Đến nội dung

Hình ảnh

Kiến nghị biện pháp chống dạy thêm học thêm tràn lan


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 2 trả lời

#1
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết
(Dân trí) - “Bộ GD-ĐT và nhà trường phải xử lý nghiêm những giáo viên cố tình tổ chức dạy thêm mới đẩy lùi được tình trạng học thêm nhồi nhét vô lý. Phụ huynh học sinh vì sợ con bị trù dập nên khó chống lại ý kiến giáo viên” - Một phụ huynh ý kiến.

Bạn đọc Nguyễn Việt Chương:

Theo tôi, nền giáo dục nước ta đang còn nổi cộm nhiều vấn đề: Chương trình giáo khoa còn nặng nề; nhiều lý thuyết, ít thực tế và ít thực hành. Vì vậy, nếu chỉ theo học chính khóa, nhiều học sinh không nắm được kiến thức và càng không biết vận dụng.

Đối với giáo viên,: lương giáo quá thấp.. Không ít giáo viên chuyên môn kém. Nhiều người tổ chức dạy thêm ở trường và nhà riêng trong khi ở lớp dạy qua quýt, chỉ dạy chu đáo trong buổi dạy thêm. Có hiện tượng phân biệt đối xử và trù dập học sinh không học thêm. Ra bài kiểm tra giống với đề bài dạy thêm.

“Xem xét tình trạng dạy thêm, có 2 nguyên nhân cơ bản nhất : Một là thu nhập giáo viên quá thấp, không đủ chi tiêu bản thân và gia đình . Hai là : chương trình học quá tải trong khi giờ học ở trường thì ít ,có môn học chỉ 1 tiết 45 phút trong tuần mà bắt HS phải làm thêm bài tập nữa thì không thể nào làm được. Tóm lại , muốn bỏ dạy thêm chỉ cần giai quyết 2 nguyên nhân trên” - Bạn đọc Nguyễn Hoàng bày tỏ.
Cũng có không ít phụ huynh lo lắng việc học hành của con cái đã chủ động đề nghị những giáo viên có chuyên môn tốt tổ chức lớp dạy thêm.

Về phía học sinh, nhiều em sợ thua kém bạn bè và sợ giáo viên trù dập nên muốn đi học thêm theo tâm lý “bầy đàn”. Đa số học sinh muốn vào ĐH,CĐ,...cho nên có nhu cầu học thêm.

Tình trạng học thêm nhồi nhét, không có thời gian tự học và làm bài tập, cho nên xảy ra tình trạng học trước quên sau, thậm chí thi xong đại học quên hết, kể cả kiến thức cơ bản nhất.

Bạn đọc Hùng An:

Hiện nay việc dạy thêm và học thêm đang là vấn nạn của phụ huynh và đặc biệt đối với học sinh. Để chấp dứt tình trạng này, theo tôi các cấp quản lý trong ngành giáo dục trước hết phải nghiên cứu lại chương trình sách giáo khoa sao cho phù hợp, bố trí số tiết học hợp lý trong mỗi buổi lên lớp.

Mặt khác, cần quan tâm đánh giá thái độ và kết quả giảng dạy của giáo viên. Bên cạnh việc phê phán và có hình thức kỷ luật nghiêm những giáo viên chưa làm tròn trách nhiệm trong những giờ giảng dạy chính khóa hoặc cố tình gợi ý học sinh phải học thêm, cần đề cao những thầy cô giáo làm đúng thiên chức của mình.

Ở những nơi có điều kiện, nên trang bị thêm các thiết bị nghe nhìn hiện đại như: camera, máy ghi âm... cho phòng học để ban giám hiệu dễ theo dõi tình hình các lớp học, đánh giá đúng thái độ của người dạy và người học. Mặt khác, cần quan tâm chăm lo đời sống giáo viên, trước hết là có mức lương hợp lý, đủ trang trải cuộc sống để yên tâm gắn bó với nghề.

Bạn đọc Minh Quân:

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng nâng cao,thì đa số các gia đình chú tâm đến việc học của con em mình. Nhưng với chương trình cải cách hiện nay thì rất khó cho việc phụ huynh kèm cặp cho con mình được nếu không nghiên cứu trước chương trình sách giáo khoa. Mặt khác, do còn đi làm kiếm tiền nên họ không có thời gian để kèm cặp con em mình, nên việc cho con đi học thêm là biện pháp cứu cánh cần thiết.

Về phía thầy cô giáo, đây là cách thức để tăng thêm thu nhập, trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, chương trình cải cách càng nặng, áp lực thi cử càng cao thì học sinh phải đi học thêm càng nhiều. Đấy là các mắt xích có mối liên quan mật thiết với nhau tạo ra tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan!... Chính Bộ GD-ĐT phải có trách nhiệm giải quyết ở tầm vĩ mô những nguyên nhân sâu xa, chứ không giải quyết “phần nhọn” bằng biện pháp cấm đoán việc dạy thêm và học thêm.

“Vì căn bệnh thành tích, thầy cô giáo cố gắng tìm mọi cách để nâng điểm và cho lên lớp hết và đa phần là học sinh khá giỏi. Cho nên học sinh đi học không sợ điểm thấp, thầy cô la một tí là quay clip tung lên mạng tố cáo. Làm thầy cô bây giờ chịu đủ các sức ép, nhưng dù sao cuối năm lại phải báo cáo thành tích tốt, nếu điểm học sinh thấp, đố bạn được xếp danh hiệu thi đua, nản quá! Mặc dù rất yêu nghề dạy học nhưng mình đang tính chuyện phải bỏ nghề!” Bạn đọc Thanh Lan chia sẻ.

Bạn đọc Lê Kim Anh:

Tôi đồng ý lấy ý kiến của phụ huynh trên toàn quốc để Bộ GD-ĐT có hướng giải quyết tích cực hơn. Tôi thấy cần đề cao sự tự giác và tính sáng tạo của con em mình, cho nên đề nghị Bộ GD-ĐT cấm giáo viên dạy thêm trên văn bản Luật chứ không phải là góp ý hay văn bản quy định trong ngành nữa. Vì tương lai và sự phát tự nhiên theo đúng lứa tuổi của con em chúng ta, tôi đề nghị Bộ GD-ĐT và các bậc phụ huynh tích cực chia sẻ suy nghĩ và kiên quyết hành động để ngăn chặn bằng được tình trạng dạy thêm-học thêm tràn lan.

Bạn đọc Nguyễn Thị Toan:

Bộ GD-ĐT quản lí dạy thêm bằng văn bản luật, ví dụ giáo viên muốn dạy thêm phải có giấy phép của các cơ quan QLGD. Đó là cách quản lí tốt nhất để tình trạng dạy thêm không tràn lan hiện nay.Tránh tình trạng đã hoc thêm 5 buổi một tuần ở trường ở những lớp 2buổi/ngày ở tiểu hoc lại còn vận động lôi kéo HS về nhà dạy thêm.

Bạn đọc Đoàn Hạnh Thắm:

Năm học 1993-1994 tôi được điều lên dạy học sinh lớp 5 trường chuyên . Có GV kêu gọi học sinh đến nhà học thêm. Tôi thì không. Năm học đó tôi có 2 học sinh đoạt gia quốc gia. Bí quyết : khi soạnbài giảng, tôi chắt lọc kiến thức cơ bản nhất , khi dạy dẫn HS tìm ra bản chất của vấn đề. Cho bài về nhà nhiều hơn, chấm hoăc chữa hết các bài đã cho. Giờ đây lứa học sinh đó đã đi làm việc và phát huy tốt khả năng của mình, có nhiều em đang làm luận án tiến sĩ. Học thêm nhiều không làm cho ta giỏi lên mà làm cho ta thụ động hơn trong tư duy. Các em hãy chọn hình thức tự học. Có như vậy các em mới chủ động trong mọi công việc được.

Bạn đọc Nguyễn Hoàng Giang:

Tôi đồng ý cần bài trừ "tệ nạn" dạy thêm vì trách nhiêm của mọi GV là phải truyền đạt kiến thức tốt nhất có thể cho HS. Tôi vô cùng thất vọng vì con mình học tại một trường THPT danh tiếng nhất, nhì tỉnh Quảng Nam mà việc dạy thêm học thêm vẫn mang ý nghĩa quyết định cho nền tảng kiến thức để đi thi nên không thể bỏ sót một buổi đi học thêm nào.

Hình đã gửi

Xin lấy một ví dụ: Một buổi tối thứ 7 mưa bão cả miền Trung, mà tôi không thể ngăn con tôi vượt hơn 18 km đường ngập lụt, qua nhiều cầu cống để đi học thêm, vì lý do con tôi nói: nếu bỏ buổi học này thì tiết học tới sẽ không theo được mặc dù con tôi đứng tốp 10 lớp chọn. Điều đáng nói là ca học đến 20h mới tan. Một số giáo viên giỏi chuyên môn dạy thêm có mức thu nhập hàng tháng rất cao, dù nhà nước điều chỉnh lương bao nhiêu cũng chưa vừa lòng họ.


Cho nên Bộ GD-ĐT cần có các biện pháp quyết liệt hơn. Đã đến lúc phải thay đổi cách nhìn thực dụng sự nghiệp GD. Không giao sự nghiệp trồng người cho những chú “chuột chạy cùng sào” để vẽ ra một “xã hội hóa bệnh thành tích”, và đẩy thực tế nền giáo dục ngày càng xuống cấp về nhiều mặt.



Một giáo viên:

Con em chúng ta bây giờ phải học quá nhiều (lao động trí óc nhiều hơn người lớn). Tiểu học ngoài ngày 2 buổi ở trường thì thứ bảy, chủ nhật học thêm nhà cô 2 môn văn và toán. Trung học cơ sở và THPT hằng ngày học 1 buổi ở trường, còn 1 buổi và chủ nhật học thêm (do nhà trường tổ chức và cô giáo dạy môn đó tổ chức) với các môn văn, toán, lý hóa, ngoại ngữ, nghề(ở cấp 2) có những buổi học 2 ca, 3 ca. Cặp sách mang quá nặng (có những trường hợp HS vẹo xương).

Về nguyên nhân, có nhiều đầu sách không cần thiết gây vất vả cho GV và HS mà không có tác dụng rèn tư duy cho HS. Tôi là 1giáo viên dạy toán THCS, tôi thấy vở BT toán vô bổ bởi vì khi làm toán HS điền vào chỗ ... phải theo ý tác giả mới điền đúng được như vậy là áp đặt cách suy nghĩ, mà toán có rất nhiều cách - phải để HS độc lập tìm cách giải. Vì vậy, nên bỏ sách vở bài tập các môn. Chỉ cần 2 đầu sách: Sách giáo khoa và sách bài tập. Nên bỏ học nghề ở lớp 8 và 9 vì tốn tiền nhà nước mà không hiệu quả, học xong HS không biết làm gì- giống như chưa học. HS và phụ huynh xin được học để cộng điểm vào cấp 3.

Để lách luật khi Bộ cấm dạy thêm, nhà trường và GV có rất nhiều chiêu (tôi cũng là 1 thành viên trong số đó - biết là không đúng, bản thân không muốn làm nhưng không thể tách ra khỏi tập thể). Thường thì phụ huynh làm đơn xin học cho con dưới hình thức tự nguyện bắt buộc nếu không GV cho bài tập nâng cao ngoài yêu cầu SGK, HS và PH thấy khó quá không giải quyết được phải “trăm sự nhờ cô” bằng cách cho con đi học thêm.

Bạn đọc Hoàng Giang:

Cảm ơn bài viết của tác giả Anh Thi, tôi là 1 GV đã công tác 13 năm trong ngành, nhiều lúc thấy buồn vì ngành quá. Giáo viên chúng tôi luôn phải chạy theo chỉ tiêu thành tích; thử hỏi lớp có 33 HS, chỉ tiêu yêu cầu là 15% giỏi, 50% khá ...không đạt thì mất thi đua ....nên đành “bế” các em lên thôi (xấu hổ quá!).

Hình đã gửi

Giáo dục là quốc sách hàng đầu... đường lối thì đúng và nghe rất hay nhưng chính sách và cách thức thực hiện thì sai. Phương tiện, đồ dùng dạy học cấp nhiều nhưng không sử dụng được; lương GV thì quá thấp (không bằng công thợ xây). Chúng tôi sống bằng gì? Yên tâm gắn bó với nghề và nhiệt tình cống hiến sao được đây? Vì căn bệnh thành tích, học sinh yếu kém cả về kiến thức và đạo đức vẫn được lên lớp, ngang nhiên ngỗ ngược không coi thầy cô ra gì, GV có mạnh tay xử lý thì phạm luật GD, bị XH lên án... Ôi chán lắm!

Bạn đọc Hồng Mẫn Trực:



Để khắc phục điều này, ngành giáo dục cần:

- Giảm tính hình thức trong giáo dục (sổ sách, dự giờ đánh giá) để người giáo viên có nhiều hơn thời gian đầu tư vào chuyên môn.

-Giảm tải bớt các môn học theo hướng học để hiểu, để làm được chứ không phải học cho có và phù hợp với từng lứa tuổi của các em học sinh.



- Giảm bớt các phong trào không mang lại hiệu quả ở cả học sinh và giáo viên và nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc.



- Chấm dứt bệnh thành tích. Nguyên bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân nay là Phó Thủ tướng cũng thấy được điều này nhưng khi thực hiện vẫn mang tính phong trào không nhổ được tận “gốc” nên đến nay căn bệnh đó còn phát triển mạnh hơn. Vì vậy, ngành giáo dục nên chấm dứt việc đưa ra các chỉ tiêu thi đua có tính áp đặt về số học sinh khá giỏi, và cả tỉ lệ học sinh lên lớp, ở lại lớp… mà không căn cứ vào tình hình thực tế.



- Các cấp quản lí giáo dục cần học cách tin vào đội ngũ giáo viên, bớt đi việc cầm tay chỉ việc, thanh tra, dự giờ quá nhiều. Mà hiện nay nhiều người đi dự giờ, đánh giá giáo viên thì trình độ của họ không hơn gì giáo viên, đó là chưa kể họ đứng “nhầm chỗ”. Hãy tạo cho người dạy, người học tâm lý thoải mái, vừa sức, thì kết quả sẽ tốt hơn.





LTS Dân trí- Những ý kiến đóng góp trên đây vừa cho thấy hiện trạng rất đáng lo của nền giáo dục nước nhà vừa nêu lên những nguyên nhân sâu xa và trực tiếp cũng như những kiến nghị thiết thực nhằm khắc phục sự yếu kém nói chung của giáo dục cũng như tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan hết sức phản sư phạm hiện nay.



Chúng tôi trân trọng chuyển những ý kiến đóng góp nói trên tới Bộ GD-ĐT cũng như các cấp quản lý giáo dục để kịp thời đưa ra những quyết sách và biện pháp kiên quyết nhằm lập lại kỷ cương, nền nếp của nhà trường, triệt để chống căn bệnh thành tích cũng như tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan còn phổ biến hiện nay.



Về phía các bậc phụ huynh học sinh cũng cần thấy rõ tác hại của việc bắt con học thêm nhồi nhét, vượt quá sức tiếp thu của con trẻ, không còn thời gian vui chơi, giải trí. Nên dành thời gian cho con mình tự học và làm bài tập để nắm vững kiến thức và biết vận dụng những điều được học. Đấy là cách học kết hợp với hành có hiệu quả.

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#2
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Bài viết hay đó

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 27-10-2011 - 19:35

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#3
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Chia sẻ tại hội thảo công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về chế độ dành cho giáo viên thành phố và đặc biệt là Trường chuyên Lê Quý Đôn của đại diện Sở GD-ĐT Đà Nẵng khiến cho đại diện của 4 thành phố trực thuộc trung ương phải “ghen”.

Hội thảo diễn ra chiều 14/10 ở Hà Nội, chế độ đãi ngộ đối với các nhà giáo một lần nữa lại làm nóng tâm tư của nhiều vị cán bộ quản lý.

Kể từ khi Đà Nẵng áp dụng chính sách đầu tư đặc thù đối với trường chuyên Lê Quý Đôn đến nay, giáo viên của trường cơ bản đã có thể sống được bằng nghề với lương cao gấp đôi giáo viên ở trường thường. Các giáo viên giỏi, thạc sỹ, tiến sỹ trong thành phố đều hưởng những ưu đãi lớn từ chính sách.

Câu chuyện của Đà Nẵng không mới, từng được nói đến từ năm 2009 nhưng cho đến nay chưa có tỉnh thành nào làm được điều tương tự nên đối với nhiều lãnh đạo sở, đây vẫn là mơ ước, kể cả những thành phố lớn và mạnh về tài chính như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Cần Thơ.

Bên cạnh đó, một nỗi băn khoăn chung của các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục mà chưa có địa phương nào làm khác được là “nghịch lý”: trong ngành giáo dục, giáo viên càng lên cao, ưu đãi càng giảm.

Nhiều đại biểu cho biết, khi một giáo viên trở thành tổ trưởng chuyên môn hay hiệu phó, hệ số phụ cấp tăng rất “nhẹ” nhưng số tiết lên lớp lại cũng giảm. Đặc biệt, khi lên làm chuyên viên ở Sở giáo dục, hầu như mọi chế độ ưu đãi, phụ cấp dành cho nhà giáo đều bị mất.

Khi phụ cấp thâm niên bỏ quên đối tượng này, các phòng tổ chức cán bộ cho biết, việc xây dựng đội ngũ quản lý giáo dục càng trở nên khó khăn vì không ai muốn lên làm ở Sở GD- ĐT.

Tại buổi hội thảo, nhiều ý tưởng mới của lãnh đạo các sở cũng được chia sẻ và nhận được sự đồng tình vì chạm đúng nguyện vọng chung của không ít thầy cô giáo.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hải Phòng Vũ Văn Trà cho biết, ông muốn xây dựng một không khí học tập dân chủ trong nhà trường, những cảnh như học sinh vào lớp là ngồi yên, khoanh tay lên bàn, thậm chí giơ tay phát biểu phải vuông góc với mặt bàn…đều phải bỏ đi để học sinh gần gũi thầy cô giáo, không còn cảm thấy sợ sệt, khép nép.

Hay một đại biểu chia sẻ lấy làm tiếc khi Cục Nhà giáo của Bộ GD-ĐT không có mặt để lưu tâm đến việc bồi dưỡng giáo viên, nhất là về phương pháp dạy học.

Đại biểu này cho biết, hiện nay giáo viên đang “bội thực: phương pháp vì được tập huấn quá nhiều mà chưa kịp ngấm, trong khi cốt lõi của đổi mới chính là phương pháp tìm và xử lý kiến thức…

(Nguồn: vietnamnet.vn)


Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh