Đến nội dung

Hình ảnh

Tìm các chữ số $a_{1};a_{2};a_{3};a_{4};a_{5};a_{6};a_{7}$ ?


  • Please log in to reply
Chủ đề này có 17 trả lời

#1
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết
Biết rằng số $\overline{80a_{1}a_{2}a_{3}a_{4}a_{5}a_{6}a_{7}3}$ là lập phương của một số tự nhiên. Tìm các chữ số $a_{1};a_{2};a_{3};a_{4};a_{5};a_{6};a_{7}$ ?

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi nguyentrunghieua: 11-01-2012 - 16:16

  • cvp yêu thích

Hình đã gửi


#2
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết
Đặt \[x = \overline {80{a_1}{a_2}{a_3}{a_4}{a_5}{a_6}{a_7}3} \]
Theo gt thì \[k = \sqrt[3]{x} \in \mathbb{N}\]

\[x > 8000000000 \Rightarrow k > 2000\]

\[x < 8099999993 < {2009^3} \Rightarrow k < 2009\]
Nhận xét: k tận cùng là 7. Suy ra, k=2007.

\[ \Rightarrow x = 8084294343\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#3
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Tôi xin góp vui một bài

Tính: $\left\lfloor\dfrac{(21)^{62}-(20)^{63}}{(20)^{62}-(21)^{61}}\right\rfloor$

--- ^_^ ---
  • cvp yêu thích

#4
Zaraki

Zaraki

    PQT

  • Phó Quản lý Toán Cao cấp
  • 4273 Bài viết

Tôi xin góp vui một bài

Tính: $\left\lfloor\dfrac{(21)^{62}-(20)^{63}}{(20)^{62}-(21)^{61}}\right\rfloor$

--- ^_^ ---

Con cho đáp án trước nhé thầy $\fbox{30}$. :D

Discovery is a child’s privilege. I mean the small child, the child who is not afraid to be wrong, to look silly, to not be serious, and to act differently from everyone else. He is also not afraid that the things he is interested in are in bad taste or turn out to be different from his expectations, from what they should be, or rather he is not afraid of what they actually are. He ignores the silent and flawless consensus that is part of the air we breathe – the consensus of all the people who are, or are reputed to be, reasonable.

 

Grothendieck, Récoltes et Semailles (“Crops and Seeds”). 


#5
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Toàn trình bày cách giải lên đây xem nào?
  • cvp yêu thích

#6
Cao Xuân Huy

Cao Xuân Huy

    Thiếu úy

  • Hiệp sỹ
  • 592 Bài viết
Em nghĩ bài này là toán Casio nên bấm trực tiếp luôn. Kết quả ra là $\boxed{30}$.
  • cvp yêu thích

Cao Xuân Huy tự hào là thành viên VMF

Hình đã gửi


#7
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Wah, thế ra máy tính CASIO "lợi hại" thật, tôi cứ nghĩ luỹ thừa lớn vậy nó sẽ làm tràn bộ nhớ!
Thực ra ý bài này của tôi là, phải khôn khéo đưa luỹ thừa của số lớn về luỹ thừa của số nhỏ hơn rồi mới bấm máy:

Chia cả tử và mẫu phân thức cho $(20)^{61}$. Ta có:

$\left\lfloor\dfrac{(21)^{62}-(20)^{63}}{(20)^{62}-(21)^{61}}\right\rfloor=\left\lfloor\dfrac{21\left(\dfrac{21}{20}\right)^{61}-400}{20-\left(\dfrac{21}{20}\right)^{61}}\right\rfloor$

Xét giá trị $\left(\dfrac{21}{20}\right)^{61}=(1,05)^{61}=19,613145...$ Chỉ cần ta lấy giá trị là $19,613$ cũng đủ chính xác rồi!

Công việc còn lại thì đơn giản rồi!

#8
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết
em xin góp thêm 1 bài nữa:
Bài 3:
Cho a;b thỏa mãn:
$\begin{cases} & a^{3}-3ab^{2}=2008\\ & b^{3}-3a^{2}b=2009 \end{cases}$
tính giá trị biểu thức: $P=a^{2}+b^{2}+2009$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cvp: 24-11-2011 - 18:56

  • cvp yêu thích

Hình đã gửi


#9
Minhnguyenquang75

Minhnguyenquang75

    Thượng sĩ

  • Thành viên
  • 244 Bài viết

em xin góp thêm 1 bài nữa:
Bài 3:
Cho a;b thỏa mãn:
$\begin{cases} & a^{3}-3ab^{2}=2008\\ & b^{3}-3a^{2}b=2009 \end{cases}$
tính giá trị biểu thức: $P=a^{2}+b^{2}+2009$

@@ bài này mình làm rồi, đề k như thế này !

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Minhnguyenquang75: 24-11-2011 - 19:36

  • cvp yêu thích

#10
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

em xin góp thêm 1 bài nữa:
Bài 3:
Cho a;b thỏa mãn:
$\begin{cases} & a^{3}-3ab^{2}=2008\\ & b^{3}-3a^{2}b=2009 \end{cases}$
tính giá trị biểu thức: $P=a^{2}+b^{2}+2009$

\[{2008^2} + {2009^2} = {\left( {{a^3} - 3a{b^2}} \right)^2} + {\left( {{b^3} - 3{a^2}b} \right)^2}\]
\[ = {a^6} - 6{a^4}{b^2} + 9{a^2}{b^4} + 9{a^4}{b^2} - 6{a^2}{b^4} + {b^6}\]
\[ = {a^6} + 3{a^4}{b^2} + 3{a^2}{b^4} + {b^6} = {\left( {{a^2} + {b^2}} \right)^3}\]
\[ \Rightarrow P = \sqrt[3]{{{{\left( {{a^2} + {b^2}} \right)}^3}}} + 2009 = \sqrt[3]{{{{2008}^2} + {{2009}^2}}} + 2009 = 2009 + \sqrt[3]{{8068145}}\]
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#11
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết
Bài 4:Tính $S=1.2.3+2.3.5+....+1000.1001.2001$ (viết rõ quy trình tính và bấm phím)
Anh em của diễn đàn giúp em nha! Em sắp phải thi rùi! :icon6:

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cvp: 02-12-2011 - 19:37

  • cvp yêu thích

Hình đã gửi


#12
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết

\[n\left( {n + 1} \right)\left( {2n + 1} \right) = n\left( {n + 1} \right)\left( {n + 2} \right) - \left( {n - 1} \right)n\left( {n + 1} \right)\]

chỗ này có vấn đề rùi; phải là :
$n(n+1)(2n+1)=n(n+1)(n+2)-(1-n)n(n+1)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cvp: 02-12-2011 - 21:52

Hình đã gửi


#13
hxthanh

hxthanh

    Tín đồ $\sum$

  • Hiệp sỹ
  • 3921 Bài viết
Ta có $$n(n+1)(2n+1)=\dfrac{n(n+1)^2(n+2)}{2}-\dfrac{(n-1)n^2(n+1)}{2}$$
$$S=\sum\limits_{i=1}^{1000} i(i+1)(2i+1)=\dfrac{1000.(1001)^2.1002}{2}$$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi hxthanh: 02-12-2011 - 23:01


#14
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết
tiếp nè anh em ơi!!!!!!!!!
Bài $5$:
Cho đa thức $P(x)$ biết $P(x)$ chia cho $x-1$ dư $5$; $x-2$ dư $7$; $x-3$ dư $10$; $x+2$ dư $-4$.
Tìm dư của đa thức $P(x)$ cho $(x-1)(x-2)(x-3)(x+2)$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi cvp: 06-12-2011 - 17:13

Hình đã gửi


#15
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

tiếp nè anh em ơi!!!!!!!!!
Bài $5$:
Cho đa thức $P(x)$ biết $P(x)$ chia cho $x-1$ dư $5$; $x-2$ dư $7$; $x-3$ dư $10$; $x+2$ dư $-4$.
Tìm dư của đa thức $P(x)$ cho $(x-1)(x-2)(x-3)(x+2)$

Giả sử $P(x)=(x-1)(x-2)(x-3)(x+2).Q(x)+ax^3+bx^2+cx+d(1)$
$P(x)=R(x).(x-1)+5 \Rightarrow P(1)=5$
Tương tự, $P(2)=7;P(3)=10;P(-2)=-4$
Thay vào (1), ta thu được hpt:
\[\left\{ \begin{array}{l} a + b + c + d = 5 \\ 8a + 4b + 2c + d = 7 \\ 27a + 9b + 3c + d = 10 \\ - 8a + 4b - 2c + d = - 4 \\ \end{array} \right. \Rightarrow \left( {a;b;c;d} \right) = \left( {\dfrac{3}{{20}};\dfrac{{ - 2}}{5};\dfrac{{43}}{{20}};\dfrac{{31}}{{10}}} \right)\]
Vậy $P(x)$ chia $(x-1)(x-2)(x-3)(x+2)$ dư $\dfrac{3}{20}x^3+\dfrac{-2}{5}x^2+\dfrac{43}{20}x+\dfrac{31}{10}$
  • cvp yêu thích
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#16
cvp

cvp

    Sĩ quan

  • Thành viên
  • 400 Bài viết
Bài 6:
Cho đa thức $f(x)=5x^{4}-4x^{2}+3$ có 4 nghiệm là $x_{1};x_{2};x_{3};x_{4}$. Biết $P(x)=4x^{2}-100$.
Hãy tính giá trị của biểu thức $M=P(x_{1})P(x_{2})P(x_{3})P(x_{4})$

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi perfectstrong: 06-12-2011 - 22:46

Hình đã gửi


#17
perfectstrong

perfectstrong

    $LOVE(x)|_{x =\alpha}^\Omega=+\infty$

  • Quản lý Toán Ứng dụng
  • 5004 Bài viết

Bài 6:
Cho đa thức $f(x)=5x^{4}-4x^{2}+3$ có 4 nghiệm là $x_{1};x_{2};x_{3};x_{4}$. Biết $P(x)=4x^{2}-100$.
Hãy tính giá trị của biểu thức $M=P(x_{1})P(x_{2})P(x_{3})P(x_{4})$

Sử dụng định lý Viete bậc 4, ta có:
\[\left\{ \begin{array}{l} {S_1} = {x_1} + {x_2} + {x_3} + {x_4} = 0 \\ {S_2} = {x_1}{x_2} + {x_1}{x_3} + {x_1}{x_4} + {x_2}{x_3} + {x_2}{x_4} + {x_3}{x_4} = \frac{{ - 4}}{5} \\ {S_3} = {x_1}{x_2}{x_3} + {x_1}{x_2}{x_4} + {x_1}{x_3}{x_4} + {x_2}{x_3}{x_4} = 0 \\ P = {x_1}{x_2}{x_3}{x_4} = \frac{3}{5} \\ \end{array} \right.\]
\[P\left( x \right) = 4{x^2} - 100 = 4\left( {x - 5} \right)\left( {x + 5} \right)\]
\[ \Rightarrow M = {4^4}.\prod\limits_1^5 {\left( {{x_i} - 5} \right)} .\prod\limits_1^5 {\left( {{x_i} + 5} \right)} \]
\[\prod\limits_1^5 {\left( {{x_i} - 5} \right)} = P - 5{S_3} + 25{S_2} - 125{S_1} + 625 = \frac{{3028}}{5}\]
\[\prod\limits_1^5 {\left( {{x_i} + 5} \right)} = P + 5{S_3} + 25{S_2} + 125{S_1} + 625 = \frac{{3028}}{5}\]
\[ \Rightarrow M = \frac{{{\rm{23472}}0{\rm{87}}0{\rm{4}}}}{{25}}\]
  • cvp yêu thích
Luôn yêu để sống, luôn sống để học toán, luôn học toán để yêu!!! :D
$$\text{LOVE}\left( x \right)|_{x = \alpha}^\Omega = + \infty $$
I'm still there everywhere.

#18
alex_hoang

alex_hoang

    Thượng úy

  • Hiệp sỹ
  • 1152 Bài viết
Bài 7: Tính gần đúng diện tích phần chung của hai hình tròn bán kính 5dm và 6dm nếu khoảng cách giữa 2 tâm của chúng là 7dm
-------------------------------------
Em sửa rồi đó anh

Bài viết đã được chỉnh sửa nội dung bởi Cao Xuân Huy: 24-12-2011 - 20:25

alex_hoang


HẸN NGÀY TRỞ LẠI VMF THÂN MẾN

http://www.scribd.co...oi-Ban-Cung-The




0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh