbrace {111...11}_{2^{n + 1} }}}{{11}} = \underbrace {1010..101}_{2^{n + 1} - 1 }$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 03-09-2011 - 22:48

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#7
Mr CrAzY

Mr CrAzY

    Lính mới

  • Thành viên
  • 1 Bài viết
Bài 11. Tính giá trị của biểu thức
a. $ x^{30} - 2000x^{29} + 2000x^{28} - ... - 2000x + 2000 $
với $x = 2006$

b. $ x^{10} + 20x^{9} + 20x^{8} + ... + 20x$
với $x = -24$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 04-09-2011 - 06:36


#8
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Bài 12. Với các giá trị x, y, z lần lượt là:

$x=\dfrac{a}{b+c}; y=\dfrac{b}{c+a}, z=\dfrac{c}{a+b}$

Tính GTBT: $xy+yz+zx+2xyz$

Bài 13.

$x=\dfrac{b+c}{a}; y=\dfrac{a+b}{c}; z=\dfrac{c+a}{b}$


Tính GTBT: $xyz - (x+y+z)$

Nguồn: Topic Các hằng đẳng thức đáng nhớ

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 04-09-2011 - 06:38

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#9
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Bài 12:
$xy + x{\rm{z}} + y{\rm{z}} + 2xyz $
$= \dfrac{{ab}}{{(b + c)(c + a)}} + \dfrac{{bc}}{{(c + a)(a + b)}} + \dfrac{{ac}}{{(b + c)(a + b)}} + \dfrac{{2abc}}{{(b + c)(c + a)(a + b)}}$
$ = \dfrac{{ab(a + b) + bc(b + c) + ac(a + c) + 2abc}}{{(b + c)(c + a)(a + b)}}$
Phân tích tử thức ta có:
$T = b^2 c + bc^2 + a^2 c + ac^2 + ab(a + b) + 2abc $
$= c(a^2 + b^2 + 2ab) + c^2 (a + b) + ab(a + b)$
$ = c(a + b)^2 + c^2 (a + b) + ab(a + b) = (a + b){\rm{[c(a + b) + ab + c}}^2 {\rm{]}}$
$ = (a + b){\rm{[}}(ac + ab) + (bc + c^2 ){\rm{]}}$
${\rm{ = (a + b)[a(b + c) + c(b + c)]}} = (a + b)(b + c)(a + c)$
Vì tử bằng mẫu nên biểu thức đã cho bằng 1

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 04-09-2011 - 09:01

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#10
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Bài 13:
$A=xy{\rm{z}} - (x + y + z) = \dfrac{{(a + b)(c + a)(b + c)}}{{abc}} - \dfrac{{b + c}}{a} - \dfrac{{a + b}}{c} - \dfrac{{c + a}}{b}$
$ = \dfrac{{(a + b)(b + c)(a + c) - bc(b + c) - ab(a + b) - ac(a + c)}}{{abc}}$
Ta có:
$bc(b + c) + ab(a + b) + ac(a + c) - 2abc$
$ = b^2 c + bc^2 + a^2 c + ac^2 + ab(a + b) + 2abc $
$= c(a^2 + b^2 + 2ab) + c^2 (a + b) + ab(a + b)$
$ = c(a + b)^2 + c^2 (a + b) + ab(a + b) = (a + b){\rm{[c(a + b) + ab + c}}^2 {\rm{]}}$
$ = (a + b){\rm{[}}(ac + ab) + (bc + c^2 ){\rm{]}}$
${\rm{ = (a + b)[a(b + c) + c(b + c)]}} = (a + b)(b + c)(a + c)$
Do đó:
$A = \dfrac{{(a + b)(c + a)(b + c) - (a + b)(c + a)(b + c) + 2abc}}{{abc}}$

Vậy $A = 2$

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#11
PRONOOBCHICKENHANDSOME

PRONOOBCHICKENHANDSOME

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 227 Bài viết

Chuyên đề : Tính giá trị biểu thức


Yêu cầu về bài viết trong topic:
- Viết bằng Tiếng Việt có dấu, viết hoa đầu dòng, tuyệt đói không dùng ngôn ngữ chat.
- Viết rõ ràng bằng latex ( nếu không viết được có thể nhờ Mod sửa hộ nhưng phải đầy đủ thông tin). Không để font, size, màu quá lớn. Hạn chế tải thêm các hình ảnh không liên quan.
- Không SPAM.
- Bài viết đầy đủ thông tin. Phương pháp làm, Lo-gic và Kết quả. tránh tình trạng bỏ dở.

Bài 1: http://diendantoanho...showtopic=61533
Bài 2. Hãy tính tổng $ S = ab + cd$ biết rằng $ a^2 + b^2 = c^2 + d^2 = 2005$ và $ ac + bd = 0$

Bài 3. Cho $ a^2 + b^2 = 4282; c^2 + d^2 = 1658; ac + bd = 2384$.
Tính $ad - bc$

Bài 4. Cho $a + b + c = 0$.
Tính giá trị biểu thức: $ M = a^3 + b^3 + a^2c + b^2c - abc$

Bài 5. Tính tổng $ 1^3 + 5^3 + 9^3 + … + ( 4n + 1 )^3$

Bài 6. Tính tích số :
$ P = 101.10001.100000001… 1\underset{2^n - 1 }{\underbrace{00…00}1}$

Bài 7. Một dãy số tự nhiên được phân thành nhóm như sau:
(1), (2, 3), ( 4, 5, 6), (7, 8, 9, 10), …
Gọi $ S_k$ là tổng các số ở nhóm thứ k.
Tính tổng $ S = S_1 + S_2 + S_3 + … + S_{2n - 1}$

Bài 8. Gọi n là số tự nhiên, $n \geq 1$. Tính tích số sau theo n:
$( 1 - \dfrac{1}{2} )( 1 - \dfrac{1}{3})( 1 - \dfrac{1}{4})…( 1 - \dfrac{1}{n + 1 })$
(Đề thi HSG toàn quốc 1977 - 1978)

Bài 9. Cho $f(x) = ax^2 + bx + c$ có tính chất:
f(x) nhận giá trị nguyên khi x là số nguyên.
Hỏi các hệ số a, b, c có nhất thiết là các số nguyên hay không?
Tại sao?
(Đề thi vào lớp 10 chuyên Trường Đại học KHTN Hà Nội năm học 2002 - 2003)

Bài 10. Cho
$\left\{\begin{array}{l}4\alpha^2 = 2( b^2 + c^2) - a^2\\4\beta^2 = 2( c^2 + a^2) - b^2\\ 4\gamma^2 = 2( a^2 + b^2) - c^2 \end{array}\right.$
Hãy tính các biểu thức sau theo a, b, c:
a, $T_1 = \alpha^2 + \beta^2 + \gamma^2$
b, $T_2 =\alpha^2\beta^2 + \beta^2\gamma^2 + \alpha^2\gamma^2$
c, $ T_3 = \alpha^4 + \beta^4 + \gamma^4$

Bài 3 :
$(a^2+b^2)(c^2+d^2)=4282.1658=7099556$
$\Leftrightarrow (ac+bd)^2 +(ad-bc)^2 = 7099556$
Mà $ac+bd =2384$
$\Leftrightarrow (ad-bc)^2 = 7099556 - 2384^2 = 1416100$
$\Leftrightarrow \left | ad-bc \right | =1190$
Bài 4 :
$a+b+c=0$
$\Rightarrow a^3+b^3+c^3 = 3abc $
$\Rightarrow M = (a^3+b^3+c^3)-abc -c^3 +a^2c+b^2c = c(a^2+b^2+2ab -c^2) = 0 $
Bài 7 :
Nhận xét : $S_1$ có 1 số hạng , $S_2$ có 2 số hạng ...$ \Rightarrow$ $S_{2n-1}$ có $2n-1$ số hạng
$\Rightarrow$ Số hạng cuối cùng của $S_{2n-1}$ là :$\dfrac {(1+2n-1)(2n-1)}{2}=n(2n-1)$
$\Rightarrow S=\sum_{i=1}^{2n-1}S_i=\dfrac{[1+n(2n-1)]n(2n-1)}{2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi PRONOOBCHICKENHANDSOME: 04-09-2011 - 15:37


#12
Minh Dao

Minh Dao

    Binh nhì

  • Thành viên
  • 10 Bài viết
Bài 14. Cho $x= \dfrac{1}{2}\sqrt{ \sqrt{2}+ \dfrac{1}{8} }-\sqrt{ \dfrac{1}{32}} $

Tính $S = x^2 + \sqrt{ x^4 + x +1}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 01-10-2011 - 15:52


#13
hoa_giot_tuyet

hoa_giot_tuyet

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 105 Bài viết

Cho x= $ \dfrac{1}{2}$ * $ \sqrt{ \sqrt{2}+ \dfrac{1}{8} }$ - $ \sqrt{ \dfrac{1}{32} $

Tính S = $ \ x^2 $ + $ \sqrt{ x^4 + x +1} $

i.


$x = \dfrac{1}{2}\sqrt{\sqrt{2}+\dfrac{1}{8}}-\sqrt{\dfrac{1}{32}}$
:Rightarrow $x+\sqrt{\dfrac{1}{32}}=\dfrac{1}{2}\sqrt{\dfrac{8\sqrt{2}+1}{8}}$

:Rightarrow $(x+\sqrt{\dfrac{1}{32}})^2=\dfrac{1}{4}.\dfrac{8\sqrt{2}+1}{8}$

:Rightarrow $x^2+\dfrac{x\sqrt{2}}{4}+\dfrac{1}{32}=\dfrac{8\sqrt{2}+1}{32}$

:Rightarrow $x^2+\dfrac{x\sqrt{2}}{4}-\dfrac{\sqrt{2}}{4}=0$

:Rightarrow $x^2=\dfrac{\sqrt{2}(1-x)}{4}$

:Rightarrow $x^4+x+1 = \dfrac{(1-x)^2}{8} + x + 1 = \dfrac{(a+3)^2}{8}$

Sau đó khai căn r�ồi tiếp tục thay vào S tính tiếp (kq căn 2)

Tuy nhiên tớ có tham khảo ở một quyển sách thì thấy có một cách khác khá thông minh post lên bạn tham khảo :D

Ta tính đc $x^2=\dfrac{\sqrt{2}(1-x)}{4}$

Đặt $A = \sqrt{x^4+x+1} - x^2$

Ta có $S = \sqrt{x^4+x+1} + x^2$

Ta thấy SA = x + 1 nên S(-A) = -(x+1)

Và S - A = 2x^2 = ... ( thay vào)

Nên ta áp dụng công tính tìm 2 số khi biết tổng và tích r�ồi tính ra S :Rightarrow

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi bboy114crew: 10-09-2011 - 19:26

I can believe....

#14
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Xin đưa thêm một số bài toán khá là khó.

$\fbox{15}$. Tính tổng

$$S= \dfrac{4+ \sqrt{3}}{\sqrt{1}+ \sqrt{3}}+ \dfrac{6+ \sqrt{8}}{\sqrt{3}+ \sqrt{5}}+...+$$
$$\dfrac{2n+ \sqrt{n^2-1}}{ \sqrt{n-1}+ \sqrt{n+1}}+...+ \dfrac{240+ \sqrt{14399}}{ \sqrt{119}+ \sqrt{121}}$$

$\fbox{16}$. $P(x)=ax^2+bx+c, \ a \ne 0$.
Chứng minh rằng $\forall m \in \mathbb{R}$, ta có
$$P(m) = P\left( { - m - \dfrac{b}{a}} \right). $$
Từ đó tính giá trị biểu thức

$$(\sqrt {2009} - \sqrt {2008} )x^2 - (\sqrt 2 008 - \sqrt {2007} )x + 6\sqrt {2008} - 2\sqrt {2007}$$

với $x = \dfrac{2 \sqrt{2009}- 3\sqrt{2008}+ \sqrt{2007}}{ \sqrt{2008}- \sqrt{2009}}$.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 01-10-2011 - 15:54
gõ lại cho dễ nhìn

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#15
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
$S= \dfrac{4+ \sqrt{3}}{\sqrt{1}+ \sqrt{3}}+ \dfrac{6+ \sqrt{8}}{\sqrt{3}+ \sqrt{5}}+...+$
$ \dfrac{2n+ \sqrt{n^2-1}}{ \sqrt{n-1}+ \sqrt{n+1}}+...+ \dfrac{240+ \sqrt{14399}}{ \sqrt{119}+ \sqrt{121}}$

Đề bài nếu với quy luật là $\dfrac{2n+ \sqrt{n^2-1}}{ \sqrt{n-1}+ \sqrt{n+1}}$ thì số hạng thứ hai phải là:
$\dfrac{2.3+ \sqrt{3^2 - 1}}{\sqrt{3 - 1}+ \sqrt{3 + 1}} = \dfrac{6 + \sqrt{8}}{\sqrt{2} + \sqrt{4}}$
Bài 14:

Giải



Bài làm theo đề bài được sửa.
ĐK: $n \in N^*$
Ta thấy: $\dfrac{2n+ \sqrt{n^2-1}}{ \sqrt{n - 1}+ \sqrt{n+1}} $
$= \dfrac{( n - 1 ) + \sqrt{( n - 1 )( n + 1 )} + ( n + 1 )}{\sqrt{n - 1} + \sqrt{n + 1}}$
$= \dfrac{(\sqrt{n + 1} - \sqrt{n - 1})(\sqrt{n - 1}^2 + \sqrt{( n - 1 )( n + 1 )} + \sqrt{n + 1}^2)}{(\sqrt{n + 1} + \sqrt{n - 1})(\sqrt{n + 1} - \sqrt{n - 1})}$
$= \dfrac{\sqrt{n + 1}^3 - \sqrt{n - 1}^3}{n + 1 - (n - 1)}$
$= \dfrac{\sqrt{n + 1}^3 - \sqrt{n - 1}^3}{2}$

Do đó, ta có:
$\dfrac{4+ \sqrt{3}}{\sqrt{1}+ \sqrt{3}} = \dfrac{\sqrt{3^3} - \sqrt{1^3}}{2}$
$\dfrac{6+ \sqrt{8}}{\sqrt{2}+ \sqrt{4}} = \dfrac{\sqrt{4^3} - \sqrt{2^3}}{2}$
$\dfrac{8+ \sqrt{15}}{\sqrt{3}+ \sqrt{5}} = \dfrac{\sqrt{5^3} - \sqrt{3^3}}{2}$
…………
$\dfrac{240+ \sqrt{14399}}{ \sqrt{119}+ \sqrt{121}} = \dfrac{\sqrt{121^3} - \sqrt{119}^3}{2}$
Do đó:
$S = \dfrac{\sqrt{3^3} - \sqrt{1^3} + \sqrt{4^3} - \sqrt{2^3} + \sqrt{5^3} - \sqrt{3^3} + . + \sqrt{121^3} - \sqrt{119}^3}{2}$
$S = \dfrac{\sqrt{121^3} - \sqrt{1^3} + \sqrt{120^3} - \sqrt{2^3}}{2}$
$S = \dfrac{1330 + 120\sqrt{120} - 2\sqrt{2}}{2} = 665 +120\sqrt{30} - \sqrt{2}$
Anh nghĩ chắc đề là thế này:
$S = \dfrac{4+ \sqrt{3}}{\sqrt{1}+ \sqrt{3}}+ \dfrac{8+ \sqrt{15}}{\sqrt{3}+ \sqrt{5}}+...$
Nhưng do đề bài không nói gì nên theo quy luật là phải làm thế.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 01-10-2011 - 15:59

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#16
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
Vâng, đúng như anh nói, số hạng thứ 2 là $\dfrac{8+ \sqrt{15}}{ \sqrt{3}+ \sqrt{5}}$. Như vậy kết quả mới tròn $\boxed{665}$.
Nhưng dù sao hướng giải cũng đúng rồi. :D

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#17
Crystal

Crystal

    ANGRY BIRDS

  • Hiệp sỹ
  • 5534 Bài viết
Một bài hay.
Bài 16: Cho $a, b, c$ là các số thực khác 0 và có tổng khác 0 thỏa mãn: $\dfrac{1}{{{a^m}}} + \dfrac{1}{{{b^m}}} + \dfrac{1}{{{c^m}}} = \dfrac{1}{{{a^m} + {b^m} + {c^m}}},\,\,m \in {N^*}$\

Tính giá trị của biểu thức: $S = \left( {{a^n} + {b^n} + {c^n}} \right)\left( {\dfrac{1}{{{a^n}}} + \dfrac{1}{{{b^n}}} + \dfrac{1}{{{c^n}}}} \right)$ với n là số nguyên dương lẻ nào đó.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 01-10-2011 - 16:00


#18
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Có nghĩa là với mọi $m \in N^*$ thì
$\dfrac{1}{{{a^m}}} + \dfrac{1}{{{b^m}}} + \dfrac{1}{{{c^m}}} = \dfrac{1}{{{a^m} + {b^m} + {c^m}}}$ phải không ạ?

Giải



Ta có:
$S = \left( {{a^n} + {b^n} + {c^n}} \right)\left( {\dfrac{1}{{{a^n}}} + \dfrac{1}{{{b^n}}} + \dfrac{1}{{{c^n}}}} \right)$

$S = 1 + \dfrac{a^n}{b^n} + \dfrac{a^n}{c^n} + \dfrac{b^n}{a^n} + 1 + \dfrac{b^n}{c^n} + \dfrac{c^n}{a^n} + \dfrac{c^n}{b^n} + 1$

$S = 3 + a^n(\dfrac{1}{b^n} + \dfrac{1}{c^n}) + b^n( \dfrac{1}{a^n} + \dfrac{1}{c^n}) + c^n(\dfrac{1}{a^n} + \dfrac{1}{b^n})$

$S = 3 + a^n( \dfrac{1}{a^n + b^n + c^n} - \dfrac{1}{a^n}) + b^n(\dfrac{1}{a^n + b^n + c^n} - \dfrac{1}{b^n}) + c^n(\dfrac{1}{a^n + b^n + c^n} - \dfrac{1}{c^n})$

$S = 3 + \dfrac{- b^n - c^n}{a^n + b^n + c^n} + \dfrac{- a^n - c^n}{a^n + b^n + c^n} + \dfrac{- a^n - b^n}{a^n + b^n + c^n}$
$S = 3 + \dfrac{-2( a^n + b^n + c^n)}{a^n + b^n + c^n} = 1$
Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)

#19
maikhai

maikhai

    Hạ sĩ

  • Thành viên
  • 52 Bài viết
Bài 1. Cho
$$x+y+z=1$$
$$x^2+y^2+z^2=1$$
$$x^3+y^3+z^3=1$$
Tính $x+y^2+z^3$
Bài 2. Cho $x, y, z \geq 0$ thỏa mãn

xy+x+y=3 ;

yz+z+y=8;

xz+x+z=15.

Tính P = x + y + z

Bài 3. Cho x,y,z thỏa mãn: xyz=1 và
$$x+y+z=\dfrac{1}{x}+\dfrac{1}{y}+\dfrac{1}{z}$$
Tính P=$(x^{19}-1)(y^{15}-1)(z^{1890}-1)$

Bài 4. Cho $A+B+C=1; A^2+B^2+C^2=1$ và
$$ \dfrac{x}{A}=\dfrac{y}{B}=\dfrac{z}{C}$$
Tính P = xy + yz + zx

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Hữu Bảo Chung: 29-09-2011 - 10:24

Đừng cười khi người khác bị vấp ngã!

Vì bạn cũng có thể vấp ngã giống như họ!



Ai ơi chớ vội cười người


Cười người hôm trước hôm sau người cười


#20
Phạm Hữu Bảo Chung

Phạm Hữu Bảo Chung

    Thượng úy

  • Thành viên
  • 1360 Bài viết
Bài 1.

Giải



Chú ý các hằng đẳng thức sau:
$( x + y + z)^2 = x^2 + y^2 + z^2 + 2( xy + yz + zx)$

$x^3 + y^3 + z^3 = ( x + y + z )( x^2 + y^2 + z^2 – xy – yz – zx) + 3xyz$

Ta có:
$x+y+z=1 \Leftrightarrow ( x + y + z)^2 = 1 $

$\Leftrightarrow x^2 + y^2 + z^2 + 2( xy + yz + zx) = 1$

$\Rightarrow 1 + 2(xy + yz + zx) = 1 \Leftrightarrow xy + yz + zx = 0 \,\,\,\, (1)$

$\Leftrightarrow (xy + yz + zx)^2 = 0 $

$\Leftrightarrow x^2y^2 + y^2z^2 + z^2x^2 + 2(xy^2z + xyz^2 + x^2yz) = 0$

$\Leftrightarrow (x^2y^2 + y^2z^2 + z^2x^2) + 2xyz( x + y + z ) = 0$

$\Rightarrow x^2y^2 + y^2z^2 + z^2x^2 = - 2xyz \,\,\,\,\,\,\,\,\, (1)$

Lại có:
$x^3+y^3+z^3=1 \Leftrightarrow ( x + y + z )( x^2 + y^2 + z^2 – xy – yz – zx) + 3xyz = 1$

$\Rightarrow 1.(1 - 0) + 3xyz = 1 \Leftrightarrow xyz = 0 \,\,\,\,\,\,(2)$
Từ (1) và (2), suy ra: $x^2y^2 + y^2z^2 + z^2x^2 = 0$

$\Rightarrow \left\{\begin{array}{l}xy = 0\\yz = 0\\xz = 0\end{array}\right.$
Do đó, trong 3 số có 2 số bằng 0, một số bằng 1.
Vậy $x+y^2+z^3= 1$
Bài 2.

Giải




Ta có:
$xy+x+y=3 \Leftrightarrow ( x +1 )( y + 1 ) = 4 \,\,\,\, (1)$

$yz+z+y=8 \Leftrightarrow (y + 1)( z + 1) = 9 \,\,\,\, (2)$

$xz+x+z=15 \Leftrightarrow ( x + 1)( z + 1) = 16 \,\,\,\, (3)$

$\Rightarrow ( x +1 )( y + 1 ).( y + 1 )( z + 1 )( x + 1)( z + 1) = 4.9.16$

$\Rightarrow [(x + 1)(y + 1)(z + 1)]^2 = (24)^2$

$\Rightarrow (x + 1)(y + 1)(z + 1) = \pm 24$
  • Nếu $(x + 1)(y + 1)(z + 1) = 24$
Chia vế theo vế của đẳng thức (x + 1)(y + 1)(z + 1) = 24 cho lần lượt (1); (2); (3), ta được:

$ z + 1 = 6; x + 1 = \dfrac{24}{9}; y + 1 = \dfrac{3}{2}$

$\Rightarrow x + 1 + y + 1 + z + 1 = \dfrac{61}{6} \Rightarrow P = \dfrac{43}{6}$

Tương tự với trường hợp còn lại

Bài 3.
Ta có:
$x + y + z = \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{y} + \dfrac{1}{z}$
$\Leftrightarrow x + y + z = \dfrac{xyz}{x} + \dfrac{xyz}{y} + \dfrac{xyz}{z}$

$\Leftrightarrow x + y + z = xy + yz + zx $

$\Leftrightarrow x + y + z - xy - yz - zx = 0 \,\,\,\,\,\,\,\,\,\, (1)$

Chú ý hằng đẳng thức sau:
$$(x - 1)(y - 1)(z - 1) = x + y + z - xy - yz - zx + xyz - 1$$
Do xyz = 1 nên xyz - 1 = 0.
Cộng VT của 1 cho $xyz - 1$, ta có:

$x + y + z - xy - yz - zx + xyz - 1= 0 + 0 = 0$

$\Leftrightarrow (x - 1)(y - 1)(z - 1) = 0$

Do đó có ít nhất một trong 3 thừa số trên bằng 0 hay trong 3 số x, y, z có ít nhất một số bằng 1.
Khi đó:

P = (x19- 1)( y15- 1)( z1890- 1) = 0


Bài 4.
Áp dụng dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

$$\dfrac{x}{A}=\dfrac{y}{B}=\dfrac{z}{C} = \dfrac{x + y + z}{A + B + C} $$
Do A + B + C = 1,

$$\Rightarrow \dfrac{x}{A}=\dfrac{y}{B}=\dfrac{z}{C} = x + y + z \,\,\,\,\, (1)$$
Ta có:
$\dfrac{x}{A}=\dfrac{y}{B}=\dfrac{z}{C} \Rightarrow (\dfrac{x}{A})^2 = (\dfrac{y}{B})^2 = (\dfrac{z}{C})^2$

$\Rightarrow \dfrac{x^2}{A^2}=\dfrac{y^2}{B^2}=\dfrac{z^2}{C^2} $
Tiếp tục áp dụng dãy tỉ số bằng nhau ta có:

$\dfrac{x^2}{A^2}=\dfrac{y^2}{B^2}=\dfrac{z^2}{C^2} = \dfrac{x^2 + y^2 + z^2}{A^2 + B^2 + C^2}$

Do $A^2 + B^2 + C^2 = 1$ nên:
$$\dfrac{x^2}{A^2}=\dfrac{y^2}{B^2}=\dfrac{z^2}{C^2} = x^2 + y^2 + z^2 \,\,\,\,\, (2)$$
Từ (1), ta thấy:
$$\dfrac{x}{A} = x + y + z \Rightarrow \dfrac{x^2}{A^2} = (x + y + z)^2$$
Từ (2), ta thấy:
$$\dfrac{x^2}{A^2} = x^2 + y^2 + z^2$$
Do đó: $x^2 + y^2 + z^2 = (x + y + z)^2 $
$\Leftrightarrow x^2 + y^2 + z^2 = x^2 + y^2 + z^2 + 2(xy + yz + zx)$
$\Rightarrow xy + yz + zx = 0$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 30-09-2011 - 17:46

Thế giới này trở nên bị tổn thương quá nhiều không phải bởi vì sự hung bạo của những kẻ xấu xa mà chính bởi vì sự im lặng của những người tử tế :)




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh