Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm chữ số thứ 18 sau dấu phẩy của $\sqrt{2}$ .


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 10 trả lời

#1
daotrungson1997

daotrungson1997

    Lính mới

  • Thành viên
  • 6 Bài viết
Tìm chữ số thứ 18 sau dấu phẩy của $\sqrt{2}$ .

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Phạm Quang Toàn: 02-11-2011 - 16:27


#2
ChuDong2008

ChuDong2008

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 119 Bài viết
dùng phép lặp
$\sqrt{2}=1.414213562......$
Đặt $\sqrt{2}=1.414213562+x$
Ta có phương trình
$x^2+2. 1,414213562.x+1,414213562^2-2=0$
Dùng phép lặp giải phương trình này để tìm chữ số thứ 18 sau dấu phảy.

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi ChuDong2008: 25-10-2011 - 15:44

1 + 1 = 2 thì 2 - ..?... = 1 ? " Đau đầu quá! "

#3
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 4996 Bài viết

dùng phép lặp
$\sqrt{2}=1.414213562......$
Đặt $\sqrt{2}=1.414213562+x$
Ta có phương trình
$x^2+2. 1,414213562.x+1,414213562^2-2=0$
Dùng phép lặp giải phương trình này để tìm chữ số thứ 18 sau dấu phảy.

Phương pháp của bạn không hiệu quả lắm. Nếu sử dụng máy tính Casio fx 570ES thì nó lưu tối đa 14 chữ số dấu phẩy. Nên nếu bạn dùng phép lặp thì nó sẽ không tính được.
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#4
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Thực ra tôi không rành về máy tính CASIO đâu!
Nếu bấm máy không hiệu quả, thì ta tính ... bằng tay vậy:

Dãy :$U_1=\dfrac{2}{5};\;\; U_{n+1}=\dfrac{1}{U_n+2}$

Khi đó chữ số thập phân thứ $n$ của $\sqrt 2$ là

$x_n=\left\lfloor {10}^nU_{n+1}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{n-1}U_n\right\rfloor$

:)

Ví dụ: Dãy $\{U_n\}$ của ta

$\dfrac{2}{5},\dfrac{5}{12},\dfrac{12}{29},\dfrac{29}{70},\dfrac{70}{169},\dfrac{169}{408},...$

$x_1=\left\lfloor {10}^1\dfrac{5}{12}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{0}\dfrac{2}{5}\right\rfloor=4$

$x_2=\left\lfloor {10}^2\dfrac{12}{29}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{1}\dfrac{5}{12}\right\rfloor=1$

v.v...

(Có vẻ cũng không khả quan lắm ! ^_^)
--------------------
Giải thích: Dãy $\{U_n\}$ được xác định như trên, có giới hạn là $\sqrt 2-1$. Thực tế nó dần đến giá trị đó rất nhanh
$U_1$ chính xác đến $10^{-1}$
$U_2$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_3$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_4$ chính xác đến $10^{-3}$
....
Em chỉ cần tìm ra giá trị bằng phân số của $U_{19}$ (hoặc lớn hơn càng tốt) rồi lấy kết quả phép chia (có thể thực hiện bằng tay!) thì 18 chữ số sau dấu phẩy đó đều chính là các chữ số sau dấu phẩy của $\sqrt{2}$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 26-10-2011 - 18:23


#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Phương pháp xấp xỉ căn bậc 2 của số nguyên bằng phân số như trên có thể áp dụng để tính căn bậc 2 của số nguyên bất kỳ. Chẳng hạn $\sqrt{3}$

Ta có: $\sqrt{3}=1,73...;\;\;\sqrt{3}-1=0,73...$

$(\sqrt{3}-1)(\sqrt{3}+1)=3-1=2\Rightarrow (\sqrt{3}-1)=\dfrac{2}{\sqrt{3}+1}\;\;\;(*)$

Ta chọn dãy $\{U_n\}$ sao cho nó có giới hạn là $(\sqrt{3}-1)$, căn cứ vào $(*)$ thì $\{U_n\}$ có dạng:

$U_{n+1}=\dfrac{2}{U_n+2}$

Chọn số hạng đầu tiên $U_1$ càng gần $0,7$ càng tốt: $U_1=\dfrac{7}{10}$, ta tính được:

$U_2=\dfrac{2}{U_1+2}=\dfrac{20}{27};\;\;\;U_3=\dfrac{27}{37}$

$U_4=\dfrac{74}{101};\;\;\;U_5=\dfrac{101}{138};\;\;\;U_6=\dfrac{276}{377};....$

$U_{12}=\dfrac{14346}{19597}\approx 0,7320508$

(Dãy này hội tụ "chậm" hơn dãy kia một nửa! ^_^ )

#6
buitudong1998

buitudong1998

    Trung úy

  • Thành viên
  • 873 Bài viết

Cho dù chúng ta có làm cách gì thì sai số máy tính là điều không tránh khỏi, nếu dùng VINACALESPLUS thì có thể hiển thị được 18 chữ số nhưng chữ số cuối cùng máy có thể làm tròn nên bài này chỉ nên dừng lại ở 17 chữ số thập phân thôi


Đứng dậy và bước tiếp

#7
kunkon2901

kunkon2901

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 176 Bài viết

Phương pháp xấp xỉ căn bậc 2 của số nguyên bằng phân số như trên có thể áp dụng để tính căn bậc 2 của số nguyên bất kỳ. Chẳng hạn $\sqrt{3}$

Ta có: $\sqrt{3}=1,73...;\;\;\sqrt{3}-1=0,73...$

$(\sqrt{3}-1)(\sqrt{3}+1)=3-1=2\Rightarrow (\sqrt{3}-1)=\dfrac{2}{\sqrt{3}+1}\;\;\;(*)$

Ta chọn dãy $\{U_n\}$ sao cho nó có giới hạn là $(\sqrt{3}-1)$, căn cứ vào $(*)$ thì $\{U_n\}$ có dạng:

$U_{n+1}=\dfrac{2}{U_n+2}$

Chọn số hạng đầu tiên $U_1$ càng gần $0,7$ càng tốt: $U_1=\dfrac{7}{10}$, ta tính được:

$U_2=\dfrac{2}{U_1+2}=\dfrac{20}{27};\;\;\;U_3=\dfrac{27}{37}$

$U_4=\dfrac{74}{101};\;\;\;U_5=\dfrac{101}{138};\;\;\;U_6=\dfrac{276}{377};....$

$U_{12}=\dfrac{14346}{19597}\approx 0,7320508$

(Dãy này hội tụ "chậm" hơn dãy kia một nửa! ^_^ )

chỗ đó là như thế nào ạ?



#8
kunkon2901

kunkon2901

    Trung sĩ

  • Thành viên
  • 176 Bài viết

Thực ra tôi không rành về máy tính CASIO đâu!
Nếu bấm máy không hiệu quả, thì ta tính ... bằng tay vậy:

Dãy :$U_1=\dfrac{2}{5};\;\; U_{n+1}=\dfrac{1}{U_n+2}$

Khi đó chữ số thập phân thứ $n$ của $\sqrt 2$ là

$x_n=\left\lfloor {10}^nU_{n+1}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{n-1}U_n\right\rfloor$

:)

Ví dụ: Dãy $\{U_n\}$ của ta

$\dfrac{2}{5},\dfrac{5}{12},\dfrac{12}{29},\dfrac{29}{70},\dfrac{70}{169},\dfrac{169}{408},...$

$x_1=\left\lfloor {10}^1\dfrac{5}{12}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{0}\dfrac{2}{5}\right\rfloor=4$

$x_2=\left\lfloor {10}^2\dfrac{12}{29}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{1}\dfrac{5}{12}\right\rfloor=1$

v.v...

(Có vẻ cũng không khả quan lắm ! ^_^)
--------------------
Giải thích: Dãy $\{U_n\}$ được xác định như trên, có giới hạn là $\sqrt 2-1$. Thực tế nó dần đến giá trị đó rất nhanh
$U_1$ chính xác đến $10^{-1}$
$U_2$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_3$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_4$ chính xác đến $10^{-3}$
....
Em chỉ cần tìm ra giá trị bằng phân số của $U_{19}$ (hoặc lớn hơn càng tốt) rồi lấy kết quả phép chia (có thể thực hiện bằng tay!) thì 18 chữ số sau dấu phẩy đó đều chính là các chữ số sau dấu phẩy của $\sqrt{2}$

sao có thể chọn được Un=$\dfrac{2}{5}$



#9
nguyenvankien89vn

nguyenvankien89vn

    Lính mới

  • Thành viên
  • 2 Bài viết

Thực ra tôi không rành về máy tính CASIO đâu!
Nếu bấm máy không hiệu quả, thì ta tính ... bằng tay vậy:

Dãy :$U_1=\dfrac{2}{5};\;\; U_{n+1}=\dfrac{1}{U_n+2}$

Khi đó chữ số thập phân thứ $n$ của $\sqrt 2$ là

$x_n=\left\lfloor {10}^nU_{n+1}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{n-1}U_n\right\rfloor$

:)

Ví dụ: Dãy $\{U_n\}$ của ta

$\dfrac{2}{5},\dfrac{5}{12},\dfrac{12}{29},\dfrac{29}{70},\dfrac{70}{169},\dfrac{169}{408},...$

$x_1=\left\lfloor {10}^1\dfrac{5}{12}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{0}\dfrac{2}{5}\right\rfloor=4$

$x_2=\left\lfloor {10}^2\dfrac{12}{29}\right\rfloor-10\left\lfloor {10}^{1}\dfrac{5}{12}\right\rfloor=1$

v.v...

(Có vẻ cũng không khả quan lắm ! ^_^)
--------------------
Giải thích: Dãy $\{U_n\}$ được xác định như trên, có giới hạn là $\sqrt 2-1$. Thực tế nó dần đến giá trị đó rất nhanh
$U_1$ chính xác đến $10^{-1}$
$U_2$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_3$ chính xác đến $10^{-2}$
$U_4$ chính xác đến $10^{-3}$
....
Em chỉ cần tìm ra giá trị bằng phân số của $U_{19}$ (hoặc lớn hơn càng tốt) rồi lấy kết quả phép chia (có thể thực hiện bằng tay!) thì 18 chữ số sau dấu phẩy đó đều chính là các chữ số sau dấu phẩy của $\sqrt{2}$

Hay quá thầy ơi.

em cũng muốn hỏi một bài toán tính căn bậc 3 của 1 số bất kỳ và lấy sau dấu phẩy n số thập phân.

Thầy có cách nào không?

chỉ em với ah!!!!



#10
quanguefa

quanguefa

    Thiếu úy

  • Thành viên
  • 596 Bài viết

dùng phép lặp
$\sqrt{2}=1.414213562......$
Đặt $\sqrt{2}=1.414213562+x$
Ta có phương trình
$x^2+2. 1,414213562.x+1,414213562^2-2=0$
Dùng phép lặp giải phương trình này để tìm chữ số thứ 18 sau dấu phảy.

bạn ơi giải thích cụ thể pp lặp cho mình với


Xem topic "Chuyên đề các bài Toán lãi suất Casio" tại đây

 

:like Visit my facebook


#11
babykai

babykai

    Lính mới

  • Thành viên mới
  • 9 Bài viết

dùng phép lặp
$\sqrt{2}=1.414213562......$
Đặt $\sqrt{2}=1.414213562+x$
Ta có phương trình
$x^2+2. 1,414213562.x+1,414213562^2-2=0$
Dùng phép lặp giải phương trình này để tìm chữ số thứ 18 sau dấu phảy.

sao bạn không dùng chức năng giải phương trình trên máy tính có phải nhanh hơn không?


My own angel





1 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 1 khách, 0 thành viên ẩn danh